-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích Tiếng đàn mưa lớp 9. | Văn mẫu lớp 9
“Đó thực sự là một thể thơ đặc sắc mà người Việt đã sáng tạo nên để có thể gửi gắm vào trong đó tâm hồn sâu lắng của mình” - đây là lời nhận định của một nhà phê bình nổi tiếng về thể thơ song thất lục bát. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Phân tích Tiếng đàn mưa lớp 9
1. Phân tích bài thơ Tiếng đàn mưa
“Đó thực sự là một thể thơ đặc sắc mà người Việt đã sáng tạo nên để có thể gửi gắm vào
trong đó tâm hồn sâu lắng của mình” - đây là lời nhận định của một nhà phê bình nổi tiếng
về thể thơ song thất lục bát. Quả thực như vậy, thể thơ này được tạo ra bởi người Việt nhằm
biến nó trở thành con thuyền chuyên chở những cung bậc cảm xúc của tâm hồn con người.
Điều đó có thể cảm nhận rõ nét qua từng áng thơ song thất lục bát. Và khi nhắc đến những
áng thơ ấy, chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm “Tiếng đàn mưa” của Bích Khuê.
Ở ba khổ thơ đầu, nhà thơ Bích Khuê đã tập trung phác thảo, khắc họa nên một bức tranh
thiên nhiên vào chiều mưa xuân với những nét đẹp đặc trưng, tiêu biểu. Với các hình ảnh
“thềm lan”, “mưa xuân”, “hoa xuân”, nhà thơ bước đầu phác họa những nét đẹp mỏng
manh, mềm mại và trữ tình cho bức tranh của mình. Cũng bởi vậy mà định hình được chất
thơ cho bức tranh ấy. Chỉ trong ba khổ thơ với mười hai dòng thơ, tác giả đã lặp đi lặp lại rất
nhiều từ ngữ bằng phép điệp từ. Đó là các hình ảnh “mưa”, “mưa hoa”, “mưa xuống, “mưa
rơi”, “bóng”. Chúng xuất hiện nhiều lần, với suất khá dày và đều, tựa như những hạt mưa
xuân nhỏ bé nhưng rơi đều đều trong khắp không trung. Cơn mưa ấy kéo dài mãi, dai dẳng
không dứt, khiến cảnh vật mờ ảo đi trong màn mưa, tăng thêm vẻ thơ mộng, trữ tình. Một
nét đặc sắc thú vị ẩn chứa dụng ý nghệ thuật của nhà thơ, chính là đặc điểm chung của
những hình ảnh được điệp lại. Chúng đều xuất hiện theo chiều hướng đi xuống, chìm dần
xuống. Từ những giọt mưa, cánh hoa rơi lả tả từ trên cao xuống, cho đến ánh sáng của ngày
dài cũng nhạt và mờ phai dần, nhường chỗ cho ánh chiều tà. Tất cả phối hợp ăn ý với nhau,
phủ lên bức tranh thiên nhiên một vẻ buồn hiu hắt, cô quạnh, ảm đạm. Nét buồn đó không
nặng nề mà man mác, dung hòa làm một với cỏ cây, đất trời. Xuyên suốt ba khổ thơ đầu,
Bích Khuê đã dẫn người đọc tới chiêm ngưỡng một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong
cơn mưa với vẻ đẹp đậm chất thơ nhưng đượm buồn. Nét buồn ấy theo sự chùng xuống của
ánh chiều tà ngày càng đậm màu và sâu sắc hơn bao giờ hết. Từ đó, trở thành phông nền để
làm nổi bật lên những tâm tư, tình cảm của người khách tha hương ở khổ thơ cuối.
Rơi hoa kết mưa còn rả rích
Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương
Bóng dương với khách tha hương
Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi
Người khách tha hương ấy ngắm cảnh chiều mưa xuân mà dường như có mưa ở trong lòng.
Tác giả đã rất tinh tế khi kết hợp động từ “còn” với từ láy “rả rích” để diễn tả âm thanh sống
động của cơn mưa kéo dài mài, kéo dài mãi không dứt. Đó không chỉ là cơn mưa của đất
trời mà còn là cơn mưa trong trái tim nhân vật trữ tình. Cơn mưa ấy chính là “muôn hàng lệ
rơi” của thế giới nội tâm một người phải rời xa quê hương yêu dấu, sống lang bạt nơi xứ
người. Kết hợp với biện pháp tu từ điệp vòng hình ảnh “bóng dương”, nhà thơ bắc cầu cho
hai dòng thơ nối liền lại với nhau, khiến câu thơ như dài ra, để có thể chở hết những sầu
muộn, ưu tư dùng dằng, da diết của nhân vật. Sự triền miên của cơn mưa ngoài trời và cả
cơn mưa trong lòng ấy chính là minh chứng rõ nét nhất cho tình yêu quê hương của người
khách tha hương. Kết hợp với bối cảnh sáng tác của bài thơ “Tiếng đàn mưa”, chúng ta có
thể hiểu được sâu sắc hơn về những cảm xúc đó. Bởi lúc bấy giờ, đất nước ta đang phải
sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, không còn là một đất nước hình chữ S toàn vẹn,
không phải là một đất nước độc lập. Bởi vậy, mà tác giả cũng chính là nhân vật trữ tình đã
phải luôn mơ, luôn nhớ, luôn khát khao về quê hương Việt Nam của trước kia. Đó phải là
một đất nước thống nhất, độc lập, thuộc về nhân dân ta. Chính vì vậy, mà nỗi nhớ quê
hương của ông cứ da diết mãi không thể nào lấp đầy được. Và cơn mưa rả rích trong lòng
ông cũng mãi chưa biết ngày nào tạnh.
Có thể nói rằng, bài thơ “Tiếng đàn mưa” là một áng thơ chất chứa những tình cảm sâu sắc,
tha thiết và sâu nặng của một người lữ khách tha hương trong buổi chiều tà ngày mưa xuân.
Những tình cảm ấy được khắc họa một cách ý nhị, nhẹ nhàng, tinh tế nhưng vẫn vô cùng
sâu lắng và nồng đượm. Sự thành công đó, một phần không hề nhỏ chính nhờ vào đặc trưng
của thể thơ thất ngôn bát cú mà tác giả lựa chọn. Đặc biệt, nhà thơ đã khéo léo lồng ghép
những hình ảnh điệp từ, điệp vần, điệp cấu trúc trong xuyên suốt toàn bài thơ một cách tinh
tế, từ đó giúp tạo nên âm hưởng tiếng mưa rơi đều đều cho người đọc. Từ đó góp phần biểu
đạt nội dung, bối cảnh thiên nhiên nhằm làm bật lên những cảm xúc của nhân vật trữ tình.