Phân tích : “Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về tập trung kinh tế”. học phần Luật hành chính

Phân tích : “Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về tập trung kinh tế”. học phần Luật hành chính của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem! 

lOMoARcPSD|17327 243
1
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU……………………………………………………………………3
B. NỘI DUNG………………………………………………………………….3
I. Khái quát về tập trung kinh tế……………………………………………3
1. Khái niệm tập trung kinh tế………………………………………………….3
2. Các hình thức tập trung kinh tế………………………………………………4
II. Thực trạng pháp luật canh tranh Việt Nam về kiểm soát tập trung kinh tế
1. Quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về tập trung kinh tế………………5
1.1. Các trường hợp TTKT phải thông báo tc khi
thựchiện……………………..5
1.2. Các trường hợp TTKT b
cấm………………………………………………….8
1.3. Xử các doanh nghiệp vi phạm pháp luật v tập trung kinh
tế……………….9
2. Một số tồn tại trong quy định pháp luật cạnh tranh về TTKT……………………9
3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật cạnh tranh nâng cao hiệu quảkiểm
soát tập trung kinh tế tại
Việt Nam…………………………………………………9
III. Thực trạng kiểm soát TTKT theo Luật Cạnh tranh 2018………………………
10
C. KẾT LUẬN…………………………………………………………………10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….11
A. MỞ ĐẦU
lOMoARcPSD|17327 243
Tập trung kinh tế (TTKT) một xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường
cần có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bđể kiểm soát một cách tốt nhất.
Để tìm hiểu hơn vvấn đề này, em xin phân tích đbài tập: Thực trạng pháp
luật cạnh tranh Việt Nam về tập trung kinh tế”.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung v tập trung kinh tế
1. Khái niệm tập trung kinh tế
- Khái niệm TTKT được tiếp cận nhiều góc độ khác nhau. ới góc
độpháp luật, Luật cạnh tranh năm 2018 không nêu ra đnh nghĩa thế nào tp
trung kinh tế chỉ liệt kê cácnh vi được coi TTKT. Theo đó, tập trung kinh
tế bao gồm các hình thức sau đây: Sáp nhập doanh nghiệp; Hợp nhất doanh
nghiệp; Mua lại doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh nghiệp; c hình thức
tập trung kinh tế khác theo quy đnh của pháp luật
1
.
- TTKTmột số đặc điểm
2
cơ bản sau:
Chủ th của TTKT là các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường.
Hành vi TTKT được thể hiện dưới những hình thức nhất định theo quy định
của pháp luật.
TTKT đã hình thành nên doanh nghip có năng lực cạnh tranh tổng hợp hoặc
liên kết thành nhóm doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, từ đó làm thay đổi cấu trúc thị
trường và tương quan cạnh tranh hiện có trên thị trường.
Dựa trên nhng tiêu chí nhất định theo các quy định của pháp luật cạnh tranh,
Nhà nước sẽ tham gia kiểm soát các doanh nghiệp tham gia TTKT. Chỉ khi nào doanh
nghiệp tham gia các v TTKT đạt tới ngưỡng pháp luật cạnh tranh đã quy định
1
Khoản 1, Điều 29, Luật Cạnh Tranh 2018
2
Giáo trình Luật Cạnh tranh – ĐH Luật Hà Nội (tr.239)
lOMoARcPSD|17327 243
3
mới bị Nhà nước kiểm soát, nếu chưa đạt tới ngưỡng quy định doanh nghiệp được tự
do thực hiện các hình thức TTKT theo quy định của pháp luật.
2. Các hình thức tập trung kinh tế
TTKT bao gồm tập trung theo chiều ngang, theo chiều dọc hoặc theo đường
chéo (tập trung hỗn hợp). TTKT gồm có các hình thức cơ bản sau
3
:
* p nhập doanh nghiệp
“Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một sdoanh nghiệp chuyển toàn
bộ i sản, quyền, nghĩa v lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp
khác, đng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn ti của doanh nghiệp bị
sáp nhập”. Theo pháp luật cạnh tranh, p nhập doanh nghiệp mt hình thức TTKT
nên bị kiểm soát nhằm ngăn ngừa khả năng hình thành doanh nghiệp sức mạnh
trên thị trường có thể dẫn đến thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh. Ví dụ: Năm
2015 Ngân hàng thương mại c phần (TMCP) Phương Nam chính thức sáp nhập vào
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
* Hợp nhất doanh nghiệp
“Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn b
tài sản, quyền, nghĩa vụ lợi ích hợp pháp của mình đ hình thành một doanh
nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn ti của các doanh
nghiệp bị hợp nhất”. Như vậy, sau khi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp bị hợp
nhất chấm dứt tồn tại, doanh nghiệp hp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp
pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các
nghĩa vụ tài sản khác của c doanh nghiệp bị hợp nhất. Ví dụ: Cuối năm 2011, nn
hàng nnước chính thức chấp thun sự hợp nhất tự nguyn của ba ngân hàng thương
mại cổ phần (TMCP), là Ngân hàng TMCP Đệ nhất (FicomBank), ngân hàng TMCP
3
Điều 29, Luật Cạnh tranh 2018
lOMoARcPSD|17327 243
Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) nn hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hợp nhất
thành ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
* Mua lại doanh nghiệp
“Mua li doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua
toàn bộ hoặc mt phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi
phối doanh nghiệp hoặc một nnh, nghề của doanh nghiệp bị mua lại”. Về bản
chất, việc mua lại không phải là quá trình thống nhất về tổ chức giữa doanh nghiệp
mua lại và doanh nghiệp bị mua lại. Ví dụ: Q II năm 2016, Central Group Tập
đoàn đến từ Thái Lan đã đầu tư 1,14 tỷ USD để sở hữu Big C Việt Nam.
* Liên doanh giữa các doanh nghiệp
“Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng
nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình
thành một doanh nghiệp mới”. Chỉ khi các nhà đu góp vốn đthành lập một
doanh nghiệp chung (doanh nghiệp liên doanh) nhằm thực hiện c chức năng của
một chủ thể kinh tế độc lập mới được coi là TTKT.
* Các hình thức TTKT khác theo quy định của pháp luật
4
:
Đây là các hình thức TTKT khác không bao gồm bốn hình thức đã liệt kê
trên.
II. Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát tập trung kinh tế:
1. Quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát tập trung
kinhtế:
1.1. Các trường hợp TTKT phải thông báo trước khi thực hiện:
a, Ngưỡng thông o TTKT:
4
Điểm đ, Khoản 1 điều 29, luật cạnh tranh 2018
lOMoARcPSD|17327 243
5
Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào một trong các
tiêu chí sau đây: Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia
tập trung kinh tế; Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham
gia tập trung kinh tế; Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế; Th phn kết hp trên
thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế
5
.
Pháp luật cạnh tranh kiểm soát tập trung kinh tế bằng cách yêu cầu các bên
tham gia tập trung kinh tế phải thông báo về việc này khi các doanh nghiệp tham gia
tập trung kinh tế đạt đến "ngưỡng" nhất định "ngưỡng" này nếu để các doanh
nghiệp hoàn thành việc tập trung kinh tế có thể tác động đến thị trường, làm biến đi
cơ cấu kinh tế, gây ra những tác động tiêu cực, hạn chế cạnh tranh...
Ngưỡng c thể phải thông báo được quy định tại điều 13, Nghị định 35/2020/NĐCP
hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2018
6
.
So với Luật Cạnh tranh 2004 chỉ căn cứ vào duy nhất tiêu chí là mức thị phần
thì Luật 2018 đã bổ sung thêm 3 tiêu cmới theo hướng mở rộng (kiểm soát cả
TTKT theo chiều dọc và hỗn hợp chứ không chỉ kiểm soát TTKT theo chiều ngang
như trước) có nh định lượng cụ thể. Các tiêu chí này hướng đến c doanh nghiệp
sức mạnh tài chính và sức mạnh thị tờng chứ không chỉ căn cứ o doanh thu,
giá trị tài sản của doanh nghiệp vi ngành nghề tham gia TTKT như luật cũ.
b, Thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế:
* Thủ tục thông báo TTKT: Trình tự xem xét một vụ TTKT ở Việt Nam theo
quy định của Luật Cạnh tranh bao gồm các bước:
- Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo TTKT
7
: Các doanh nghiệp
thuộc diện thông báo TTKT theo điều 33 luật Cạnh tranh nộp hồ thông báo
TTKT đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (UBCTQG) trước khi tiến hành TTKT.
5
Khoản 2, điều 33, luật cạnh tranh 2018
6
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kiểm soát tập trung kinh tế : luận văn thạc sĩ luật học / Lê Vũ Quỳnh Trang
7
Điều 34, Luật Cạnh tranh 2018
lOMoARcPSD|17327 243
Nội dung các giấy tờ trong hsơ được quy định tại khoản 1, điều 34, luật Cạnh
tranh. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính trung thực ca hồ sơ.
- Bước 2: Thẩm định bộ việc TTKT
8
:
UBCTQG trách nhiệm tiếp nhận hồ thông báo tập trung kinh tế. Trong
thời hạn 07 ngày làm việc từ ngày tiếp nhận hồ thông báo TTKT, UBCTQG
trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên np về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
UBCTQG trách nhiệm thẩm định bviệc TTKT. Nội dung thẩm định
bgồm: Thị phần kết hợp của các doanh nghip tham gia TTKT trên thị trường
liên quan; Mức đtập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi TTKT; Mối
quan h của các doanh nghiệp tham gia TTKT trong sn xuất, phân phối, cung ng
đối với hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh
nghiệp tham gia TTKT là đầu vào của nhau hoặc bổ trcho nhau. Trong thời hạn 30
ngày k từ ny tiếp nhận hồ thông báo TTKT đy đủ, hợp lệ, UBCTQG phải ra
thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc TTKT về một trong c nội dung: TTKT được
thực hin; TTKT phải thẩm định chính thức.
- Bước 3: Thẩm định chính thức việc TTKT:
UBCTQG thẩm định chính thức việc TTKT trong thời hạn 90 ngày ktừ ngày
ra thông báo kết quả thẩm định bộ. Nội dung thẩm định chính thức bao gồm: Đánh
giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng k của
việc TTKT các biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh; Đánh giá tác
động tích cực của việc TTKT các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc
TTKT; Đánh giá tổng hợp khả ng tác động hạn chế cạnh tranh khả năng tác
động tích cực của TTKT để làm cơ sở xem xét, quyết định về việc TTKT.
- Bước 4: Ra quyết định về việc TTKT: Sau khi kết thúc thẩm định cnh
thức việc tập trung kinh tế, căn cứ vào nội dung thẩm định chính thức, UBCTQG
8
Điều 35, 36, Luật cạnh tranh 2018
lOMoARcPSD|17327 243
7
ra quyết định về một trong các nội dung sau đây: TTKT được thực hiện; TTKT
điu kiện; TTKT thuộc trường hợp b cấm. Quyết định về việc TTKT phải
được gửi đến các doanh nghiệp tham gia TTKT trong 05 ngày làm việc kể từ ngày
ra quyết định.
Các doanh nghip chỉ được phép tiến hành TTKT sau khi quyết đnh của
UBCTQG về việc TTKT được thực hiện hoặc kết tc thời hạn thẩm định sơ bộ
không có thông báo kết quthẩm định sơ bộ.
1.2. Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm:
Việc TTKTnước ta không b nn cấm hoàn toàn mà ch khi doanh nghiệp
thực hiện TTKT y tác động hoặc có khnăng gây tác động hạn chế cạnh tranh một
cách đáng kể trên thị trường Việt Nam
9
thì hành vi TTKT đó mới bị cấm. UBCTQG
đánh giá tác động hoặckhả năng gây tác đng hạn chế cạnh tranh một cách đáng
kể trên thị trường thông qua một trong các hoặc kết hợp c yếu t tại khoản 1, điều
31, Luật Cạnh tranh 2018.
Các trường hợp trên đượcởng miễn trừ nếu đáp ứng một trong các điều kiện
quy định tại điều 32 của Luật Cạnh tranh 2018, đó là: Tác động tích cực đến việc
phát triển của ngành, lĩnh vực khoa học, công nghệ theo chiến lược, quy hoạch
của Nnước; Tác động tích cực đến việc pt triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tăng
cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Mục đích của việc cấm TTKT trong c trường hợp trên nhằm ngăn cản việc
hình thành một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh và sẽ lạm dụng vị trí thống lĩnh y
gây hậu qulớn đối với nền kinh tế. Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam kiểm soát
cấm TTKT theo hướng hn chế những tác động tu cực của TTKT đến thị trường
bởi ngay sau khi TTKT được thực hiện, cấu thị trường thay đổi, các doanh
nghiệp còn lại chỉ chiếm tỉ lệ thị phn nh trên thị trường liên quan.
9
Đều 30, Luật Cạnh tranh 2018
lOMoARcPSD|17327 243
1.3. Xử lí các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế:
Theo điều 44, Luật Cạnh tranh 2018 thì các hành vi vi phạm quy đnh về TTKT
gồm: Doanh nghiệp không thông báo TTKT; Doanh nghiệp thực hiện TTKT khi chưa
thông báo kết quả thẩm định bộ của UBCTQG; Doanh nghiệp thuộc trường
hợp phải thẩm định chính thức việc TTKT thực hiện việc TTKT khi UBCTQG
chưa ra quyết định; Doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đ điều
kiện được thể hiện trong quyết đnh vTTKT; Doanh nghiệp thực hiện TTKT; Doanh
nghiệp thực hiện TTKT bị cấm.
Các hình thức mức độ x các hành vi vi phạm pháp luật v TTKT được
quy định tại khoản 4, điều 113, Luật Cạnh tranh 2018, bao gồm: Phạt cảnh cáo; Phạt
tiền quy đnh tại khoản 2 Điều 111 của Luật này; Áp dụng biện pháp quy đnh tại
điểm b, điểm c khoản 3 các điểm a, c, d, e khoản 4 Điều 110 của Luật này; Yêu
cầu quan nnước thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a
khoản 3 điểm a khoản 4 Điều 110 của Luật này. Chủ tịch UBCTQG có thẩm quyền
áp dụng các biện pháp trên.
Thủ tục xử lý vi phạm pháp luật về TTKT phải tuân theo trình tự thủ tc trong
tố tụng cạnh tranh. Tnh tự tố tụng cạnh tranh (vụ việc về TTKT) Việt Nam n
sau: Bước 1: Khiếu nại về vụ việc cạnh tranh. Bước 2: Thụ lý hồ sơ khiếu nại. Bước
3: Điều tra vụ việc cạnh tranh: Điều tra bộ vụ việc cạnh tranh được tiến hành theo
quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh. Bước 4: Mở phiên điều trần.
2. Một số tồn tại trong quy định pháp luật cạnh tranh về TTKT:
Thnhất, quy trình thông báo TTKT vẫn còn chưa hoàn thiện hoàn toàn.
Thhai, thiếu quy định về các biện pháp khôi phục cạnh tranh trong TTKT.
3. Một số kiến nghị nhm hoàn thiện pháp luật cnh tranh và nâng
caohiệu quả kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam
lOMoARcPSD|17327 243
9
Thứ nhất, cần hoàn thiện quy trình thông báo TTKT. Để hoàn thiện quy trình
này, cần sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật theo hướng tập trung làm rõ những nội
dung: Phải làm yêu cầu cơ bn về nội dung của các tài liệu trong hồ thông
báo, đặc biệt là các thông tin về sản phẩm mà các doanh nghip tham gia TTKT kinh
doanh, các thông tin trong Báo cáo về thị phần của các doanh nghiệp; Cần có cơ chế
hỗ trvà tư vấn doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục thông báo TTKT; Cần làm nội
dung thẩm tra của cơ quan quản lý cạnh tranh đối với hồ sơ thông báo TTKT.
Thhai, cần văn bản bổ sung, hướng dẫn về các biện pháp khôi phục cạnh
tranh trong TTKT. Việc kiểm soát bằng việc cấm hay x phạt vẫn còn mang tính
cứng nhắc chưa triệt để xlí, khắc phục hoàn toàn hậu quả của các hành vi vi
phạm này, vì vậy, cần nghiên cứu thêm về các biện pháp để phục hồi cạnh tranh do
hành vi TTKT bị cấm gây ra để đảm bảo môi trường cạnh tranh cho các chthể. III.
Thực trạng kiểm soát TTKT theo Luật Cạnh tranh 2018
10
:
Theo Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công thương, từ khi thực hiện Luật Cạnh tranh sửa
đổi (năm 2018) đến nay, các cơ quan đã tiếp nhận và xử lý 125 hồ thông báo tập
trung kinh tế với tổng số 258 doanh nghiệp. Trong đó, số lượng doanh nghiệp nước
ngoài là 131 (chiếm 51%) và số lượng doanh nghiệp Việt Nam là 127 (chiếm 49%).
Trong s125 giao dịch được thông báo, có 100 giao dịch thực hiện dưới hình
thức mua lại, 11 giao dịch dưới hình thức liên doanh và 14 giao dịch dưới hình thức
sáp nhập. Các giao dịch theo chiều ngang (giữa các doanh nghiệp hoạt động trên
cùng thị trường liên quan) là phổ biến nhất, chiếm 56% tng số giao dịch TTKT.
C. KẾT LUẬN
Tập trung kinh tế có nhng tác động ch cực đến nền kinh tế nhưng ng
nguy cơ hình thành đc quyền, triệt tiêu cạnh tranh. Vì vậy, Nhà nước cần quan tâm,
10
Theo: Thời báo i chính Việt Nam – năm 2021
lOMoARcPSD|17327 243
hoàn thiện c văn bn pháp lý để tạo nên một khung pháp lý vững chắc và đầy đủ
làm công cụ hữu hiệu đthực hiện quản lý về TTKT, bảo vnền kinh tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật Cạnh tranh 2018 và 2004
- Ngh đnh 35/2020/NĐ-CP
- Giáo trình Luật Cạnh tranh – ĐH Luật Hà Nội
- Thời báo tài chính Việt Nam năm 2021: Thực trạng kiểm soát tập trung kinh
tế ở nước ta từ khi Luật Cạnh tranh 2018 có hiệu lực thi hành
- Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kiểm soát tập trung kinh tế : luận văn thạc
sĩ luật học / Lê Vũ Quỳnh Trang ; TS. Nguyễn Thị Vân Anh hướng dn
- Một số vn đvề thẩm quyền và cơ chế xét miễn trừ đối với tập trung kinh tế
bị cấm theo quy đnh của pháp luật cạnh tranh / Trần Thị Thu Phương // Luật
học. Số 12/2013, tr. 25 - 32.
- Pháp luật cạnh tranh Việt Nam vkiểm soát tập trung kinh tế đối với hoạt
động M&A trong giai đon hiện nay : lun văn thạc Luật học / Văn Thắng
; PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Anh hướng dn
- Tập trung kinh tế dưới góc độ của luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004 / Trần
Thị Bảo Ánh // Luật học. Số 11/2007, tr. 3 - 8.
| 1/10

Preview text:

lOMoARc PSD|17327243 MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU……………………………………………………………………3
B. NỘI DUNG………………………………………………………………….3 I.
Khái quát về tập trung kinh tế……………………………………………3
1. Khái niệm tập trung kinh tế………………………………………………….3
2. Các hình thức tập trung kinh tế………………………………………………4 II.
Thực trạng pháp luật canh tranh Việt Nam về kiểm soát tập trung kinh tế
1. Quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về tập trung kinh tế………………5 1.1. Các trường hợp TTKT phải thông báo trước khi
thựchiện……………………..5 1.2. Các trường hợp TTKT bị
cấm………………………………………………….8
1.3. Xử lí các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế……………….9
2. Một số tồn tại trong quy định pháp luật cạnh tranh về TTKT……………………9
3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật cạnh tranh và nâng cao hiệu quảkiểm soát tập trung kinh tế tại
Việt Nam…………………………………………………9
III. Thực trạng kiểm soát TTKT theo Luật Cạnh tranh 2018……………………… 10
C. KẾT LUẬN…………………………………………………………………10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….11 A. MỞ ĐẦU 1 lOMoARc PSD|17327243
Tập trung kinh tế (TTKT) là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường
và cần có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ để kiểm soát một cách tốt nhất.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin phân tích đề bài tập: “Thực trạng pháp
luật cạnh tranh Việt Nam về tập trung kinh tế
”. B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về tập trung kinh tế
1. Khái niệm tập trung kinh tế
- Khái niệm TTKT được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc
độpháp luật, Luật cạnh tranh năm 2018 không nêu ra định nghĩa thế nào là tập
trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hành vi được coi là TTKT. Theo đó, tập trung kinh
tế bao gồm các hình thức sau đây: Sáp nhập doanh nghiệp; Hợp nhất doanh
nghiệp; Mua lại doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh nghiệp; Các hình thức
tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật
1.
- TTKT có một số đặc điểm2 cơ bản sau:
Chủ thể của TTKT là các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường.
Hành vi TTKT được thể hiện dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật.
TTKT đã hình thành nên doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tổng hợp hoặc
liên kết thành nhóm doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, từ đó làm thay đổi cấu trúc thị
trường và tương quan cạnh tranh hiện có trên thị trường.
Dựa trên những tiêu chí nhất định theo các quy định của pháp luật cạnh tranh,
Nhà nước sẽ tham gia kiểm soát các doanh nghiệp tham gia TTKT. Chỉ khi nào doanh
nghiệp tham gia các vụ TTKT đạt tới ngưỡng mà pháp luật cạnh tranh đã quy định
1 Khoản 1, Điều 29, Luật Cạnh Tranh 2018
2 Giáo trình Luật Cạnh tranh – ĐH Luật Hà Nội (tr.239) lOMoARc PSD|17327243
mới bị Nhà nước kiểm soát, nếu chưa đạt tới ngưỡng quy định doanh nghiệp được tự
do thực hiện các hình thức TTKT theo quy định của pháp luật.
2. Các hình thức tập trung kinh tế
TTKT bao gồm tập trung theo chiều ngang, theo chiều dọc hoặc theo đường
chéo (tập trung hỗn hợp). TTKT gồm có các hình thức cơ bản sau3: *
Sáp nhập doanh nghiệp
“Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn
bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp
khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị
sáp nhập”.
Theo pháp luật cạnh tranh, sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức TTKT
nên bị kiểm soát nhằm ngăn ngừa khả năng hình thành doanh nghiệp có sức mạnh
trên thị trường có thể dẫn đến thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh. Ví dụ: Năm
2015 Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Phương Nam chính thức sáp nhập vào
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). *
Hợp nhất doanh nghiệp
“Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ
tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh
nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh
nghiệp bị hợp nhất”.
Như vậy, sau khi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp bị hợp
nhất chấm dứt tồn tại, doanh nghiệp hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp
pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các
nghĩa vụ tài sản khác của các doanh nghiệp bị hợp nhất. Ví dụ: Cuối năm 2011, ngân
hàng nhà nước chính thức chấp thuận sự hợp nhất tự nguyện của ba ngân hàng thương
mại cổ phần (TMCP), là Ngân hàng TMCP Đệ nhất (FicomBank), ngân hàng TMCP
3 Điều 29, Luật Cạnh tranh 2018 3 lOMoARc PSD|17327243
Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hợp nhất
thành ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). *
Mua lại doanh nghiệp
“Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua
toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi
phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.
Về bản
chất, việc mua lại không phải là quá trình thống nhất về tổ chức giữa doanh nghiệp
mua lại và doanh nghiệp bị mua lại. Ví dụ: Quý II năm 2016, Central Group – Tập
đoàn đến từ Thái Lan đã đầu tư 1,14 tỷ USD để sở hữu Big C Việt Nam. *
Liên doanh giữa các doanh nghiệp
“Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng
nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình
thành một doanh nghiệp mới”.
Chỉ khi các nhà đầu tư góp vốn để thành lập một
doanh nghiệp chung (doanh nghiệp liên doanh) nhằm thực hiện các chức năng của
một chủ thể kinh tế độc lập mới được coi là TTKT. *
Các hình thức TTKT khác theo quy định của pháp luật 4:
Đây là các hình thức TTKT khác không bao gồm bốn hình thức đã liệt kê ở trên.
II. Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát tập trung kinh tế: 1.
Quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát tập trung kinhtế:
1.1. Các trường hợp TTKT phải thông báo trước khi thực hiện:
a, Ngưỡng thông báo TTKT:
4 Điểm đ, Khoản 1 điều 29, luật cạnh tranh 2018 lOMoARc PSD|17327243
Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào một trong các
tiêu chí sau đây: Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia
tập trung kinh tế; Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham
gia tập trung kinh tế; Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế; Thị phần kết hợp trên
thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế 5.

Pháp luật cạnh tranh kiểm soát tập trung kinh tế bằng cách yêu cầu các bên
tham gia tập trung kinh tế phải thông báo về việc này khi các doanh nghiệp tham gia
tập trung kinh tế đạt đến "ngưỡng" nhất định mà ở "ngưỡng" này nếu để các doanh
nghiệp hoàn thành việc tập trung kinh tế có thể tác động đến thị trường, làm biến đổi
cơ cấu kinh tế, gây ra những tác động tiêu cực, hạn chế cạnh tranh...
Ngưỡng cụ thể phải thông báo được quy định tại điều 13, Nghị định 35/2020/NĐCP
hướng dẫn Luật Cạnh tranh 20186.
So với Luật Cạnh tranh 2004 chỉ căn cứ vào duy nhất tiêu chí là mức thị phần
thì Luật 2018 đã bổ sung thêm 3 tiêu chí mới theo hướng mở rộng (kiểm soát cả
TTKT theo chiều dọc và hỗn hợp chứ không chỉ kiểm soát TTKT theo chiều ngang
như trước) và có tính định lượng cụ thể. Các tiêu chí này hướng đến các doanh nghiệp
có sức mạnh tài chính và sức mạnh thị trường chứ không chỉ căn cứ vào doanh thu,
giá trị tài sản của doanh nghiệp với ngành nghề tham gia TTKT như luật cũ.
b, Thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế:
* Thủ tục thông báo TTKT: Trình tự xem xét một vụ TTKT ở Việt Nam theo
quy định của Luật Cạnh tranh bao gồm các bước:
- Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo TTKT 7: Các doanh nghiệp
thuộc diện thông báo TTKT theo điều 33 luật Cạnh tranh nộp hồ sơ thông báo
TTKT đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (UBCTQG) trước khi tiến hành TTKT.
5 Khoản 2, điều 33, luật cạnh tranh 2018
6 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kiểm soát tập trung kinh tế : luận văn thạc sĩ luật học / Lê Vũ Quỳnh Trang
7 Điều 34, Luật Cạnh tranh 2018 5 lOMoARc PSD|17327243
Nội dung các giấy tờ trong hồ sơ được quy định tại khoản 1, điều 34, luật Cạnh
tranh. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ.
- Bước 2: Thẩm định sơ bộ việc TTKT8:
UBCTQG có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế. Trong
thời hạn 07 ngày làm việc từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo TTKT, UBCTQG có
trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
UBCTQG có trách nhiệm thẩm định sơ bộ việc TTKT. Nội dung thẩm định
sơ bộ gồm: Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia TTKT trên thị trường
liên quan; Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi TTKT; Mối
quan hệ của các doanh nghiệp tham gia TTKT trong sản xuất, phân phối, cung ứng
đối với hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh
nghiệp tham gia TTKT là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau.
Trong thời hạn 30
ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo TTKT đầy đủ, hợp lệ, UBCTQG phải ra
thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc TTKT về một trong các nội dung: TTKT được
thực hiện; TTKT phải thẩm định chính thức
.
- Bước 3: Thẩm định chính thức việc TTKT:
UBCTQG thẩm định chính thức việc TTKT trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày
ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ. Nội dung thẩm định chính thức bao gồm: Đánh
giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của
việc TTKT và các biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh; Đánh giá tác
động tích cực của việc TTKT và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc
TTKT; Đánh giá tổng hợp khả năng tác động hạn chế cạnh tranh và khả năng tác
động tích cực của TTKT để làm cơ sở xem xét, quyết định về việc TTKT.
- Bước 4: Ra quyết định về việc TTKT: Sau khi kết thúc thẩm định chính
thức việc tập trung kinh tế, căn cứ vào nội dung thẩm định chính thức, UBCTQG
8 Điều 35, 36, Luật cạnh tranh 2018 lOMoARc PSD|17327243
ra quyết định về một trong các nội dung sau đây: TTKT được thực hiện; TTKT
có điều kiện; TTKT thuộc trường hợp bị cấm. Quyết định về việc TTKT phải
được gửi đến các doanh nghiệp tham gia TTKT trong 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Các doanh nghiệp chỉ được phép tiến hành TTKT sau khi có quyết định của
UBCTQG về việc TTKT được thực hiện hoặc kết thúc thời hạn thẩm định sơ bộ mà
không có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ.
1.2. Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm:
Việc TTKT ở nước ta không bị ngăn cấm hoàn toàn mà chỉ khi doanh nghiệp
thực hiện TTKT gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một
cách đáng kể trên thị trường Việt Nam9
thì hành vi TTKT đó mới bị cấm. UBCTQG
đánh giá tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng
kể trên thị trường thông qua một trong các hoặc kết hợp các yếu tố tại khoản 1, điều 31, Luật Cạnh tranh 2018.
Các trường hợp trên được hưởng miễn trừ nếu đáp ứng một trong các điều kiện
quy định tại điều 32 của Luật Cạnh tranh 2018, đó là: Tác động tích cực đến việc
phát triển của ngành, lĩnh vực và khoa học, công nghệ theo chiến lược, quy hoạch
của Nhà nước; Tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tăng
cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế
.
Mục đích của việc cấm TTKT trong các trường hợp trên là nhằm ngăn cản việc
hình thành một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh và sẽ lạm dụng vị trí thống lĩnh này
gây hậu quả lớn đối với nền kinh tế. Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam kiểm soát và
cấm TTKT theo hướng hạn chế những tác động tiêu cực của TTKT đến thị trường
bởi vì ngay sau khi TTKT được thực hiện, cơ cấu thị trường thay đổi, các doanh
nghiệp còn lại chỉ chiếm tỉ lệ thị phần nhỏ trên thị trường liên quan.
9 Đều 30, Luật Cạnh tranh 2018 7 lOMoARc PSD|17327243
1.3. Xử lí các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế:
Theo điều 44, Luật Cạnh tranh 2018 thì các hành vi vi phạm quy định về TTKT
gồm: Doanh nghiệp không thông báo TTKT; Doanh nghiệp thực hiện TTKT khi chưa
có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của UBCTQG; Doanh nghiệp thuộc trường
hợp phải thẩm định chính thức việc TTKT mà thực hiện việc TTKT khi UBCTQG
chưa ra quyết định; Doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều
kiện được thể hiện trong quyết định về TTKT; Doanh nghiệp thực hiện TTKT; Doanh
nghiệp thực hiện TTKT bị cấm.
Các hình thức và mức độ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về TTKT được
quy định tại khoản 4, điều 113, Luật Cạnh tranh 2018, bao gồm: Phạt cảnh cáo; Phạt
tiền quy định tại khoản 2 Điều 111 của Luật này; Áp dụng biện pháp quy định tại
điểm b, điểm c khoản 3 và các điểm a, c, d, e khoản 4 Điều 110 của Luật này; Yêu
cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a
khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 110 của Luật này.
Chủ tịch UBCTQG có thẩm quyền
áp dụng các biện pháp trên.
Thủ tục xử lý vi phạm pháp luật về TTKT phải tuân theo trình tự thủ tục trong
tố tụng cạnh tranh. Trình tự tố tụng cạnh tranh (vụ việc về TTKT) ở Việt Nam như
sau: Bước 1: Khiếu nại về vụ việc cạnh tranh. Bước 2: Thụ lý hồ sơ khiếu nại. Bước
3
: Điều tra vụ việc cạnh tranh: Điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh được tiến hành theo
quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh. Bước 4: Mở phiên điều trần.
2. Một số tồn tại trong quy định pháp luật cạnh tranh về TTKT:
Thứ nhất, quy trình thông báo TTKT vẫn còn chưa hoàn thiện hoàn toàn.
Thứ hai, thiếu quy định về các biện pháp khôi phục cạnh tranh trong TTKT.
3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật cạnh tranh và nâng
caohiệu quả kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam lOMoARc PSD|17327243
Thứ nhất, cần hoàn thiện quy trình thông báo TTKT. Để hoàn thiện quy trình
này, cần sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật theo hướng tập trung làm rõ những nội
dung: Phải làm rõ yêu cầu cơ bản về nội dung của các tài liệu có trong hồ sơ thông
báo, đặc biệt là các thông tin về sản phẩm mà các doanh nghiệp tham gia TTKT kinh
doanh, các thông tin trong Báo cáo về thị phần của các doanh nghiệp; Cần có cơ chế
hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục thông báo TTKT; Cần làm rõ nội
dung thẩm tra của cơ quan quản lý cạnh tranh đối với hồ sơ thông báo TTKT.
Thứ hai, cần có văn bản bổ sung, hướng dẫn về các biện pháp khôi phục cạnh
tranh trong TTKT. Việc kiểm soát bằng việc cấm hay xử phạt vẫn còn mang tính
cứng nhắc và chưa triệt để xử lí, khắc phục hoàn toàn hậu quả của các hành vi vi
phạm này, vì vậy, cần nghiên cứu thêm về các biện pháp để phục hồi cạnh tranh do
hành vi TTKT bị cấm gây ra để đảm bảo môi trường cạnh tranh cho các chủ thể. III.
Thực trạng kiểm soát TTKT theo Luật Cạnh tranh 201810:
Theo Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công thương, từ khi thực hiện Luật Cạnh tranh sửa
đổi (năm 2018) đến nay, các cơ quan đã tiếp nhận và xử lý 125 hồ sơ thông báo tập
trung kinh tế với tổng số 258 doanh nghiệp. Trong đó, số lượng doanh nghiệp nước
ngoài là 131 (chiếm 51%) và số lượng doanh nghiệp Việt Nam là 127 (chiếm 49%).
Trong số 125 giao dịch được thông báo, có 100 giao dịch thực hiện dưới hình
thức mua lại, 11 giao dịch dưới hình thức liên doanh và 14 giao dịch dưới hình thức
sáp nhập. Các giao dịch theo chiều ngang (giữa các doanh nghiệp hoạt động trên
cùng thị trường liên quan) là phổ biến nhất, chiếm 56% tồng số giao dịch TTKT. C. KẾT LUẬN
Tập trung kinh tế có những tác động tích cực đến nền kinh tế nhưng cũng là
nguy cơ hình thành độc quyền, triệt tiêu cạnh tranh. Vì vậy, Nhà nước cần quan tâm,
10 Theo: Thời báo Tài chính Việt Nam – năm 2021 9 lOMoARc PSD|17327243
hoàn thiện các văn bản pháp lý để tạo nên một khung pháp lý vững chắc và đầy đủ
làm công cụ hữu hiệu để thực hiện quản lý về TTKT, bảo vệ nền kinh tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật Cạnh tranh 2018 và 2004
- Nghị định 35/2020/NĐ-CP
- Giáo trình Luật Cạnh tranh – ĐH Luật Hà Nội
- Thời báo tài chính Việt Nam năm 2021: Thực trạng kiểm soát tập trung kinh
tế ở nước ta từ khi Luật Cạnh tranh 2018 có hiệu lực thi hành
- Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kiểm soát tập trung kinh tế : luận văn thạc
sĩ luật học / Lê Vũ Quỳnh Trang ; TS. Nguyễn Thị Vân Anh hướng dẫn
- Một số vấn đề về thẩm quyền và cơ chế xét miễn trừ đối với tập trung kinh tế
bị cấm theo quy định của pháp luật cạnh tranh / Trần Thị Thu Phương // Luật
học. Số 12/2013, tr. 25 - 32.
- Pháp luật cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát tập trung kinh tế đối với hoạt
động M&A trong giai đoạn hiện nay : luận văn thạc sĩ Luật học / Lê Văn Thắng
; PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Anh hướng dẫn
- Tập trung kinh tế dưới góc độ của luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004 / Trần
Thị Bảo Ánh // Luật học. Số 11/2007, tr. 3 - 8.