Phân tích thơ Truyện Kiều - Nghiên cứu khoa học | Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trăm năm trong cõi người ta (0001)
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (0002) – (sắc) – (cợt)
Trải qua một cuộc bể dâu (0003)
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng (0004) – (đã)
Lạ gì bỉ sắc tư phong (0005) – (thử)
Trời xanh quen với má hồng đánh ghen (0006) – (thói), (mấy)

Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Thông tin:
7 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích thơ Truyện Kiều - Nghiên cứu khoa học | Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trăm năm trong cõi người ta (0001)
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (0002) – (sắc) – (cợt)
Trải qua một cuộc bể dâu (0003)
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng (0004) – (đã)
Lạ gì bỉ sắc tư phong (0005) – (thử)
Trời xanh quen với má hồng đánh ghen (0006) – (thói), (mấy)

Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

108 54 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|45316467
lOMoARcPSD|45316467
PHÂN TÍCH TRUYỆN THƠ : TRUYỆN KIỀU
01 – Mở Đầu : Tài Mệnh Ghét Nhau
Trăm năm trong cõi người ta (0001)
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (0002) – (sắc) – (cợt)
Trải qua một cuộc bể dâu (0003)
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng (0004) – (đã)
Lạ gì bỉ sắc tư phong (0005) – (thử)
Trời xanh quen với má hồng đánh ghen (0006) – (thói), (mấy)
02 – Gia Thế Và Tài Sắc Thúy Kiều
Cảo thơm lần giở trước đèn (0007)
Phong tình có lục còn truyền sử xanh (0008) – (cổ)
Rằng: năm Gia Tĩnh triều Minh (0009)
Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng (0010)
Có nhà viên ngoại họ Vương (0011)
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung (0012) – (nghỉ)
Một trai con thứ rốt lòng (0013)
Vương Quan là chữ nối dòng nho gia (0014)
Đầu lòng hai ả tố nga (0015)
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân (0016)
Mai cốt cách tuyết tinh thần (0017)
Một người một vẻ mười phân vẹn mười (0018) – (Mỗi)
Vân xem trang trọng khác vời (0019) – (tót)
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang (0020) – (lưng) – (người)
Hoa cười ngọc thốt đoan trang (0021) – (nói)
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da (0022)
Kiều càng sắc sảo mặn mà (0023)
So bề tài sắc lại là phần hơn (0024)
Làn thu thuỷ nét xuân sơn (0025) – (Gương) – (thấp), (vết)
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh (0026)
Một hai nghiêng nước nghiêng thành (0027) – (đôi)
Sắc đành đòi một tài đành họa hai (0028) – (có)
Thông minh vốn sẵn tính trời (0029)
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm (0030)
lOMoARcPSD|45316467
Cung thương làu bậc ngũ âm (0031)
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương (0032)
Khúc nhà tay lựa nên chương (0033)
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân (0034)
Phong lưu rất mực hồng quần (0035)
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê (0036)
Êm đềm trướng rủ màn che (0037)
Tường đông ong bướm đi về mặc ai (0038)
“Sách cũ trăm lần xem chẳng chán
Thuộc lòng ngẫm kĩ một mình hay”
Từ thuở xa xưa, từ khi con người chỉ vừa chạm chân đến khu vườn “văn
học” muôn màu qua những câu chuyện thần thoại, ngắm nhìn sử thi hay đắm
mình trong những câu chuyện cổ tích, bị mê hoặc bởi nhưng câu ca dao thắm
đượm nghĩa tình, đắm mình trong những truyện thơ đầy tình tứ….Văn hẫu xưa
đến nay vẫn luôn mang vẻ thanh tao, chứa đựng những sắc màu mộng
mơ, những điều kì diệu, hay chính văn học cũng là điều đẹp đẽ nhất trên
thế giới (Pautopxki). Và đã có một tác phẩm vượt qua lớp bụi thời gian,
xuyên qua không gian mênh mông, tác phẩm được mệnh danh là kiệt tác
văn học thế giới đó chính là thi phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn
Du. Thông qua đoạn trích Mở đầu tài mệnh ghét nhau và gia thế và tài sắc
của Kiều, đã cho thấy được giá trị nghệ thuật đỉnh cao của dòng truyện
thơ Nôm bác học, cùng với đó là những nét đặc sắc trong nội dung lẫn cả
nghệ thuật, nâng tầm vị thế của văn học Việt Nam.
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc,là danh nhân văn hóa thế giới. Một
trong những tác phẩm thành công về chữ Nôm của ông là ”Đoạn trường tân
thanh” hay còn gọi là ”Truyện Kiều”. Đoạn trích mở đầu và gia thế của Kiều
được viết khoảng thời vua Minh Thế Tông, trong một gia đình viên ngoại họ
Vương có ba người con là Thuý Kiều (trưởng nữ), Thuý Vân (thứ nữ) và Vương
Quan (quý nam). Hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân là hai mỹ nhân sắc nước
hương trời, mỗi người một vẻ nhưng Kiều vẫn giành phần hơn. Dưới ngòi bút
của Nguyễn Du, vẻ đẹp của nàng không chỉ là vẻ bề ngoài, mà còn là vẻ đẹp của
tài năng, tri thức. Cầm, kỳ, thi, họa không gì là nàng không thể, một bậc giai
lOMoARcPSD|45316467
nhân tài hoa khó ai sánh bằng. Qua phần tóm tắt, lược về bài thơ
của Đại thi hào Nguyễn Du, qua đoạn trích ta thể đánh giá sâun
tưởng của Nguyễn Du về “hồng nhan bạc mệnh”, nhưng số kiếp bạc
mệnh của người phụ nữ hồng nhan thì do hội phong kiến thối nát
chà đạp quyền con người và cách mà ông đã dùng biện pháp ước lệ tượng
trưng mô tả vẻ đẹp sắc sảo và sự tài hoa của Thúy Kiều.
Chủ đề "Tài mệnh ghét nhau" của phần mở đầu Truyện Kiều đã thể
hiện sâu sắc quan niệm của Nguyễn Du về cuộc đời, về số phận con người.
Nó cũng là một lời cảnh tỉnh cho mỗi người về sự bất công của cuộc đời.
Ngoài ý nghĩa triết lý, chủ đề "Tài mệnh ghét nhau" còn có ý nghĩa nghệ
thuật quan trọng. Nó đã tạo nên một ấn tượng sâu sắc cho người đọc ngay
từ những câu thơ đầu tiên của Truyện Kiều.
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Nó cũng là tiền đề để Nguyễn Du triển khai những câu chuyện bi kịch
trong cuộc đời của Thúy Kiều. Bên cạnh đó thì ở phần sau - mang chủ đề tài
sắc và gia thế của Kiều cũng đã góp phần thể hiện giá trị nhân vật của nàng.
Thúy Kiều là một người con gái tuyệt sắc giai nhân, tài năng xuất chúng, xuất
thân từ gia đình quý tộc. Điều này càng làm cho số phận bi kịch của nàng trở
nên đáng thương hơn. Ngoài ra, chủ đề này còn góp phần thể hiện nội dung
của tác phẩm. Truyện Kiều là một câu chuyện về cuộc đời của một người con
gái tài sắc vẹn toàn nhưng gặp phải nhiều bất hạnh. Tài sắc và gia thế của
Kiều chính là nguyên nhân dẫn đến những bi kịch trong cuộc đời nàng
Với hơn ba mươi tám câu thơ của phần mở đầu Tài mệnh ghét nhau và
phần gia thế và tài sắc của Kiều, ta dễ dàng nhận thấy khi phần đặc sắc, chi
tiết quan trọng nhất chính là phân đoạn miêu tả chi tiết vẻ đẹp của hai chị em
Thúy Kiều, đặc biệt là vẻ đẹp của Thúy Kiều. Tác giả đã ưu ái dành cho nàng
12 câu thơ để miêu tả vẻ đẹp của Kiều một cách trọn vẹn. Sự ưu ái đó còn
được tác giả khéo léo thể hiện bằng việc dốc lòng vào việc miêu tả vẻ đẹp của
Thúy Vân trước, mặc dù nàng là em gái. Để rồi khi họa lại vẻ đẹp tuyệt sắc
của Thúy Kiều qua những câu chữ Nguyễn Du đã nhấn mạnh rằng:
lOMoARcPSD|45316467
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Nguyễn Du đã rất tinh tế khi sử dụng nghệ thuật đòn bẩy, khơi gợi trong
lòng mỗi người đọc ngóng trông, mong mỏi được chiêm ngưỡng dung nhan
tuyệt mỹ của nàng Kiều. Không để ta phải thất vọng, chỉ bằng vài câu chữ tác
giả đã miêu tả vẻ đẹp nàng Kiều đẹp tựa như một bức họa toàn bích:
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Thông qua nghệ thuật ước lệ, lấy thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của
Kiều. Tác giả đã thể hiện vẻ đẹp của Kiều là một bậc giai nhân tuyệt sắc.Ví vẻ
đẹp của nàng tựa như diệu cảnh hai mùa thu xuân. “Làn thu thủy” ở đây dùng
để chỉ đôi mắt lóng lánh ánh nước, trong trẻo của người con gái xưa, đẹp tựa
như làn nước mùa thu.‘Nét xuân sơn” ý chỉ đôi mày của nàng đẹp như nét núi
mùa xuân. Tác giả đã tập trung vào miêu tả đôi mắt thay vì miêu tả chi tiết. Có
lẽ vì con người khi sinh ra, tạo hoá đã ban cho ta một đôi mắt chất chứa bao tâm
tư, tình cảm của bản thân mình, là cửa sổ tâm hồn của mỗi con người. Nhà thi sĩ
đại tài ấy đã chú trọng và vẽ ra cho nàng Kiều một đôi mắt thể hiện nỗi lòng, đôi
mắt là thứ thể hiện vẻ đẹp trong thâm tâm của Kiều. Là điểm nhấn nổi bật nhất
trên dung nhan tuyệt mỹ của nàng Kiều. Nguyễn Du còn so sánh nét đẹp của
kiều với “hoa” và “liễu”, nét đẹp dịu dàng, yêu kiều mà diễm lệ. Chẳng phải
người đời thường ca tụng “đẹp như hoa như ngọc” hay sao? Thế mà vẻ đẹp của
nàng lại vượt xa vẻ đẹp của tạo hóa, khiến “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém
xanh” nghệ thuật nhân hóa làm nổi bật lên vẻ đẹp của nàng , một nét đẹp đến
thiên nhiên còn phải ghen tị.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành” ắt hẳn chúng ta chẳng còn xa lạ gì
với câu thơ này, nghĩa là quay lại nhìn một lần thì làm nghiêng thành người,
quay lại nhìn lần nữa thì làm nghiêng nước người, dùng để chỉ vẻ đẹp phi thường
của một mỹ nhân. Chỉ thế thôi, mà nhan sắc tuyệt trần của nàng đã được khẳng
định không gì có thể chối cãi. Vẻ đẹp ngược lại với thiên lý, cũng báo hiệu cho
một cuộc đời gian truân, khổ ải của nàng. Một thân khuynh quốc, khuynh thành
đâu chỉ có sắc mà nàng còn có tài. “Sắc đành đòi một tài đành họa hai” nhà thi sĩ
dồn hết tâm sức khẳng định rất nhiều lần về tài năng của nàng để
lOMoARcPSD|45316467
nhắc nhở rằng nàng không chỉ có nhan sắc, mà tài năng mới là điều đẹp
nhất của con người nàng. Một tuyệt sắc giai nhân không ai sánh bằng.
Nhân vật Thúy Kiều cũng chính là nhân vât trung tâm trong tác phẩm
của nhà thơ Nguyên Du. Thúy Kiều với tài sắc vẹn toàn, khiến nàng trở thành
một trong những nhân vật nữ đẹp nhất trong văn học Việt Nam, vượt xa lên
hình tượng người phụ nữ bị ràng buộc trong quan niệm nho giáo và phong
kiến hà khắc. Nếu quan niệm về người phụ nữ xưa không có tiếng nói trong
gia đình; và càng không có vai trò, vị trí ngoài xã hội; họ phải sống “ khuôn
phép” phục tùng, lệ thuộc vào đàn ông, thì hình tượng Thúy Kiều vượt lên
hẳn những khuôn mẫu đó, khi cô được coi trọng bởi chính ngòi bút của
Nguyễn Du, vừa “sắc sảo”, “mặn mà”, “đủ mùi ca ngâm”. Có lẽ như, chính
hình tượng của Thúy Kiều ví như một đoá hoa sen đẹp đẽ, tỏa hương thơm
ngát. Hoa sen vốn là biểu tượng của sự thanh cao, tinh khiết. Hình ảnh của
Kiều cũng vậy, nó là sự kết hợp hài hòa giữa trí tuệ, tài năng và tâm hồn.
Để một tác phẩm có thể mãi trường tồn với thời gian thì giá trị về nội dung
và nghệ thuật là một mối quan hệ không thể tách rời. Truyện Kiều của Nguyễn
Du đã cho người đọc một ấn tượng sâu sắc về nội dung lẫn nghệ thuật. Điều gì
đã làm nên giá trị và sức sống của Truyện Kiều ? Những nét bút đặc sắc của
Nguyễn Du trong nghệ thuật tả người thì không ai có thể phủ nhận được.
Ông đã từng có khoảng thời gian 10 năm sống trong nhung lụa, chứng
kiến bao người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng lại có số phận đáng thương.
Qua lăng kính sáng tạo của mình, Nguyễn Du đã xây dựng thế giới nhân vật
nhờ ngôn từ tinh tế, nghệ thuật đặc sắc. Trong từng ba mươi tám câu thơ đầu
tiên của Truyện Kiều đã luôn thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du, với
ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, âm điệu nhịp nhàng, du dương. Phân đoạn
miêu tả chân dung chị em Thuý Kiều cũng là dẫn chứng điển hình cho điều
đó. Với ngòi bút thiên tài, đoạn trích Chị em Thuý Kiều đã ca ngợi vẻ đẹp của
hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, những trang tuyệt sắc giai nhân tiêu biểu
trong dòng văn học trung đại. Bằng bút pháp mang tính ước lệ, tượng trưng,
tác giả mượn vẻ đẹp của tự nhiên để nói lên vẻ đẹp của con người.
“Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”
lOMoARcPSD|45316467
Nguyễn Du đã đặt vẻ đẹp của Thúy Vân lên trước từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của
người chị là Thúy Kiều cho ta thấy rõ sự khác nhau giữa hai vẻ đẹp: một người
đoan trang, ưa nhìn và đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát, còn một người lại sắc sảo
mặn mà khiến cho người ta phải “nhìn càng đắm, ngắm càng say”. Đó chính là
một trong những điểm đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm. Không những thế
bằng cách miêu tả ngoại hình của hai nhân vật nhà thơ đã linh cảm về số phận
nàng Kiều và ông đã lồng sự linh cảm đó trong bút pháp tài hoa miêu tả nàng.
Vẻ đẹp của nàng đã làm cho tạo hoá thiên nhiên phải ghen ghét đố kị dự báo
rằng cuộc đời nàng sẽ có éo le, đau khổ, gian truân. Nguyễn Du đã đẩy nghệ
thuật tả người đạt đến đỉnh cao của văn học trung đại.
Hồn Nguyễn Du phảng phất mỗi trang Kiều
Nghệ thuật trong Truyện Kiều đã có bước phát triển vượt bậc: Nghệ thuật
miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lí nhân vật. Trong nghệ
thuật xây dựng nhân vật, nhà thơ có sự kết hợp giữa ngôn ngữ độc thoại để miêu
tả nội tâm và ngôn ngữ đối thoại để thể hiện tính cách, hoàn cảnh nhân vật.
Với các nhân vật chính diện, Nguyễn Du sử dụng ngòi bút ước lệ, ẩn dụ tượng
trưng quen thuộc trong thơ trung đại; với các nhân vật phản diện, nhà thơ
thường sử dụng ngôn từ bình dân tả thực. Bên cạnh đó, ông còn có những đặc
sắc nghệ thuật khi tả cảnh với bút pháp tả cảnh ngụ tình sinh động, giúp nhân
vật thể hiện cảm xúc, tâm trạng của mình một cách gián tiếp.
Bên cạnh đó, sẽ quả là điều thiếu sót nếu không nhắc đến ngôn từ trong
Truyện Kiều, khi mà ở chính tác phẩm ngôn từ của đại thi hào như một tấm
gấm vóc đẹp đẽ khoác lên trên cả câu chuyện. Trong đoạn trích Chị em
Thúy Kiều ,đại Thi hào Nguyễn Du thường sử dụng hai hệ thống ngôn ngữ là
từ thuần Việt và từ Hán Việt. Sự kết hợp nhuần nhuyễn hai hệ thống ngôn
ngữ trong việc miêu tả chân dung Thúy Vân, Thúy Kiều đã đọng lại trong
lòng người đọc nhiều cảm xúc .Không chỉ là những từ ngữ có nhiều lớp
nghĩa ,ước lệ tượng trưng mang nhiều tính liên tưởng đã phát huy tối đa
những đặc trưng của tiếng Việt là tính cụ thể, sinh động, gợi hình. Mà còn có
những điển tích ,điển cố được dùng một cách tự nhiên ,nhịp nhàng “một hai
nghiêng nước nghiêng thành”, “hồ cầm”, “tường đông”.
Từ đó chân dung cụ thể của hai nàng Kiều nhờ vậy sẽ hiện ra cụ
thể, rõ nét hơn.
lOMoARcPSD|45316467
Ngoài ra những câu thơ cả từ thuần Việt Hán Việt xuất hiện với số lượng
gần tương đương nhau làm cho đoạn thơ cân xứng, giàu hình ảnh, nhạc điệu.Và
khi thi liệu văn học Trung Quốc (mai, tuyết, hoa, liễu, thu thủy, xuân sơn…)
được sử dụng kết hợp với chất liệu ngôn ngữ dân tộc làm cho đoạn trích
thêm sinh động, giàu hình ảnh. Bút pháp nhân hóa, ước lệ, “đòn bẩy”,
“tâm lí hóa ngoại hình” và “thân phận hóa phẩm cách nhân vật” đã khắc
họa sâu sắc hơn chân dung chị em Thúy Kiều… Tất cả cho thấy tài năng
sử dụng ngôn ngữ tuyệt với của bậc đại thi hào.
Thưởng thức một tác phẩm hay, cảm giác như đứng trước một bến đò gió nổi,
một khao khát muốn sang sống, một thúc đẩy lên đường tới những vùng trời đẹp
hơn, nhân tính hơn. Có lẽ như lời Thạch Lam đã từng luôn quan niệm rằng khi
nói : “Văn chương là vũ khí thanh tao và đắc lực”, thật như vật khi đọc tác phẩm
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, tôi thấy có một hạt giống như được gieo
vào tim mình, hạt giống nảy nở tình cảm yêu mến, trân quý và xót thương cho
những người phụ nữ khi xưa, đồng thời cũng là sự nhận thức về mỗi người hãy
biết yêu thương, trân trọng người phụ nữ nói riêng và con người xung quanh ta
nói chung. Đồng thời với một tác phẩm đã quá vĩ đại như Truyện Kiều của
Nguyễn Du, “ Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn" (Phạm
Quỳnh), Bản thân mỗi độc giả cũng cần có ý thức, trách nhiệm giữ gìn ngôn ngữ,
bảo vệ nghệ thuật và luôn phấn đấu, phát triển đưa nền văn học Việt Nam ngày
một phát triển, tỏa sáng trên văn đàn văn học quốc tế.
Heminway từng nói rằng : tất cả các tác phẩm nghệ thuật đề có sự bất tử
của riêng nó. Bởi vì đó là sản phẩm bề vững của lao động và trí tuệ con người.
Văn học chân chính sẽ luôn vượt qua mọi lớp băng hoại của thời gian, đề tồn
tại vĩnh viễn như một phương tiện đầy thanh tao và đắc lực, chuyên chuyên
chở những giá trị nhân sinh sâu sắc đến khẽ chạm trái tim người đọc, hướng
con người đến chân - thiện - mỹ. Cũng như thế, thông qua tác phẩm Truyện
Kiều của đại thi hào Nguyễn Du và hai đoạn đầu của bài thơ, ta đã nhận thấy
một cách rõ ràng và sâu sắc về những giá trị về nội dung, chủ đề nhất là phần
nghệ thuật đạt đỉnh cao ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên đa dạng sinh động,
nghệ thuật tả người, xây dựng nhân vật đầy sâu sắc.
Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non
nước vọng lời nghìn thu Nghìn năm sau nhớ
Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru
những ngày.
| 1/7

Preview text:

lOMoARcPSD|45316467 lOMoARcPSD|45316467
PHÂN TÍCH TRUYỆN THƠ : TRUYỆN KIỀU
01 – Mở Đầu : Tài Mệnh Ghét Nhau
Trăm năm trong cõi người ta (0001)
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (0002) – (sắc) – (cợt)
Trải qua một cuộc bể dâu (0003)
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng (0004) – (đã)
Lạ gì bỉ sắc tư phong (0005) – (thử)
Trời xanh quen với má hồng đánh ghen (0006) – (thói), (mấy)

02 – Gia Thế Và Tài Sắc Thúy Kiều
Cảo thơm lần giở trước đèn (0007)
Phong tình có lục còn truyền sử xanh (0008) – (cổ)
Rằng: năm Gia Tĩnh triều Minh (0009)
Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng (0010)
Có nhà viên ngoại họ Vương (0011)
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung (0012) – (nghỉ)
Một trai con thứ rốt lòng (0013)
Vương Quan là chữ nối dòng nho gia (0014)
Đầu lòng hai ả tố nga (0015)
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân (0016)
Mai cốt cách tuyết tinh thần (0017)
Một người một vẻ mười phân vẹn mười (0018) – (Mỗi)
Vân xem trang trọng khác vời (0019) – (tót)
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang (0020) – (lưng) – (người)
Hoa cười ngọc thốt đoan trang (0021) – (nói)
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da (0022)
Kiều càng sắc sảo mặn mà (0023)
So bề tài sắc lại là phần hơn (0024)
Làn thu thuỷ nét xuân sơn (0025) – (Gương) – (thấp), (vết)
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh (0026)
Một hai nghiêng nước nghiêng thành (0027) – (đôi)
Sắc đành đòi một tài đành họa hai (0028) – (có)
Thông minh vốn sẵn tính trời (0029)
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm (0030)
lOMoARcPSD|45316467
Cung thương làu bậc ngũ âm (0031)
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương (0032)
Khúc nhà tay lựa nên chương (0033)
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân (0034)
Phong lưu rất mực hồng quần (0035)
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê (0036)
Êm đềm trướng rủ màn che (0037)
Tường đông ong bướm đi về mặc ai (0038)

“Sách cũ trăm lần xem chẳng chán
Thuộc lòng ngẫm kĩ một mình hay”

Từ thuở xa xưa, từ khi con người chỉ vừa chạm chân đến khu vườn “văn
học” muôn màu qua những câu chuyện thần thoại, ngắm nhìn sử thi hay đắm
mình trong những câu chuyện cổ tích, bị mê hoặc bởi nhưng câu ca dao thắm
đượm nghĩa tình, đắm mình trong những truyện thơ đầy tình tứ….Văn hẫu xưa
đến nay vẫn luôn mang vẻ thanh tao, chứa đựng những sắc màu mộng
mơ, những điều kì diệu, hay chính văn học cũng là điều đẹp đẽ nhất trên
thế giới (Pautopxki). Và đã có một tác phẩm vượt qua lớp bụi thời gian,
xuyên qua không gian mênh mông, tác phẩm được mệnh danh là kiệt tác
văn học thế giới đó chính là thi phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn
Du. Thông qua đoạn trích Mở đầu tài mệnh ghét nhau và gia thế và tài sắc
của Kiều, đã cho thấy được giá trị nghệ thuật đỉnh cao của dòng truyện
thơ Nôm bác học, cùng với đó là những nét đặc sắc trong nội dung lẫn cả
nghệ thuật, nâng tầm vị thế của văn học Việt Nam.

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc,là danh nhân văn hóa thế giới. Một
trong những tác phẩm thành công về chữ Nôm của ông là ”Đoạn trường tân
thanh” hay còn gọi là ”Truyện Kiều”. Đoạn trích mở đầu và gia thế của Kiều
được viết khoảng thời vua Minh Thế Tông, trong một gia đình viên ngoại họ
Vương có ba người con là Thuý Kiều (trưởng nữ), Thuý Vân (thứ nữ) và Vương
Quan (quý nam). Hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân là hai mỹ nhân sắc nước
hương trời, mỗi người một vẻ nhưng Kiều vẫn giành phần hơn. Dưới ngòi bút
của Nguyễn Du, vẻ đẹp của nàng không chỉ là vẻ bề ngoài, mà còn là vẻ đẹp của
tài năng, tri thức. Cầm, kỳ, thi, họa không gì là nàng không thể, một bậc giai
lOMoARcPSD|45316467
nhân tài hoa khó có ai sánh bằng. Qua phần tóm tắt, sơ lược về bài thơ
của Đại thi hào Nguyễn Du, và qua đoạn trích ta có thể đánh giá sâu hơn
tư tưởng của Nguyễn Du về “hồng nhan bạc mệnh”, nhưng số kiếp bạc
mệnh của người phụ nữ hồng nhan thì là do xã hội phong kiến thối nát
chà đạp quyền con người và cách mà ông đã dùng biện pháp ước lệ tượng
trưng mô tả vẻ đẹp sắc sảo và sự tài hoa của Thúy Kiều.

Chủ đề "Tài mệnh ghét nhau" của phần mở đầu Truyện Kiều đã thể
hiện sâu sắc quan niệm của Nguyễn Du về cuộc đời, về số phận con người.
Nó cũng là một lời cảnh tỉnh cho mỗi người về sự bất công của cuộc đời.
Ngoài ý nghĩa triết lý, chủ đề "Tài mệnh ghét nhau" còn có ý nghĩa nghệ
thuật quan trọng. Nó đã tạo nên một ấn tượng sâu sắc cho người đọc ngay
từ những câu thơ đầu tiên của Truyện Kiều.

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Nó cũng là tiền đề để Nguyễn Du triển khai những câu chuyện bi kịch
trong cuộc đời của Thúy Kiều. Bên cạnh đó thì ở phần sau - mang chủ đề tài
sắc và gia thế của Kiều cũng đã góp phần thể hiện giá trị nhân vật của nàng.
Thúy Kiều là một người con gái tuyệt sắc giai nhân, tài năng xuất chúng, xuất
thân từ gia đình quý tộc. Điều này càng làm cho số phận bi kịch của nàng trở
nên đáng thương hơn. Ngoài ra, chủ đề này còn góp phần thể hiện nội dung
của tác phẩm. Truyện Kiều là một câu chuyện về cuộc đời của một người con
gái tài sắc vẹn toàn nhưng gặp phải nhiều bất hạnh. Tài sắc và gia thế của
Kiều chính là nguyên nhân dẫn đến những bi kịch trong cuộc đời nàng

Với hơn ba mươi tám câu thơ của phần mở đầu Tài mệnh ghét nhau và
phần gia thế và tài sắc của Kiều, ta dễ dàng nhận thấy khi phần đặc sắc, chi
tiết quan trọng nhất chính là phân đoạn miêu tả chi tiết vẻ đẹp của hai chị em
Thúy Kiều, đặc biệt là vẻ đẹp của Thúy Kiều. Tác giả đã ưu ái dành cho nàng
12 câu thơ để miêu tả vẻ đẹp của Kiều một cách trọn vẹn. Sự ưu ái đó còn
được tác giả khéo léo thể hiện bằng việc dốc lòng vào việc miêu tả vẻ đẹp của
Thúy Vân trước, mặc dù nàng là em gái. Để rồi khi họa lại vẻ đẹp tuyệt sắc
của Thúy Kiều qua những câu chữ Nguyễn Du đã nhấn mạnh rằng:
lOMoARcPSD|45316467
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Nguyễn Du đã rất tinh tế khi sử dụng nghệ thuật đòn bẩy, khơi gợi trong
lòng mỗi người đọc ngóng trông, mong mỏi được chiêm ngưỡng dung nhan
tuyệt mỹ của nàng Kiều. Không để ta phải thất vọng, chỉ bằng vài câu chữ tác
giả đã miêu tả vẻ đẹp nàng Kiều đẹp tựa như một bức họa toàn bích:

Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Thông qua nghệ thuật ước lệ, lấy thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của
Kiều. Tác giả đã thể hiện vẻ đẹp của Kiều là một bậc giai nhân tuyệt sắc.Ví vẻ
đẹp của nàng tựa như diệu cảnh hai mùa thu xuân. “Làn thu thủy” ở đây dùng
để chỉ đôi mắt lóng lánh ánh nước, trong trẻo của người con gái xưa, đẹp tựa
như làn nước mùa thu.‘Nét xuân sơn” ý chỉ đôi mày của nàng đẹp như nét núi
mùa xuân. Tác giả đã tập trung vào miêu tả đôi mắt thay vì miêu tả chi tiết. Có
lẽ vì con người khi sinh ra, tạo hoá đã ban cho ta một đôi mắt chất chứa bao tâm
tư, tình cảm của bản thân mình, là cửa sổ tâm hồn của mỗi con người. Nhà thi sĩ
đại tài ấy đã chú trọng và vẽ ra cho nàng Kiều một đôi mắt thể hiện nỗi lòng, đôi
mắt là thứ thể hiện vẻ đẹp trong thâm tâm của Kiều. Là điểm nhấn nổi bật nhất
trên dung nhan tuyệt mỹ của nàng Kiều. Nguyễn Du còn so sánh nét đẹp của
kiều với “hoa” và “liễu”, nét đẹp dịu dàng, yêu kiều mà diễm lệ. Chẳng phải
người đời thường ca tụng “đẹp như hoa như ngọc” hay sao? Thế mà vẻ đẹp của
nàng lại vượt xa vẻ đẹp của tạo hóa, khiến “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém
xanh” nghệ thuật nhân hóa làm nổi bật lên vẻ đẹp của nàng , một nét đẹp đến
thiên nhiên còn phải ghen tị.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành” ắt hẳn chúng ta chẳng còn xa lạ gì
với câu thơ này, nghĩa là quay lại nhìn một lần thì làm nghiêng thành người,
quay lại nhìn lần nữa thì làm nghiêng nước người, dùng để chỉ vẻ đẹp phi thường
của một mỹ nhân. Chỉ thế thôi, mà nhan sắc tuyệt trần của nàng đã được khẳng
định không gì có thể chối cãi. Vẻ đẹp ngược lại với thiên lý, cũng báo hiệu cho
một cuộc đời gian truân, khổ ải của nàng. Một thân khuynh quốc, khuynh thành
đâu chỉ có sắc mà nàng còn có tài. “Sắc đành đòi một tài đành họa hai” nhà thi sĩ
dồn hết tâm sức khẳng định rất nhiều lần về tài năng của nàng để
lOMoARcPSD|45316467
nhắc nhở rằng nàng không chỉ có nhan sắc, mà tài năng mới là điều đẹp
nhất của con người nàng. Một tuyệt sắc giai nhân không ai sánh bằng.

Nhân vật Thúy Kiều cũng chính là nhân vât trung tâm trong tác phẩm
của nhà thơ Nguyên Du. Thúy Kiều với tài sắc vẹn toàn, khiến nàng trở thành
một trong những nhân vật nữ đẹp nhất trong văn học Việt Nam, vượt xa lên
hình tượng người phụ nữ bị ràng buộc trong quan niệm nho giáo và phong
kiến hà khắc. Nếu quan niệm về người phụ nữ xưa không có tiếng nói trong
gia đình; và càng không có vai trò, vị trí ngoài xã hội; họ phải sống “ khuôn
phép” phục tùng, lệ thuộc vào đàn ông, thì hình tượng Thúy Kiều vượt lên
hẳn những khuôn mẫu đó, khi cô được coi trọng bởi chính ngòi bút của
Nguyễn Du, vừa “sắc sảo”, “mặn mà”, “đủ mùi ca ngâm”. Có lẽ như, chính
hình tượng của Thúy Kiều ví như một đoá hoa sen đẹp đẽ, tỏa hương thơm
ngát. Hoa sen vốn là biểu tượng của sự thanh cao, tinh khiết. Hình ảnh của
Kiều cũng vậy, nó là sự kết hợp hài hòa giữa trí tuệ, tài năng và tâm hồn.

Để một tác phẩm có thể mãi trường tồn với thời gian thì giá trị về nội dung
và nghệ thuật là một mối quan hệ không thể tách rời. Truyện Kiều của Nguyễn
Du đã cho người đọc một ấn tượng sâu sắc về nội dung lẫn nghệ thuật. Điều gì
đã làm nên giá trị và sức sống của Truyện Kiều ? Những nét bút đặc sắc của
Nguyễn Du trong nghệ thuật tả người thì không ai có thể phủ nhận được.

Ông đã từng có khoảng thời gian 10 năm sống trong nhung lụa, chứng
kiến bao người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng lại có số phận đáng thương.
Qua lăng kính sáng tạo của mình, Nguyễn Du đã xây dựng thế giới nhân vật
nhờ ngôn từ tinh tế, nghệ thuật đặc sắc. Trong từng ba mươi tám câu thơ đầu
tiên của Truyện Kiều đã luôn thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du, với
ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, âm điệu nhịp nhàng, du dương. Phân đoạn
miêu tả chân dung chị em Thuý Kiều cũng là dẫn chứng điển hình cho điều
đó. Với ngòi bút thiên tài, đoạn trích Chị em Thuý Kiều đã ca ngợi vẻ đẹp của
hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, những trang tuyệt sắc giai nhân tiêu biểu
trong dòng văn học trung đại. Bằng bút pháp mang tính ước lệ, tượng trưng,

tác giả mượn vẻ đẹp của tự nhiên để nói lên vẻ đẹp của con người.

“Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.” lOMoARcPSD|45316467
Nguyễn Du đã đặt vẻ đẹp của Thúy Vân lên trước từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của
người chị là Thúy Kiều cho ta thấy rõ sự khác nhau giữa hai vẻ đẹp: một người
đoan trang, ưa nhìn và đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát, còn một người lại sắc sảo
mặn mà khiến cho người ta phải “nhìn càng đắm, ngắm càng say”. Đó chính là
một trong những điểm đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm. Không những thế
bằng cách miêu tả ngoại hình của hai nhân vật nhà thơ đã linh cảm về số phận
nàng Kiều và ông đã lồng sự linh cảm đó trong bút pháp tài hoa miêu tả nàng.
Vẻ đẹp của nàng đã làm cho tạo hoá thiên nhiên phải ghen ghét đố kị dự báo
rằng cuộc đời nàng sẽ có éo le, đau khổ, gian truân. Nguyễn Du đã đẩy nghệ
thuật tả người đạt đến đỉnh cao của văn học trung đại.

Hồn Nguyễn Du phảng phất mỗi trang Kiều
Nghệ thuật trong Truyện Kiều đã có bước phát triển vượt bậc: Nghệ thuật
miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lí nhân vật. Trong nghệ
thuật xây dựng nhân vật, nhà thơ có sự kết hợp giữa ngôn ngữ độc thoại để miêu
tả nội tâm và ngôn ngữ đối thoại để thể hiện tính cách, hoàn cảnh nhân vật.

Với các nhân vật chính diện, Nguyễn Du sử dụng ngòi bút ước lệ, ẩn dụ tượng
trưng quen thuộc trong thơ trung đại; với các nhân vật phản diện, nhà thơ
thường sử dụng ngôn từ bình dân tả thực. Bên cạnh đó, ông còn có những đặc
sắc nghệ thuật khi tả cảnh với bút pháp tả cảnh ngụ tình sinh động, giúp nhân
vật thể hiện cảm xúc, tâm trạng của mình một cách gián tiếp.

Bên cạnh đó, sẽ quả là điều thiếu sót nếu không nhắc đến ngôn từ trong
Truyện Kiều, khi mà ở chính tác phẩm ngôn từ của đại thi hào như một tấm
gấm vóc đẹp đẽ khoác lên trên cả câu chuyện. Trong đoạn trích Chị em
Thúy Kiều ,đại Thi hào Nguyễn Du thường sử dụng hai hệ thống ngôn ngữ là
từ thuần Việt và từ Hán Việt
. Sự kết hợp nhuần nhuyễn hai hệ thống ngôn
ngữ trong việc
miêu tả chân dung Thúy Vân, Thúy Kiều đã đọng lại trong
lòng người đọc nhiều cảm xúc .Không chỉ là những từ ngữ có nhiều lớp
nghĩa ,ước lệ tượng trưng mang nhiều tính liên tưởng đã phát huy tối đa
những đặc trưng của tiếng Việt là tính cụ thể, sinh động, gợi hình. Mà còn có
những điển tích ,điển cố được dùng một cách tự nhiên ,nhịp nhàng “một hai
nghiêng nước nghiêng thành”, “hồ cầm”, “tường đông”.

Từ đó chân dung cụ thể của hai nàng Kiều nhờ vậy sẽ hiện ra cụ thể, rõ nét hơn. lOMoARcPSD|45316467
Ngoài ra những câu thơ có cả từ thuần Việt và Hán Việt xuất hiện với số lượng
gần tương đương nhau làm cho đoạn thơ cân xứng, giàu hình ảnh, nhạc điệu.Và
khi thi liệu văn học Trung Quốc (mai, tuyết, hoa, liễu, thu thủy, xuân sơn…)
được sử dụng kết hợp với chất liệu ngôn ngữ dân tộc làm cho đoạn trích
thêm sinh động, giàu hình ảnh. Bút pháp nhân hóa, ước lệ, “đòn bẩy”,
“tâm lí hóa ngoại hình” và “thân phận hóa phẩm cách nhân vật” đã khắc
họa sâu sắc hơn chân dung chị em Thúy Kiều… Tất cả cho thấy tài năng
sử dụng ngôn ngữ tuyệt với của bậc đại thi hào.

Thưởng thức một tác phẩm hay, cảm giác như đứng trước một bến đò gió nổi,
một khao khát muốn sang sống, một thúc đẩy lên đường tới những vùng trời đẹp
hơn, nhân tính hơn. Có lẽ như lời Thạch Lam đã từng luôn quan niệm rằng khi
nói : “Văn chương là vũ khí thanh tao và đắc lực”, thật như vật khi đọc tác phẩm
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, tôi thấy có một hạt giống như được gieo
vào tim mình, hạt giống nảy nở tình cảm yêu mến, trân quý và xót thương cho
những người phụ nữ khi xưa, đồng thời cũng là sự nhận thức về mỗi người hãy
biết yêu thương, trân trọng người phụ nữ nói riêng và con người xung quanh ta
nói chung. Đồng thời với một tác phẩm đã quá vĩ đại như Truyện Kiều của
Nguyễn Du, “ Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn" (Phạm
Quỳnh), Bản thân mỗi độc giả cũng cần có ý thức, trách nhiệm giữ gìn ngôn ngữ,
bảo vệ nghệ thuật và luôn phấn đấu, phát triển đưa nền văn học Việt Nam ngày
một phát triển, tỏa sáng trên văn đàn văn học quốc tế.

Heminway từng nói rằng : tất cả các tác phẩm nghệ thuật đề có sự bất tử
của riêng nó. Bởi vì đó là sản phẩm bề vững của lao động và trí tuệ con người.
Văn học chân chính sẽ luôn vượt qua mọi lớp băng hoại của thời gian, đề tồn
tại vĩnh viễn như một phương tiện đầy thanh tao và đắc lực, chuyên chuyên
chở những giá trị nhân sinh sâu sắc đến khẽ chạm trái tim người đọc, hướng
con người đến chân - thiện - mỹ. Cũng như thế, thông qua tác phẩm Truyện
Kiều của đại thi hào Nguyễn Du và hai đoạn đầu của bài thơ, ta đã nhận thấy
một cách rõ ràng và sâu sắc về những giá trị về nội dung, chủ đề nhất là phần
nghệ thuật đạt đỉnh cao ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên đa dạng sinh động,
nghệ thuật tả người, xây dựng nhân vật đầy sâu sắc.

Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non
nước vọng lời nghìn thu Nghìn năm sau nhớ
Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.