Phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng trong điều kiện giới hạn ngân sách | Kinh tế vi mô
Phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng trong điều kiện giới hạn ngân sách | Kinh tế vi mô được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Preview text:
lOMoARcPSD|40534848
A, Phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng trong điều kiện giới hạn ngân sách:
+ Với nguồn thu nhập hạn chế, người têu dùng phải đánh đổi giữa hàng hóa này với
hàng hóa khác (Chi phí cơ hội). Vì vậy, họ cần phải tối đa hóa thỏa dụng(lựa chọn
tiêu dùng tối ưu), tối đa hóa thỏa dụng hay lựa chọn têu dùng tối ưu là hành vi của
người tiêu dùng điển hình. Người tiêu dùng khi đối mặt với một ngân sách nhất định
của bản thân thì sẽ tìm cách lựa chọn một tập hợp hàng hóa tối ưu sao cho sự thỏa
dụng mà tập hợp hàng hóa đó đem lại cho mình là lớn nhất. Để trở thành người tiêu
dùng thông minh trong điều kiện giới hạn về ngân sách thì chúng ta cùng xem xét
những lựa chọn tiêu dùng sau
- Đầu tiên ta tìm hiểu tối đa hóa lợi ích với một mứa ngân sách nhất định:
+ Giả sử một người tiêu dùng có một ngân sách nhất định là Io tiêu dùng hai loại
hàng hóa X và Y, với giá tương ứng là Px và Py, được biểu thị bởi đường ngân sách trên hình sau:
Người tiêu dùng này không thế mua được các giỏ hàng nằm trên hoặc nằm trong
đường ngân sách như giỏ B,C,D và E. Người tiêu dùng sẽ không lựa chọn các giỏ
hàng B, C và D vì các giỏ hàng này chỉ mang lại lợi ích là Uo. Họ sẽ lựa chọn giỏ
hàng hóa tối ưu để tối đa hóa lợi ích tại E ( được xác định tại điểm đường ngân sách
tiếp xúc với đường bàng quan). Tại điểm E trên hình ta có: độ dốc của đường ngân
sách bằng độ dốc của đường bàng quan, tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên lại biểu thị
độ dốc của đường bàn quan, tỷ lệ giá biểu thị độc dốc của đường ngân sách. Một
người tiêu dùng đạt được tới mức lợi ích cao nhất từ một mức thu nhập đã cho khi
tỷ lệ thay thế cận biên cho hai hàng hóa bất kỳ, chẳng hạn hàng hóa X và Y bằng với
tỷ lệ giá của hai hàng hóa đó: . lOMoARcPSD|40534848
đa hóa lợi ích tại mức ngân sách nhất định Mo là: . Từ đó, nếu một
người tiêu dùng mua N hàng hóa X1,X2,…Xn với các mức giá Pq,P2,..,Pn từ một
mức thu nhập cho trước là M, thì điều kiện cần và đủ để người têu dùng tối đa hóa lợi ích là: .
- Thứ hai đó là tối thiểu hóa chi tiêu ứng với một mức lợi ích nhất định:
+ Giả sử một người tiêu dùng hai loại hàng hóa X và Y, người tiêu dùng mong muốn
đạt một mức lợi ích nhất định, giá hàng hóa cho trước là Px và Py. Hình 2 cho thấy,
người tiêu dùng sẽ không lựa chọn được giỏ hàng hóa D trên đường ngân sách M1
để đạt được mức lợi ích là Uo do không đủ tiền. Người tiêu dùng này có thể lựa chọn
tiêu dùng tại giỏ hàng A và B trên đường ngân sách M2. Tuy nhiên, ứng với mức
ngân sách M2, người tiêu dùng có thể đạt được mức lợi ích cao hơn; nếu chỉ dùng
ngân sách M2 để đạt lợi ích Uo thì thực sự lãng phí. Cho nên người tiêu dùng này
có thể giảm mức ngân sách bằng việc chuyển ngân sách vào phía trong cho đến khi
đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan tại điểm E.
Tương tự như phần trước ta có: lOMoARcPSD|40534848
Vậy với điều kiện cần và đủ để người tiêu dùng lựa chọn được giỏ hàng tối ưu để tối
thiểu hóa chi tiêu tại mức lợi ích nhất định TUo là:
-Thứ ba là lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi ngân sách thay đổi:
+ Giả sử có một người tiêu dùng hai loại hàng hóa X và Y tương ứng với giá Px và
Py. Cẩ hai loại hàng này đều là hàng hóa thông thường. Người tiêu dùng này có ngân
sách ban đầu là M1. Khi ngân sách người tiêu dùng tăng lên từ M1 đến M2 và đến
M3 thì đường ngân sách dịch chuyển song song sang phải tương ứng. Đối với hàng
hóa thông thường, người tiêu dùng sẽ có phản ứng thuận với sự gia tăng của thu
nhập nghĩa là nếu thu nhập tăng thì người tiêu dùng sẽ mua hai loại hàng hóa nhiều
hơn. Các đường bàng quan sẽ tiếp xúc với các đường ngân sách tại các điểm tiêu
dùng tối ưu là A, B và C. Lợi ích tối đa của người tiêu dùng cũng tăng lên tương ứng là U1, U2 và U3 với U1
- Thứ 4 là lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi thay đổi giá cả:
+ Cũng giả sử như những trường hợp trên: Giả sử một người tiêu dùng hai
loại hàng hóa X và Y với giá cả tương ứng là Px và Py. Cả hai loại hàng háo
này đều là hàng hóa thồn thường. Khi giá cả của một trong hai hàng hóa thay
đổi, giá cả hàng hóa cong lại và ngấn sách của người tiêu dùng không thay đổi
làm cho đường ngân sách xoay. Giả sử giá hàng hóa X thay đổi và giá cả hàng
hóa Y không đổi. Giá X giảm làm cho lượng hàng hóa X được tiêu dùng tăng
lên đường ngân sách sẽ xoay ra ngoài từ M1 đến M2 và đến M3, điểm lựa lOMoARcPSD|40534848
chọn tiêu dùng tối ưu cũng tăng lên từ U1 đến U2 và đến U3. Hình minh họa
thể hiện trường hợp này là :
Điểm lựa chọn tối ưu của hai mặt hàng hóa thông thường sẽ thay đổi nếu thu
nhập tăng lên, cụ thể là như sau:
+ Giả sử có hai loại hàng hóa X và Y với giá tương ứng là Px và Py( cả hai
hàng hóa đều là hàng hóa thông thường)
+ Thu nhập tăng lên đồng nghĩa với ngân sách tăng lên do đó đường ngân sách
sẽ dịch chuyển song song sang phải tương ứng. Đối vơi hàng hóa thông
thường người tiêu dùng sẽ có phản ứng thuận với chiều tăng của thu nhập tức
là mua cả hai loại hàng hóa nhiều hơn do đó điểm cân bằng sẽ dịch chuyển
tương ứng hay là điểm cân bằng cũng sẽ dịch chuyển sang phía phải. Cụ thể
ta minh họa bằng đồ thị như sau:
Liên hệ thực tiễn với lựa chọn hai hàng hóa cụ thể như sau:
+ Chọn hai loại hàng hóa đó là nước coca và bánh chocopie
+ Giả sử tiền lương của người lao động tăng lên hay là thu nhập của người
tiêu dùng tăng lên. Do đó sự mở rộng ngân sách cho phép người tiêu dùng có
lựa chọn tốt hơn giữa nước coca và bánh chocopie. Nói cách khác, người tiêu
dùng giờ đây có thể đạt được đường bàng quan cao hơn. Với sự dịch chuyển
của đường giới hạn ngân sách và sở thích người tiêu dùng được thể hiện qua
các đường bàng quan do đó điểm tối ưu cùa người tiêu dùng chuyển từ điểm lOMoARcPSD|40534848
tối ưu ban đầu sang một điểm tối ưu mới nghĩa là người tiêu dùng lựa chọn
tiêu dùng nhiều nước coca và bánh chocopie hơn trước. B,
Khi thuế đánh vào người sản xuất ( người bán) thì:
+ Bởi vì thuế không áp dụng vào người người mua cho nên lượng cầu về sản
phẩm tại mỗi mức giá là như nhau, do đó đường cầu không thay đổi. Ngược
lại thuế đánh lên người bán làm tăng chi phí bán sản phầm, và làm cho người
cung cấp một số lượng nhỏ hơn tại mỗi mức giá. Đường cung sẽ dịch chuyển
sang bên trái và điểm cân bằng di chuyển lên phía trên.
Gánh nặng thuế với người mua và người bán:
+ Khi đánh thuế vào người sản xuất thì một thị trường dao động từ cân bằng
cũ sang cân bằng mới, giá sản phẩm tăng lên và lượng cân bằng giảm xuống.
Thuế làm giảm quy mô của thị trường sản phẩm, người mua và người bán sẽ
chia sẻ gánh nặng thuế cho nhau. Bởi vì khi giá tăng người mua phải trả giá
nhiều hơn cho mỗi một sản phẩm mua vào sau khi có thuế. Người bán nhận
được một mức giá cao hơn trước khi thuế, nhưng thực tế sau khi nộp thuế thì
giá của mỗi sản phẩm bán ra đã giảm. Liên hệ thực tiễn:
+ Giả sử chính quyền địa phương thông qua luật yêu cầu người bán đóng 10$
cho chính phủ mỗi chiếc điện thoại bán ra. Trong trường hợp này thì tác động
đầu tiên của thuế là lên việc bán điện thoại. Bởi vì thuế không áp dụng đối vơi
người mua lượng cầu về điện thoại tại mỗi mức giá là như nhau do đó đường
cầu không thay đổi. Còn với người bán, thuế làm cho chi phí bán điện thoại
và làm cho người bán cung cấp một số lượng nhỏ hơn tại mỗi mức giá. Đường
cung dịch chuyển sang trái và điểm cân bằng di chuyển lên trên. Đối với mỗi
chiếc điện thoại thì số tiền họ nhận được để nộp thuế là thấp hơn 10$. Ví dụ
như một chiếc điện thoại có giá 100$ thì giá của người bán sẽ là 90$. Tại một
thị trường cân bằng cũ chuyển sang cân bằng mới thì giá điện thoại tăng từ
120$ lên 123& giá tăng lượng cân bằng sẽ giảm từ 100 chiếc xuống chỉ còn
90 chiếc chẳng hạn. Do đó, thuế làm giảm quy mô của thị trường điện thoại,
người mua và người bán lại chia sẻ gánh nặng thuế cho nhau, bởi vì khi giá
tăng thì người mua phải trả nhiều hơn 3$ cho mỗi chiếc điện thoại. Người bán
nhận được một mức giá cao hơn trước thuế nhưng thực tế sau khi nộp thuế thì
giảm từ 123$ xuống còn có 113$.