-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích tình cảm bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa (7 mẫu) | Văn mẫu lớp 7 Cánh diều
Xuân Quỳnh là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Tác phẩm Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 7.
Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ (CD) 20 tài liệu
Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Phân tích tình cảm bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa (7 mẫu) | Văn mẫu lớp 7 Cánh diều
Xuân Quỳnh là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Tác phẩm Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 7.
Chủ đề: Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ (CD) 20 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 7
Preview text:
Văn mẫu lớp 7
Phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa
Phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa - Mẫu 1
Trên đời này, tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, lớn lao và dạt
dào nhất. Đó có thể là sự chở che trong trầm lặng mà mạnh mẽ của cha, là
những dịu dàng và ân cần quan tâm của mẹ, và còn là vô vàn bao dung hay
cưng chiều từ ông bà. Tuổi thơ của chúng ta cũng nhờ có ông, có bà mà trở nên
êm đềm và nhiều kỉ niệm.
Bà - một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh
người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân
đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa
cháu nghịch ngợm... Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ
“Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu
sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.
Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà
cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường
hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…
cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với
bao kỉ niệm cảm động lại tràn về:
“Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi
nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm
giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ
ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt
mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương
thắm thiết của người lính trẻ.
Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời
thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân
thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:
“Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!”
Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi
đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:
“Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp”
Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để
cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu:
“Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt”
Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề
chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi
chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà
chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt
trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình
cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người
chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp.
Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê
mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài
thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của
mình. “Tiếng gà trưa" thực là một bài thơ hay.
Phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa - Mẫu 2
Tình bà cháu là một thứ tình cảm gần gũi, tự nhiên và vô cùng thiêng liêng sâu
sắc. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã có một bài thơ thật hay khi viết về đề tài giản dị
mà gợi bao niềm xúc động này. Đó là bài thơ “Tiếng gà trưa”.
Nhân vật trữ tình của bài thơ là người chiến sĩ trẻ tuổi. Theo tiếng gọi của Tổ
quốc anh đã tạm cất đi sách vở để lên đường chống Mỹ. Bao trùm bài thơ là nỗi
nhớ bà, nhớ quê cồn cào, da diết của anh. Và những kỉ niệm êm đẹp tuổi thơ,
tình bà cháu sâu nặng đã làm sâu sắc hơn tình cảm đối với gia đình, quê hương, non sông đất nước.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh của người chiến sĩ dừng chân nghỉ lại ở một xóm
nhỏ bên đường khi đang hành quân và bất giác tiếng gà trưa vang lên làm sống
dậy những kỉ niệm thuở ấu thơ:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Chỉ từ một tiếng gà bất chợt nghe được lúc đang dừng chân bên xóm nhỏ, giữa
buổi trưa nóng nực của mùa hè đã gợi dậy về những kỉ niệm trong quá khứ. Chỉ
một tiếng gà trưa quen thuộc ấy thôi không những làm cho cái nắng hè xao
động, bàn chân đỡ mỏi sau chuyến băng rừng, gợi dậy bao khát vọng tuổi thơ
mà bên cạnh đó còn làm xao động lòng người. Bằng điệp từ “nghe” được nhắc
lại nhiều lần đoạn thơ đã làm tăng lên gấp bội tình cảm nồng nàn đối với quê
hương, điều đó thể hiện sự rung cảm vô bờ trong tâm hồn người chiến sĩ.
Tuổi thơ của người lính xa cũng xao động những tiếng gà đáng yêu đáng mến: “Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng…”
Làm sao có thể quên được hình ảnh quen thuộc của “Ổ rơm hồng những trứng”,
của mấy chị mái mơ, mái vàng khoác trên mình chiếc áo xinh xắn, rực rỡ, tươi
đẹp. Làm sao có thế quên được hình ảnh người bà kính yêu đã một đời tần tảo,
chắt chiu vì con vì cháu. Thương biết mấy, hồn nhiên biết mấy cái cảnh đứa
cháu nhìn trộm gà đẻ bị bà mắng: “Gà đẻ mà mày nhìn, rồi sau này lang mặt”.
Bị bà mắng, cháu không khóc mà lại có những hành động thật đáng yêu: “Cháu
về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Giờ đây, người cháu ước ao trở về thời
thơ ấu để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy hình bóng bà khum
tay soi trứng, chắt chiu, gìn giữ từng quả trứng hồng, những mầm hy vọng nhỏ
để sẽ có được một đàn gà con đông đúc:
“Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến Bà lo đàn gà toi…
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Suốt một cuộc đời làm lụng vất vả, biết bao lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ cho
bản thân, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà lo cho đàn gà, mong nó không bị
dịch bệnh để mỗi mùa đông tới: “Cháu được quần áo mới”. Mong ước của đứa
cháu được “cái quần chéo go” hay “cái áo cánh trúc bâu” còn mới hồ sột soạt và
thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu thương cháu. Hạnh
phúc gia đình giản dị, đầm ấm rất đỗi thiêng liêng với bao khát vọng tuổi thơ,
dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa: “Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Giờ đây, khi đã cầm chắc cây súng nơi biên cương nhưng hình ảnh ấn tượng ấy
vẫn luôn luôn trĩu nặng trong tâm hồn, trong cả những ước mơ và hoài bão. Đối
với người chiến sĩ, đó là quê hương. “Tiếng gà trưa” là tất cả, là hạnh phúc, là
muôn vàn yêu thương. Chính chúng đã thắp sáng tâm hồn anh bộ đội Cụ Hồ, đã
nâng anh đến khung trời đẹp đẽ với ổ trứng hồng xinh xinh.
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà: “Cục tác”
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu gửi về người bà kính
yêu ở hậu phương. Trải qua sau bao nhiêu thử thách, giờ đây anh mong ước,
những ước muốn thật bình dị. Chinh chiến nơi xa xôi, trái tim anh luôn hướng
về với tiếng gọi quê hương, hằng mong có sức khỏe và nghị lực chiến đấu vì
hạnh phúc em thơ. Vì người bà yêu dấu, vì xóm giềng, hơn cả là vì tiếng gà gần
gũi yêu thương. Điệp từ “vì” đã được sử dụng tài tình khiến mục đích chiến đấu
đó lại càng trở nên cao cả, thiêng liêng hạ thường.
Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ nên rất linh hoạt trong việc giúp nhân vật trữ
tình chia sẻ những tâm sự, suy nghĩ về tuổi thơ, về người bà yêu dấu. Đặc biệt,
câu thơ ba tiếng “Tiếng gà trưa” được lặp đi lặp lại nhiều lần như mô phỏng
tiếng gà “ò…ó… o… ” như điệp khúc bất tử, cảm động về tuổi thơ say mê đầy thương mến.
Với người chiến sĩ trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, tình yêu bà và nỗi
nhớ tuổi thơ đã khơi nguồn cho tình yêu đất nước thiêng liêng, sâu lắng.
Phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa - Mẫu 3
Tình bà cháu luôn là thứ tình cảm thiêng liêng mà siết bao gần gũi, ấm áp. Hình
ảnh của bà luôn gắn liền với những kí ức tuổi thơ rất đỗi hồn nhiên, trong sáng.
Đến với “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, ta sẽ bắt gặp một tình bà cháu bình dị
mà cũng vô cùng cảm động như thế.
Dòng cảm xúc về bà được đánh thức và khơi dậy trong tâm hồn tác giả từ một
âm thanh hết sức quen thuộc của đời sống - “tiếng gà trưa”. Đây cũng chính là
thi tứ dẫn dắt toàn bộ tác phẩm:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Âm thanh bình dị của làng quê dội vào tâm tưởng của người lính trên đường
hành quân đã làm bao kỉ niệm tuổi thơ trong anh trỗi dậy. Điệp từ “nghe” được
nhắc lại ba lần đã thể hiện sự xúc động, nghẹn ngào của người lính. “Nghe” ở
đây không chỉ là nghe bằng thính giác mà là bằng tất cả tâm hồn, tất cả tình yêu
thương về người bà kính yêu. Bà luôn dành cho cháu biết bao tình yêu thương
cùng sự quan tâm, lo lắng: “Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng:
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng”
Lời bà mắng yêu sao mà ấm áp và gần gũi. Người cháu ngây thơ tưởng lời bà là
thật, về lấy gương soi mà lòng lo lắng. Kỉ niệm rất đỗi bình dị, đời thường
nhưng cũng không kém phần sâu sắc. Đọc câu thơ, ta còn như nghe thấp thoáng
lời bà của mình vẫn dặn con cháu ngày nào.
Tình bà cháu sâu nặng thắm thiết được hiện lên qua hình ảnh người bà luôn lo toan, tảo tần sớm mai: “Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp”
Ta như hình dung được bà dành biết bao sự công phu, tỉ mỉ trong việc lựa từng
quả trứng cho con gà mái ấp. Đó là cả sự chắt chiu của bà trong cảnh nghèo để
dành trọn vẹn tình yêu thương cho các cháu. Yêu cháu, bà luôn muốn hy sinh tất
cả để cháu có được những điều tốt đẹp nhất:
“Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt”
Nỗi lo lắng của bà cho đàn gà mỗi khi gió mùa về suy cho cùng cũng là vì hạnh
phúc trẻ thơ. Bà mong trời đừng sương muối để đến cuối năm bán gà cháu có
được bộ quần áo mới. Sự vất vả, hy sinh và lam lũ của bà là để đổi lại niềm vui,
tiếng cười của cháu. Cái quần chéo go thì ống rộng dài quét đất, cái áo cánh
chúc bâu thì đi qua nghe sột soạt. Bộ quần áo ấy dẫu không vừa vặn nhưng nó
chứa đựng tất cả tình yêu thương và chắt chiu, dành dụm của bà. Hiểu được
điều đó, người cháu nhắc lại những kỉ niệm tuổi thơ cùng với một niềm kính
yêu, trân trọng vô bờ dành cho bà.
Tình bà cháu càng thiêng liêng, cao cả hơn khi nó gắn với tình yêu Tổ quốc:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Người chiến sĩ lên đường ra mặt trận không chỉ vì tình yêu Tổ quốc mà còn xuất
phát từ một nguyên nhân hết sức bình dị. Đó là vì bà, vì xóm làng thân thuộc -
nơi có tiếng gà cục tác và ổ trứng hồng tuổi thơ.
Tình bà cháu giản dị, gần gũi mà ấm áp, thiêng liêng chính là nguồn cảm hứng
xuyên suốt toàn bài thơ, điều làm nên giá trị của tác phẩm. Thành công của bài
thơ còn nằm ở chỗ nó đã đánh thức những tình cảm cao đẹp với người thân yêu
luôn thường trực trong mỗi chúng ta.
Phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa - Mẫu 4
Đề tài về người bà, người mẹ dường như đã quá quen thuộc trong thơ ca, nhất là
thơ ca kháng chiến. Những người bà, người mẹ ấy hiện lên dung dị mà cao lớn
vĩ đại với một tình cảm bao la. Hiểu được điều đó, Xuân Quỳnh viết bài thơ
“Tiếng gà trưa” về người bà kính yêu của mình. Đọc bài thơ, người đọc không
khỏi xúc động trước tình cảm bà cháu mộc mạc mà đậm đà.
Hình ảnh bà trong kí ức Xuân Quỳnh dường như gắn liền với kỉ niệm về tiếng
gà trưa vô cùng đậm nét, nên khi nghe tiếng gà “cục ta cục tác” vọng ra từ một
khu xóm nhỏ trên con đường hành quân, bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ bên người bà kính yêu đã ùa về:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Tuổi thơ ấy là tuổi thơ tươi đẹp bên bà, bên “ổ trứng hồng của tuổi thơ”, một
tuổi thơ êm đềm, hồng tươi trong sự bảo bọc của bà. Trong không gian ký ức xa
xăm nhuốm màu tươi tắn ấy, bà của Xuân Quỳnh hiện lên thật mộc mạc, giản dị qua tiếng mắng yêu:
“- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!”
Hình ảnh bà không hề xa lạ, lí tưởng hóa mà vô cùng thân thuộc, giản dị. Cả bài
thơ cũng không hề có một cử chỉ, suy nghĩ. Lời nói trực tiếp nào thể hiện tình
yêu thương của bà dành cho cháu nhưng qua sự tảo tần chăm đàn gà hàng ngày
của bà mà người đọc thấm thía biết bao tấm lòng của người bà: “Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu Cho con gà mái ấp
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối”
Đối với những người dân quê nghèo, đàn gà là một tài sản tuy không lớn nhưng
cũng gánh một phần nào những lo toan trong gia đình và nên mất đàn gà cũng là
một mất mát không hề nhỏ. Đặc biệt là đối với người bà trong bài thơ, đó còn là
một chút niềm vui tuổi thơ của đứa cháu nhỏ:
“Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt”
Mọi sự lo toan, vất vả của bà dành cho đàn gà cũng chỉ để đổi lấy cho cháu bộ
quần áo mới cuối năm với “cái quần chéo go, cái áo trúc bâu” để cháu có cái tết
hạnh phúc. Món quà tuy nhỏ nhưng chứa đựng không biết bao nhiêu mồ hôi
công sức cũng như tình yêu thương vô bờ của bà.
Biết được tình cảm ấy, người cháu không khỏi cảm động và yêu thương biết bao
người bà của mình để khi nhớ về những kỉ niệm bên bà, nhớ về sự tần tảo sớm
hôm của bà, nhớ về tình yêu thương của bà, Xuân Quỳnh dâng lên một lòng quyết tâm sâu sắc:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Hình ảnh người bà bé nhỏ nhưng đã được nâng lên ngang tầm với tổ quốc lớn
lao. Phải chăng tình yêu tổ quốc của tác giả là bắt nguồn từ chính tình yêu với
làng xóm, tình yêu với bà. Lòng quyết tâm đánh đuổi quân giặc là bởi sự thúc
giục của những tình cảm hết sức bình dị mà lớn lao ấy.
Bài thơ là tình cảm bà cháu hết sức chân thành, giản dị mà không kém phần lớn
lao. Chính những tình cảm giản dị ấy đã kết tinh lên thành tình yêu tổ quốc của
biết bao nhiêu thế hệ, là động lực cho mỗi bước chân nhà thơ trên con đường
hành quân dài còn nhiều gian lao thử thách.
Phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa - Mẫu 5
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng. Trong số những tác phẩm
của chị, bài thơ “Tiếng gà trưa” khá tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Quỳnh.
Bài thơ đã thể hiện một cách thật nhẹ nhàng và sâu lắng về tình cảm bà cháu
của một cô thanh niên đi du kích đã nhớ tới người bà của mình khi đang trên đường đi hành quân:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục cục tác cục ta”
Mở đầu bài thơ là hoàn cảnh của nhà thơ khi sáng tác “tiếng gà trưa”. Với
những sự gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu thắm
thiết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng rất chung của những người lính trẻ vừa mới bước
qua được ngưỡng cửa của tuổi học trò mà đã phải buông cây bút cùng những
trang sách để bắt đầu một cuộc sống cầm súng lên bảo vệ quê hương đất nước.
Nỗi nhớ nhà ấy không hề xa vời mà được thể hiện một cách vô cùng cụ thể,
giản dị. Đó chính là tiếng gà gáy trưa khi người lính trẻ đang dừng chân bên
xóm nhỏ đã làm dậy lên cả một miền thương nhớ, làm xao xuyến tấm lòng của
những người con người cháu đang mong ngóng được trở về với quê hương:
“Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Điệp từ “nghe” được nhắc lại liên tiếp tới ba lần như thể hiện nỗi nhớ nhà tha
thiết, nồng cháy. Và để rồi, quê nhà đã được hiện lên một cách rõ nét qua tâm
tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ của người nữ chiến sĩ. “Tiếng gà trưa” làm cho
cô gái nhớ ngay tới “ổ rơm hồng những trứng” với những chú gà mái mơ, mái
vàng bên những ổ trứng hồng đẹp đẽ.
Những cô gà mái mơ, gà mái vàng cũng chính là những kỉ niệm đã đánh thức
những kí ức về người bà thân yêu của tác giả. Đó chính là những kỉ niệm về
những lần người cháu tò mò xem trộm những quả trứng gà và bị bà mắng yêu:
“- Gà đẻ mà mày nhìn/Rồi sau này lang mặt!”. Bà dành dụm từng quả để cuối
năm đem bán trứng lấy tiền mua những bộ quần áo mới cho người cháu của
mình với biết bao nhiêu niềm mong mỏi:
“Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Điều đó gửi gắm tình cảm dành cho người cháu của mình với biết bao nhiêu
tình thương yêu và lo lắng, săn sóc cho cháu từng chút một. Chính điều đó đã
tạo nên những hạnh phúc cho người cháu trong những năm tháng của tuổi thơ
nghèo khó. Tất cả những kỉ niệm ấy đã được nhà thơ miêu tả một cách nhẹ
nhàng và cũng đầy tài tình biết bao.
“Ôi cái quần chéo co
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt”
Chỉ những câu thơ đơn giản ấy nhưng lại như đi sâu vào trong tâm tư của người
đọc một cách tự nhiên nhất mà không phải ai cũng có thể làm được. “Tiếng gà trưa
Mang bao niềm hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Những hình ảnh của tuổi thơ như lần lượt hiện về, những điều đó đã làm cho
người cháu càng cảm thấy yêu quê hương đất nước của mình hơn. Và nhờ có đó
chúng ta mới có thể hiểu được, bảo vệ quê hương đất nước cũng chính là bảo vệ
những tình cảm và những hình ảnh đẹp của quê hương mình, của những người
thân yêu của mình.. Điều đó như càng giúp chúng ta cố gắng chiến đấu, tiến lên về phía trước.
Nhờ có những câu thơ nhẹ nhàng mà mang nặng những tình cảm bà cháu mà
bài thơ đã trở thành một trong nhưng bài thơ hay nhất về tình bà cháu trong thời
kì kháng chiến cứu nước. Những hình ảnh của người bà như còn đọng lại mãi
trong lòng của những người đọc không chỉ hôm nay mà còn mai sau.
Phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa - Mẫu 6
Xuân Quỳnh là một trong nữ thi sĩ tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam. Bài
thơ “Tiếng gà trưa” của chị đã khắc họa tình cảm bà cháu hiện lên đầy chân thành, sâu sắc.
Người cháu đang trên đường hành quân, nhìn thấy xóm làng liền ghé vào nghỉ
ngơi. Bỗng nhiên cháu nghe thấy tiếng gà trưa - thứ âm thanh quen thuộc trong
ký ức tuổi thơ. Từ đó những kỉ niệm về người bà, cùng với tuổi thơ sống bên bà cứ thế ùa về:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Những ngày tháng sống bên bà tuy vất vả, nhưng lại thật hạnh phúc vì có tình yêu thương của bà: “Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng”
Kỉ niệm cháu nhớ nhất là khi tò mò xem gà đẻ trứng, bị bà mắng. Lời mắng của
bà đã khiến cho đứa cháu tin là thật. Lời mắng của bà thể hiện sự quan tâm lo
lắng dành cho đứa cháu thơ ngây thơ.
Rồi cả những chắt chiu, dành dụm của bà với mong muốn cho đứa cháu của
mình có một cuộc sống đầy đủ, ấm no: “Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp”
Đôi bàn tay đã lao động cả một cuộc đời nâng niu từng quả trứng cho con gà
mái ấp. Đó chính là nguồn sống để bà bán đi, cuối năm có tiền mua quần áo mới
cho cháu. Bà hiện lên với vẻ đẹp của đức hy sinh - một phẩm chất tiêu biểu của
con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời của bà đã vất vả lo cho
con, cho cháu mà chẳng hề nghĩ tới bản thân.
Nhớ về bà với những kỉ niệm đẹp đẽ, người cháu cũng dành cho bà một tình yêu thương, sự kính trọng:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Nhà thơ đã khéo léo sử dụng biện pháp tu từ điệp từ “vì” để nhấn mạnh mục
đích chiến đấu của người cháu. Khi trưởng thành, cháu tham gia chiến đấu bảo
vệ tổ quốc. Trước hết đó là vì lòng yêu đất nước - “vì lòng yêu Tổ quốc”, sau đó
là vì tình yêu quê hương - “yêu xóm làng thân thuộc”. Và hơn cả đó còn là vì
người bà của mình - “Bà ơi, cũng vì bà”. Tiếng gọi “Bà ơi” vang lên thật trìu
mến, yêu thương. Cháu ước mong có thể đóng góp đem lại cuộc sống hòa bình
cho bà - cho những người thân yêu của mình.
Tình bà cháu - một tình cảm thật giản dị, mà sâu sắc. Chính tiếng gà trưa đã
khơi gợi những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu.
Phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa - Mẫu 7
Xuân Quỳnh là nhà thơ của những tình cảm đời thường. Một trong những tác
phẩm tiêu biểu của chị là “Tiếng gà trưa”. Nổi bật trong bài thơ là tình cảm bà
cháu chân thành, sâu nặng.
Nhà thơ đã xây dựng một tình huống độc đáo để khắc họa nên tình cảm bà cháu.
Đó là người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi, tình cờ nhìn thấy một xóm
nhỏ nên ghé vào nghỉ ngơi. Bỗng nhiên, tiếng gà vang lên đã vô tình đánh thức
người chiến sĩ nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Đối với người chiến sĩ, những ngày tháng được sống bên bà tuy có vất vả,
nhưng lại vô cùng hạnh phúc. Bởi tình yêu thương của bà vẫn luôn dạt dào. “Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng”
Người cháu nhớ lại một lần xem trộm gà đẻ trứng, bị bà mắng. Nhưng lời trách
mắng của bà lại gửi gắm trong đó là sự quan tâm.
Càng yêu thương cháu, bà lại muốn dành cho cháu những gì tốt đẹp nhất. Bà
chắt chiu, chăm lo cho đàn gà mau lớn: “Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp”
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Cả cuộc đời bà không có giây phút nào nghĩ đến bản thân, mà chỉ hết lòng lo
cho cháu, cho cháu. Bà mong ông trời đừng làm sương muối, để cuối năm bán
đàn gà đi để mua quần áo mới cho cháu. Sự tần tảo, hy sinh của bà khiến cháu
cảm thấy vô cùng xúc động.
Cháu nhớ về bà với những hình ảnh thật giản dị, lại vô cùng thân thuộc. Và vẻ
đẹp của bà nằm ở vẻ đẹp bình dị đó:
“Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt”
Người cháu cũng dành cho bà tất cả sự kính trọng, yêu thương sâu sắc nhất:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Xuân Quỳnh đã sử dụng biện pháp tu từ “vì” để nhấn mạnh vào mục đích chiến
đấu. Khi trưởng thành, cháu tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Trước hết đó là
vì lòng yêu đất nước - “vì lòng yêu Tổ quốc”, sau đó là vì tình yêu quê hương -
“yêu xóm làng thân thuộc”. Và hơn hết đó còn là vì bà - “Bà ơi, cũng vì bà”.
Tiếng gọi “Bà ơi” vang lên thật trìu mến, yêu thương. Cháu chiến đấu cũng vì
mong muốn có thể đem lại cuộc sống hòa bình cho bà.
Tiếng gà trưa là một bài thơ cảm động về tình bà cháu. Tác phẩm mang phong
cách tiêu biểu của Xuân Quỳnh.
Document Outline
- Phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa - Mẫu 1
- Phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa - Mẫu 2
- Phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa - Mẫu 3
- Phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa - Mẫu 4
- Phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa - Mẫu 5
- Phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa - Mẫu 6
- Phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa - Mẫu 7