Phân tích quy luật phủ định của phủ định - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, quy luật phủ định của phủ định chỉra khuynh hướng (đi lên), hình thức (xoáy ốc), kết quả (sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sựvật, hiện tượng cũ) của sự phát triển. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NỘI DUNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
I. Vị trí, vai trò của quy luật:
Là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, quy luật phủ định của phủ định chỉ
ra khuynh hướng (đi lên), hình thức (xoáy ốc), kết quả (sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự
vật, hiện tượng cũ) của sự phát triển. II. Các khái niệm
Phủ định: khái niệm chỉ sự xóa bỏ hoặc thay thế một sự vật, hiện tượng này bằng một sự
vật, hiện tượng khác trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Ở
phương diện giao thông, xe máy là phủ định của xe đạp và ngược lại….
Phủ định biện chứng: khái niệm dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự
phát triển. Phủ định biện chứng làm cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế sự vật, hiện
tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới. Phủ định
biện chứng là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là “mắt xích” trong “sợi dây
chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so với sự vật, hiện tượng cũ. Ví dụ:
Ví dụ: Trứng nở ra gà mái con. Sự xuất hiện của “gà mái con” xóa mất sự tồn tại của
“trứng” nên gà mái con là phủ định biện chứng của trứng. (Sự ra đời của các sự vật, hiện
tượng chính là yếu tố làm quá trình phát triển diễn ra tiếp tục.)
III. Tính chất, đặc trưng của phủ định biện chứng.
Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa:
+ Tính khách quan thể hiện ở chỗ: nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính sự vật,
hiện tượng. Đó là kết quả chuyển hoá của các mặt đối lập nhằm giải quyết những mâu thuẫn
bên trong sự vật, hiện tượng và của quá trình tích luỹ về lượng dẫn đến nhảy vọt về chất.
Quá trình đó hoàn toàn không phụ thuộc vào ý thức của con người.
Ví dụ: Cách mạng Việt Nam: Tính từ thời điểm Đảng ra đời đến nay, lịch sử phát triển của
dân tộc ngày càng phát triển đi lên, không đi theo con đường thẳng mà quanh co, khúc
khuỷ. Đó là sự chống đối của CN đế quốc Mỹ, sự phá phách của các thế lực tư bản, là sự sai
lầm của ta trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước và tạo cho lịch sử nước ta phát triển
có những lúc cực kỳ khó khăn, gian khổ.
+ Tính kế thừa thể hiện ở chỗ: phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, mà
là mới ra đời trên cơ sở cái cũ, chỉ loại bỏ những yếu tố đã lỗi thời, lạc hậu, đồng thời giữ lại
và cải biến những yếu tố tích cực cho phù hợp với cái mới từ cái cũ.
Thực chất của phủ định biện chứng là “biểu dương nhân tố tích cực, loại bỏ nhân tố tiêu
cực”, vừa khắc phục những yếu tố tiêu cực, vừa giữ lại những yếu tố tích cực của chúng.
Vậy, không có sự phủ định hoàn toàn bất cứ gì, cũng không có sự khẳng định hoàn toàn.
Ví dụ: Chiếc điện thoại đầu tiên năm 1973, với tính năng nghe gọi được và có thể mang bên
người, tuy nhiên vì khá to, nặng và đắt đỏ nên rất ít người dùng. Đến hiện tại điện thoại mới
ra đời, có sự cải tiến rõ rệt, gọn, nhẹ hơn mà còn có thêm nhiều tính năng phát triển hơn như
nhắn tin, lướt web,… Người mua cũng có thể lựa chọn mua tùy theo điều kiện kinh tế. Lúc
này, điện thoại di động ở hiện tại là phủ định của điện thoại đầu tiên, mang tính kế thừa của
chiếc điện thoại đầu tiên.
CHỈ có phủ định biện chứng mới đồng thời có hai tính chất: tính khách quan và tính kế
thừa. Đặc biệt, tính kế thừa là đặc trưng cơ bản NHẤT của phủ định biện chứng.
IV. Nội dung quy luật Phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong sự
vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập
trong bản thân sự vật - giữa khẳng định và phủ định.
Khái niệm phủ định của phủ định: để chỉ sự phủ định biện chứng diễn ra ở lần thứ hai. Phủ
định lần thứ nhất (phủ định của khẳng định) diễn ra làm cho sự vật, hiện tượng cũ chuyển
thành sự vật, hiện tượng đối lập với nó. Phủ định lần thứ hai (phủ định của phủ định) được
thực hiện dẫn tới sự vật, hiện tượng mới ra đời mang nhiều nội dung tích cực của sự vật,
hiện tượng cũ, nhưng cũng đã mang không ít nội dung đối lập sự vật, hiện tượng đó. Kết
quả là, về hình thức bề ngoài, sự vật, hiện tượng mới (ra đời do phủ định của phủ định)
dường như trở về sự vật, hiện tượng xuất phát (cái khẳng định ban đầu), nhưng về nội dung
và thực chất, sự vật, hiện tượng mới ra đời (cái phủ định của phủ định) đã khác với sự vật
hiện tượng ban đầu kia, bởi đã ở một trình độ phát triển cao hơn.
Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật - xu hướng
phát triển. Song phát triển đó không theo hướng thẳng mà theo đường "xoáy ốc".
Khái niệm đường xoáy ốc: khái niệm dùng để chỉ sự vận động của sự vật, hiện tượng do có
những nội dung mang tính kế thừa biện chứng nên không thể đi theo đường thẳng mà diễn
ra theo đường xoáy tròn ốc.
Đường xoáy ốc là hình thức diễn đạt rõ nhất đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng ở
tính kế thừa, tính lặp lại nhưng không quay lại và tính tiến lên của sự phát triển. Trong đó,
sự phát triển như lặp lại, nhưng trên cơ sở cao hơn.
V. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, quy luật này chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, hiện tượng;
sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của sự phát triển; sau khi đã trải qua các mắt
xích chuyển hóa, có thể xác định được kết quả cuối cùng của sự phát triển.
Thứ hai, quy luật này giúp nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển, đó là quá trình
diễn ra quanh co, phức tạp, không hề đều đặn thẳng tắp, không va vấp, không có những bước thụt lùi.
Thứ ba, quy luật này giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới, ra đời phù hợp
với quy luật phát triển, biểu hiện giai đoạn cao về chất trong sự phát triển.
Thứ tư, tuy sự vật, hiện tượng mới thắng sự vật, hiện tượng cũ, nhưng trong thời gian nào
đó, sự vật, hiện tượng cũ còn mạnh hơn; vì vậy, cần ủng hộ sự vật, hiện tượng mới, tạo điều
kiện cho nó phát triển hợp quy luật.
VI. Vận dụng quy luật này trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của bản thân
1. Phải có niềm tin thật vững chắc vào sự phát triển và tốt đẹp của cuộc sống.
Sự phát triển phức tạp giúp ta tránh được cách nhìn phiến diện trong nhận thức, đặc biệt là
với các hiện tượng xã hội. Vậy, cần phải kiên trì đổi mới, khắc phục khuynh hướng bi quan,
chán nản, dao động trước những khó khăn của sự phát triển.
Kiên trì, không được nôn nóng; phải bảo vệ, ủng hộ và tin tưởng cái mới. Phải có sự tin
tưởng vào thành công của sự tiến bộ, những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Ví dụ: Trong giai đoạn đấu tranh chống COVID, ta trải qua nhiều bước lùi như người dân
phản đối tiêm phòng,... nhưng do kiên trì nên chiến dịch của ta thành công.
Khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ làm kìm hãm sự phát triển của cái mới như các hủ tục
trong việc cưới xin; trọng nam khinh nữ…
2. Chọn lọc những cái cũ để phát triển cái mới phù hợp với xu thế.
Quan điểm biện chứng về sự phát triển đòi hỏi trong quá trình phủ định , cái cũ phải theo
nguyên tắc kế thừa có phê phán; kế thừa những nhân tố tích cực, hợp quy luật và lọc bỏ,
vượt qua, cải tạo cái tiêu cực, trái quy luật. Từ đó tạo điều kiện cho cái mới ra đời nhằm
thúc đẩy sự vật hiện tượng phát triển theo hướng tiến bộ. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2]. Khoa Lý luận chính trị, UEH (2022, LHNB), Tài liệu HDHT Triết học Mác- Lênin,TP.HCM.