-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích Nỗi niềm chinh phụ lớp 9. | Văn mẫu lớp 9
Đề tài về người phụ nữ trong văn học trung đại luôn là một đề tài lớn được nhiều cây bút chọn để sáng tác. Những tác phẩm đó luôn giàu chất hiện thực và nhân đạo, trường tồn cùng thời gian, vượt qua cả quy luật băng hoại của lịch sử. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Phân tích Nỗi niềm chinh phụ lớp 9
1. Phân tích bài thơ Nỗi niềm chinh phụ
Đề tài về người phụ nữ trong văn học trung đại luôn là một đề tài lớn được nhiều cây bút
chọn để sáng tác. Những tác phẩm đó luôn giàu chất hiện thực và nhân đạo, trường tồn
cùng thời gian, vượt qua cả quy luật băng hoại của lịch sử. Một trong số đó chính là tác
phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn. Tác phẩm này được Đoàn Thị Điểm dịch lại
theo thể thơ song thất lục bát của người Việt, chứa đựng sâu sắc những cung bậc cảm xúc
của người chinh phụ. Trong đó, sâu sắc nhất, phải kể đến hai mươi bốn câu thơ trong đoạn
trích “Nỗi niềm chinh phụ”.
Đoạn trích này chia thành hai mạch cảm xúc được xếp theo diễn tiến của thời gian. Từ khi
người chinh phụ ra tiễn chồng về nơi chiến trận, cho đến khi nàng trở về nhà, bắt đầu sống
chuỗi ngày cô đơn, mòn mỏi một mình. Ở mười hai câu thơ đầu, đoạn trích tập trung miêu
tả khung cảnh nơi người chồng chuẩn bị cùng đoàn quân rời ra chiến trường. Đó là một
không gian rộng lớn với sự xuất hiện của cả một đội quân hùng mạnh. Xung quanh tiếng
nhạc ngựa lần chen tiếng trống hào hùng, những bóng cờ bay phấp phới. Bởi vậy, mà bóng
dáng của người phụ nữ đang đứng nép trên cầu càng trở nên nhỏ bé xiết bao. Tuy không
muốn thừa nhận, nhưng giờ phút chia xa cũng đã “giáp mặt” rồi.
“Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu,
Kị sau còn khuất nẻo Tràng Dương.”
“Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng,
Hàng cờ bay trong bóng phất phơ.”
Các dòng thơ đã tái hiện lại hình ảnh đoàn quân của người chồng đang ngày càng đi xa hơn,
dần khuất khỏi tầm mắt của người vợ. Nàng đã đứng yên ở đó, nhìn chồng mình càng lúc
càng đi xa hơn, chỉ còn lại tiếng địch thổi vọng lại trong gió và hình ảnh những lá cờ bay phất
phơ. Tác giả đã sử dụng điển cố “đoạn trường” để diễn tả trực tiếp nỗi đau đớn, thống khổ
vô cùng của người chinh phụ trước hình ảnh này. Nỗi đau khi phải đứng im nhìn chồng đi
đến nơi nguy hiểm trùng trùng, chẳng biết có ngày đoàn tụ hay không khiến người phụ nữ
không còn thiết tha điều gì nữa. Nàng cứ thế đứng nhìn rặng núi nơi xa mà chồng đang đi
qua đến ngẩn ngơ. Những hình ảnh đó cho thấy sự quyến luyến, nhung nhớ và yêu thương
chồng vô cùng sâu sắc của người vợ trẻ. Càng như thế, sự cô đơn, buồn đau của nàng lại
càng nổi bật và sâu đậm hơn bao giờ hết.
Bước sang mười hai câu thơ tiếp theo, tác giả Đặng Trần Côn đã sử dụng phép đối một cách
hàng loạt, với nhiều hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Hai hành động “đi” của người chồng đối với hành động trở “về” nhà của người vợ. Họ di
chuyển theo hai hướng hoàn toàn đối lập, khiến cho khoảng cách địa lí giữa hai người ngày
càng lớn hơn. Hình ảnh người chồng ở nơi “cõi xa” còn người vợ về nơi “buồng cũ” chính là
kết quả của sự xa cách về địa lí đó, vô hình chung lại càng tô đậm hơn sự xa cách của hai vợ
chồng. Đồng thời nhấn mạnh thêm sự cô đơn, trống vắng của người vợ trẻ khi một mình
ngồi trong không gian quen thuộc nhưng thiếu bóng dáng của chồng. Sự xa cách ấy còn
được tác giả khơi sâu thêm với hình ảnh đối giữa “mây biếc” và “núi xanh”. Lần này, khoảng
cách đó đã được kéo dài ra hơn nữa, đến mức không thể nào vượt qua, bởi con người chẳng
ai có thể tiến tới bầu trời được cả. Từ đó, thể hiện sự xa cách đến vô vọng, không thể nào
tưởng tượng hay gặp mặt lại được giữa hai vợ chồng. Nhưng dẫu vậy, đôi vợ chồng cũng chỉ
xa cách về không gian, về thể xác mà thôi, còn trái tim của họ thì vẫn cận kề bên nhau, đồng
lòng hướng về nhau. Điều đó được thể hiện qua hành động “ngoảnh lại” và “trông sang”
cùng lúc của hai người như có thần giao cách cảm.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Bước sang khổ thơ cuối, nhà thơ đã tập trung sâu hơn vào khắc họa nỗi lòng của người
chinh phụ ở hiện thực, khi chồng đã ở nơi rất xa. Chỉ trong bốn dòng thơ, tác giả đã sử dụng
hàng loạt biện pháp tu từ điệp ngữ với các từ “cùng”, “thấy”, “ngàn dâu”, “ai”. Từ đó khắc
họa sự đồng điệu, đồng lòng từ trong hành động và cả suy nghĩ của cả hai vợ chồng. Tuy
cách xa nhau, nhưng họ đều cùng hướng về nhau, cùng mong nhớ và suy nghĩ cho nhau.
Giữa hai người là hình ảnh “ngàn dâu” đã được ẩn dụ, hình tượng hóa. Nó gợi tới thành ngữ
“thương hải tang điền” (biển xanh hóa thành nương dâu) để khắc họa những biến cố lớn của
cuộc đời, khiến mọi thứ thay đổi đến chẳng thể nhận ra, không còn có thể trở về như lúc
xưa nữa. Từ đó, “ngàn dâu” được Đặng Trần Côn sử dụng để gợi lên nỗi lo sợ của người
chinh phụ về tương lai phía trước. Cô sợ hãi rằng mình và chồng chẳng thể tương phùng, trở
lại những ngày tháng đoàn tụ ấm áp như khi xưa. Nhưng tác giả đâu chỉ dừng lại ở đó. Ông
còn sử dụng biện pháp điệp vòng với hình ảnh “ngàn dâu” để khiến hai câu thơ như hòa làm
một để kéo dài thêm khoảng cách giữa hai vợ chồng, để nhân đôi thêm sự lo sợ của người
vợ trước tương lai vô định, mịt mờ ở phía trước. Cũng chính vì thế, mà ở dòng thơ cuối hình
ảnh đối “lòng chàng” - “ý thiếp” bỗng nhiên được đặt cạnh nhau mà cũng không ai vui được.
Bởi người chinh phụ hiểu rằng, giờ đây, không chỉ nàng mà cả chồng nàng cũng vô cùng đau
khổ, buồn bã. Kết thúc đoạn trích với câu hỏi tu từ đó, là sự thắc mắc của người chinh phụ
về tấm lòng của người chồng và cũng là câu hỏi mà nàng đang tự hỏi bản thân. Câu hỏi đó
chẳng có ai trả lời được, vì chính nàng cũng không rõ nỗi đau đến đoạn trường của mình có
phải đã là tận cùng của nỗi đau hay không. Câu trả lời có lẽ ngay cả tác giả và độc giả như
chúng ta cũng chẳng thể tỏ bày. Chúng ta chỉ cảm nhận được sâu sắc nỗi đau đớn, buồn
khổ, lưu luyến, nhớ nhung nồng đượm của nàng chinh phụ dành cho chồng của mình mà thôi.
Xuyên suốt đoạn trích “Nỗi niềm chinh phụ”, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được
những cung bậc cảm xúc của người chinh phụ khi tiễn chồng đến nơi chiến trận. Đó là sự
lưu luyến không đành, là sự đau khổ, cô đơn, là sự lo lắng, dằn vặt về an nguy của chồng.
Càng thương xót, đồng cảm cho hoàn cảnh của người chinh phụ bao nhiêu, chúng ta lại
càng căm giận, lên án những cuộc chiến tranh phi nghĩa bấy nhiêu. Vì chúng mà người phụ
nữ phải chịu cảnh chia li đầy đau đớn, buồn tủi và sự lo sợ về tương lai vô định phía trước.
Bởi đâu ai biết liệu có còn ngày đoàn tụ và nếu có thì chắc gì đã được hạnh phúc như thuở
ban đầu. Điều đó chẳng phải đã từng được gặp gỡ ở nàng Vũ Nương trong “Chuyện người
con gái Nam Xương” hay sao. Chính vì thế, mà tác phẩm “Nỗi niềm chinh phụ” trong “Chinh
phụ ngâm” mới có thể xem là một kiệt tác của văn chương, mang đậm chất hiện thực và giá
trị hiện thực sâu sắc.