Phân tích nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi hay nhất
Từ lâu, hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong đã là một nguồn cảm hứng dồi dào, bất tận cho các nhà văn, nhà thơ thời kỳ kháng chiến. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1. Phân tích nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi - Mẫu số 1
Từ lâu, hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong đã là một nguồn cảm hứng dồi
dào, bất tận cho các nhà văn, nhà thơ thời kỳ kháng chiến. Hình ảnh những cô thanh
niên mơn mởn tuổi xuân nhưng kiên cường, bất khuất đi sâu vào trong thơ ca, ta có thể
kể đến những tác phẩm tiêu biểu như bài thơ "Gửi em cô gái thanh niên xung phong"
của nhà thơ Phạm Tiến Duật hay bài hát "Cô gái mở đường" của cố nhạc sĩ Xuân
Giao... Cũng cùng chung nguồn cảm hứng đó, nhà văn Lê Minh Khuê đã cho ra đời
truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" và khắc họa vô cùng thành công hình ảnh những
cô gái xung phong phá bom, mở đường thật chân thực: hồn nhiên, trong sáng, giàu
mộng ước, lạc quan, yêu đời và rất dũng cảm, mạnh mẽ trong chiến đấu. Trong ba
nhân vật chính của truyện gồm Thao, Nho và Phương Định, mỗi một nhân vật đều có
những nét đặc biệt riêng, nhưng có lẽ nhân vật Phương Định là nhân vật mà để lại cho
người đọc ấn tượng sâu sắc nhất.
Phương Định là một cô gái Hà Nội mộng mơ và vừa mới bước vào tuổi đôi mươi, cái
tuổi đẹp nhất của đời người. Phương Định luôn sống với những kỉ niệm của thiếu nữ vô
tư, chỉ gặp một trận mưa đá ở cô lập tức toát lên niềm vui con trẻ. Cô nhặt những viên
mưa đá rồi bâng khuâng ngơ ngác khi thấy nó tan biến bất ngờ, cũng nhanh như khi nó
ập đến, cô nhớ đến tuổi thơ của mình, những kỉ niệm đó làm dịu mát tâm hồn cô trong
hoàn cảnh khốc liệt trong cái không khí ”nóng bỏng” của chiến tranh. Phương Định còn
được miêu tả là một cô gái xinh đẹp, dễ thương với “hai bím tóc dày, tương đối mềm,
một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài loa kèn”, và đặc biệt, theo như lời nhận xét của anh
lái xe thì Phương Định còn có một vẻ đặc biệt nữa, đó là đôi mắt “sao mà xa xăm”.
Cũng vì sự dễ thương ở ngoại hình, đáng yêu trong tính cách mà Phương Định luôn
nhận được những lời thăm hỏi của các anh pháo binh cũng như các anh lái xe.
Tuy nhiên, trái ngược với vẻ ngoài mộng mơ và xinh đẹp ấy, công việc của Phương
Định ở nơi chiến trường vô cùng gian khổ và nguy hiểm, đó là cùng hai người đồng đội
của mình là Thao và Nho ngày đêm làm lấp hố bom, đảm bảo cho các chuyến xe kịp
thời hành quân vào giải phóng miền Nam. Những quả bom nằm sâu trong lòng đất có
thể phát nổ bất cứ lúc nào, chính vì vậy mà Phương Định cùng các đồng đội luôn trong
tình trạng căng thẳng, đòi hỏi tập trung cao độ: “…thần kinh căng như chão, tim đập bất
chấp cả nhịp điệu chân chạy mà vấn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom
chưa nổ”. Công việc nguy hiểm là vậy nhưng Phương Định chưa bao giờ nản lòng, cô
là người có trách nhiệm cao trong công việc, đồng thời cũng rất quan tâm đến đồng
đội. Khi Thao và Nho lên cao điểm làm việc, Phương Định ở nhà nhưng lòng nóng như
lửa đốt, nghe thấy tiếng trực thăng, tiếng súng hỗ trợ của các chiến sĩ thì sự lo lắng ấy
càng bị nâng lên cao độ, thậm chí cô còn nổi cáu, "nói như gắt vào máy" với đội trưởng:
“Trinh sát chưa về”. Rồi khi Nho bị thương cô chăm sóc tận tình như một cô ý tá, sự
chăm sóc tận tình của Phương Định đã làm cho Nho nhanh chóng khỏe lại. Trong cuộc
sống gian khổ nơi rừng núi, trong không khí dữ dội của chiến tranh thì những tình cảm
giữa những cô gái thanh niên xung phong gan dạ ấy vẫn sáng lên rực rỡ, như
vầng trăng đẹp đẽ tỏa sáng lung linh giữa bầu trời đêm.
Bằng chính những trải nghiệm thực tế của mình, Lê Minh Khuê đã xây dựng nên
một nhân vật Phương Định với những nét tính cách tiêu biểu của người con gái thanh
niên xung phong Việt Nam thời kì ấy: mơ mộng, hồn nhiên, lạc quan nhưng đầy sự can
đảm, gan dạ và tinh thần trách nhiệm. Họ đã sống và chiến đấu hết mình vì độc lập tự
do của Tổ quốc, cuộc sống của họ dù có thể kết thúc bất cứ lúc nào nhưng vẫn tràn
ngập sức trẻ, tràn ngập tình yêu.
Lê Minh Khuê thuộc lớp nhà văn trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước. Các tác phẩm của Lê Minh Khuê luôn thể hiện tinh thần lạc quan, vẻ đẹp
con người trong cuộc sống và chiến đấu thầm lặng nhưng cũng không kém phần khốc
liệt trong thời kỳ chiến tranh gian khổ. Cô biểu đạt tinh thần ấy vô cùng tinh tế qua giọng
văn nhẹ nhàng, đằm thắm và đầy nữ tính. Một trong các tác phẩm tiêu biểu của Lê
Minh Khuê là truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi", trong đó nhân vật Phương Định
đã thể hiện sâu sắc và rõ nét nhất tinh thần lạc quan, yêu đời nhưng không kém phần
gan dạ của những cô thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ khốc liệt.
Phương Định là cô gái trẻ người Hà Nội, cô có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, đầy
mộng mơ va cũng từng có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư. Khi ra chiến trường chiến
đấu bảo vệ tổ quốc, cô hay nhớ về kỷ niệm đã qua lúc còn ở Hà Nội. Kỷ niệm tươi đẹp
luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường ác liệt. Chỉ một cơn mưa đá vụt qua là kỷ
niệm lại thức dậy trong cô. Nó vừa là khao khát, vừa là liều thuốc tinh thần động viên cô
nơi tuyến lửa. Để xây dựng nên nhân vật Phương Định, có lẽ nhà văn Lê Minh Khuê đã
tìm hiểu rất kỹ và cũng rất am hiểu tâm lí tuổi trẻ bởi tính cách Phương Định được soi
chiếu ở nhiều góc độ và trong nhiều trạng thái khác nhau. Có thể nói, ở Phương
Định mang vẻ đẹp của lớp thanh niên yêu nước thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Đó là tinh thần nhiệt huyết, sôi nổi, dũng cảm và sẵn sàng hi sinh vì lý tưởng cách
mạng: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai".
Công việc của Phương Định là rà soát và lấp hố bom để bảo vệ con đường cho dòng
xe kịp thời tiến vào miền Nam, giải phóng hoàn toàn đất nước. Công việc vất vả và
nguy hiểm là thế, không biết trước được bom sẽ nổ lúc nào và liệu mình có hy sinh hay
không, nhưng ở cô gái đó luôn toát lên vẻ lạc quan, yêu đời. Khi nghe tiếng bom nổ,
tiếng máy bay oanh tạc, tiếng đất đá bắn tứ tung, tiếng súng lạch cạch đáp trả ở đâu
đó, tâm hồn của Phương Định cùng Thao và Nho - những cô gái thành niên xung
phong là đồng đội của Phương Định lại rộn lên niềm vui, cảm thấy được gần hơn với
đồng đội, đồng chí của mình. Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng thấy
căng thẳng, hồi hộp. Nhưng cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo động
viên, khích lệ, lòng tự trọng trong cô đã thắng cả bom đạn. Cô không đi khom nữa mà
đàng hoàng bước tới. Cô bình tĩnh, tự tin thực hiện từng thao tác phá bom, chạy đua
với thời gian để vượt qua cái chết.