-
Thông tin
-
Quiz
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Soto Việt Nam | Tài chính doanh nghiệp 1 | Học viện Ngân Hàng
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Soto Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Tài chính doanh nghiệp I (FIN02A) 63 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Soto Việt Nam | Tài chính doanh nghiệp 1 | Học viện Ngân Hàng
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Soto Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài chính doanh nghiệp I (FIN02A) 63 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40419767
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SOTO VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Ánh Duyên Lớp:
K21TCA Khóa học: 2018 – 2022 Mã sinh viên:
21A4010100 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Thành
Hà Nội, tháng 5 năm 2022 lOMoAR cPSD| 40419767 LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung trong bài luận này là công trình nghiên cứu của riêng
em, do bản thân em thực hiện và có sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn, không sao
chép công trình nghiên cứu của người khác làm sản phẩm của riêng mình. Các thông
tin, số liệu trong bài luận đều dựa trên thực tế và đúng với nguồn trích dẫn.
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với lời cam đoan.
Hà nội, ngày tháng 05 năm 2022
Sinh viên thực hiện Bùi Thị Ánh Duyên LỜI CẢM ƠN
Học Viện Ngân Hàng là nơi em gửi gắm ước mơ, nơi gắn bó với em trong suốt
những năm tháng rời xa vòng tay bố mẹ ra thủ đô học đại học, nơi em được gặp
những người bạn mới, những người thầy mới. Mỗi khi nhắc về trường em luôn luôn
mang trong mình cảm xúc tự hào, hân hoan và vui sướng bởi trường đã có bề dày
lịch sử khi dìu dắt ra nhiều thế hệ sinh viên tài giỏi, là nơi em có thể học tập, giao
lưu cùng những người bạn ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, nơi em được đón
nhận những điều bổ ích từ các thầy, cô giáo nhiệt tình và tâm huyết với nghề.
Hôm nay, khi đặt bút viết những lời cảm ơn trong bài luận tốt nghiệp này là lúc
em nhận ra quãng thời gian gắn bó với nơi đây đã dần kết thúc. Đã đến lúc em cần
trưởng thành hơn để bước tiếp trên cuộc hành trình mới với nhiều chông gai, thử
thách. Là thời điểm thích hợp nhất để em gửi lời cảm ơn tới gia đình, thầy cô, bạn
bè – những người đã luôn bệnh cạnh giúp đỡ và cổ vũ em rất nhiều để em có thể
hoàn thành được bài luận. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các
thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giảng viên khoa Tài chính – Học Viện Ngân Hàng lOMoAR cPSD| 40419767 ii
đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền tải không chỉ là tri thức mà còn là những
kinh nghiệm được thầy cô đúc kết tới toàn thể sinh viên chúng em nói chung và bản
thân em nói riêng. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
đến giảng viên hướng dẫn khóa luận của em – thầy Nguyễn Xuân Thành, người đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn toàn thể các anh chị trong Công ty cổ phần
Công nghệ SOTO Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
tập để em có thể hoàn thành bài luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình làm khóa luận, mặc dù em đã rất cố gắng nhưng do vốn kiến
thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những
khiếm khuyết và sai sót. Bởi vậy, em rất mong nhận được những sự góp ý và chỉ dẫn
của quý thầy cô để bài luận trở lên hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................. i
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................................................. iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2
5. Kết cấu khóa luận ......................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP...............................................4 ....................................................................................... 3
1.1. Khái niệm cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp 41.1.1.Khái niệm về
phân tích tài chính doanh nghiệp ...................................................................................... 3
1.1.2.Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp......................................................... 4 lOMoAR cPSD| 40419767
1.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ................................................. 6
1.2.1.Bảng cân đối kế toán....................................................7 ............................................ 7
1.2.2.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................... 11
1.2.3.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.........................................13 .......................................... 13
1.2.4.Phân tích các tỷ số tài chính ...................................................................................... 14
1.3. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp ..................................................................... 20
1.3.1.Lập kế hoạch phân tích ............................................................................................. 21
1.3.2.Thu thập thông tin và xử lí thông tin.......................21 ............................................ 21
1.3.3.Xác định những biểu hiện đặc trưng ........................................................................ 24
1.3.4.Phân tích .................................................................................................................... 24
1.3.5.Tổng hợp và dự đoán ................................................................................................ 24
1.4. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp .............................................................. 24
1.4.1.Phương pháp so sánh..................................................24 ........................................ 25
1.4.2.Phương pháp phân tích tỷ lệ .................................................................................... 27
1.4.3.Phương pháp phân tích Dupont ............................................................................... 27
1.4.4.Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từngnhân tố ................................ 29
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp ................................... 30
1.5.1.Yếu tố chủ quan ......................................................................................................... 30
1.5.2.Yếu tố khách quan ..................................................................................................... 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................33
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SOTO VIỆT NAM..................................34
2.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần Công nghệ SOTO
Việt Nam.......................................................................34
2.1.1.Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Công nghệ
SOTO Việt Nam........................................................................34
2.1.2.Ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần Công
nghệ SOTO Việt Nam…….......................................................34
2.1.3.Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Công nghệ
SOTO Việt Nam........................................................................36
2.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Công ty cổ phần Công nghệ
SOTO Việt Nam giai đoạn 2019-2021 37
2.2.1.Phân tích tình hình tài chính công ty qua bảng cân lOMoAR cPSD| 40419767 iv
đối kế toán...............................................................................37
2.2.2.Phân tích tình hình tài chính công ty qua báo cáo
kết quả kinh doanh….............................................................54
2.2.3.Phân tích tình hình tài chính công ty qua báo cáo
lưu chuyển tiền tệ……….........................................................60
2.2.4.Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng....63 2.3. Đánh giá chung
về tình hình tài chính Công ty cổ phần Công nghệ SOTO Việt Nam giai đoạn 2019-2021.....72
2.3.1.Kết quả đạt được..........................................................73
2.3.2.Hạn chế..........................................................................73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................76
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHỆ SOTO VIỆT NAM.................77
3.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Công nghệ SOTO Việt Nam giai
đoạn 2022-2025......................77
3.1.1.Định hướng chung.......................................................77
3.1.2.Định hướng về tài chính của công ty........................78 3.2. Giải pháp nâng
cao năng lực tài chính của Công ty cổ phần Công nghệ SOTO Việt
Nam....................................79 3.2.1.Tăng cường cải thiện KNTT ngắn hạn và nâng cao
năng lực hoạt động tài sản..................................................79
3.2.2.Nâng cao công tác quản lý dòng tiền.......................80
3.2.3.Tiết kiệm chi phí..........................................................80
3.2.4.Hoàn thiện cơ cấu vốn................................................81
3.2.5.Chú trọng nâng cao công tác phân tích tài chính..82
3.2.6.Bồi dưỡng tinh thần chủ động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiếp
cận với khoa học công nghệ
tiên tiến....................................................................................82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................83
KẾT LUẬN CHUNG.......................................................................84 TÀI LIỆU THAM
KHẢO.................................................................85
PHỤ LỤC.......................................................................................87
DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa lOMoAR cPSD| 40419767 BCTC Báo cáo tài chính BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQKD
Báo cáo kết quả kinh doanh BCLCTT
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BH & CCDV
Bán hàng & cung cấp dịch vụ CPQLKD
Chi phí quản lí kinh doanh CPTC Chi phí tài chính DN Doanh nghiệp DT và TN khác
Doanh thu và thu nhập khác DTT Doanh thu thuần DTTC Doanh thu tài chính GVHB Giá vốn hàng bán HĐĐT Hoạt động đầu tư HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐTC Hoạt động tài chính HTK Hàng tồn kho lOMoAR cPSD| 40419767 vi KNTT Khả năng thanh toán KPT Khoản phải thu LCTT Lưu chuyển tiền thuần LN, CP, TN
Lợi nhuận, Chi phí, Thu nhập LNST Lợi nhuận sau thuế NCVLĐ Nhu cầu vốn lưu động Nợ NH, Nợ DH
Nợ ngắn hạn, Nợ dài hạn NPT Nợ phải trả NQC, NQN
Ngân quỹ có, Ngân quỹ nợ NQR Ngân quỹ ròng NVNH, NVDH
Nguồn vốn ngắn hạn, Nguồn vốn dài hạn TNDN Thu nhập doanh nghiệp TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TSKD, Nợ KD
Tài sản kinh doanh, Nợ kinh doanh TSNH, TSDH
Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn VCSH Vốn chủ sở hữu lOMoAR cPSD| 40419767 VLĐ ròng Vốn lưu động ròng
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Tên Nội dung Tran g Sơ đồ 1.1
Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp 20 Sơ đồ 2.1
Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Công nghệ 36 SOTO Việt Nam Tên Nội dung Tran g Bảng 2.1
Tình hình biến động tài sản của công ty giai đoạn 2019- 38 2021 Bảng 2.2
Báo cáo so sánh dọc của tài sản công ty giai 39 đoạn 2019-2021 Bảng 2.3
Tình hình biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 43 2019-2021 Bảng 2.4
Báo cáo so sánh dọc của nguồn vốn công ty giai đoạn 44 2019-2021 Bảng 2.5
Vốn lưu động ròng giai đoạn 2019-2021 47 Bảng 2.6
Nhu cầu vốn lưu động giai đoạn 2019-2021 48 lOMoAR cPSD| 40419767 viii Bảng 2.7
Các nhân tố ảnh hưởng đến NCVLĐ 2019- 49 2020 Bảng 2.8
Các nhân tố ảnh hưởng đến NCVLĐ 2020- 50 2021 Bảng 2.9
Sự thay đổi của NCVLĐ và DTT giai đoạn 51 2019-2021 Bảng 2.10
Ngân quỹ ròng giai đoạn 2019-2021 52 Bảng 2.11
Tỷ lệ VLĐ ròng trên NCVLĐ 53 Bảng 2.12
Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai 55 đoạn 2019-2021 Bảng 2.13
Báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc của công ty 59 giai đoạn 2019-2021 Bảng 2.14
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty giai đoạn 2019- 60 2021 Bảng 2.15
Năng lực hoạt động tài sản của công ty giai đoạn 2019- 63 2021 Bảng 2.16
Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty giai đoạn 65 2019-2021 Bảng 2.17
Cơ cấu tài chính của công ty giai đoạn 2019- 67 2021 lOMoAR cPSD| 40419767 Bảng 2.18
Khả năng sinh lời của công ty giai đoạn 68 2019-2021 Tên Nội dung Tran g Biểu đồ 2.1
Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 45 2019-2021 Biểu đồ 2.2
Cơ cấu chi phí chính giai đoạn 2019-2021 57 lOMoAR cPSD| 40419767 1 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trong xu thế phát triển của thời đại theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển trên thị trường cần có
những chiến lược và hướng đi cụ thể, rõ ràng và nhất quyết phải phù hợp với doanh
nghiệp mình. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi những nhà quản trị doanh nghiệp
cần có kiến thức chuyên môn và mức độ am hiểu nhất định về cách thức phân tích
tình hình tài chính công ty rồi áp dụng nó vào thực tế đi sâu vào phân tích doanh nghiệp mình.
Không dừng lại ở đó, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đóng vai trò vô
cùng quan trọng và hữu ích đối với nhiều đối tượng khác nhau như: khách hàng, chủ
nợ, nhà đầu tư, các bên liên quan đến doanh nghiệp… bởi những đối tượng này có
mối liên quan trực tiếp với doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có những sản phẩm
dịch vụ tốt, giá cả phải chăng mới thu hút và níu chân được khách hàng; một doanh
nghiệp có uy tín cao, khả năng thanh toán tốt mới có thể tiếp cận được đa dạng
nguồn vốn bên ngoài, hay một doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, khả năng sinh
lời cao mới có thể thu hút được các nhà đầu tư… Do đó, nếu không đi sâu vào phân
tích thực trạng của doanh nghiệp thì ta không thể nắm bắt và thấy được những vấn đề này.
Phân tích tình hình tài chính là vô cùng cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, nhất
là trong nền kinh tế thị trường với đặc trưng là tính cạnh tranh như hiện nay. Việc
này giúp các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp thấy rõ và đánh giá được tình
hình thực trạng của công ty là tốt hay không tốt, mạnh – yếu ở điểm nào… để từ đó
đưa ra những phương án và hướng đi phù hợp đối với từng mục đích của mình.
Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, trong phần lớn những quyết định liên quan đến
doanh nghiệp đều xuất phát từ việc phân tích tình hình tài chính công ty. Việc này
giúp đưa ra các quyết định nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, bằng những kiến thức đã lĩnh hội được trong quá
trình học tập, em quyết định đi sâu vào phân tích và tìm hiểu đề tài nghiên cứu là
"Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Công nghệ SOTO Việt Nam". lOMoAR cPSD| 40419767 2
2. Mục đích nghiên cứu
- Nắm được các vấn đề về lý thuyết xoay quanh những lý luận cơ bản trong
phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hiện nay.
- Đánh giá được thực trạng tình hình tài chính Công ty Cổ phần Công nghệ
SOTO Việt Nam qua việc phân tích. Từ đó có được cái nhìn tổng quan về tình
hình công ty nhằm thấy được những thế mạnh cần phải phát huy và hạn chế
cùng những nguyên nhân để khắc phục nó.
- Đưa ra được giải pháp giúp Công ty Cổ phần Công nghệ SOTO Việt Nam nâng
cao được năng lực tài chính.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề lý luận và thực tiễn về phân tích tình hình
tài chính của Công ty Cổ phần Công nghệ SOTO Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Công ty Cổ phần Công nghệ SOTO Việt Nam.
+ Về thời gian: trong giai đoạn từ 2019-2021 và giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2022-2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài khóa luận sử dụng một số phương pháp như:
- Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu, nguồn dữ liệu này bao gồm:
+ Các tài liệu từ sách, báo, giáo trình, tạp chí, bài giảng để tìm hiểu những vấn
đề lý luận cơ bản trong phân tích BCTC của DN như: khái niệm, nội dung, quy trình,
các phương pháp và những nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích tình hình tài chính
của doanh nghiệp, phân tích và làm rõ ý nghĩa của các tiêu chí tài chính..
+ Thông qua website của Công ty để tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển,
lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh, cũng như cơ cấu tổ chức của Công ty.
+ Các số liệu, báo cáo tài chính được Công ty Cổ phần Công nghệ SOTO Việt Nam cung cấp. lOMoAR cPSD| 40419767 3
- Phương pháp phân tích số liệu:
Sau khi dữ liệu được thu thập, tiến hành sắp xếp, chọn lọc và phân loại từng
nhóm thông tin, loại bỏ những thông tin không cần thiết. Sử dụng một số phương
pháp như tổng hợp, so sánh, thống kê và phân tích được tính toán từ những số
liệu trên BCTC năm 2019 - 2021 để xác định xu hướng diễn biến và quy luật của các
số liệu. Các chỉ tiêu tài chính của công ty, tăng trưởng hay sụt giảm và xu hướng
biến động trong tương lai, thay đổi theo quy luật hay đột ngột… Từ đó đưa ra phán
đoán nhằm xác định tình hình tài chính của công ty.
- Phương pháp trình bày kết quả:
Kết quả của quá trình phân tích được trình bày bằng lời lẽ diễn giải và một số
bảng biểu để thấy thực trạng của Công ty qua việc phân tích BCTC, đồng thời có một
số giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại Công ty.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của bài luận văn được chia thành 3 chương chính như sau:
- Chương 1: Cơ sở lí luận chung về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
- Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính của Công ty cổ phần Công nghệ SOTO Việt Nam
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty cổ
phần Công nghệ SOTO Việt Nam.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN
TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1.
Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một quá trình kiểm tra, xem xét, ứng dụng
các công cụ và kỹ thuật phân tích các số liệu về tài chính hiện hành và trong quá khứ
của doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá thực trạng tài chính, dự tính các rủi ro
và tiềm năng tương lai của một doanh nghiệp, trên cơ sở đó giúp cho nhà phân tích
ra các quyết định tài chính có liên quan đến lợi ích của họ trong doanh nghiệp đó. lOMoAR cPSD| 40419767 4
Phân tích tài chính doanh nghiệp trước hết thường tập trung vào các số liệu được
cung cấp trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kết hợp với các thông tin bổ
sung từ các nguồn khác nhau, làm rõ tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá
khứ, chỉ ra những thay đổi chủ yếu, những chuyển biến theo xu hướng, tính toán
những nhân tố, những nguyên nhân của sự thay đổi trong các hoạt động tài chính,
phát hiện những qui luật của các hoạt động, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại
và những dự báo trong tương lai.
Quy trình thực hiện phân tích tài chính ngày càng được áp dụng rộng rãi trong
mọi đơn vị kinh tế, được tự chủ nhất định về tài chính như các doanh nghiệp thuộc
mọi hình thức, được áp dụng trong các tổ chức xã hội, tập thể và các cơ quan quản
lý, tổ chức công cộng. Đặc biệt, sự phát triển của các doanh nghiệp, ngân hàng và
của thị trường vốn đã tạo nhiều cơ hội để chứng tỏ phân tích tài chính thực sự có
ích và cần thiết. Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau nhằm các mục tiêu khác nhau.
1.1.2. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, phân tích tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm
của nhiều nhóm người như: các nhà quản trị doanh nghiệp; các nhà phân tích tài
chính chuyên nghiệp; nhà nước, cơ quan thuế; các nhà cho vay; cổ đông… Những
người phân tích tài chính doanh nghiệp ở những cương vị khác nhau nhằm đến các mục tiêu khác nhau. 1.1.2.1.
Đối với các nhà quản trị tài chính
Phân tích tài chính của các nhà quản trị tài chính hướng đến việc thực hiện có
hiệu quả các quyết định quản trị tài chính: các quyết định đầu tư, quyết định tài trợ,
quyết định phân chia lợi tức…, là cơ sở quan trọng cho các hoạch định tài chính trong
tương lai của doanh nghiệp, dự báo và có biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.
Do thông tin đầy đủ và hiểu rõ về các hoạt động của doanh nghiệp nên các nhà
phân tích tài chính trong doanh nghiệp có nhiều lợi thế để có thể phân tích tài chính tốt nhất. lOMoAR cPSD| 40419767 5
Việc phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các nhà quản trị tài chính thường
được nhìn nhận một cách toàn diện, thường xuyên, gắn với từng quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đánh giá cơ cấu vốn hiện có, hiệu
quả của việc thực hiện các chính sách tài chính trong quá khứ, khả năng sinh lời của
hoạt động kinh doanh đến đánh giá khả năng thanh toán cho các chủ nợ, phát hiện
những rủi ro tài chính tiềm ẩn… trên cơ sở đó:
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
- Đưa ra định hướng cho ban lãnh đạo ra quyết định
- Làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tài chính cho kỳ sau
- Hiểu rõ vị thế của doanh nghiệp mình
- Đề ra các kế hoạch dự báo về triển vọng của doanh nghiệp 1.1.2.2.
Đối với các nhà đầu tư
Các nhà đầu tư là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý sử
dụng, được hưởng lợi và cũng chịu rủi ro. Đó là những cổ đông, các cá nhân, các đơn
vị, doanh nghiệp khác. Nhà đầu tư hiện tại và nhà đầu tư tiềm năng có thể là cá nhân
hay doanh nghiệp (các cổ đông), họ quan tâm trước hết đến việc đánh giá những đặc
điểm đầu tư của một doanh nghiệp. Các đặc điểm đầu tư liên quan đến các yếu tố như
sự rủi ro, sự bảo toàn vốn đầu tư, lãi cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư trước
các quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hoặc rút ra khỏi doanh nghiệp đó. Do vậy,
các nhà đầu tư quan tâm đến phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá cơ cấu
vốn hiện tại và các chính sách nhằm duy trì cơ cấu vốn, đánh giá khả năng sinh lời
của doanh nghiệp, các yếu tố tác động làm gia tăng giá trị các cổ phiếu trên thị
trường cũng như triển vọng, khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương
lai. Các nhà đầu tư cũng quan tâm đến việc điều hành các hoạt động và tính hiệu
quả của công tác quản lý trong doanh nghiệp.
Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp đối với nhà đầu tư là để đánh giá
doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, khả năng sinh lời, thời gian hoàn vốn,
phân tích rủi ro trong kinh doanh...dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính,
nghiên cứu các thông tin kinh tế, tài chính, những cuộc tiếp xúc trực tiếp với ban
quản lý doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính doanh nghiệp...để làm rõ triển lOMoAR cPSD| 40419767 6
vọng phát triển của doanh nghiệp và đánh giá các cổ phiếu trên thị trường tài
chính...nhằm ra quyết định đầu tư có hiệu quả nhất. 1.1.2.3.
Đối với người cho vay
Với việc đưa ra quyết định cấp tín dụng hay không cấp tín dụng, cấp tín dụng dài
hạn hay ngắn hạn, người cho vay đều quan tâm đến doanh nghiệp thực sự có nhu
cầu vay vốn hay không? Khả năng thực hiện các cam kết trong quá khứ, các bổn
phận của người vay cũng như khả năng xử lý nợ nần và thiện ý của doanh nghiệp
trong trả nợ trước các chủ nợ. Đặc biệt, người cho vay quan tâm đến khả năng hoàn
trả nợ vay của khách hàng hiện tại và trong tương lai như thế nào? Tuy nhiên, đứng
trước các quyết định khác nhau, ở vị thế khác nhau, nội dung và kĩ thuật phân tích
tài chính có thể khác nhau. Và việc phân tích tài chính đối với những khoản cho vay
dài hạn và những khoản cho vay ngắn hạn có những nét khác nhau.
Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến
khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, tức là khả năng ứng phó của doanh
nghiệp khi nợ vay đến hạn trả. Đối với các khoản cho vay dài hạn, người cho vay lại
quan tâm đến khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Do đó, họ cần thẩm định tài chính các dự án đầu tư, quản lý được
quá trình giải ngân sử dụng vốn cho từng dự án đầu tư để đảm bảo khả năng hoàn
trả nợ thông qua thu nhập cũng như kiểm soát dòng tiền của các dự án đầu tư của DN.
Ngoài ra, phân tích tài chính doanh nghiệp cũng rất cần thiết đối với những người
lao động hưởng lương trong doanh nghiệp, đối với các cơ quan chủ quan chủ quản
của doanh nghiệp, cơ quan thuế, cơ quan thanh tra,…bởi họ có sử dụng các thông
tin của phân tích làm cơ sở cho các hoạt động của họ.
1.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Để đánh giá được hiệu quả hoạt động được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài
chính – được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán như: Bảng cân đối
kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ... lOMoAR cPSD| 40419767 7 1.2.1.
Bảng cân đối kế toán
Là BCTC tổng hợp, chủ yếu phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn
hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định (cuối quý, cuối năm). Qua đó người
sử dụng có thể đánh giá khái quát tình hình của doanh nghiệp như cơ cấu tài sản,
nguồn vốn, năng lực hoạt động của tài sản, khả năng thanh toán, khả năng tự chủ
tài chính,... Kết cấu của Bảng cân đối kế toán bao gồm 2 phần: -
Phần Tài sản: Bao gồm TSNH và TSDH phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện
có của doanh nghiệp. Xét về mặt pháp lý, nó thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,
sẽ là tài sản đảm bảo cho khoản vay của doanh nghiệp và tạo khả năng thu hồi nợ
khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. -
Phần Nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản, bảo gồm nợ phải trả
và vốn chủ sở hữu. Về mặt pháp lý, các chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm pháp lý của
số tài sản đang quản lý, sử dụng đối với các chủ sở hữu, nhà đầu tư, với ngân hàng
và tổ chức tín dụng, với khách hàng và người lao động.
1.2.1.1. Phân tích khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn
Để đánh giá khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn, ngoài việc cần so
sánh các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán ở thời điểm cuối kỳ với đầu kỳ (so sánh
ngang), ta còn phải xem xét tỷ trọng của từng khoản mục tài sản, nguồn vốn trong
tổng tài sản và nguồn vốn (so sánh dọc) để hiểu được các vấn đề bên trong một cách sâu sắc.
Bằng việc so sánh ngang có thể thấy được sự biến động theo thời gian của quy
mô tổng tài sản, tổng nguồn vốn, từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn của một DN.
Qua đó đánh giá tính hợp lý hay không hợp lý của sự biến động bằng cách đối chiều
với yêu cầu sản xuất kinh doanh của DN, các chính sách bán hàng, dự trữ của DN,
xem xét các nhân tố tác động đến sự biến động của tài sản, nguồn vốn.
Ngoài ra, bằng việc so sánh dọc (báo cáo theo tỷ trọng) thường được dùng để
chuẩn hóa các chỉ tiêu trong BCĐKT bằng cách biểu diễn chúng dưới dạng phần trăm
của một chỉ tiêu được lấy làm gốc của liên quan. 1.2.1.2.
Phân tích các mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn lOMoAR cPSD| 40419767 8
Mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị
tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mối
quan hệ cân đối này phản ánh sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và
việc sử dụng chúng có hiệu quả hay không.
Các mối quan hệ cân bằng trong BCĐKT bao gồm: Vốn lưu động ròng, nhu cầu
vốn lưu động, ngân quỹ ròng.
a. Vốn lưu động ròng (Vốn lưu động thường xuyên):
Khái niệm: Là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn thường xuyên) với tài sản dài hạn.
Cách xác định: VLĐ ròng = NVDH – TSDH = TSNH – NVNH.
Cách 1: VLĐ ròng = NVDH – TSDH TH1: VLĐ ròng > 0
Ý nghĩa: NVDH vẫn tài trợ được cho toàn bộ TSDH và còn tài trợ một phần cho TSNH.
Cơ cấu vốn an toàn nhưng chi phí sử dụng vốn cao. TH2: VLĐ ròng < 0
Ý nghĩa: NVDH không đủ để tài trợ toàn bộ TSDH mà phải dùng đến một phần NVNH
để tài trợ một phần TSDH. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp mạo hiểm, dễ xảy ra rủi ro
tài chính. Nếu không xảy ra rủi ro thì chi phí sử dụng vốn thấp. TH3: VLĐ ròng = 0
Ý nghĩa: NVDH tài trợ vừa đủ cho TSDH. Cơ cấu vốn đạt đến trạng thái cân bằng.
Cách 2: VLĐ ròng = TSNH – NVNH
TH1: VLĐ ròng > 0: Doanh nghiệp có khả năng chi trả các nghĩa vụ ngắn hạn, cơ cấu vốn an toàn.
TH2: VLĐ ròng < 0: Doanh nghiệp không có khả năng chi trả các nghĩa vụ ngắn hạn.
b. Nhu cầu vốn lưu động (NCVLĐ):
Khái niệm: Là nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình kinh doanh nhưng
chưa được tài trợ bởi người thứ ba trong quá trình kinh doanh đó. (Người thứ ba có lOMoAR cPSD| 40419767 9
thể là: người bán, người mua, ngân sách nhà nước, cán bộ công nhân viên trừ ngân hàng và người cho vay).
Cách xác định: NCVLĐ = TSKD – Nợ KD. Trong đó: Tài sản kinh doanh Nợ kinh doanh Các khoản phải thu Phải trả người bán Hàng tồn kho
Người mua trả tiền trước Tài sản ngắn hạn khác
Thuế và các khoản phải nộp…
TH1: NCVLĐ > 0: Một phần TSNH của doanh nghiệp đang cần được bên thứ ba tài
trợ (thường xảy ra chủ yếu).
TH2: NCVLĐ < 0: Phần vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng được từ bên thứ ba lớn
hơn nhu cầu vốn phát sinh trong kỳ (ít khi xảy ra).
c. Ngân quỹ ròng (NQR):
Khái niệm: Là mức độ tài trợ cho nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn của VLĐ ròng.
Cách xác định: NQR = NQC – NQN = VLĐ ròng – NCVLĐ.
Cách 1: NQR = NQC – NQN Trong đó: Ngân quỹ có Ngân quỹ nợ
Tiền và tương đương tiền
Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn
Đầu tư tài chính ngắn hạn (vay và nợ ngắn hạn) TH1: NQR > 0:
Ý nghĩa: Doanh nghiệp chủ động về ngân quỹ (thặng dư ngân quỹ), thể hiện doanh
nghiệp hoàn toàn có khả năng hoàn trả ngay các khoản nợ ngắn hạn cho nhà cho
vay nếu các khoản vay đến hạn trả nợ. TH2: NQR < 0: lOMoAR cPSD| 40419767 10
Ý nghĩa: Doanh nghiệp bị động về ngân quỹ (thâm hụt ngân quỹ), tại thời điểm này
doanh nghiệp chưa đủ tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho nhà cho vay
nếu khoản vay đến hạn.
Cách 2: NQR = VLĐ ròng – NCVLĐ TH1: NQR > 0:
Ý nghĩa: Nếu NCVLĐ dương thì ngoài việc tài trợ cho TSDH và thỏa mãn NCVLĐ phát
sinh, NVDH doanh nghiệp chưa sử dụng còn để trên khoản mục tiền hoặc đang dùng
vào đầu tư ngắn hạn. Còn nếu NCVLĐ âm thì doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ một
phần do thừa NVDH chưa sử dụng vào sản xuất kinh doanh, một phần do chiếm
dụng được vốn của bên thứ ba. TH2: NQR < 0:
Ý nghĩa: NVDH chỉ tài trợ một phần NCVLĐ, phần còn lại dựa vào tín dụng ngắn hạn
ngân hàng. NCVLĐ được tài trợ càng nhiều từ vốn vay thể hiện doanh nghiệp càng
phụ thuộc vào ngân hàng.
d. Phân tích các mối quan hệ giữa VLĐ ròng, NCVLĐ và NQR: Các trường hợp Ý nghĩa
TH1: VLĐ ròng, NCVLĐ, NQR >
VLĐ ròng tài trợ được cho toàn bộ 0
nguồn vốn phát sinh trong kỳ, còn thừa nằm ở ngân quỹ.
TH2: VLĐ ròng, NCVLĐ > 0;
VLĐ ròng chỉ tài trợ được cho một NQR < 0
phần nhu cầu vốn phát sinh trong
kỳ, còn lại doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng. lOMoAR cPSD| 40419767 11
TH3: NQR = 0; VLĐ ròng,
VLĐ ròng vừa đủ để tài trợ cho nhu NCVLĐ >0
cầu vốn phát sinh trong kỳ.
TH4: NCVLĐ < 0; NQR, VLĐ
Doanh nghiệp đang dư thừa ròng > 0
ngân quỹ trên cơ sở một phần
NVDH và một phần chiếm dụng được từ bên thứ ba.
TH5: NQR > 0; NCVLĐ, VLĐ ròng < 0
Doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ
trên cơ sở nguồn vốn chiếm dụng được từ bên thứ ba.
TH6: NQR = 0; VLĐ ròng,
Nguồn vốn doanh nghiệp chiếm NCVLĐ < 0
dụng được từ bên thứ ba vừa đủ tài trợ cho TSDH.
TH7: VLĐ ròng, NCVLĐ, NQR <
Nguồn vốn chiếm dụng được từ bên 0
thứ ba không tài trợ đủ cho TSDH,
phần còn lại doanh nghiệp phải vay tín dụng ngắn hạn.
TH8: NCVLĐ > 0; NQR, VLĐ ròng < 0
Doanh nghiệp đi vay tín dụng ngắn
hạn để tài trợ cho TSDH và TSNH. 1.2.2.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Là BCTC tổng hợp phản ánh tình hình và các kết quả hoạt động của một doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh và kết
quả hoạt động khác. Thông qua đó người sử dụng thông tin có thể phân tích, đánh
giá tình hình kế hoạch dự đoán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu tiêu thụ... Từ đó
thấy được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, những điểm mạnh cũng như hạn
chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có thể đưa ra được
những quyết định phù hợp với mục tiêu của người sử dụng thông tin. lOMoAR cPSD| 40419767 12
Để đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần đi phân tích mối quan hệ
và tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh. Khi
phân tích, cần tính và so sánh mức độ cũng như tỷ lệ biến động giữa các kỳ trên từng
chỉ tiêu. Đồng thời, so sánh tình hình của từng chỉ tiêu so với doanh thu thuần để
đánh giá xu hướng thay đổi của từng chỉ tiêu.
Khi phân tích báo cáo KQHĐKD ta cần chú trọng phân tích các chỉ tiêu về doanh
thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp:
Đánh giá sự thay đổi của doanh thu thuần: -
Doanh thu thuần là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán
hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã khấu trừ các loại thuế và các khoản giảm trừ. -
Mục đích: Đánh giá, so sánh xem doanh thu thuần tăng hay giảm so với
năm trước? Nguyên nhân do đâu?
Đánh giá sự thay đổi của chi phí: -
Chi phí là số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để cung cấp nguồn lực đầu
vào, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh như: mua nguyên vật liệu, mua máy
móc, thiết bị, thuê nhân công… nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ để bán trên thị
trường. Các chi phí của doanh nghiệp gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi
phí quản lí doanh nghiệp, chi phí tài chính… -
Mục đích: Đánh giá công tác quản lí chi phí của doanh nghiệp. Chi phí thay
đổi như thế nào so với năm trước? Nguyên nhân? Xem xét trong mối tương quan với doanh thu thuần?
Phân tích lợi nhuận: -
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực như: nguồn lao động, tài sản, vật
tư... Nhà phân tích cần đánh giá được sự thay đổi của lợi nhuận để thấy được những
thay đổi mang tính bản chất trong hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận chính là phần
chênh lệch được tạo ra giữa doanh thu và chi phí. -
Mục đích: Xem xét lợi nhuận thay đổi như thế nào? Nguồn lợi nhuận chính bắt nguồn từ đâu? lOMoAR cPSD| 40419767 13 1.2.3.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Là báo cáo tài chính tổng hợp cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá
những thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi tài sản
thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các
luồng tiền trong quá trình hoạt động. BCLCTT làm tăng khả năng đánh giá khách
quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhờ các dòng tiền ra và dòng
tiền vào vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế
toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng.
Khi phân tích BCLCTT của doanh nghiệp, ta cần thực hiện được các bước sau:
- Bước 1: Đánh giá xem nguồn thu tiền và chi tiền của doanh nghiệp chủ yếu là từ hoạt động nào?
Dòng tiền của doanh nghiệp đến từ hoạt động kinh doanh thường được cho là
tốt, bởi đây là dòng tiền tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và cũng bởi
hoạt động kinh doanh được tạo ra từ hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp (mang
tính thường xuyên, liên tục).
Tuy nhiên các nguồn tiền chính của một công ty có thể thay đổi theo giai đoạn
tăng trưởng của nó. Chẳng hạn như: đối với doanh nghiệp đang bắt đầu hoạt động
thì dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thường âm lớn. Khi doanh nghiệp đang hoạt
động ổn định và mở rộng quy mô sản xuất thì dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có
thể dương, âm và bằng 0. Do đó, khi phân tích ta cần tìm hiểu kĩ về doanh nghiệp và
các hoạt động trong doanh nghiệp.
- Bước 2: Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ HĐKD
Dòng tiền từ HĐKD là dòng tiền thu vào – chi ra liên quan đến thu nhập và chi phí
của doanh nghiệp và diễn ra thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tìm hiểu các nhân tố quan trọng nhất quyết định dòng tiền từ HĐKD. Một số
công ty cần có tiền phục vụ cho hoạt động kinh doanh để duy trì các KPT, dự trữ
HTK,… trong khi một số mô hình kinh doanh lại khiến công ty có rất nhiều tiền như
khi công ty nhận được tiền từ khách hàng trước khi phải chi trả cho nhà cung cấp. lOMoAR cPSD| 40419767 14
- Bước 3: Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ HĐĐT
Dòng tiền phát sinh từ HĐĐT là dòng tiền liên quan đến mua sắm, thanh lý,
nhượng bán TSDH và các khoản đầu tư dài hạn khác không thuộc các khoản tương đương tiền.
Trong phần hoạt động đầu tư, cần đánh giá từng khoản mục một. Mỗi khoản mục
đều thể hiện hoặc là nguồn tiền hoặc là sử dụng tiền của doanh nghiệp. Phần này sẽ
cho ta biết DN đã đầu tư bao nhiêu tiền cho tương lai vào các khoản như bất động
sản, nhà xưởng, máy móc, thiết bị; bao nhiêu tiền cho khoản đầu tư tài sản tài chính.
Nó cũng cho biết xem DN thu được bao nhiêu tiền từ việc bán các tài sản đó.
- Bước 4: Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ HĐTC
Dòng tiền từ HĐTC là dòng tiền liên quan đến việc thay đổi quy mô và kết cấu
của vốn vay và vốn chủ sở hữu.
Trong phần này, ta cần xem xét từng khoản mục để hiểu được xem công ty đang
thu hút vốn hay hoàn trả vốn cũng như bản chất của nguồn vốn là gì. Mỗi năm công
ty đều vay nợ thêm thì ta cần cần cân nhắc tới thời điểm đáo hạn nợ là bao giờ. Phần
này cũng cho biết lượng cổ tức được chi trả cùng giá trị cổ phiếu quỹ mà công ty
mua lại. Đây chính là cách thức hoàn trả vốn khác cho chủ sở hữu của công ty. 1.2.4.
Phân tích các tỷ số tài chính 1.2.4.1.
Phân tích năng lực hoạt động tài sản
- Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình: DTT vềBH vàCCDV
Vòng quay các khoản phải thu =
Cáckhoảnphảithubìnhquân (vòng)
Ý nghĩa: Vòng quay các khoản phải thu đo lường mức độ đầu tư vào các khoản
phải thu để duy trì doanh số bán hàng cần thiết cho doanh nghiệp, qua đó có thể
đánh giá được hiệu quả của một chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Thông thường
vòng quay các khoản phải thu cao nói lên rằng doanh nghiệp đang quản lý các khoản
phải thu có hiệu quả, vốn đầu tư cho các khoản phải thu ít hơn và ngược lại. lOMoAR cPSD| 40419767 15
Số ngàytrongkỳ phảithu Kỳ thu tiền trung bình = VòngquaycácKPT (ngày)
Trong đó, số ngày trong kỳ phân tích được xác định thường là 90 ngày nếu kỳ phân
tích là một quý và 360 ngày nếu kỳ phân tích là một năm.
Ý nghĩa: phản ánh số ngày cần thiết để chuyển các KPT thành tiền. Số ngày càng
nhỏ thì vòng quay khoản phải thu càng lớn cho thấy hiệu quả của công tác quản lý khoản phải thu. -
Vòng quay HTK và số ngày của một vòng quay HTK: GVHB Vòng quay HTK = HTKbìnhquân (vòng)
Ý nghĩa: phản ánh trong một kỳ HTK luân chuyển được mấy lần. Thông thường,
so với kỳ trước, vòng quay hàng tồn kho tăng cho thấy thời gian hàng tồn kho còn
tồn tại trong kho ngắn hơn hay hàng tồn kho luân chuyển nhanh hơn làm nhu cầu
vốn lưu động của doanh nghiệp giảm và ngược lại.
Số ngàytrongkỳ phảithu
Số ngày một vòng quay HTK = VòngquayHTK (ngày)
Ý nghĩa: thể hiện khoảng thời gian kể từ khi DN bỏ tiền ra để mua nguyên vật liệu
đến khi sản xuất xong sản phẩm, kể cả thời gian lưu kho là bao nhiêu ngày. -
Hiệu suất sử dụng TSCĐ và tổng tài sản: DTT vềBH vàCCDV
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = TSCĐbìnhquân
Ý nghĩa: cứ một đồng TSCĐ mà doanh nghiệp hiện có thì đem lại bao nhiêu đồng
DTT. Thông thường hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao, sức sản xuất của TSCĐ tăng lên và ngược lại.
Khi hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng nhưng sức sản xuất TSCĐ kém: do TSCĐ giảm,
doanh nghiệp bán TSCĐ tốt vẫn đang sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
=> Doanh nghiệp đang thu hẹp qui mô sản xuất. Khi TSCĐ tăng, hiệu suất sử dụng lOMoAR cPSD| 40419767 16
TSCĐ giảm: không phải sức sản xuất của doanh nghiệp kém mà do doanh nghiệp đang tăng qui mô. DT vàTN khác
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Tổngtài sảnbìnhquân
Ý nghĩa: cứ một đồng tài sản mà doanh nghiệp hiện có thì tạo ra bao nhiêu đồng
DT và TN khác. Tỷ số này càng cao thường được đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt, điều đó có nghĩa là
doanh nghiệp cần ít tài sản hơn để duy trì mức độ của hoạt động kinh doanh mà DN đặt ra.
1.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn - Hệ số khả
năng thanh toán nợ ngắn hạn TSNH
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Nợ ngắnhạn
Trong đó, TSNH gồm: Tiền và tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các
khoản phải thu, hàng tồn kho, TSNH khác.
Ý nghĩa: cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiêu đồng TSNH có khả năng
chuyển hóa nhanh thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = TSNH−NợngắnhạnHTK−TSNH khác
Ý nghĩa: cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng
TSNH có thể chuyển đổi nhanh thành tiền (không kể HTK và TSNH khác), phản ánh
khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không tính đến sự chuyển hóa của
hàng tồn kho thành tiền.
- Hệ số khả năng thanh toán ngay Hệ số khả năng thanh toán ngay = lOMoAR cPSD| 40419767 17
Tiềnvàtươngđươngtiền+đầutư tàichínhngắnhạn Nợngắnhạn
Ý nghĩa: cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng
TSNH có thể chuyển đổi ngay thành tiền, phản ánh ngay tại thời điểm lập báo cáo
nếu các khoản nợ ngắn hạn đã đến hạn thanh toán thì doanh nghiệp có thể hoàn trả
ngay lập tức bao nhiêu phần trăm nợ ngắn hạn. 1.2.4.3.
Phân tích cơ cấu tài chính - Hệ số nợ: Tổngnợ phảitrả Hệ số nợ =
Tổngtài sản(nguồn vốn)
Ý nghĩa: hệ số nợ nói lên trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn từ
bên ngoài chiếm bao nhiêu phần trăm. Hệ số nợ càng thấp thì tỷ lệ an toàn vốn càng
cao và ngược lại, hệ số nợ càng cao tức là doanh nghiệp vay nợ nhiều, khi đó rủi ro
tài chính càng cao. Tuy nhiên, muốn có cái nhìn chính xác và khách quan hơn thì cần
so sánh hệ số này với hệ số nợ của các đối thủ cạnh tranh và của trung bình ngành.
Thông thường, các chủ nợ thích hệ số nợ ở mức thấp hay vừa phải vì điều đó
chứng tỏ một phần năng lực trả nợ của doanh nghiệp. Trong khi đó, chủ doanh
nghiệp thường muốn duy trì hệ số nợ cao để tận dụng đòn bẩy tài chính.
Tuy nhiên, khi sử dụng hệ số nợ cao sẽ có những bất lợi và lợi thế nhất định: - Bất lợi:
+ Rủi ro tài chính cao và mức độ an toàn thấp
+ Áp lực về thời hạn trả nợ và nâng lãi suất của ngân hàng
+ Phụ thuộc vào chủ nợ, ảnh hưởng bởi quyết định của nhà đầu tư.
+ Chi phí lãi vay lớn gây áp lực cho doanh nghiệp (phải có kết quả kinh doanh
tốt) bởi nếu doanh nghiệp kinh doanh không tốt sẽ mất khả năng thanh toán và dẫn tới phá sản. - Lợi thế: lOMoAR cPSD| 40419767 18
+ Khi doanh nghiệp thiếu vốn, doanh nghiệp thường thích vay nợ hơn phát
hành cổ phiếu vì phát hành cổ phiếu làm pha loãng quyền kiểm soát.
+ Chi phí thấp hơn so với phát hành cổ phiếu và tỷ suất sinh lời cao hơn (chi
phí lãi vay < cổ tức phải trả cho các cổ đông).
+ Tận dụng được đòn bẩy tài chính: khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì tỷ
suất vốn chủ sở hữu (ROE) được khuếch đại, còn khi doanh nghiệp làm ăn
thua lỗ, sẽ chia sẻ được rủi ro với các nhà ngân hàng.
+ Giảm thuế vì chi phí lãi vay thuộc chi phí hợp lí trước thuế nên được trừ khi
tính lợi nhuận trước thuế.
- Hệ số VCSH:
Hệ số VCSH = TổngNVVCSH = TổngNVTổngNV−Nợ phảitrả = 1 – Hệ số nợ
Ý nghĩa: trong tổng nguồn tài trợ của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu chiếm bao
nhiêu phần trăm. Hệ số này cho thấy mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh
nghiệp vào các chủ nợ và mức độ tài trợ của bản thân doanh nghiệp đối với các
hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng
có mức độ độc lập cao về mặt tài chính và khả năng đảm bảo thanh toán.
- Hệ số nợ dài hạn: Nợ dàihạn
Hệ số nợ dài hạn = VCSH
Ý nghĩa: phản ánh sự phụ thuộc vào chủ nợ. Hệ số này càng cao thì rủi ro tài chính
càng cao do phụ thuộc vào chủ nợ và ngược lại.
- Tỷ suất tự tài trợ TSDH:
Tỷ suất tự tài trợ TSDH = VCSHTSDH
Ý nghĩa: phản ánh mức độ tự tài trợ cho TSDH bằng chính vốn chủ sở hữu. Hệ số
này càng cao thì mức độ tài trợ TSDH bằng VCSH càng nhiều. lOMoAR cPSD| 40419767 19
- Khả năng thanh toán lãi tiền vay:
Khả năng thanh toán lãi tiền vay = LNTTChi phí lãivay+Chiphí lãi vay
Ý nghĩa: khi doanh nghiệp kinh doanh và thu về doanh thu, doanh nghiệp trả các
loại chi phí hoạt động (chưa trả lãi vay), phần doanh thu còn lại sẽ trả được bao
nhiêu lần lãi vay, phản ánh mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi vay như thế
nào. Tỷ số khả năng thanh toán lãi tiền vay trong doanh nghiệp càng cao thì rủi ro
mất khả năng chi trả tiền vay càng thấp và ngược lại. 1.2.4.4.
Phân tích khả năng sinh lời
Phân tích khả năng sinh lời là một trong những nội dung phân tích được các nhà
quản trị tài chính, các nhà cho vay đầu tư quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích
của họ trong hiện tại và tương lai. -
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Lợinhuận ROS = Doanhthu x100%
Lợi nhuận được xác định trong công thức trên có thể là lợi nhuận gộp, lợi nhuận
từ hoạt động bán hàng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế.
Ý nghĩa: cho biết trong 100 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện được thì
có bao nhiêu đồng là lợi nhuận. Tỷ số này còn phản ánh công tác quản lí chi phí của
doanh nghiệp. Khi hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp quản lý tốt chi phí và ngược
lại, hệ số này thấp thể hiện việc quản lý chi phí chưa tốt. -
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Lợinhuận ROA =
Tổngtài sảnbìnhquân x100%
Lợi nhuận được xác định trong công thức có thể là lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, EBIT. lOMoAR cPSD| 40419767 20
Ý nghĩa: cho biết cứ 100 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh thì đem lại
bao nhiêu đồng lợi nhuận, cho phép đánh giá khả năng và hiệu quả sử dụng tài sản
của doanh nghiệp để thu được lợi nhuận. ROA càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời
trên tổng tài sản hoặc tần suất khai thác tài sản của doanh nghiệp là lớn. Tuy nhiên,
cần lưu ý trường hợp doanh nghiệp tạm thời có ROA cao không hẳn là vì khai thác
tài sản hiệu quả mà là vì thiếu hụt đầu tư vào tài sản, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong lâu dài. -
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE = Lợinhuậnsauthuế (trướcthuế) x100%
Vốnchủsở hữubìnhquân
Ý nghĩa: cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư cho hoạt động kinh
doanh trong kỳ thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, phản ánh hiệu quả
sử dụng vốn của chủ sở hữu. ROE cao thể hiện doanh nghiệp sử dụng hiệu quả VCSH,
điều này giúp hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Hơn nữa, tỷ số này lớn còn cho thấy năng
lực của bộ phận quản lý trong việc cân đối hài hòa, hợp lý giữa VCSH với nợ phải trả
đểvừa đảm bảo an ninh tài chính, vừa khai thác được lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp trong quá trình huy động và sử dụng vốn, mở rộng quy mô kinh doanh.
1.3. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động hết sức phức tạp, liên quan đến
nhiều người, nhiều bộ phận bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Để có được thông
tin hữu ích cho việc ra các quyết định tài chính, công tác phân tích tài chính cần được
tổ chức một cách khoa học.
Mỗi đối tượng phân tích khác nhau có thể có một qui trình phân tích khác nhau,
phù hợp với mục tiêu, yêu cầu phân tích và ra các quyết định tài chính của họ. Sau
đây là một số bước chủ yếu trong một qui trình phân tích chung: lOMoAR cPSD| 40419767 21 Bước 3: Bước 1: Bước 2: Lập kế Bước 5: Thu thập và Xác định Bước 4: hoạch phân Tổng hợp xử lí thông những biểu Phân tích và dự đoán tích hiện đặc tin trưng
Sơ đồ 1.1: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1.
Lập kế hoạch phân tích
Lập kế hoạch phân tích là xác định trước về nội dung, phạm vi, thời gian và cách tổ chức phân tích. -
Nội dung phân tích cần xác định rõ những vấn đề cần được phân tích: có
thể toàn bộ hoạt động tài chính hoặc chỉ một số vấn đề cụ thể nào đó cơ cấu vốn và
khả năng thanh toán… đây là cơ sở để xây dựng đề cương cụ thể để tiến hành phân tích. -
Phạm vi phân tích có thể là toàn đơn vị hoặc một số đơn vị được chọn làm
điểm để phân tích; tùy yêu cầu và thực tiễn quản lý mà xác định nội dung và phạm vi phân tích phù hợp. -
Thời gian ấn định trong kế hoạch phân tích bao gồm cả thời gian chuẩn bị
và thời gian tiến hành công tác phân tích. -
Trong kế hoạch phân tích cần phân công trách nhiệm cho các bộ phận trực
tiếp thực hiện và bộ phận phục vụ công tác phân tích; cũng như các hình thức hội
nghị phân tích nhằm thu thập nhiều ý kiến, đánh giá đúng thực trạng và phát hiện
đầy đủ tiềm năng giúp doanh nghiệp phấn đấu đạt kết quả cao trong kinh doanh. 1.3.2.
Thu thập thông tin và xử lí thông tin
Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông
tin, thông tin từ nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin từ bên ngoài, từ những lOMoAR cPSD| 40419767 22
thông tin số lượng đến những thông tin giá trị, từ những thông tin lượng hóa được
đến những thông tin không lượng hóa được. 1.3.2.1. Thông tin tài chính
Nguồn thông tin tài chính là những số liệu và dữ liệu phản ánh tình hình, kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn thông tin này được thu thập từ các kế hoạch
tài chính chi tiết và tổng hợp, hệ thống các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản
trị và các tài liệu kế toán chi tiết có liên quan.
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính 1.3.2.2.
Thông tin phi tài chính
Sự phát triển của doanh nghiệp do tác động của nhiều nhân tố trong và ngoài
doanh nghiệp. Phân tích tài chính là việc phân tích hướng tới tương lai của doanh
nghiệp. Bởi vậy, ngoài các thông tin tài chính hiện tại và quá khứ, việc phân tích tài
chính doanh nghiệp phải sử dụng rất nhiều thông tin phi tài chính khác: Thông tin
về môi trường vĩ mô như môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa, tự
nhiên…; thông tin về môi trường vi mô như thông tin về ngành doanh nghiệp đang
hoạt động, thông tin về doanh nghiệp.
- Thông tin về môi trường vĩ mô: Là những thông tin về môi trường kinh tế,
chính trị, luật pháp có liên quan đến cơ hội kinh doanh của một doanh nghiệp như:
+ Sự tăng trưởng hay suy thoái của một nền kinh tế. Ví dụ như, khi cơ hội thuận lợi,
các hoạt động doanh nghiệp được mở rộng, lợi nhuận cũng như giá cổ phiếu trên
thị trường sẽ tăng lên và ngược lại. Khi phân tích, điều quan trọng nhất là phải nhận
thấy sự xuất hiện của cơ hội mang tính chu kỳ, qua giai đoạn tăng trưởng sẽ đến giai
đoạn suy thoái và ngược lại. lOMoAR cPSD| 40419767 23
+ Sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như:
biện pháp giúp đỡ tài chính; chính sách tài khóa; chính sách tiền tệ; chính sách ưu
đãi; quy định giá cả bắt buộc…
- Thông tin theo ngành kinh tế:
Nội dung nghiên cứu trong phạm vi ngành là đặt sự phát triển của doanh nghiệp
trong mối liên hệ với hoạt động chung của ngành kinh doanh. Khi nghiên cứu cần
thấy được đặc điểm kinh doanh của ngành có liên quan đến:
+ Sản phẩm: Tính chất của sản phẩm, chu kỳ phát triển của các sản phẩm trong ngành
+ Công nghệ: Tình trạng hiện tại, khả năng đổi mới công nghệ của ngành
+ Xu thế biến động của ngành: tăng trưởng, suy thoái hay bão hòa
+ Áp lực trong cạnh tranh: bằng việc phân tích nguy cơ ngàn có đối thủ cạnh tranh
mới, mức cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành, áp lực của sản phẩm thay thế… -
Thông tin về doanh nghiệp:
+ Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: hình thức sở hữu vốn, hình thức hoạt động
thâm niên, qui mô của doanh nghiệp. + Cơ cấu tổ chức
+ Mục tiêu của các nhà lãnh đạo
+ Thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp như: đặc tính, chu kỳ sống, mức độ đa
dạng hóa, vị thế sản phẩm trên thị trường.
+ Thị trường của các sản phẩm
+ Chính sách phát triển của doanh nghiệp
Chất lượng công tác phân tích phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của các thông tin
thu thập được. Bởi vậy, trước khi phân tích, nhà phân tích phải kiểm tra tính hợp
pháp của tài liệu chứa đựng thông tin (trình tự lập, ban hành, người lập, cấp thẩm
quyền phê duyệt…) cũng như độ tin cậy của nguồn thông tin thu thập được: tính
nhất trí của cùng một thông tin kế toán trên các tài liệu khác nhau, tính trung thực
hợp lí của các thông tin kế toán… lOMoAR cPSD| 40419767 24
Phạm vi kiểm tra không chỉ giới hạn ở các tài liệu trực tiếp làm căn cứ phân tích
mà cả các tài liệu khác có liên quan, đặc biệt là các tài liệu gốc. 1.3.3.
Xác định những biểu hiện đặc trưng
Trên cơ sở nguồn thông tin thu thập được, tùy thuộc vào yêu cầu và nội dung
phân tích, nhà phân tích cần tính toán các chỉ số tài chính phù hợp, lập các bảng biểu
theo từng nội dung đã đặt ra, so sánh với các chỉ số kỳ trước, các chỉ số của ngành,
của các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực hoạt động.
Trên cơ sở đó, đánh giá khái quát điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, vạch
ra được những vấn đề, những trọng tâm, lưu ý cần được tập trung phân tích. 1.3.4. Phân tích
Những nội dung cơ bản, những ấn đề được coi là quan trọng, có ảnh hưởng lớn
đến tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai đều phải đực
tập trung phân tích cụ thể nhằm làm rõ các mối quan hệ, các yếu tố bên trong thể
hiện bản chất của các hoạt động, bằng việc:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng, xem xét mối liên hệ giữa các nhân tố
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới các chỉ tiêu phân tích
- Từ góc độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố, đánh giá các nguyên nhân thành công
và nguyên nhân còn tồn tại. 1.3.5.
Tổng hợp và dự đoán
Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, dự báo hoạt động năm tiếp theo, thời gian tới
của doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư là quyết định đầu tư hay rút vốn, với nhà quản
trị doanh nghiệp là quyết định tài chính, khắc phục những điểm yếu và đề ra định
hướng hoạt động thời gian tới, với người cho vay là quyết định cấp vốn hay thu hồi
vốn vay. Từ đó, đề xuất các giải pháp tài chính cũng như các giải pháp khác nhằm thực hiện mục tiêu.
1.4. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Để có được những thông tin tài chính hữu ích hơn, khi phân tích tình hình tài
chính, trước hết cần phải xác lập được chỉ tiêu hay hệ thống chỉ tiêu thể hiện vấn đề lOMoAR cPSD| 40419767 25
cần quan tâm khi phân tích. Trên cơ sở những chỉ tiêu, hệ thống các chỉ tiêu cần
phân tích tiến hành phân tích.
Phương pháp phân tích tài chính là một hệ thống bao gồm các công cụ và biện
pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong
và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng
hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tình hình tài chính có thể thực hiện bằng cách sử dụng một hoặc kết
hợp nhiều phương pháp phân tích khác nhau tùy thuộc vào mục đích, yêu cần phân
tích hoặc phụ thuộc vào nguồn số liệu thu thập được trong quá trình phân tích. Các
phương pháp thường được sử dụng chủ yếu trong phân tích tài chính như: phương
pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp chỉ số, phương pháp phân tổ,
phương pháp Dupont,… Mỗi một phương pháp có những công dụng khác nhau và
được sử dụng trong từng nội dung phân tích khác nhau. Cụ thể: 1.4.1.
Phương pháp so sánh
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh
với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến và
thường được thực hiện ở bước khởi đầu của việc phân tích. Việc sử dụng phương
pháp so sánh là nhằm các mục đích: -
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch mà doanh nghiệp đã đặt
ra bằng cách so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kỳ thực tế với trị số của chỉ tiêu kỳ kế hoạch. -
Đánh giá tốc độ và xu hướng phát triển của hiện tượng, kết quả kinh tế
thông qua việc so sánh giữa kết quả kì này với kết quả kì trước. -
Đánh giá mức độ tiên tiến hay lạc hậu của đơn vị bằng cách so sánh giữa
kết quả của bộ phận hay của đơn vị thành viên với kết quả trung bình của tổng thể
hoặc so sánh giữa kết quả của đơn vị này với kết quả của đơn vị khác có cùng quy
mô hoạt động, trong cùng một lĩnh vực hoạt động.
Tuy nhiên, vấn đề cần chú ý là khi thực hiện phép so sánh, để đưa ra các quyết
định tài chính đúng đắn, hai số liệu đưa ra so sánh phải đảm bảo các điều kiện có
thể so sánh được. Các điều kiện đó là: lOMoAR cPSD| 40419767 26 - Cùng nội dung kinh tế -
Cùng thống nhất về một phương pháp tính -
Cùng một đơn vị đo lường và phải được thu thập trong cùng độ dài thời gian -
Cùng qui mô và điều kiện kinh doanh tương tự
Về kỹ thuật so sánh có thể so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối,
so sánh bằng số bình quân: -
So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của chỉ tiêu
kỳ thực tế với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu thị khối lượng, quy
mô biến động của các hiện tượng kinh tế. -
So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của các chỉ
tiêu kinh tế ở kỳ phân tích so với kỳ gốc hoặc giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ
gốc đã được điều chỉnh theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu có liên quan
theo hướng quyết định quy mô chung của chỉ tiêu phân tích. -
So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối,
biểu hiện chất đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung
của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng tính chất.
Tùy theo mục đích, yêu cầu, tính chất và nội dung phân tích của các chỉ tiêu kinh
tế mà người ta sử dụng kỹ thuật so sánh thích hợp.
Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo hai hình thức: -
So sánh theo chiều ngang: là so sánh các chỉ tiêu trên cùng một hàng giữa
kỳ này với kỳ trước (hoặc các kỳ trước đó) cả về số tuyệt đối và tương đối.
Kết quả tính theo số tuyệt đối thể hiện mức tăng (giảm) của chỉ tiêu:
Mức tăng (giảm) = Mức độ kỳ sau – Mức độ kỳ trước Kết quả tính theo
số tương đối phản ánh tỷ lệ tăng (giảm) của chỉ tiêu:
Tỷ lệ tăng (giảm) = Mức tăng (giảm) : Mức độ kỳ trước -
So sánh theo chiều dọc (theo cột): là so sánh các chỉ tiêu trên cùng một
cột với chỉ tiêu được chọn làm tiêu chuẩn gốc, chỉ tiêu gốc được đặt ở 100%. lOMoAR cPSD| 40419767 27
Giátrịcủatừngchỉtiêu x 100%
Tỷ trọng của từng chỉ tiêu = Giátrịcủachỉtiêugốc 1.4.2.
Phương pháp phân tích tỷ lệ
Là một dạng so sánh bằng số tương đối. Hai số liệu được chọn để so sánh phải
có quan hệ với nhau theo một cách nào đó.
Khi dùng tỷ lệ trong phân tích tài chính doanh nghiệp, để thấy được xu hướng
biến động của tỷ lệ thực sự phản ánh kết quả tốt hơn hay kém hơn, các nhà phân
tích cần hiểu hết các yếu tố tham gia cấu thành tỷ lệ và những giả định thay đổi của
các yếu tố này đến số tỷ lệ. Vì một số tỷ lệ chỉ phản ánh mối quan hệ giữa hai yếu tố
mà không thấy được độ lớn của mỗi yếu tố. Do vậy, có những biến đổi của một tỷ lệ
có vẻ thể hiện xu hướng tốt, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác và ngược lại.
Mặt khác, một tỷ lệ nói chung khó có thể đánh giá là tốt hay xấu, thuận lợi hay
không thuận lợi vì bản thân các tỷ số chứ có nhiều ý nghĩa, bởi nó còn phụ thuộc vào
tỷ số của các năm trước, tỷ số của ngành, tỷ số của đối thủ cạnh tranh… và sự thay
đổi của tỷ số phụ thuộc vào tử số, mẫu số và mối tương quan giữa tử số và mẫu số.
Mặc dù có những hạn chế, nhưng phân tích số tỷ lệ vẫn là một kĩ thuật quan
trọng của phân tích các báo cáo tài chính vì nó có thể định rõ được nền tảng, những
mối quan hệ kết cấu và các xu thế quan trọng. Bản thân nó không thể là cơ sở duy
nhất cho việc ra quyết định, mà nó cần được xem như một chứng cứ bổ sung dẫn
tới một quyết định hay một giải pháp. 1.4.3.
Phương pháp phân tích Dupont
Bản chất của phương pháp này là tách một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp (một tỷ số)
thành tích của chuỗi các tỷ số có mối liên hệ nhân quả với nhau. Mỗi chỉ tiêu phản
ánh mối quan hệ tài chính dưới dạng các tỷ số, khi tỷ số tài chính tăng hay giảm tùy
thuộc vào mẫu số và tử số của tỷ số đó. Mặt khác, mỗi tỷ số tài chính còn ảnh hưởng
bởi các quan hệ tài chính của doanh nghiệp với các bên có liên quan và quan hệ nội
tại của các hoạt động tài chính mà nó phản ánh. Chính vì vậy, việc thiết lập quan hệ
của mỗi tỷ số tài chính với những nhân tố ảnh hưởng đến nó theo một trình tự logic, lOMoAR cPSD| 40419767 28
chặt chẽ và nhìn rõ ràng hơn các hoạt động tài chính của doanh nghiệp để có cách
thức tác động vào từng nhân tố một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
Các nhà phân tích thường phân tách các chỉ số ROA (Tỷ suất lợi nhuận trên tổng
tài sản) và ROE (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân) thành các bộ phận
có liên hệ với nhau. Cụ thể:
- Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) theo Dupont: LNST LNST Doanhthu ROA = T àisản =
Doanhthu x T àisản = ROS x AU Trong đó :
ROA : tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROS : tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
AU : hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Với cách tính này, ta có thể thấy khả năng sinh lợi của đồng vốn mà doanh nghiệp
bỏ ra chịu ảnh hưởng bởi khả năng sinh lợi từ hoạt động bán hàng và công tác quản
lý tài sản của doanh nghiệp.
- Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) theo Dupont: LNST ROE = VCSH bìnhquân LNST DT vàTN khác
Tổngtài sảnbìnhquân = x DT vàTN khác Tổngtài x
sảnbìnhquân VCSH bìnhquân = ROS x AU x EM Trong đó:
ROS: tỷ suất sinh lời trên doanh thu
AU: hiệu suất sử dụng tổng tài sản
TổngTS bìnhquân EM:
hệ số nhân VCSH, được tính = VCSH bìnhquân lOMoAR cPSD| 40419767 29
Qua cách tách chỉ tiêu này, ta thấy được tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu bị ảnh
hưởng bởi 3 nhân tố: tỷ suất sinh lời trên doanh thu, hiệu suất sử dụng tổng tài sản
và hệ số nợ. Do đó, để đánh giá chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu, ta đi xem
xét mức độ ảnh hưởng của 3 nhân tố trên tới ROE.
Như vậy, phân tích tình hình tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn
đối với quản trị tài chính doanh nghiệp, đánh giá được hiệu quả kinh doanh một
cách sâu sắc và toàn diện, đánh giá đầy đủ và khách quan những nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đề ra được hệ thống các biện
pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý và điều hành hoạt
động tài chính doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp ở các kỳ tiếp theo.
1.4.4. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
Có nhiều nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Việc nhận thức được các nhân tố và xác định được mức
độ ảnh hưởng của nó đến các chỉ tiêu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong công tác phân tích. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các
nhân tố ảnh hưởng mà sử dụng các phương pháp khác nhau như: phương pháp thay
thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch, phương pháp cân đối. 1.4.4.1.
Phương pháp thay thế liên hoàn
Đây là phương pháp tiến hành thay thế lần lượt từng nhân tố theo một trình tự
nhất định. Nhân tố nào được thay thế sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố
đó đến chỉ tiêu phân tích. Còn nhân tố chưa thay thế phải giữ nguyên ở kì gốc.
Điều kiện áp dụng: Các nhân tố có quan hệ tích hoặc thương số với chỉ tiêu phân tích.
Nội dung và trình tự phương pháp:
- Bước 1: Xác định mối liên hệ giữa các nhân tố đến chỉ tiêu kinh tế
- Bước 2: Sắp xếp các nhân tố theo một trình tự nhất định và không đổi trong cả quá trình phân tích. Qui ước: lOMoAR cPSD| 40419767 30
+ Nhân tố số lượng xếp trước nhân tố chất lượng
+ Nếu có nhiều nhân tố số lượng thì xếp nhân tố chủ yếu trước, nhân tố thứ yếu sau
- Bước 3: Xác định đối tượng phân tích. Đối tượng phân tích là mức chênh lệch giữa
chỉ tiêu kỳ phân tích (kỳ thực hiện) với chỉ tiêu kỳ gốc (kỳ kế hoạch).
- Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Thay
thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu
một cách lần lượt, có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần. Từ nhân tố thứ
hai, nhân tố nào đã thay thế rồi (đã xác định ảnh hưởng rồi) thì được giữ nguyên
giá trị nhân tố đó ở kỳ thực tế (kỳ phân tích) cho đến lần thay thế cuối cùng, nhân tố
nào chưa thay thế vẫn giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc.
- Bước 5: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. 1.4.4.2.
Phương pháp số chênh lệch
Đây là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Vì thế, phương
pháp này tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp liên hoàn.
Về mặt toán học, phương pháp số chênh lệch là hình thức rút gọn của phương pháp
thay thế liên hoàn bằng cách đặt thừa số chung. Chúng chỉ khác ở chỗ là khi xác định
các nhân tố ảnh hưởng đơn giản hơn, chỉ việc nhóm các số hạng và tính chênh lệch
các nhân tố sẽ ảnh hưởng cho ta mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu
phân tích. Như vậy, phương pháp số chênh lệch chỉ được áp dụng trong trường hợp
các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng thương số.
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp 1.5.1.
Yếu tố chủ quan 1.5.1.1.
Chất lượng cơ sở dữ liệu phân tích
Đây là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến phân tích tài chính doanh
nghiệp, bởi khi thông tin sử dụng không chính xác hoặc không phù hợp thì kết quả
không có ý nghĩa để đánh giá, so sánh và xem xét gây ảnh hưởng đến kết quả phân
tích tài chính, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động quản lý của công ty và hoạt động đầu
tư của các nhà đầu tư. Thông tin chính xác sẽ phản ánh trung thực hoạt động tài
chính của công ty, là cơ sở đánh tin cậy để đánh giá năng lực tài chính của doanh
nghiệp, từ đó đưa ra các dự báo, quyết định trong tương lai. Do đó, có thể coi lOMoAR cPSD| 40419767 31
thông tin sử dụng là cơ sở, là nền tảng để tiến hành hoạt động phân tích tài chính,
quyết định trực tiếp đến kết quả của quá trình phân tích. Thông qua những cơ sở
dữ liệu đáng tin cậy bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nhà phân tích có thể
thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự báo tăng trưởng trong tương lai. 1.5.1.2.
Phương pháp phân tích
Đối với từng doanh nghiệp khác nhau với đặc thù ngành nghề kinh doanh, đặc
điểm sản phẩm thị trường riêng, nhà phân tích cần linh hoạt lựa chọn các chỉ tiêu
đánh giá phù hợp. Mỗi phương pháp phân tích lại có những ưu và nhược điểm
riêng của nó. Nhà phân tích dựa trên cơ sở đó mà có những đánh giá, lựa chọn sao
cho phù hợp. Khi phân tích, các tỷ số cần được sử dụng linh hoạt và kết hợp các
phương pháp một cách thích hợp nhằm đánh giá đúng nhất tình hình tài chính,
những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. 1.5.1.3.
Đặc thù ngành nghề sản xuất kinh doanh của DN
Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có những đặc trưng nhất định, doanh nghiệp
khi hoạt động kinh doanh có thể thuộc một ngành cụ thể hoặc cũng có thể thuộc
nhiều ngành (kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực). Theo đó phân tích tài chính cũng
sẽ có những điểm riêng nhất định, đặc biệt là về nội dung phân tích với những nét
đặc trưng mà doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác không có. Vì vậy nó giúp
các đối tượng quan tâm đánh giá được những đặc điểm riêng của doanh nghiệp, từ
đó đưa ra giải pháp xác đáng nhất cho doanh nghiệp. 1.5.1.4.
Trình độ cán bộ thực hiện phân tích
Với nguồn cơ sở dữ liệu chính xác đầy đủ nhưng kết quả phân tích như thế nào
sẽ phụ thuộc vào khâu xử lý phân tích và trình bày kết quả của nhà phân tích. Giữa
các con số rời rạc, tỷ lệ riêng rẽ chưa thể phản ánh được tình hình, điểm mạnh - yếu
của doanh nghiệp, trình độ cán bộ thực hiện phân tích sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả của phân tích.
Nếu cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, nhiều kinh nghiệm, am hiểu
pháp luật và kiến thức thực tế tốt thì sẽ biết lựa chọn những phương pháp phân tích lOMoAR cPSD| 40419767 32
cũng như các thông tin cần thiết và phù hợp với mục đích phân tích của mình, từ đó
có thể đưa ra các dự báo tin cậy cho công ty cũng như các đối tượng quan tâm. Bên
cạnh đó, đạo đức của cán bộ tài chính cũng được xem là một yếu tố ảnh hưởng
không hề nhỏ tới kết quả hoạt động của công ty vì họ có thể làm sai lệch số liệu thực
tế với số liệu trên giấy tờ. 1.5.2.
Yếu tố khách quan 1.5.2.1.
Yếu tố môi trường kinh tế
Yếu tố về môi trường kinh tế như lãi suất ngân hàng, biến động của tỷ giá, lạm
phát,... Cụ thể, mức lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng
trực tiếp đến các doanh nghiệp, sự biến động của tỷ giá sẽ làm thay đổi điều kiện
kinh doanh, tạo ra những cơ hội cũng như thách thức khác nhau đối với doanh
nghiệp. Yếu tố lạm phát cũng ảnh hưởng đến doanh nghiệp, trong trường hợp lạm
phát tăng cao sẽ tạo ra những rủi ro lớn cho các khoản đầu tư của doanh nghiệp,
đồng thời sức mua của xã hội cũng giảm, hơn nữa đồng tiền có giá trị theo thời gian,
một đồng tiền hôm nay có giá trị khác một đồng tiền trong tương lai. Chính điều này
sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp và hoạt động phân tích tài chính của doanh nghiệp.
Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra những cơ hội và cả thách
thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước
biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động
của từng yếu tố để từ đó đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong
từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu
nguy cơ và đe dọa. Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để
đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào một số căn cứ quan trọng: các
số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kỳ nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn... 1.5.2.2.
Yếu tố về môi trường, chính trị và pháp luật
Các yếu tố về chính trị pháp luật có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của
doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị sẽ tạo môi trường cho doanh nghiệp yên tâm
hoạt động. Về pháp luật, bên cạnh những quy định và ràng buộc đòi hỏi doanh
nghiệp phải tuân thủ như các khoản phải nộp, cách thức lập báo cáo tài chính, các lOMoAR cPSD| 40419767 33
quy định về hạch toán kế toán hay các quyết định về đầu tư, thì Chính phủ cũng rất
tích cực trong việc tham gia các tổ chức thương mại, kinh tế thế giới mà một số
doanh nghiệp có ngành hàng xuất khẩu là đối tượng được hưởng lợi. Chính sự can
thiệp của Chính phủ đã tạo ra những cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng có những khó
khăn và thách thức khác nhau cho từng doanh nghiệp. Do đó các hoạt động của
doanh nghiệp, trong đó có phân tích tài chính cũng sẽ chịu ảnh hưởng. 1.5.2.3.
Cơ sở hạ tầng và kĩ thuật – công nghệ
Để việc phân tích tình hình tài chính đạt hiệu quả cao cần có những thiết bị hiện
đại hỗ trợ việc phân tích và các phần mềm về tài chính sẽ giúp ích rất nhiều cho
nhà phân tích. Nếu chỉ có các công ty đơn giản, thủ công thì sẽ ảnh hưởng tới thời
gian và kết quả phân tích. Các phần mềm tài chính chuyên dụng sử dụng cho phân
tích tài chính sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn nhân lực, đem lại những
kết quả chính xác và kịp thời, đáp ứng được nhu cầu quản lý của doanh nghiệp và
các đối tượng quan tâm. 1.5.2.4.
Các yếu tố cạnh tranh
Cạnh tranh từ thị trường vốn, hầu hết các doanh nghiệp thường huy động vốn
qua các nguồn tài trợ như vay ngắn hạn hoặc dài hạn, hoặc phát hành chứng khoán.
Chính sách tín dụng, quy định về bảo lãnh, thế chấp, tín chấp hay mức lãi suất,... đôi
khi còn làm hạn chế cơ hội tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp
có mức xếp hạng tín dụng tốt sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi, nhằm lành
mạnh hóa tình hình tài chính và ổn định hoạt động tài chính.
Cạnh tranh từ nguyên liệu, vật tư đầu vào và hàng hóa thành phẩm đầu ra. Đây
là yếu tố ảnh hưởng, quyết định đến quá trình tái sản xuất và mở rộng sản xuất của
doanh nghiệp. Nguyên vật liệu đầu vào, nhà cung cấp sẽ tác động trực tiếp đến
lượng hàng cung ứng, giá thành sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Thị trường đầu
ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, khả năng tạo doanh thu, tốc độ quay vòng vốn
nhanh hay chậm của doanh nghiệp.
Cạnh tranh từ đối thủ cùng ngành: mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng
các doanh nghiệp cùng ngành, mức độ tăng trưởng của ngành nói chung, cơ cấu chi
phí và mức độ đa dạng hóa sản phẩm. Nếu doanh nghiệp có những đối thủ cạnh lOMoAR cPSD| 40419767 34
tranh mạnh thì để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả, chất
lượng... Như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của bài khóa luận tập trung đi vào việc tìm hiểu và khái quát chung về
phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, như: khái niệm, nội dung, quy trình,
phương pháp và những nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp.
Từ đó có được cái nhìn tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm nắm
bắt được cách thức và quá trình phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp để tiến
hành đi vào phân tích cụ thể doanh nghiệp trong chương 2.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SOTO VIỆT NAM
2.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần Công nghệ SOTO Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Công nghệ SOTO Việt Nam
Công ty cổ phần Công nghệ SOTO Việt Nam được thành lập vào ngày 25/12/2015
với lĩnh vực kinh tế tư nhân. Công ty được Sở KH&ĐT Hà Nội cấp mã số thuế là
0107270168 với trụ sở tại Số 6, ngách 51, ngõ 405 đường Bát Khối, phường Long
Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Tên viết tắt của công ty là: SOTO VIET NAM TECHNOLOGY.,JSC. lOMoAR cPSD| 40419767 35
Người đại diện pháp luật của công ty là ông Tạ Đức Chính, đồng thời là giám đốc
công ty. VĐL của công ty là: 4.900 triệu đồng.
Địa chỉ email của công ty là: admin@sototech.com.vn Số điện thoại
liên hệ của công ty: 0968228222.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần Công nghệ SOTO Việt Nam
Công ty hoạt động kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể là:
- Sửa chữa thiết bị điện, điện tử và quang học
- Lắp đặt hệ thống điện
- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí
- Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
- Bán buôn kim loại và quặng kim loại
- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
- Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
- Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong
các cửa hàng chuyên doanh
- Bán lẻ thiết bị nghe nhìn trong các cửa hàng chuyên doanh
- Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và
bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh
- Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
- Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu
- Sản xuất sản phẩm từ plastic và các cấu kiện kim loại
- Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại
- Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại lOMoAR cPSD| 40419767 36
- Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại
- Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển
- Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện
- Sản xuất pin và ắc quy; sản phẩm điện tử dân dụng
- Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại; thiết bị điện chiếu sáng
- Sản xuất đồ điện dân dụng và thiết bị điện khác
- Sản xuất động cơ, tua bin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy)
- Sản xuất thiết bị sử dụng năng lượng chiết lưu, máy bơm, máy nén, vòi và van khác
- Sản xuất lò nướng, lò luyện và lò nung; các thiết bị nâng, hạ và bốc xếp
- Sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính)
- Sản xuất dụng cụ cầm tay chạy bằng mô tơ hoặc khí nén
- Sửa chữa máy móc, thiết bị; các sản phẩm kim loại đúc sẵn Trong đó,
ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là: bán buôn các loại máy móc thiết bị và phụ tùng máy.
Bắt đầu từ năm 2019 đến nay, công ty chủ yếu bán thương mại các loại bình
nước năng lượng mặt trời, tấm pin năng lượng mặt trời và lắp đặt dự án điện năng lượng mặt trời.
Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch, sử dụng tế bào quang điện
để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện dựa trên cơ chế hiệu ứng quang điện
trong vật lý. Đây là nguồn năng lượng tái tạo vô cùng sạch, đáng tin cậy và mang lại
nhiều giá trị cho con người, tuy nhiên cũng có những hạn chế nhất định.
- Ưu điểm: đây là nguồn năng lượng tái tạo có thể khai thác ở mọi nơi trên thế
giới, không phát sinh những khí thải độc hại ra môi trường. Ngoài ra còn giúp
người sử dụng tiết kiệm chi phí về tiền điện và bảo trì.
- Nhược điểm: Các tấm pin năng lượng mặt trời sản sinh ra điện phụ thuộc vào
ánh sáng mặt trời để thu thập hiệu quả năng lượng mặt trời nên ngành này lOMoAR cPSD| 40419767 37
rất phụ thuộc vào thời tiết và để hệ thống sản sinh ra nhiều điện thì cần sử
dụng nhiều tấm pin, vì vậy mà sẽ tốn nhiều diện tích.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Công nghệ SOTO Việt Nam
Từ khi thành lập đến thời điểm hiện tại, công ty đã liên tục và không ngừng thay
đổi việc xây dựng bộ máy tổ chức để phù hợp với doanh nghiệp mình. Bởi công ty
thuộc doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên các phòng ban và nhân sự không nhiều. Bộ
máy tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Giám đốc Các bộ phận
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Công nghệ SOTO Việt Nam Cụ thể:
- Giám đốc: là người đứng đầu công ty, có chức năng quản lý, giám sát và điều
hành mọi hoạt động trong công ty. Ngoài ra, còn là người lên kế hoạch, đề ra
các mục tiêu, phương hướng hoạt động và phát triển của công ty. Là người
chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
- Bộ phận bán hàng: gồm có 4 thành viên, có nhiệm vụ giới thiệu, quảng bá và
cung cấp thông tin về sản phẩm cho khách hàng từ đó tư vấn những sản
phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. lOMoAR cPSD| 40419767 38
- Bộ phận tài chính – kế toán: gồm có 3 thành viên chuyên xử lí các loại giấy tờ
liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty như: nhập số liệu
từ các hóa đơn, chứng từ lên sổ sách và tiến hành lập các báo cáo tài chính
hàng kỳ theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, bộ phận này còn
có chức năng trực tiếp trong việc phân phối các dòng tiền vào – ra trong công
ty như: lên bảng lương, phân phát lương cho công nhân viên và các phúc lợi
liên quan; thanh toán tiền cho các hoạt động của công ty…
- Bộ phận kinh doanh: gồm có 3 thành viên, chịu trách nhiệm trực tiếp trong
việc quảng bá và phân phối các sản phẩm của công ty ra thị trường. Cùng với
đó là xây dựng, thiết lập kế hoạch kinh doanh cho công ty theo từng giai đoạn
cụ thể nhằm thu hút các khách hàng tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ của
công ty để nâng cao doanh thu.
2.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Công ty cổ phần Công nghệ SOTO
Việt Nam giai đoạn 2019-2021
2.2.1. Phân tích tình hình tài chính công ty qua bảng
cân đối kế toán 2.2.1.1.
Phân tích sự biến động của tài sản lOMoAR cPSD| 40419767 48
Bảng 2.1: Tình hình biến động tài sản của công ty giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: đồng Việt Nam
Chênh lệch 2020 so với 2019 Chênh lệch 2021 so với 2020 Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Số tiền % Số tiền %
4.473.436.6 95 72.082.539. 869 21.835.144. 573 67.609.103. 174
1.511,3 5 (50.247.395. 296) -
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 69,71
I. Tiền và các khoản tương 1.625.951.2 92 125.823.82 3
538.061.05 8 (1.500.127. 469) 327,6 3 đương tiền -92,26 412.237.235
II. Đầu tư tài chính 0 0 0 0 0
177.676.40 6 40.508.013. 397 10.523.738. 181 40.330.336. 991 22.698, 76 (29.984.275. 216) -
III. Các khoản phải thu 74,02
1. Phải thu của khách hàng 36.583.587.6 57
8.578.832.90 7 36.464.281.6 57 30.563, 66 (28.004.754.7 50) 119.306.000 -76,55 3.924.425.74 0 1.944.781.20 0 3.866.055.33 4 6.623,3 1 (1.979.644.54 0)
2. Trả trước cho người bán 58.370.406 -50,44 3. Phải thu khác 0 0 124.074 0 - 124.074 -
2.425.186.0 99 31.089.731. 961
9.810.445.1 09 28.664.545. 862
1.181,9 5 (21.279.286. 852) - IV. Hàng tồn kho 68,44
V. Tài sản ngắn hạn khác 244.622.89 8 358.970.68 8 962.900.22 5 114.347.79 0 168,2 4 46,74 603.929.537
1. Thuế GTGT được khấu trừ 168,2 4 244.622.898 358.970.688 962.900.225 114.347.790 46,74 603.929.537
2. Tài sản ngắn hạn khác 0 0 0 0 - 0 - 1.199.985.3 19 852.665.14 8 1.144.609.2 63 2.066,9 8 (347.320.17 1) -
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 55.376.056 28,94
I. Tài sản cố định 0 633.002.37 523.682.37 633.002.37 - (109.320.00 -
Downloaded by ?? Hòa (thanhhoa14102003@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40419767 49 5 5 5
0) 17,27 1. Nguyên giá 0 656.218.181 656.218.181 656.218.181 - 0 0,00 (132.535.806 470,8 9
2. Giá trị hao mòn lũy kế 0 (23.215.806) ) (23.215.806) - (109.320.000) 566.982.94 4 328.982.77 3 511.606.88 8 (238.000.17 1) -
II. Tài sản dài hạn khác 55.376.056 923,88 41,98
4.528.812.7 51 73.282.525. 188 22.687.809. 721 68.753.712. 437
1.518,1 4 (50.594.715. 467) -
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 69,04
(Nguồn: tổng hợp từ BCTC của công ty giai đoạn 2019-2021) lOMoAR cPSD| 40419767 42
Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng giá trị tổng tài sản của công ty trong giai đoạn
từ 2019-2021 thay đổi thất thường, không ổn định khi tăng mạnh trong năm 2020
rồi lại giảm trong năm 2021. Từ năm 2019 đến năm 2020, tổng tài sản tăng
68.753.712.437 đồng, tương ứng tăng 1.518,14%. Tổng tài sản tăng mạnh là do hàng
tồn kho, các khoản phải thu khách hàng theo các hợp đồng đã ký kết và TSDH tăng
cao. Đến năm 2021, cả TSNH và TSDH đều giảm làm tổng TS của công ty giảm
69,04%, tức giảm 50.594.715.467 đồng về mặt giá trị.
Bảng 2.2: Báo cáo so sánh dọc của tài sản công ty giai đoạn 2019-2021 Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 98,78% 98,36% 96,24%
I. Tiền và các khoản tương đương 35,90% 0,17% 2,37% tiền
II. Đầu tư tài chính 0,00% 0,00% 0,00%
III. Các khoản phải thu 3,92% 55,28% 46,38%
1. Phải thu của khách hàng 2,63% 49,92% 37,81%
2. Trả trước cho người bán 1,29% 5,36% 8,57% 3. Phải thu khác 0,00% 0,00% 0,00% IV. Hàng tồn kho 53,55% 42,42% 43,24%
V. Tài sản ngắn hạn khác 5,40% 0,49% 4,24%
1. Thuế GTGT được khấu trừ 5,40% 0,49% 4,24%
2. Tài sản ngắn hạn khác 0,00% 0,00% 0,00%
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1,22% 1,64% 3,76%
I. Tài sản cố định 0,00% 0,86% 2,31% 1. Nguyên giá 0,00% 0,90% 2,89%
2. Giá trị hao mòn lũy kế 0,00% -0,03% -0,58%
II. Tài sản dài hạn khác 1,22% 0,77% 1,45%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100,00% 100,00% 100,00% lOMoAR cPSD| 40419767 43
(Nguồn: tự tổng hợp dựa trên BCTC công ty giai đoạn 20192021)
Nhìn vào bảng báo cáo 2.2 của công ty ở trên, có thể thấy trong giai đoạn 2019-
2021, TSNH chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng TS (hơn 96%) và giảm dần qua các
năm khi trong năm 2019 TSNH chiếm 98,78% giảm xuống 98,36% trong năm 2020
và sang đến năm 2021chỉ còn chiếm 96,24%. Ngược lại, TSDH chiếm tỷ trọng rất
nhỏ và có xu hướng tăng dần theo các năm biểu hiện qua tỷ lệ đóng góp trong tổng
tài sản. Năm 2019 TSDH của DN chiếm 1,22% trong tổng TS, tăng lên thành 1,64%
trong năm 2020 và đạt mức 3,76% trong năm 2021. Cơ cấu TS của công ty về tỷ
trọng TSNH và TSDH có thể cho là hợp lý vì hoạt động chủ yếu của công ty là thương
mại do vậy nên không đầu tư nhiều vào các TSDH.
Tài sản ngắn hạn:
Nhìn chung, TSNH giai đoạn 2019-2021 của công ty tăng, TSNH năm 2021 tăng
gấp gần 5 lần so với năm 2019. Cụ thể, TSNH năm 2020 tăng 67.609.103.174 đồng,
tương ứng tăng 1511,35% so với năm 2019. Nhân tố tác động chủ yếu làm tăng
TSNH của DN năm 2020 chính là sự tăng lên của các khoản phải thu và hàng tồn kho.
Sang đến năm 2021, TSNH của DN giảm 69,71%, tương ứng giảm 50.247.395.296
đồng về mặt giá trị do các KPT và HTK của công ty giảm về mặt giá trị. Để thấy rõ sự
thay đổi này, ta đi sâu vào phân tích các khoản mục trong TSNH.
Tiền và tương đương tiền: trong giai đoạn 2019-2021, khoản mục này giảm mạnh,
giảm từ 1.625.951.292 đồng (năm 2019) xuống còn 538.061.058 đồng trong năm
2021. Nhìn vào báo cáo đồng quy mô ta cũng có thể thấy được tỷ trọng của khoản
mục này giảm một cách đáng kể tỷ trọng trong tổng tài sản khi năm 2019 khoản mục
này chiến 35,09% trong tổng tài sản trong khi đến năm 2021 lại giảm còn 2,37%.
Điều này cho thấy khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp có xu hướng giảm.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty tăng mạnh
trong năm 2020 (tăng 40.330.336.991 đồng về mặt giá trị) sau đó lại giảm 74,02%
trong năm 2021. Để thấy rõ được sự biến động này ta đi vào phân tích các khoản mục cấu thành. lOMoAR cPSD| 40419767 44
+ Phải thu của khách hàng: trong năm 2019, hoạt động kinh doanh của công ty chủ
yếu là nhỏ lẻ, cung cấp số lượng nhỏ các trang thiết bị điện năng lượng mặt trời như
máy nước nóng năng lượng mặt trời, tấm pin năng lượng mặt trời cho các hộ gia
đình là chủ yếu nên lượng phải thu đọng lại không nhiều. Sang đến năm 2020, công
ty đã đẩy mạnh hoạt động, kí kết được một số hợp đồng cung cấp hệ thống điện
năng lượng mặt trời cho nhiều đối tác lớn nên các khoản phải thu tăng đột biến
(tăng hơn 36 tỷ đồng), do cơ chế kinh doanh của công ty là cho khách hàng tạm ứng
trước một phần tiền mặt trong tổng giá trị của các hợp đồng nên các KPT tăng cao.
Năm 2021, khoản phải thu từ khách hàng giảm 76,55% so với năm 2020 là bởi sản
lượng tiêu thụ giảm và công ty thắt chặt hơn trong hoạt động tín dụng.
+ Trả trước cho người bán: công ty trong năm 2020 đã nhập tấm pin mặt trời với số
lượng rất lớn nên lượng tiền đặt cọc đối với các nhà cung cấp tăng cao so với năm
2019 (tăng 3.866.055.334 đồng), khoản mục này đến năm 2021 lại giảm 50,44% so
với năm trước do lượng hàng hóa cung cấp cho khách hàng giảm nên công ty không
nhập nhiều như năm trước.
Hàng tồn kho: HTK của công ty nhìn chung tăng và tăng mạnh trong năm 2020 biểu
hiện ở chỗ năm 2019 HTK đạt mức
2.425.186.099 đồng, đến năm 2020 con số này đã nâng lên thành
31.089.731.961 đồng, tăng gấp khoảng 15 lần so với năm trước. Thời gian trước,
công ty mới chỉ hoạt động trong lĩnh vực cung cấp bình nước nóng và bán thương
mại tấm pin năng lượng mặt trời cho các khách hàng nhỏ lẻ nên HTK còn tương đối
thấp. Lượng HTK tăng đột biến trong năm 2020 cũng rất hợp lý, bởi công ty nhập
lượng lớn tấm pin năng lượng mặt trời vào dịp cuối năm để cung cấp cho các đối
tác. Sang đến năm 2021, giá trị HTK giảm còn 9.810.445.109 đồng, giảm một phần
là do số lượng hàng hóa đã được cung cấp cho các đối tác trong năm 2020.
Tài sản dài hạn:
TSDH năm 2020 của công ty tăng 1.144.609.263 đồng so với năm 2019, tương
ứng tăng 2.066,98%. Năm 2019 công ty không đầu tư TSCĐ do đó sự thay đổi của
TSDH chính là sự thay đổi của TSDH khác (gồm các chi phí như: chi phí thuê kho
hàng, chi phí thuê địa điểm văn phòng). TSDH khác của DN nhìn chung tăng khi năm lOMoAR cPSD| 40419767 45
2019 giá trị khoản mục này là 55.376.056 đồng, đến năm 2021 đã tăng lên thành
328.982.773 đồng, tăng lên gấp gần 6 lần trong 2 năm có thể do sự mở rộng về quy
mô kinh doanh, nhu cầu của khách hàng lớn, công ty nhập thêm nhiều hàng hóa nên
cần thuê thêm mặt bằng để chứa đựng. Sang năm 2020, công ty bắt đầu đầu tư vào
TSCĐ với nguyên giá là 656.218.181 đồng và không đầu tư thêm trong năm 2021.
Do hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại nên công ty nên không có máy móc
thiết bị nào đáng kể, vì thế TSDH chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty.
Nhận xét: TS của công ty chủ yếu tập trung vào TSNH, điều này là dễ hiểu khi
công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại. TSDH của công ty có thay đổi
theo chiều hướng tăng qua các năm, tuy nhiên mức tăng này khá nhẹ (năm 2019 TSDH chiếm
1,22% trong tổng tài sản, tỷ lệ này đã tăng lên thành 1,64% trong năm 2020 và đến
năm 2021 tăng lên ở mức 3,76%). Khoản mục TS chiếm tỷ trọng chủ yếu trong công
ty là HTK, cùng với đó là sự tăng lên của các khoản phải thu có thể khiến công ty
tăng chi phí và gây rủi ro về tài chính cao. 2.2.1.2.
Phân tích biến động nguồn vốn
Nhìn vào bảng 2.3 dưới đây, ta thấy trong giai đoạn 20192021, nguồn vốn biến
động thất thường, tuy nhiên quy mô nhìn chung tăng, nguồn vốn năm 2021 của
công ty là 22.687.809.721 đồng, trong khi năm 2019 chỉ đạt 4.528.812.751 đồng. Cụ
thể, trong năm 2020 nguồn vốn công ty tăng 68.753.712.437 đồng, đồng nghĩa với
việc tăng 1518,14% so với năm 2019. Năm 2021, công ty giảm 69,04% so với năm
trước về nguồn vốn, tương ứng giảm 50.594.715.467 đồng về mặt giá trị. Nguyên
nhân chính của sự thay đổi này là do biến động của NPT. lOMoAR cPSD| 40419767 55
Bảng 2.3: Tình hình biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: đồng Việt Nam Chệnh lệch năm
Chênh lệch năm 2020 so với 2021 so với năm Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 năm 2019 2020 Số tiền % Số tiền % -
68.184.723 62805,44 74,81 C. NỢ PHẢI TRẢ
108.565.0 00 68.293.288 .108 17.206.267 .832 .108
% (51.087.020. 276) % -
68.184.723 62805,44 74,81 I. Nợ ngắn hạn
108.565.0 00 68.293.288 .108 17.206.267 .832 .108
% (51.087.020. 276) % - 39.883.088. 396255,2 99,93 1. Phải trả người bán 10.065.000 39.893.153. 072 28.000.000 072
2% (39.865.153.0 72) % - 100,0
2. Người mua trả tiền trước 98.500.000 1.698.737.1 50 0
1.600.237.1 50 1624,61% (1.698.737.15 0) 0% -
3. Thuế và các khoản phải nộp 79,60 NN 0 22.324.548 4.554.169 22.324.548 - (17.770.379 %
4. Phải trả người lao động 0 0 378.623.252 0 - 378.623.252 - 19.022.073. 31,66 5. Phải trả khác
0 19.022.073. 338 13.000.000. 000 338 - (6.022.073.33 8) % - 50,44
6. Vay và nợ thuê tài chính 0 7.657.000.0 00 3.795.090.4 11 7.657.000.0 00 - (3.861.909.58 9) % II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 -
0 lOMoAR cPSD| 40419767 56 4.420.247. 751 4.989.237. 080 5.481.541. 889 568.989.32 9 9,87
D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 12,87% 492.304.809 % 4.900.000.0 00 4.900.000.0 00 4.900.000.0 00
1. Vốn góp chủ sở hữu 0 0,00% 0 0,00% (479.752.24 9) 551,6 2. LNST chưa phân phối 89.237.080 581.541.889 568.989.329 -118,60% 492.304.809 8% - 68.753.712 1518,14 69,04
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
4.528.812. 751 73.282.525 .188 22.687.809 .721 .437
% (50.594.715. 467) %
( Nguồn: tự tổng hợp từ BCTC công ty giai đoạn 2019-2021) lOMoAR cPSD| 40419767 48
NPT của công ty trong giai đoạn 2019-2021 biến động rất lớn, tăng lên hơn 158
lần. Cụ thể, NPT năm 2019 của công ty tăng từ 108.565.000 đồng lên thành
68.293.288.108 đồng trong năm 2020, tăng 68.184.723.108 đồng do HĐKD của công
ty mở rộng đột biến. Đến năm 2021, chỉ tiêu này lại giảm 74,81% so với năm trước.
Trong khi đó, VCSH tăng đều qua các năm và tăng khá nhẹ khi so với năm 2019 thì
năm 2020 tăng 12,87% và năm 2021 tăng 9,87% so với năm 2020.
Bảng 2.4: Báo cáo so sánh dọc của nguồn vốn công ty giai đoạn 2019-2021 Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 C. NỢ PHẢI TRẢ 2,40% 93,19% 75,84% I. Nợ ngắn hạn 2,40% 93,19% 75,84% 1. Phải trả người bán 0,22% 54,44% 0,12%
2. Người mua trả tiền trước 2,17% 2,32% 0,00%
3. Thuế và các khoản phải nộp NN 0,00% 0,03% 0,02% 4. Phải trả người lao động 0,00% 0,00% 1,67% 5. Phải trả khác 0,00% 25,96% 57,30%
6. Vay và nợ thuê tài chính 0,00% 10,45% 16,73% II. Nợ dài hạn 0,00% 0,00% 0,00%
D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 97,60% 6,81% 24,16%
1. Vốn góp chủ sở hữu 108,20% 6,69% 21,60% 2. LNST chưa phân phối -10,59% 0,12% 2,56% TỔNG CỘNG NGUỒN 100,00% 100,00% 100,00% VỐN lOMoAR cPSD| 40419767 49
(Nguồn: tổng hợp dựa trên BCTC công ty 2019-2021)
Nhìn vào bảng 2.4, có thể thấy được tỷ trọng NPT tăng lên rõ rệt khi năm 2019,
NPT chỉ chiếm 2,40% trong tổng nguồn vốn đến năm 2020 con số này ở mức 93,19%
và giảm còn 75,84% trong năm 2021. Trong khi đó, tỷ trọng VCSH giảm dần. Năm
2019, VCSH trong tổng NV chiếm tỷ trọng chủ yếu là 97,6% thì đến năm 2021 tỷ lệ này giảm còn 24,16%.
Qua đây, ta thấy được NV của công ty chuyển đổi rõ rệt về mặt cơ cấu, chuyển
dịch theo hướng tăng dần NPT và giảm dần VCSH, biểu hiện rõ nhất ở năm 2020. Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Nợ phải trả
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2019-2021
(Nguồn: tổng hợp từ BCTC công ty giai đoạn 2019-2021) Nợ phải trả:
Trong giai đoạn 2019-2021, các khoản nợ dài hạn trong công ty không phát sinh
nên sự biến động của NPT chính là sự biến động của nợ ngắn hạn. Năm 2019, nợ
ngắn hạn chiếm 2,4% trong tổng nguồn vốn của công ty, đạt 108.565.000 đồng. Do
trong năm này, công ty chủ yếu cung cấp các hàng hóa như các loại bình nước, tấm
pin năng lượng mặt trời… cho các khách hàng nhỏ lẻ nên quy mô còn nhỏ. Nợ ngắn
hạn năm 2019 của công ty đến từ hai khoản mục là phải trả người bán và người mua
trả tiền trước, trong đó phần lớn là khoản mục người mua trả tiền trước. Lí giải cho
điều này có thể do người mua tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và độ uy tín của công ty. lOMoAR cPSD| 40419767 50
Sang năm 2020, cơ cấu NV của công ty thay đổi hoàn toàn so với năm 2019 khi
NPT chiếm 93,19% trong tổng nguồn vốn. NPT trong năm này tăng mạnh so với năm
trước, trong đó khoản phải trả người bán chiếm tỷ trọng chủ yếu. Lý giải cho điều
này là do trong năm 2020, công ty mở rộng hoạt động kinh doanh thêm ở lĩnh vực
điện năng lượng mặt trời và kí kết được một số hợp đồng cung cấp cho các DN có
quy mô lớn nên việc nhập các hàng hóa, thiết bị tăng cao, từ đó mà khoản mục NPT
người bán cũng tăng theo và bởi sự uy tín đối với bạn hàng nên công ty được hưởng
những ưu đãi trong chính sách tín dụng. Các khoản phải trả tập trung ở một số nhà
cung cấp thiết bị, vật tư lớn như công ty Worldwide Energy and Manufacturing, công
ty TNHH công nghệ Vietbuild Việt Nam… Khoản người mua trả tiền trước của công
ty cũng tăng hơn 1.600.000.000 đồng so với 2019 – đây là số tiền khách hàng tạm
ứng cho các hợp đồng kí kết lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời với công ty.
Trong năm 2020, công ty mở rộng hơn về quy mô kinh doanh điện năng lượng mặt
trời và hoạt động thương mại là chủ yếu nên nhu cầu về vốn trong ngắn hạn tăng.
Vì vậy mà NPT phát sinh thêm khoản mục vay, nợ thuê tài chính – đây là khoản dư
nợ vay ngắn hạn được ngân hàng Sacombank cung cấp. Ngoài ra, phải trả khác chiếm
tỷ lệ tương đối trong tổng nguồn vốn, chỉ đứng sau khoản mục phải trả người bán.
Năm 2021, NPT của công ty giảm 74,81% so với năm trước và chiếm 75,84% trong
tổng nguồn vốn, các khoản mục chính trong NPT đều giảm trừ khoản phải trả người
lao động. Đó là do các hợp đồng công ty kí kết được trong thời gian trước đó đã
được hoàn thành trong năm 2020, trong khi năm 2021 công ty chưa có những hợp
đồng lớn bù đắp mà chủ yếu hoạt động kinh doanh thường và cung cấp dịch vụ bảo
dưỡng cho các thiết bị đã bán cho các khách hàng nên nhu cầu về thiết bị, hàng hóa
của DN giảm. Nhìn chung, NPT của DN trong giai đoạn này biến động khá thất
thường và không ổn định bởi hoạt động của DN có sự thay đổi.
Vốn chủ sở hữu:
VCSH của công ty giữ mức ổn định về mặt giá trị qua các năm.
Năm 2019 VCSH của công ty là 4.420.247.751 đồng, năm 2020 là
4.989.237.080 đồng, tăng 12,87% tương đương với với 568.989.329 đồng về mặt
giá trị so với năm 2019. Sang năm 2020, chỉ tiêu này đạt 5.481.541.889 đồng, tăng
492.304.809 đồng về mặt giá trị ứng với 9,87% so với năm 2019. Dựa vào bảng số lOMoAR cPSD| 40419767 51
liệu 2.3 ta có thể thấy được công ty không có huy động đầu tư thêm vào vốn góp
trong giai đoạn 2019-2021 này mà nguyên nhân thay đổi VCSH đến từ sự thay đổi
của LNST chưa phân phối. Năm 2019, hoạt động kinh doanh của công ty không tốt
khi LNST chưa phân phối vẫn còn ở mức âm là -479.752.249 đồng, bước sang năm
2020 LNST đã tăng thêm 568.989.329 đồng lên thành 89.237.080 đồng. Và đến năm
2021, khoản mục này tăng lên thành 581.541.889 đồng, đồng nghĩa với việc tăng
551,68% so với năm 2020. Những kết quả trên là minh chứng cho thấy hoạt động
kinh doanh của công ty có tiến triển theo hướng tích cực.
Nhận xét: NV của công ty từ năm 2019-2021 thay đổi rõ rệt về cơ cấu theo hướng
giảm tỷ trọng VCSH và tăng tỷ trọng NPT. Việc chuyển dịch cơ cấu này là do uy tín
đối với các khách hàng của công ty tăng nên có thể chiếm dụng được vốn từ các đối
tác của mình. Tuy nhiên với tình hình kinh tế bất ổn cùng với những ảnh hưởng từ
dịch bệnh, giá cả xăng dầu tăng như hiện nay thì việc DN sử dụng nguồn VCSH sẽ
đảm bảo hơn. Vì vậy, căn cứ vào tình hình trong từng giai đoạn cụ thể, công ty nên
xác định những hướng đi phù hợp với hoạt động kinh doanh của DN mình. 2.2.1.3.
Phân tích các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán
a. Vốn lưu động ròng:
Bảng 2.5: Vốn lưu động ròng giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: đồng Việt Nam 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 số tiền % số tiền % NVDH
4.420.247.751 4.989.237.080 5.481.541.889 568.989.329 12,87% 492.304.809 9,87% TSDH 55.376.056
1.199.985.319 852.665.148 1.144.609.263 2066,98% -347.320.171 - 28,94%
VLĐ ròng 4.364.871.695 3.789.251.761 4.628.876.741 -575.619.934 -13,19% 839.624.980 22,16%
( Nguồn: tự tổng hợp từ BCTC công ty giai đoạn 2019-2021)
Trong cả 3 năm từ 2019-2021, VLĐ ròng của công ty luôn lớn hơn 0 chứng tỏ
phần NVDH trong công ty tài trợ được cho toàn bộ TSDH mà vẫn còn thừa được
dùng để tài trợ thêm cho TSNH. NVDH của doanh nghiệp năm 2019 dư ra
4.364.871.695 đồng để tài trợ cho TSNH. Năm 2020, VLĐ ròng giảm nhưng vẫn lOMoAR cPSD| 40419767 52
dương lớn đảm bảo được tình hình hoạt động của công ty, sang đến năm 2021, VLĐ
ròng lại tăng lên 4.628.876.741 đồng, tăng 22,16% so với năm trước. Điều này cho
thấy cơ cấu vốn của DN an toàn, HĐKD của công ty được duy trì ổn định.
Năm 2020, VLĐ ròng của công ty giảm so với năm 2019 là do cả NVDH và TSDH
đều tăng, nhưng TSDH tăng mạnh hơn mức tăng của NVDH. NVDH tăng thực chất là
do VCSH tăng, tức là LNST của công ty tăng do vốn góp của chủ sở hữu không thay
đổi. Điều này cho thấy DN có kết quả kinh doanh tốt. TSDH tăng 1.144.609.263 đồng
là do trong năm 2020, DN có đầu tư vào TSCĐ và TSDH khác cũng tăng lên với giá trị
lớn là 511.606.888 đồng.
Năm 2021, VLĐ ròng của DN tăng 839.624.980 đồng do NVDH tăng 492.304.809
đồng và TSDH giảm 347.320.171 đồng. NVDH tăng là do trong năm, kết quả kinh
doanh của DN tốt nên LNST chưa phân phối của DN tăng. TSDH giảm là do mức trích
khấu hao TSCĐ của công ty tăng và TSDH khác giảm.
b. Nhu cầu vốn lưu động:
Bảng 2.6: Nhu cầu vốn lưu động giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: đồng Việt Nam 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 số tiền % số tiền % Tài sản kinh doanh
2.847.485.403 71.956.716.046 21.297.083.515 69.109.230.643 2427,03% -50.659.632.531 -70,40% Nợ kinh doanh
108.565.000 60.636.288.108 13.411.177.421 60.527.723.108 55752,52% -47.225.110.687 -77,88% Nhu cầu vốn lưu động
2.738.920.403 11.320.427.938 7.885.906.094 8.581.507.535 313,32% -3.434.521.844 -30,34%
( Nguồn: tự tổng hợp từ BCTC công ty giai đoạn 2019-2021)
Trong giai đoạn 2019-2021, công ty có NCVLĐ đều lớn hơn 0, tức là TS kinh doanh
lớn hơn nợ kinh doanh, có nghĩa là một phần TSNH của DN đang cần được bên thứ 3 tài trợ.
Năm 2019, NCVLĐ của công ty là 2.738.920.403 đồng biểu hiện nhu cầu vốn ngắn
hạn của công ty lúc này phát sinh bởi một phần TS kinh doanh chưa được tài tài trợ từ bên thứ ba. lOMoAR cPSD| 40419767 53
NCVLĐ của công ty năm 2020 tăng 8.581.507.535 đồng so với năm 2019, biểu
hiện sự thiếu hụt nguồn tài trợ cho TS kinh doanh của công ty. NCVLĐ tăng bởi vì TS kinh doanh tăng
69.109.230.643 đồng và nợ kinh doanh tăng 60.527.723.108 đồng, nhưng giá trị
tăng thêm của TS kinh doanh nhiều hơn giá trị tăng thêm của nợ kinh doanh.
Bảng 2.7 : Các nhân tố ảnh hưởng đến NCVLĐ 2019-2020
Đơn vị: đồng Việt Nam TS kinh doanh Chênh lệch Nợ kinh doanh Chênh lệch
I. Các khoản phải thu
40.330.33 1. Phải trả người 39.883.088. 6.991 bán 072
1. Phải thu của khách hàng
36.464.281. 2. Người mua trả tiền 1.600.237.1 50 657 trước 3. Thuế và các
2. Trả trước cho người bán
3.866.055.3 34 khoản phải nộp 22.324.548 NN 4. Phải trả người lao 3. Phải thu khác 0 0 động 28.664.54 19.022.073. II. Hàng tồn kho 5. Phải trả khác 5.862 338
III. Tài sản ngắn hạn khác 114.347.7 90
1. Thuế GTGT được khấu trừ 114.347.79 0
2. Tài sản ngắn hạn khác 0
(Nguồn: tự tổng hợp từ BCTC công ty giai đoạn 2019-2020) - TS kinh
doanh của DN tăng bởi vì:
+ Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 40.330.336.991 đồng, trong đó phải thu
khách hàng tăng 36.464.281.657 đồng bởi chính sách thương mại cho khách hàng
được công ty nới lỏng. Trả trước người bán tăng 3.866.055.334 đồng do trong năm
này, công ty nhận được nhiều hợp đồng cung cấp cho các khách hàng lớn nên công
ty nhập nhiều hàng hóa, thiết bị hơn. lOMoAR cPSD| 40419767 54
+ HTK tăng 28.664.545.862 đồng bởi số lượng sản phẩm dự kiến cung cấp cho
các hợp đồng tăng mạnh nên công ty dự trữ hàng nhiều hơn.
+ TSNH khác tăng 114.347.790 đồng vì khoản khấu trừ thuế của công ty lớn hơn năm trước. -
Nợ kinh doanh của DN tăng bởi vì:
+ Nợ phải trả người bán tăng 39.883.088.072 đồng do DN tạo được uy tín đối
với nhà cung cấp nên chiếm dụng được phần vốn này.
+ Khoản người mua trả tiền trước tăng 1.600.237.150 đồng vì trong năm công
ty cung cấp số lượng hàng hóa nhiều cho các khách hàng.
+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng 22.324.548 đồng do năm 2020
công ty kinh doanh có lãi trong khi năm trước công ty làm ăn thua lỗ.
+ Phải trả khác tăng 19.022.073.338 đồng do các khoản khác chiếm phần lớn là
19.000.000.000 đồng và còn lại là các khoản phải nộp theo lương trong khi năm
2019 công ty không phát sinh khoản này.
Năm 2021, NCVLĐ giảm 3.434.521.844 đồng so với năm 2020 cho thấy nguồn
tài trợ cho tài sản kinh doanh đã được cải thiện tốt hơn. NCVLĐ giảm là do TS kinh
doanh giảm 50.659.632.531 đồng và nợ kinh doanh giảm 47.225.110.687 đồng, tuy
nhiên TS kinh doanh có tốc độ giảm mạnh hơn nợ kinh doanh.
Bảng 2.8 : Các nhân tố ảnh hưởng đến NCVLĐ 2020-2021
Đơn vị: đồng Việt Nam TS kinh doanh Chênh lệch Nợ kinh doanh Chênh lệch
I. Các khoản phải thu (29.984.275.216 (39.865.153.072 1. Phải trả người bán ) ) 2. Người mua trả tiền
1. Phải thu của khách hàng (28.004.754.750 (1.698.737.150) ) trước
2. Trả trước cho người bán
(1.979.644.540) 3. Thuế và các khoản (17.770.379) phải nộp NN 4. Phải trả người lao 3. Phải thu khác 124.074 động 378.623.252 lOMoAR cPSD| 40419767 55 II. Hàng tồn kho (21.279.286.852 5. Phải trả khác (6.022.073.338) ) III. TSNH khác 603.929.537
1. Thuế GTGT được khấu trừ 603.929.537
2. Tài sản ngắn hạn khác 0
(Nguồn: tự tổng hợp từ BCTC công ty giai đoạn 2020-2021) - TS kinh doanh giảm bởi vì:
+ Các khoản phải thu giảm 29.984.275.216 đồng so với năm
2020, khoản phải thu khách hàng giảm 28.004.754.750 đồng do DN thắt chặt chính
sách tín dụng thương mại hơn và cũng bởi năm này DN có số lượng sản phẩm tiêu
thụ ít hơn so với năm trước. Trả trước cho người bán giảm 1.979.644.540 đồng vì
sản lượng hàng hóa tiêu thụ trong năm giảm nên DN chi ít hơn cho khoản này và
khoản phải thu khác tăng nhưng tăng nhẹ ở mức 124.074 đồng.
+ HTK của DN giảm 21.279.286.852 đồng do phần lớn hàng hóa đã được cung cấp cho đối tác.
+ TSNH khác tăng 603.929.537 đồng do khoản thuế được khấu trừ tăng. -
Nợ kinh doanh giảm là vì:
+ NPT người bán giảm 39.865.153.072 đồng có thể là do sản lượng hàng hóa
tiêu thụ trong năm giảm, công ty không cần phải nhập nhiều sản phẩm nên nhu cầu vốn cung giảm đi.
+ Người mua trả tiền trước giảm 1.698.737.150 đồng do lượng hàng bán ra
giảm, công ty không có nhiều đơn hàng như năm trước.
+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm 17.770.379 đồng do DT giảm.
+ Phải trả người lao động tăng 378.623.252 đồng và phải trả khác giảm 6.022.073.338 đồng.
c. Mối quan hệ giữa NCVLĐ với DTT:
Bảng 2.9: Sự thay đổi của NCVLĐ và DTT giai đoạn 20192021 Chỉ tiêu 2020/2019 2021/2020 lOMoAR cPSD| 40419767 56 NCVLĐ 413,32% 69,66% DTT 60.853,10% -86,77%
(Nguồn: tự tổng hợp từ BCTC công ty giai đoạn 2019-2021)
Năm 2020, DTT tăng 60.853,10% và NCVLĐ tăng 413,32% so với năm 2019 cho
thấy mức tăng của DTT cao hơn mức tăng của NCVLĐ thể hiện việc sử dụng vốn năm
2020 của công ty có hiệu quả tốt hơn so với năm 2019. Đến năm 2021, DTT và NCVLĐ
đều giảm, tuy nhiên DTT có tốc độ giảm lớn hơn nhiều so với độ giảm của NCVLĐ
thể hiện tình hình sử dụng vốn công ty chưa tốt.
d. Ngân quỹ ròng:
Bảng 2.10: Ngân quỹ ròng giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: đồng Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Ngân quỹ có 1.625.951.292 125.823.823 538.061.058 Ngân quỹ nợ 0 7.657.000.000 3.795.090.411 Ngân quỹ ròng 1.625.951.292 (7.531.176.177) (3.257.029.353)
(Nguồn: tự tổng hợp từ BCTC công ty giai đoạn 2019-2021)
Năm 2019, NQC của công ty lớn hơn NQN hay ngân quỹ ròng dương, đạt mức
1.625.951.292 đồng, tức là ngân quỹ của công ty dư thừa. Phản ánh DN có khả năng
hoàn trả luôn các khoản nợ ngắn hạn cho bên cho vay khi các khoản vay này đến
hạn. Do đó ta nói DN ở thế chủ động về mặt ngân quỹ.
Năm 2020, NQR của DN giảm mạnh xuống còn -7.531.176.177 đồng cho thấy DN
không có đủ tiền để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn khi khoản vay đến hạn.
Trong trường hợp này, người ta thường nói công ty bị thiếu hụt ngân quỹ nên DN bị
động về ngân quỹ. NQR giảm là do NQC của công ty giảm mạnh, chỉ còn ở mức
125.823.823 đồng còn NQN lại tăng mạnh lên 7.657.000.000 đồng.
Năm 2021, NQR của DN đạt -3.257.029.353 đồng. Tuy tình hình ngân quỹ vẫn
còn âm nhưng đã có cải thiện lớn tích cực là do NQC tăng hơn 4 lần và NQN giảm đi lOMoAR cPSD| 40419767 57
gần một nửa. Trong trường hợp này, DN vẫn bị động về mặt ngân quỹ khi không thể
trả ngay các khoản tiền vay khi đến hạn thanh toán.
e. Mối quan hệ giữa VLĐ ròng với NCVLĐ:
Bảng 2.11: Tỷ lệ VLĐ ròng trên NCVLĐ
Đơn vị: đồng Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 VLĐ ròng 4.364.871.695 3.789.251.761 4.628.876.741 NCVLĐ 2.738.920.403 11.320.427.938 7.885.906.094 VLĐ ròng/ NCVLĐ 159,36% 33,47% 58,70%
(Nguồn: tự tổng hợp từ BCTC công ty giai đoạn 2019-2021)
Trong giai đoạn từ năm 2019-2021, VLĐ ròng và NCVLĐ của công ty đều dương.
Mức độ tài trợ của VLĐ ròng cho NCVLĐ có giảm mạnh trong năm 2020 (giảm
125,89%) từ 159,36% xuống còn 33,47% và tăng trở lại trong năm 2021 lên mức 58,70%.
Năm 2019, tỷ lệ VLĐ ròng trên NCVLĐ rất cao ở mức 159,36%, lớn hơn 50% rất
nhiều, cho thấy cơ cấu vốn của công ty vẫn an toàn tuy nhiên việc sử dụng vốn của
công ty mất chi phí cao. Vì thế, DN nên giảm bớt tỷ lệ này xuống để nâng cao việc
sử dụng vốn lưu động và tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo mức độ tài trợ của VLĐ
ròng cho NCVLĐ. Năm 2020, tỷ lệ này giảm còn 33,47% cho thấy DN đã có những
giải pháp can thiệp giúp việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, tuy vậy, tỷ lệ này thấp
hơn 50% cho thấy cơ cấu vốn của DN đã có phần nguy hiểm hơn. Đến năm 2021, tỷ
lệ VLĐ ròng/ NCVLĐ của công ty đã tăng lên mức 58,70% - một con số khá lí tưởng
thể hiện công ty có cơ cấu vốn an toàn và tình hình sử dụng vốn đã có hiệu quả tốt hơn.
f. Mối quan hệ giữa VLĐ ròng, NCVLĐ và NQR: lOMoAR cPSD| 40419767 58 Năm 2019
Đơn vị: đồng Việt Nam NQR = 1.625.951.292 > 0
VLĐ ròng = 4.364.871.695 > 0 NCVLĐ = 2.738.920.403 > 0
Năm 2019, cả ba chỉ tiêu VLĐ ròng, NCVLĐ và NQR đều dương cho thấy VLĐ ròng
tài trợ được cho toàn bộ nguồn vốn phát sinh trong kỳ, còn thừa nằm ở ngân quỹ
và NCVLĐ được tài trợ trên cơ sở NVDH. Cơ cấu vốn của công ty trong năm vẫn an toàn. Năm 2020
Đơn vị: đồng Việt Nam
NCVLĐ = 11.320.427.938 > 0 NQR = - 7.531.176.177 < 0
VLĐ ròng = 3.789.251.761 > 0
Năm 2020, NQR của công ty âm, NCVLĐ và VLĐ ròng dương cho thấy NCVLĐ
được tài trợ bởi hai nguồn là VLĐ ròng và NQR. Trong đó, NCVLĐ được tài trợ một
phần bằng NVDH và phần còn lại được tài trợ bởi nguồn vốn tín dụng ngắn hạn. Cơ
cấu vốn lúc này vẫn ở trạng thái an toàn vì VLĐ ròng vẫn dương, theo đó NVDH vẫn
tài trợ được hết cho TSDH. Năm 2021
Đơn vị: đồng Việt Nam NCVLĐ = 7.885.906.094 > 0 NQR = - 3.257.029.353 < 0
VLĐ ròng = 4.628.876.741 > 0
Năm 2021, ba chỉ tiêu VLĐ ròng, NCVLĐ và NQR có mối liên hệ giống năm 2020.
Cơ cấu vốn của công ty lúc này vẫn được cho là tốt. lOMoAR cPSD| 40419767 59
Kết luận: Trong giai đoạn 2019-2021, công ty vẫn đang đảm bảo được cơ cấu vốn
an toàn khi VLĐ ròng ở ba năm này đều dương thể hiện việc NVDH hoàn toàn đủ
khả năng để tài trợ cho TSDH mà vẫn còn dư.
2.2.2. Phân tích tình hình tài chính công ty qua báo cáo kết quả kinh doanh
Phân tích BCKQKD theo dạng so sánh ngang: lOMoAR cPSD| 40419767 60 lOMoAR cPSD| 40419767 70
Bảng 2.12: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2019-2021
Đơn vị tính: đồng Việt Nam Chênh lệch năm Chênh lệch năm 2020 so với năm 2021 so với năm Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 2019 2020 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu BH & 232.938.355. 232.556.195. 60.853, (202.128.505. - 382.160.00 0 30.809.850.0 00 CCDV 364 364 10 364) 86,7 7 2. Các khoản giảm trừ 0 0 0 0 - 0 - DT 232.938.355. 232.556.195. 60.853, (202.128.505. - 3. DTT về BH & CCDV 382.160.00 0 30.809.850.0 00 364 364 10 364) 86,7 7 229.644.754. 229.318.665. 70.324, (200.913.681. - 4. Gía vốn hàng bán 326.088.60 4 28.731.073.1 56 263 659 04 107) 87,4 9
5. Lợi nhuận gộp về BH - 56.071.396 3.293.601.10 1 2.078.776.84 4
3.237.529.70 5 5.773,9 4 (1.214.824.25 7) & CCDV 36,8 8 22.124, - 6. Doanh thu tài chính 142.029 31.565.490 1.513.477 31.423.461 (30.052.013) 68 95,2 1 719, 7. Chi phí tài chính 3.531.959 34.717.808 284.482.430 31.185.849 882,96 249.764.622 41 Trong đó : CP lãi vay 0 0 0 0 - 0 - 8. Chi phí quản lí kinh - 162.821.74 7 2.808.732.90 3 1.141.185.74 4
2.645.911.15 6 1.625,0 4 (1.667.547.15 9) doanh 59,3 7 9. Lợi nhuận thuần từ (110.140.2 481.715.880 654.622.147 591.856.161 -537,37 172.906.267 35,8 lOMoAR cPSD| 40419767 71 HĐKD 81) 9 - 10. Thu nhập khác 0 109.659.111 6.351.444 109.659.111 - (103.307.667) 94,2 1 lOMoAR cPSD| 40419767 61 11. Chi phí khác 0 61.114 0 61.114 - (61.114) -100 12. Lợi nhuận khác 0 109.597.997 6.351.444 109.597.997 - (103.246.553) -94,2
13. Tổng LN kế toán trước (110.140.2 81) 11,7 8 591.313.877 660.973.591 701.454.158 -636,87 69.659.714 thuế 492, 14. Chi phí thuế TNDN 0 22.324.548 132.194.718 22.324.548 - 109.870.170 15 15. Lợi nhuận sau thuế (110.140.2 81) 568.989.329 528.778.873 679.129.610 -616,6
(40.210.456) -7,07 TNDN
(Nguồn: tổng hợp từ BCTC công ty giai đoạn 2019-2021) 2.2.2.1. Phân tích doanh thu:
Qua bảng 2.12 trên, ta có thể thấy từ năm 2019 – 2021, DN không có các khoản
giảm trừ doanh thu. Do đó, DTT từ BH & CCDV của DN cũng chính là DT từ BH & CCDV.
Trong giai đoạn này, DTT năm 2020 của DN đạt cao nhất ở mức 232.938.355.364
đồng. Cụ thể, giá trị của DTT năm 2020 tăng mạnh so với năm 2019, tăng
232.556.195.364 đồng, tương ứng tăng 60.853,10%, đây là thành tích rất lớn của DN.
Lý giải cho sự tăng đột biến về DT của công ty năm 2020 là do trong năm này công ty
đã nắm bắt được cơ hội và phát triển thêm về lĩnh vực điện năng lượng mặt trời, còn
từ năm 2019 trở về trước công ty chỉ chủ yếu cung cấp các loại bình nước năng lượng
mặt trời… cho các khách hàng nhỏ lẻ. lOMoAR cPSD| 40419767 62
Trong năm 2020, Chính phủ có những chủ trương hỗ trợ điện năng lượng mặt trời
phát triển để giảm áp lực cho ngành điện đồng thời xây dựng một nền kinh tế bền
vững dựa trên sự chủ động về điện năng, cùng với việc công ty đã kết hợp được một
số đối tác nước ngoài để nhập trực tiếp tấm pin năng lượng mặt trời để cung cấp cho
thị trường trong nước và ký được một số hợp đồng cung cấp cho các đối tác trong
nước, với giá trị khá lớn. Chính vì vậy nên lượng hàng hóa mà công ty tiêu thụ được
tăng lên đáng kể tác động lớn đến doanh thu của công ty. Có thể nói, năm 2020 là
một năm khá rực rỡ và nổi trội của công ty.
Đến năm 2021, tình hình hoạt động của công ty kém đi khá nhiều so với năm
2020. DTT năm 2021 giảm 86,77%, tức là giảm 202.128.505.364 đồng về mặt giá trị
so với năm 2020. Đây thực sự là một con số lớn, nguyên nhân của sự giảm sút này là
do các hợp đồng mà công ty kí kết được trong năm 2020 đã thực hiện và kết thúc
nên doanh thu nằm trọn trong năm 2020, cùng với đó là việc phát triển nguồn điện
mặt trời mái nhà không được kiểm soát phù hợp với nhu cầu sử dụng điện, công tác
xử lí những vật liệu, rác thải nhằm bảo vệ môi trường của ngành này gặp nhiều khó
khăn và bất cập, cùng với việc dịch bệnh kéo dài làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền
kinh tế nước ta kéo theo nhu cầu sử dụng giảm khiến lượng hàng hóa cung ứng ra
thị trường cũng vì thế mà giảm theo. Doanh thu tài chính trong DN chiếm tỷ trọng
nhỏ trong tổng doanh thu. Năm 2019, DTTC của công ty là 142.029 đồng, đến năm
2020 tăng lên đạt 31.565.490 đồng và giảm còn 1.513.477 đồng trong năm 2021. 2.2.2.2. Phân tích chi phí
Chi phí chủ yếu chính của công ty trong giai đoạn 2019-2021 đến từ GVHB và CPQLKD. lOMoAR cPSD| 40419767 63
Đơn vị: triệu đồng 162.82 229,644.75 28,731.07 326.09 Năm 2 0 1 9 Năm 2 0 2 0 Năm 2 0 2 1
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu chi phí chính giai đoạn 2019-2021
(Nguồn: tổng hợp từ BCTC công ty giai đoạn 2019-2021)
Giá vốn hàng bán: GVHB của công ty trong giai đoạn từ 2019-2021 cũng tăng giảm
theo DTT. Năm 2020, GVHB của công ty tăng mạnh, đạt mức 229.644.754.263 đồng, tăng tương ứng
70.324,04% so với năm 2019. GVHB trong năm 2020 tăng mạnh là do doanh nghiệp
kí kết được một số hợp đồng lớn về ngành điện năng lượng mặt trời nên số lượng
hàng hóa, linh kiện… nhập vào tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng của GVHB lớn hơn tốc độ
tăng của DTT (thể hiện qua bảng 2.12) có thể do giá nhập khẩu các hàng hóa, linh
kiện hay lương của nhân viên và chi phí vận chuyển tăng. Đến năm 2021, GVHB của
công ty giảm mạnh, cụ thể giảm 200.913.681.107 đồng, đồng nghĩa với việc giảm
87,49% so với năm 2020. GVHB của công ty giảm là do những hợp đồng đã được
thực hiện xong xuôi trong năm trước và năm 2021 công ty có ít đơn hàng hơn nên
số lượng hàng hóa giảm. Mức độ giảm của GVHB lớn hơn DTT cho thấy việc quản lý
chi phí đầu vào của công ty có biến chuyển tốt hơn.
Chi phí quản lí kinh doanh: CPQLKD từ năm 2019-2021 của công ty thay đổi tăng
giảm theo DTT. Năm 2020, CPQLKD của công ty là 2.808.732.903 đồng, tăng
2.645.911.156 đồng so với năm 2019 về mặt giá trị, tương ứng tăng 1.625,04%. Do
trong năm 2020, DN có được nhiều đơn hàng lớn nên công ty cần quản lí nhiều hơn
vì vậy mà chi phí này tăng là lẽ đương nhiên. Qua bảng số liệu 2.12 ở trên, ta cũng lOMoAR cPSD| 40419767 64
thấy được tốc độ tăng của DTT lớn hơn tốc độ tăng của CPQLKD trong năm 2020 cho
thấy hiệu quả quản lí chung của DN khá tốt trong năm này. Nhưng đến năm 2021 tốc
độ giảm của DTT mạnh hơn CPQLKD biểu hiện hiệu quả quản lý chung của công ty chưa tốt.
Chi phí tài chính của DN đến từ chi phí tài chính khác, không bao gồm chi phí lãi
vay, tăng dần qua các năm biểu hiện ở chỗ CPTC năm 2021 tăng 280.950.471 đồng
so với năm 2019 là bởi trong giai đoạn trước công ty chưa sử dụng vốn vay của các
tổ chức tín dụng, và hiện nay công ty đang trong giai đoạn mở rộng quy mô hoạt
động nên CPTC của công ty sẽ được nâng lên cao hơn so với giai đoạn trước. 2.2.2.3.
Phân tích lợi nhuận
Qua bảng số liệu ở trên ta có thể thấy:
Lợi nhuận gộp về BH & CCDV tăng mạnh trong năm 2020 từ 56.071.396 đồng lên
đến 3.293.601.101 đồng do công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh ngành điện năng
lượng mặt trời và kí kết được một số hợp đồng lớn nên số lượng sản phẩm cung cấp
ra thị trường tăng mạnh kéo theo DT tăng. Năm 2021, DTT của công ty giảm nhưng
nhờ việc quản lí GVHB tốt hơn nên lợi nhuận của công ty tuy có giảm còn
2.078.776.844 đồng, tương ứng giảm 36,88% so với năm 2020 nhưng tốc độ giảm
này ít hơn khá nhiều so với mức giảm của DTT trong năm 2021 (giảm 86,77%).
Lợi nhuận thuần từ HĐKD của công ty tăng dần từ 2019-2021. Năm 2020 chỉ tiêu
này đạt mức 481.715.880 đồng trong khi năm 2019 ở mức -110.140.281 đồng và tiếp
tục tăng lên 654.622.147 đồng trong năm 2021. Chỉ tiêu này tăng lên chủ yếu là do
năm 2020, lĩnh vực kinh doanh của công ty được mở rộng hơn cùng với việc kí kết
được một số hợp đồng với những đối tác khá lớn nên DT trong năm này tăng mạnh
trong khi năm 2019, công ty mới đang trong quá trình đàm phán với các đối tác và
để mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Đến 2021 tuy số lượng hàng hóa bán ra
giảm kéo theo doanh thu giảm nhưng tình hình quản lý chi phí đầu vào của sản phẩm
tốt hơn nên LN thuần từ HĐKD của công ty vẫn tăng.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty có thay đổi tích cực. Năm
2019, LNST thu nhập DN vẫn còn ở con số âm (110.140.281 đồng) do DT thu được
trong năm thấp hơn các khoản chi phí mà công ty phải bỏ ra cho thấy việc quản lý
chi phí của công ty trong năm này còn chưa hiệu quả. Doanh thu BH & CCDV chiếm
chủ yếu là 382.1600.000 đồng còn DTTC chỉ đạt 142.029 đồng, trong khi giá trị của lOMoAR cPSD| 40419767 65
GVHB là 326.088.604 đồng, CPQLKD là 162.821.747 đồng và CPTC là 3.531.959 đồng.
Nhưng đến năm 2020 chỉ tiêu này đã tăng lên đến 568.989.329 đồng, tăng
679.129.610 đồng so với năm trước, chủ yếu là do hoạt động BH & CCDV của DN
mang lại. Năm 2021 tuy sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp không lớn bằng 2020
nhưng kết quả lợi nhuận sau cùng mang lại một con số khá khả quan là 528.778.873
đồng, tương ứng giảm 7,07% so với năm 2020. Phân tích BCKQKD theo dạng so sánh dọc:
Bảng 2.13: Báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc của công ty giai đoạn 2019- 2021 Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2019 2020 2021
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 100,00% 100,00% 100,00% dịch vụ Giá vốn hàng bán 85,33% 98,59% 93,25%
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp 14,67% 1,41% 6,75% dịch vụ
Chi phí quản lý kinh doanh 42,61% 1,21% 3,70%
( Nguồn: tự tổng hợp từ BCTC công ty giai đoạn 2019-2021) Qua báo cáo
so sánh dọc ta thấy được GVHB của doanh nghiệp so với DTT tăng lên trong năm
2020 và có giảm trong năm 2021 cho thấy công tác quản lý chi phí đầu vào của công
ty có nhiều bất ổn. Lợi nhuận gộp trong giai đoạn 2019-2021 giảm từ 14,67% (năm
2019) xuống còn 6,75% (năm 2021), tuy nhiên nếu nhìn vào năm 2020 ta có thể thấy
tỷ lệ lợi nhuận gộp trên DTT có được cải thiện trong năm 2021 (tăng 5,34%). Còn chi
phí quản lý kinh doanh có xu hướng giảm mạnh, từ 42,61% năm 2019 giảm còn 3,7%
trong năm 2021 giúp ta thấy được hiệu quả quản lý chung đã được cải thiện rõ rệt.
Sự thay đổi trên qua các năm cho thấy tình hình hoạt động của DN còn có nhiều bất
ổn, công tác kiểm soát chi phí có cải thiện song cần phải kết hợp việc kiểm soát khâu
chi phí và việc nâng cao lợi nhuận cho DN.
Nhận xét: Qua những phân tích trên, ta có thể thấy được tình hình HĐKD của
công ty có tiến triển hơn biểu hiện rõ nhất ở LNST. Tuy nhiên bởi công ty vẫn còn lOMoAR cPSD| 40419767 66
đang trong quá trình hoàn thiện và mở rộng lĩnh vực kinh doanh nên tình hình hoạt
động còn có nhiều biến động lớn thất thường. Tuy lợi nhuận thay đổi không đều
nhưng đã có sự thay đổi tích cực trong giai đoạn này. Trước những áp lực từ nền
kinh tế cùng các ảnh hưởng từ xã hội khác, DN cần phải nỗ lực hơn để cải thiện tình
hình kinh doanh của DN mình.
2.2.3. Phân tích tình hình tài chính công ty qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng 2.14: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty giai đoạn 2019-2021
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam CHỈ TIÊU Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
398.812.02 9 241.627.654. 387 67.027.321. 077
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp
dịch vụ và doanh thu khác (1.811.526. (238.847.543. (55.539.530.
2. Tiền chi trả cho người cung cấp 049) 503) 542) hàng hóa, dịch vụ (653.130.039 0
3. Tiền chi trả cho người lao động (76.112.88 3) ) 4. Tiền lãi vay đã trả 0 (34.717.808) (280.620.71 0) 5. Thuế TNDN đã nộp 0 0 (151.465.09 7)
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh 900.000 26.226.476.8 73 3.323.466.4 00 doanh
7. Tiền chi khác cho hoạt động (37.381.467.3 (10.068.550. (223.362.8 30) kinh doanh 79) 240) (1.711.289 (9.062.727. 469) 4.310.620. 888
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt .733) động kinh doanh lOMoAR cPSD| 40419767 67
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 0 (94.400.000) 0
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng
TSCĐ, BĐSĐT và các TSDH khác
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt 0 (94.400.000 0 động đầu tư )
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1.Tiền thu từ đi vay 0 9.857.000.00 0 7.600.000.0 00
2.Tiền trả nợ gốc vay và nợ thuê 0 (11.461.909. (2.200.000.00 0) tài chính 589)
3.Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ 0 0 (36.474.064) sở hữu
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt 0 (3.898.383. 7.657.000.0 00 động tài chính 653) (1.711.289
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (1.500.127. 469) 412.237.23 5 .733)
Tiền và tương đương 3.337.241. 025 1.625.951.2 92 125.823.82 3 tiền đầu kỳ
Tiền và tương đương 125.823.823 1.625.951. 292 538.061.05 8 tiền cuối kỳ
(Nguồn: tổng hợp từ BCTC của công ty giai đoạn 2019-2021)
Năm 2019: LCTT trong năm 2019 mang dấu âm (1.711.289.733 đồng) và hoàn
toàn là dòng tiền từ HĐKD, trong năm này dòng tiền từ HĐĐT và HĐTC của DN không
phát sinh. Sở dĩ LCTT trong năm âm là do dòng tiền vào quá ít so với dòng tiền mà
công ty phải chi ra. Biểu hiện ở chỗ nguồn tiền thu vào của công ty khá nhỏ, nằm
trong hai khoản mục là tiền thu từ BH & CCDV và doanh thu khác (398.812.029 đồng)
và tiền thu khác từ HĐKD (900.000 đồng), trong khi đó dòng tiền ra lại lớn, nằm trong
khoản tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ (1.811.526.049 đồng) và tiền lOMoAR cPSD| 40419767 68
chi khác cho HĐKD (223.362.830 đồng) là chính, ngoài ra DN còn chi 76.112.883 đồng cho người lao động.
Năm 2020: LCTT trong kỳ tuy đã tốt hơn so với năm 2019 nhưng không đáng kể,
dòng tiền trong kỳ vẫn âm tương đối lớn (1.500.127.469 đồng). Theo số liệu trong
bảng 2.2, LCTT từ HĐKD của công ty âm do luồng tiền ra lớn, chủ yếu đến từ nguồn
chi trả cho người cung cấp HH & DV (238.847.543.503 đồng) và tiền chi khác cho
HĐKD (37.381.467.379 đồng), ngoài ra DN còn chi trả cho người lao động và lãi vay,
trong khi dòng tiền vào phát sinh từ hai nguồn, đó là thu từ BH, CCDV và doanh thu khác với giá trị là
241.627.654.387 đồng và tiền thu khác từ HĐKD là
26.226.476.379 đồng. Các khoản thu chi trong năm này lớn hơn năm trước khá nhiều
là bởi DN có mở rộng thêm lĩnh vực điện năng lượng mặt trời và hoàn thành được
một số hợp đồng khá lớn. Trong năm, công ty đã đầu tư thêm vào việc mua sắm, xây
dựng TSCĐ, BĐSĐT và các TSDH khác với tổng số tiền đầu tư là 94.400.000 đồng. Vì
LCTT từ HĐKD âm, không tài trợ được cho HĐĐT của DN nên công ty phải đi vay
9.857.000.000 đồng để đảm bảo cho HĐKD và HĐĐT. Đây là dấu hiệu cho thấy dòng
tiền của công ty không được tốt vì nguồn thu tiền của DN chủ yếu từ HĐTC. Năm
2021: LCTT trong kỳ dương và nguồn thu tiền chủ yếu của DN đến từ HĐKD. Trong
năm này, DN không đầu tư gì thêm nên HĐĐT không phát sinh dòng tiền . LCTT từ
HĐKD của DN dương, tăng mạnh so với năm trước, đạt giá trị ở mức 4.310.620.888
đồng. Luồng tiền thu từ HĐKD đến từ hoạt động BH,
CCDV và doanh thu khác (67.027.321.077 đồng) và tiền thu khác từ HĐKD
(3.323.466.400 đồng). LCTT từ HĐTC âm do tiền trả nợ gốc vay và nợ thuê tài chính
lớn (11.461.909.589 đồng) lớn hơn luồng tiền thu từ đi vay (7.600.000.000 đồng),
thêm vào đó công ty còn trả cổ tức và lợi nhuận cho chủ sở hữu. Lượng tiền tạo ra
từ HĐKD hoàn toàn đủ để chi cho những thâm hụt trong hoạt động tài chính. Có thể
nói năm 2021 khả năng tạo tiền của DN tốt, do dòng tiền chủ yếu được tạo ra từ HĐKD.
Nhận xét: Trong giai đoạn từ 2019-2021, LCTT qua các năm có được cải thiện dần,
và thực sự tốt hơn trong năm 2021 do LCTT của năm này dương và nguồn thu tiền
đến từ HĐKD là chủ yếu – đây là hoạt động hàng ngày của DN, mang tính thường xuyên liên tục. lOMoAR cPSD| 40419767 69 2.2.4.
Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng 2.2.4.1.
Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động tài sản
Bảng 2.15: Năng lực hoạt động tài sản của công ty giai đoạn 2019-2021 Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Đơn vị DTT đồng 232.938.355. 30.809.850. 382.160.00 0 364 000 DT & TN khác đồng 233.079.579. 30.817.714. 382.302.02 9 965 921 Các KPT bình quân đồng 25.515.875. 20.342.844.9 02 88.838.203 789 GVHB đồng 229.644.754. 28.731.073. 326.088.60 4 263 156 HTK bình quân đồng 20.450.088.
1.731.638.6 62 16.757.459.0 30 535 TSCĐ bình quân đồng 578.342.37 5 0 316.501.188 Tổng TS bình quân đồng 4.529.600.3 38.905.668.9 47.985.167. 92 70 455 Vòng quay các KPT vòng 4,3 11,45 1,21 ngày Kỳ thu tiền trung bình 83,69 31,44 298,14 Vòng quay HTK vòng 0,19 13,70 1,40 Số ngày một vòng quay ngày 1.911,72 26,27 256,24 HTK
Hiệu suất sử dụng TSCĐ - 735,98 53,27 lOMoAR cPSD| 40419767 70
Hiệu suất sử dụng tổng 0,08 5,99 0,64 TS
(Nguồn: tổng hợp từ BCTC của công ty giai đoạn 2019-2021)
Vòng quay các KPT năm 2020 biến động mạnh so với năm
2019, tăng từ 4,3 vòng lên 11,45 vòng là do các KPT bình quân và DTT đều tăng, tuy
nhiên tốc độ tăng của DTT lớn hơn các KPT bình quân. Điều này cho thấy, năm 2020
tốc độ thu hồi các KPT của công ty tăng, đồng nghĩa với kỳ thu tiền trung bình giảm
nên công ty cần ít thời gian hơn để thu hồi các KPT, tình hình sử dụng vốn của công
ty đạt hiệu quả tốt hơn. Năm 2021, vòng quay các KPT lại giảm mạnh chỉ còn 1,21
vòng cho thấy thời gian công ty cho khách hàng mua chịu nhiều hơn, vốn của công
ty bị ứ đọng trong khâu thanh toán làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và khiến NCVLĐ
tăng. Vòng quay KPT giảm mạnh là do DTT của công ty giảm mạnh trong khi các KPT
bình quân tăng. DTT giảm vì trong năm 2021 do biến động ngành và các hợp đồng
lớn mà công ty kí kết được đã chấm dứt trong năm 2020 nên sản lượng tiêu thụ của
DN giảm mạnh. Từ những điều trên, có thể thấy công tác quản lý KPT của công ty
chưa hiệu quả làm vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều khiến cho tình hình sử dụng
vốn kém hiệu quả hơn và ảnh hưởng đến NCVLĐ của DN mình.
Vòng quay HTK năm 2019 đạt 0,19 vòng cho thấy trong kỳ HTK luân chuyển 0,19
lần – đây là một con số quá nhỏ biểu hiện thời gian HTK bị tồn lại trong kho lâu khiến
cho nguồn vốn bị ứ đọng làm cho nhu cầu vốn của DN tăng. Năm 2020, vòng quay
HTK tăng mạnh đạt 13,7 vòng là do GVHB và HTK bình quân của công ty đều tăng
nhưng GVHB của công ty tăng mạnh hơn nhiều so với HTK bình quân. Lượng hàng
hóa tiêu thụ của công ty tăng mạnh kéo theo GVHB tăng. Do đó, việc luân chuyển
HTK trong năm 2020 nhanh hơn năm trước khi trước đó công ty mất 1911,72 ngày
để thuyên chuyển HTK còn nay công ty chỉ mất 26,27 ngày. Đến năm 2021, vòng quay
HTK lại giảm còn 1,4 vòng đó là vì GVHB giảm mạnh bởi sản lượng tiêu thụ trong năm
giảm mạnh so với năm trước, trong khi HTK bình quân tăng. HTK bình quân tăng chủ
yếu là do khoản mục này trong năm 2020 lớn bởi chính sách dự trữ hàng hóa nhằm
cung cấp cho các đối tác lớn của công ty. Về tổng quan từ năm 2019-2021, vòng quay
HTK thay đổi thất thường làm ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển HTK và nhu cầu
vốn của công ty. Do đó, cần nâng cao vấn đề quản lí HTK hơn nhằm làm giảm các chi
phí như cất trữ, bảo quản…liên quan đến HTK và tăng hiệu quả sử dụng vốn. lOMoAR cPSD| 40419767 71
Năm 2020 hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty là 735,98 biểu hiện cứ một đồng
TSCĐ mà công ty đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì đem lại 735,98
đồng DTT. Năm 2020, hiệu quả sử dụng TSCĐ cao là do công ty nhận được nhiều hợp
đồng cung cấp cho các đối tác lớn nên DTT của công ty tăng, trong khi công ty chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên không đầu tư nhiều vào TSCĐ. Năm
2021, hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm còn 53,27 cho thấy một đồng TSCĐ mà công ty
hiện có đem lại DTT ít hơn hay sức tạo doanh thu của TSCĐ kém hơn trước là bởi
DTT giảm do lượng hàng cung ứng ra thị trường trong năm giảm, TSCĐ bình quân
tăng vì trong năm 2019 công ty không đầu tư vào TSCĐ, công ty chỉ bắt đầu đầu tư
vào TSCĐ trong năm 2020. Hiệu suất sử dụng tổng TS năm 2020 tăng (từ 0,08 lên
5,99) biểu hiện việc sử dụng TS cho HĐKD của công ty có có cải thiện rõ rệt. Đó là do
năm 2020, tổng TS bình quân và DT & TN khác đều tăng, tuy nhiên độ tăng của DT &
TN khác nhanh hơn. DT & TN khác tăng là do cả ba khoản DTT, DTTC và TN khác của
công ty đều tăng thể hiện HĐKD của công ty tốt hơn. Tổng TS bình quân tăng là do
năm 2020, các KPT và HTK tăng. Bước sang năm 2021, hiệu suất sử dụng tổng TS lại
giảm còn 0,64 khiến cho mức tạo doanh thu của tổng TS bị giảm sút nhiều so với năm
trước. Đó là bởi DT & TN khác của DN giảm mạnh trong khi tổng TS bình quân vẫn
trên đà tăng. Trong giai đoạn từ 2019-2021, có thể thấy hiệu suất sử dụng tổng TS
có cải thiện theo hướng tích cực (tăng từ 0,08 lên 0,64) tuy vẫn còn những biến động lớn.
Nhận xét: Năng lực hoạt động của TS trong giai đoạn 20192021 của công ty chưa
tốt, công tác quản lí tài sản còn nhiều chỗ chưa hợp lí khi các khoản mục như HTK,
các KPT còn nhiều biến động. Cần nâng cao công tác về quản lý cơ cấu tài sản trong
công ty để cải thiện các chỉ số trong tương lai nhằm quản lý tốt và tăng hiệu quả sử dụng trong tương lai. 2.2.4.2.
Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngắn hạn
Bảng 2.16: Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty giai đoạn 2019-2021 Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Đơn vị
Tiền và tương đương đồng 1.625.951.2 92 tiền 125.823.823 538.061.058 lOMoAR cPSD| 40419767 72
Đầu tư tài chính ngắn đồng hạn 0 0 0 Các KPT ngắn hạn đồng 177.676.406 40.508.013. 10.523.738. 397 181 HTK đồng
2.425.186.0 99 31.089.731. 961 9.810.445.1 09 TSNH khác đồng 244.622.898 358.970.688 962.900.225 Tổng TSNH đồng
4.473.436.6 95 72.082.539. 869 21.835.144. 573 Nợ NH đồng
68.293.288. 108 17.206.267. 832 108.565.000 KNTT nợ ngắn hạn 41,21 1,06 1,27 KNTT nhanh 16,61 0,59 0,64 KNTT ngay 14,98 0,002 0,03
(Nguồn: tổng hợp từ BCTC của công ty giai đoạn 2019-2021) Năm 2020,
hệ số KNTT nợ ngắn hạn giảm mạnh và tăng nhẹ trong năm 2021. Tỷ số KNTT nợ ngắn
năm 2019 của công ty rất cao ở mức 41,21, trong đó khoản mục tiền và tương đương
tiền chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSNH khiến cho lượng tiền dư thừa nắm giữ bị
mất giá trị. Năm 2020 tỷ số này giảm còn 1,06 và tuy có tăng trong năm 2021 lên 1,27
nhưng vẫn ở mức khá thấp. Lý do là vì cả TSNH và nợ ngắn hạn của DN năm 2020
đều tăng cao nhưng nợ NH có tốc độ tăng lớn hơn. Đến năm 2021, KNTT nợ ngắn
hạn tăng lên là do nợ ngắn hạn và TSNH trong công ty đều giảm nhưng độ giảm của
nợ ngắn hạn lớn hơn. Qua đây, ta thấy hệ số KNTT ngắn hạn của công ty thấp hơn
nhiều so với tỷ số được đánh giá là hợp lý là 2. Điều này thể hiện KNTT tổng quát của
công ty về các khoản nợ ngắn hạn trong hai năm đều chưa tốt. Lượng dự trữ TSNH
thấp, không đảm bảo KNTT các khoản nợ khi đến hạn dễ đưa DN gặp tình trạng rủi ro tài chính cao.
Khi không tính đến giá trị của HTK và TSNH khác, ta xét đến KNTT nhanh của DN.
Năm 2019, tỷ số KNTT nhanh của công ty quá cao, ở mức 16,61 bởi công ty trữ quá lOMoAR cPSD| 40419767 73
nhiều tiền mặt, còn nợ NH chỉ chiếm 6,68% lượng tiền mà công ty thực nắm khiến
hiệu quả sử dụng tiền của DN bị giảm. Năm 2020, nợ NH tăng mạnh, lớn hơn nhiều
so với tổng khoản tiền và các KPT ngắn hạn nên hệ số KNTT nhanh giảm đáng kể
xuống còn 0,59. Năm 2021, tỷ số này có tăng nhưng không nhiều, lên mức 0,64. Đó
là bởi HTK chiếm phần lớn trong tổng TSNH nên khi loại bỏ HTK thì hệ số KNTT nhanh
trong năm 2020 và 2021 giảm.
Sang đến KNTT ngay, ta thấy hệ số này giảm mạnh trong 3 năm, từ 14,98 ở năm
2019 xuống 0,002 trong năm 2020 và tăng lên 0,03 tại năm 2021. Đó là bởi lượng
tiền năm 2020 của công ty giảm mạnh trong khi nợ NH tăng cao và đến năm 2021,
chỉ tiêu tiền của công ty đã được chú trọng hơn nên có tăng còn khoản nợ ngắn hạn
cũng đã giảm đi. Tuy vậy thì trong 2 năm gần đây, tỷ số KNTT ngay của công ty vẫn ở
mức rất thấp, tính thanh khoản thấp do tỷ trọng tiền nắm giữ nhỏ có thể ảnh hưởng
đến HĐKD của công ty. Do đó DN phải duy trì tiền ở mức lớn hơn trong cơ cấu TSNH
của DN mình để có thể kịp thời thanh toán các khoản nợ NH khi đến hạn.
Nhận xét: KNTT ngắn hạn có chuyển biến tích cực, TSNH của công ty đã được sử
dụng có hiệu quả hơn. Tuy vậy, các tỷ số này vẫn ở mức thấp so với giới hạn được
cho là lí tưởng: tỷ số KNTT nợ NH nên là 2, tỷ số KNTT nhanh nên đạt là 1 và tỷ số
KNTT ngay nên là con số 0,5. Công ty cần phải chú trọng hơn trong việc quản lí cơ
cấu TSNH để đảm bảo các hệ số ở mức hợp lý, đảm bảo KNTT ngắn hạn nói chung và
đảm bảo KNTT ngay các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. 2.2.4.3.
Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính
Bảng 2.17: Cơ cấu tài chính của công ty giai đoạn 2019- 2021 Chỉ tiêu Đơn Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 vị Nợ phải trả đồng
68.293.288. 108 17.206.267. 832 108.565.000 VCSH đồng 4.420.247.7 51 4.989.237.0 80 5.481.541.8 89 TSDH đồng 1.199.985.3 19 55.376.056 852.665.148 lOMoAR cPSD| 40419767 74 Nguồn vốn đồng
4.528.812.7 51 73.282.525. 188 22.687.809. 721 Hệ số nợ 0,02 0,93 0,76 Hệ số VCSH 0,98 0,07 0,24
Tỷ suất tự tài trợ TSDH 79,82 4,16 6,43
(Nguồn: tổng hợp từ BCTC của công ty giai đoạn 2019-2021) Hệ số nợ
nhìn chung có chiều hướng tăng. Năm 2019, VCSH được công ty sử dụng làm NV
chính (chiếm 98% tổng NV) biểu thị công ty nắm thế chủ động trong HĐKD nên dưới
góc nhìn của chủ nợ, khoản nợ cho DN vay vẫn được cho là an toàn nếu có xảy ra bất
trắc. Năm 2020, hệ số nợ tăng vọt lên 0,93 và xuống 0,76 ở năm 2021 có nghĩa là 93%
vốn của công ty sử dụng là NV bên ngoài trong năm 2020, sang đến 2021 giảm còn
76% vốn huy động bên ngoài, tuy tỷ lệ này vẫn cao nhưng mức độ phụ thuộc vào
nguồn vốn vay có giảm nên rủi ro trong cơ cấu vốn cũng được giảm đi đáng kể. Hệ
số nợ cao giúp DN có cơ hội sử dụng đòn bẩy tài chính tuy nhiên cũng gây rủi ro tài
chính tương đối lớn cho DN làm DN mất quyền chủ động trong kinh doanh. Vì vậy
việc giảm hệ số nợ trong năm 2021 là một dấu hiệu tốt trong việc quản lí nợ phải trả của công ty.
Tỷ suất tự tài trợ TSDH năm 2019 cao đạt mức 79,82 bởi trong năm 2019, TSCĐ
không phát sinh nên TSDH chỉ gồm TSDH khác trong khi VCSH chiếm phần lớn trong
tổng NV (98%). Năm 2020, giảm còn 4,16 nhưng vẫn ở mức tốt (lớn hơn 1) và tăng
2,27 trong năm 2021 lên mức 6,43 do VCSH trong giai đoạn này tăng dần bởi HĐKD
của công ty tốt làm cho LNST tăng mà TSCĐ chỉ trích khấu hao, không được đầu tư thêm nên TSCĐ giảm.
Nhận xét: Trong giai đoạn 2019-2021, khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp
có tiến triển tốt do tỷ số tự tài trợ TSDH ở mức tốt và công ty chuyển dịch cơ cấu
sang việc sử dụng NV bên ngoài nhiều hơn nên hệ số nợ của công ty ở mức khá cao
do đó công ty vẫn cần có những phương án phù hợp để tăng khả năng tự chủ tài chính cho DN mình. 2.2.4.4.
Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời lOMoAR cPSD| 40419767 75
Bảng 2.18: Khả năng sinh lời của công ty giai đoạn 2019-2021 Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Đơn vị DTT đồng 232.938.355. 30.809.850. 382.160.00 0 364 000 DT từ HĐKD đồng 232.938.355. 30.809.850. 382.160.00 0 364 000 DT & TN khác đồng 233.079.579. 30.817.714. 382.302.02 9 965 921 LN gộp từ hoạt đồng 56.071.396 3.293.601.10 1 2.078.776.8 44 động bán hàng đồng (110.140.2 LN thuần từ HĐKD 481.715.880 654.622.14 7 81) LNST đồng (110.140.2 568.989.329 528.778.87 3 81) đồng 4.529.600. 47.985.167. Tổng TS bình quân 38.905.668.9 70 392 455 VCSH bình đồng 4.475.317. 4.704.742.41 6 5.235.389.4 85 quân 892 Tỷ suất LN hoạt % 14,67 1,41 6,75 động bán hàng Tỷ suất LN thuần từ % -28,82 0,21 2,12 HĐKD Tỷ suất LNST trên % -28,81 0,24 1,72 doanh thu Tỷ suất LNST trên % -2,43 1,46 1,10 tổng TS Tỷ suất LN trên % -2,46 12,09 10,10 VCSH lOMoAR cPSD| 40419767 76
(Nguồn: tổng hợp từ BCTC của công ty giai đoạn 2019-2021)
Tỷ suất LN hoạt động bán hàng năm 2020 giảm mạnh từ 14,67% xuống còn 1,41%
so với năm 2019 và năm 2021 tăng lên 6,75%. Năm 2020, DTT tăng 60.853,10%, tăng
nhiều hơn mức tăng của LN gộp từ BH & CCDV (5.773,94%). Đến năm 2021, LN gộp
từ hoạt động bán hàng và DTT đều giảm tuy nhiên mức giảm của DTT cao hơn mức
giảm LN gộp từ BH & CCDV. Khả năng sinh lời của hoạt động bán hàng nhìn chung
giảm sau 3 năm có xu hướng giảm.
Tỷ suất LN thuần từ HĐKD trong giai đoạn 2019-2021 có xu hướng tăng. Năm
2019, tỷ suất LN thuần từ HĐKD của công ty là 28,82% < 0 vì công ty trong kỳ làm ăn
thua lỗ nên LN thuần từ HĐKD âm. Năm 2020, tỷ suất tăng lên 0,21% tuy đã dương
nhưng vẫn còn rất nhỏ. Sang 2021, tỷ suất này đạt mức 2,12%. Tuy trong giai đoạn
này khả năng sinh lời về HĐKD của công ty không cao nhưng có cải thiện rõ rệt qua
các năm, cho thấy kết quả kinh doanh của công ty có tiến triển tích cực.
Khả năng sinh lời doanh thu của công ty có xu hướng tăng, thể hiện ở chỗ tỷ suất
LNST trên DT trong giai đoạn này tăng từ 28,81% năm 2019, nghĩa là công ty bị lỗ
28,81 đồng lợi nhuận khi thực hiện được 100 đồng doanh thu. Năm 2020, chỉ tiêu
này tăng lên thành 0,24% và đạt mức 1,72% ở năm 2021. Lý do là năm 2020, doanh
thu của công ty tăng mạnh và LNST cũng tăng mạnh từ mức -110.140.281 đồng trong
năm trước lên 568.989.329 đồng. Đến năm 2021 LNST và DT đều giảm nhưng DT
giảm hơn 86%, trong khi LNST chỉ giảm 7,07%. Điều này cho thấy công ty đã kiểm
soát chi phí đạt hiệu quả tốt hơn, biểu hiện ở chỗ GVHB của công ty 2021 giảm và
giảm nhanh hơn DTT. Mặc dù lợi nhuận và doanh thu của công ty không ổn định,
nhất là doanh thu nhưng khả năng sinh lời trên doanh thu ROS tăng vẫn là một dấu hiệu tích cực.
Tỷ suất LNST trên tổng TS nhìn chung có cải thiện khi năm 2019, tỷ suất này vẫn
còn âm thì đến năm 2021 đã tăng lên 1,1%. Năm 2019, cứ 100 đồng TS của công ty
đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì không tạo ra LN mà còn bị lỗ 2,43 đồng
tuy nhiên bước sang năm 2021, đã đem lại 1,1 đồng LN. Theo Dupont: ROA = ROS x AU, ta có:
Năm 2019: ROA = -28,81% x 0,08 = -2,43%
Năm 2020: ROA = 0,24% x 5,99 = 1,46%
Năm 2021: ROA = 1,72% x 0,64 = 1,10% lOMoAR cPSD| 40419767 77
Tỷ suất LNST trên tổng TS (ROA) năm 2020 tăng 3,89% là do tác động của 2 nhân tố:
+ Do tỷ suất LNST trên DT (ROS) tăng làm tỷ suất LNST trên tổng TS (ROA) tăng:
(0,24% - (-28,81%) ) x 0,08 = 2,32%
+ Do hiệu suất sử dụng tổng tài sản (AU) tăng làm tỷ suất LNST trên tổng TS (ROA) tăng:
0,24% x (5,99 – 0,08 ) =1,42%
Tỷ suất LNST trên tổng TS (ROA) năm 2021 giảm 0,36% so với năm 2020 là do tác
động của 2 nhân tố:
+ Do tỷ suất LNST trên DT (ROS) tăng làm tỷ suất LNST trên tổng TS (ROA) tăng:
(1,72% - 0,24%) x 5,99 = 8,87%
+ Do hiệu suất sử dụng tổng TS (AU) giảm làm tỷ suất LNST trên tổng TS (ROA) giảm:
1,72% x (0,64 – 5,99) = -9,20%
Như vậy, qua việc phân tích phương trình Dupont ta thấy:
+ Tỷ suất LNST trên tổng TS (ROA) năm 2020 tăng là do công ty đã quản lí tốt chi phí
nói chung, trong đó có CPQLKD và CPTC, đồng thời có thành tích tốt trong việc nâng
cao hiệu quả sử dụng các tài sản.
+ Tỷ suất LNST trên tổng TS (ROA) năm 2021 giảm là do tình hình sử dụng các TS hiện
có chưa tốt dù việc quản lí chi phí nói chung tốt, biểu hiện ở công tác quản lí GVHB
có cải thiện tích cực. Tỷ suất LN trên VCSH của công ty biến động theo chiều hướng
tích cực biểu hiện ở chỗ năm 2019, tỷ suất này đạt -2,46% tức là cứ 100 đồng VCSH
đem đi đầu tư cho HĐKD trong kỳ thì không những không đem lại lợi nhuận mà còn
làm giảm. Nhưng đến năm 2021, tỷ suất LN trên VCSH đã đạt 10,10%, tức cức 100
đồng VCSH mà công ty đem đi đầu tư cho HĐKD trong kỳ thì mang lại 10,10 đồng
LNST. Theo Dupont : ROE = ROS x AU x EM, ta có :
Năm 2019: ROE = -28,81% x 0,08 x 1,01 = -2,46%
Năm 2020: ROE = 0,24% x 5,99 x 8,27 = 12,09%
Năm 2021: ROE = 1,72% x 0,64 x 9,17 = 10,10%
Tỷ suất LN trên VCSH (ROE) năm 2020 tăng 14,55% là bởi tác động của 3 nhân tố:
+ Do tỷ suất LN trên DT (ROS) tăng làm tỷ suất LN VCSH (ROE) tăng:
(0,24% - (-28,81%)) x 0,08 x 1,01 = 2,35% lOMoAR cPSD| 40419767 78
+ Do hiệu suất sử dụng tổng TS (AU) tăng làm tỷ suất LN VCSH (ROE) tăng:
0,24% x (5,99 – 0,08) x 1,01 = 1,43%
+ Do hệ số nhân VCSH (EM) tăng làm tỷ suất LN VCSH (ROE) tăng: 0,24% x 5,99 x (8,27 – 1,01) = 10,44%
Tỷ suất LN trên VCSH (ROE) năm 2021 giảm 1,99% so với năm 2020 là vì tác động của 3 nhân tố:
+ Do tỷ suất LN trên DT (ROS) tăng làm tỷ suất LN VCSH (ROE) tăng:
(1,72% - 0,24%) x 5,99 x 8,27 =73,32%
+ Do hiệu suất sử dụng tổng TS (AU) giảm làm tỷ suất LN VCSH (ROE) giảm:
1,72% x (0,64 – 5,99) x 8,27 = -76,10%
+ Do hệ số nhân VCSH (EM) tăng làm tỷ suất LN VCSH (ROE) tăng:
1,72% x 0,64 x (9,17 – 8,27) = 0,99%
Như vậy, qua việc phân tích phương trình Dupont ta thấy:
+ Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) năm 2020 tăng là do việc quản lí chi phí nói chung
của công ty tốt, trong đó có CPQLKD và CPTC, sử dụng hệ số nợ cao giúp công ty tận
dụng được đòn bẩy tài chính, đồng thời có thành tích tốt trong việc nâng cao hiệu
quả sử dụng các tài sản.
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2021 giảm là do hiệu quả sử dụng
các TS hiện có chưa tốt dù công tác quản lí chi phí nói chung tốt, biểu hiện ở công tác
quản lí GVHB có cải thiện tích cực, đồng thời công ty đã giảm hệ số nợ xuống mức an toàn hơn.
Nhận xét: Khả năng sinh lợi doanh thu, tổng TS và VCSH của công ty nhìn chung
trong giai đoạn 2019-2021 có chuyển biến tích cực. Lý do chính là bởi công ty làm ăn
tốt dần qua các năm biểu hiện ở sự tăng dần về giá trị của LNST.
2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính Công ty cổ phần Công nghệ SOTO Việt
Nam giai đoạn 2019-2021
Sau khi phân tích BCTC của công ty trong thời gian 3 năm từ 2019-2021, có thể
thấy từ năm 2019-2021, HĐKD của công ty có sự thay đổi khá nhiều. Từ năm 2019
trở về trước, công ty chỉ hoạt động chủ yếu trong việc buôn bán các loại bình nóng
lạnh, bình năng lượng mặt trời… và mở rộng, thăm dò ngành điện năng lượng mặt
trời, do vậy nên DT các năm trước của DN khá thấp. Bắt đầu từ năm 2020, công lOMoAR cPSD| 40419767 79
ty nắm bắt được cơ hội đã đẩy mạnh phát triển vật tư, thiết bị điện năng lượng mặt
trời. Nguyên liệu hàng hóa đầu vào của công ty bao gồm chủ yếu là tấm Pin năng
lượng mặt trời, bộ hòa lưới Inverter, bộ tăng áp… Trong năm, công ty kí kết và hoàn
thành xong được một số hợp đồng với sản lượng khá lớn nâng tổng doanh thu của
công ty tăng cao. Sang đến năm 2021, doanh thu của doanh nghiệp giảm hẳn so
với năm trước là do các hợp đồng cung cấp cho một số DN đã hoàn thành hết trong
năm 2020 và do một số chính sách hạn chế về điện năng lượng mặt trời nên việc
nhập khẩu các tấm pin gặp khó khăn khiến cho sản lượng cung ứng ra thị trường
giảm sút. Qua đây, ta có thể thấy được những thành tích mà công ty đã đạt
được cũng như những điểm yếu vẫn còn tồn tại mà công ty cần phải khắc phục trong
tương lai để công ty hoạt động hiệu quả hơn. 2.3.1.
Kết quả đạt được
Thứ nhất, kết quả kinh doanh của công ty cải thiện tốt hơn. DT và LNST từ năm
2019-2021 của công ty có sự thay đổi tích cực. Đặc biệt phải nói đến năm 2020, DTT
của công ty tăng mạnh từ 382.160.000 đồng lên 232.938.355.364 đồng, đây là một
thành tựu nổi bật đánh dấu mức tăng trưởng mạnh về doanh thu của công ty. LNST
trong năm này cũng tăng trưởng mạnh mẽ, kéo công ty từ làm ăn thua lỗ lên
568.989.329 đồng. Năm 2021, tuy DT bị giảm so với năm 2020, nhưng vẫn tăng
trưởng mạnh so với năm 2019. Cùng với đó là LNST chỉ giảm nhẹ so với năm trước
(giảm 7,07%) và vẫn đạt 528.778.873 đồng.
Thứ hai, VLĐ ròng trong ba năm của công ty đều dương thể hiện phần NVDH của
công ty tài trợ được hết cho TSDH và còn thừa để tài trợ cho TSNH. Đây là điều cần
thiết trong chính sách tài trợ vốn để duy trì sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Thứ ba, hiệu suất sử dụng TSCĐ và tỷ suất tự tài trợ TSDH tốt, thể hiện mức tạo
doanh thu của TSCĐ tốt và mức độ tài trợ TSDH bằng VCSH tốt, khả năng tài chính
vững vàng làm giảm rủi ro tài chính.
Thứ tư, khả năng sinh lời của công ty trong giai đoạn này nhìn chung có chuyển
biến theo hướng tích cực bởi HĐKD của công ty có tiến triển tốt, LNST dần được cải thiện hơn. 2.3.2. Hạn chế lOMoAR cPSD| 40419767 80
Thứ nhất, KPT của công ty chưa được kiểm soát hợp lý khi có xu hướng tăng và
chiếm phần lớn trong tổng TS của công ty. KPT chủ yếu là phải thu khách hàng, tức
là công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn. Do đó, khi chưa thu hồi được khoản phải
thu từ khách hàng thì vốn của công ty bị ứ đọng dẫn đến NCVLĐ tăng và giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ hai, công tác quản lý HTK còn chưa hợp lý. HTK trong tổng TS có xu hướng
giảm tỷ trọng nhưng tốc độ giảm còn khá chậm và vẫn chiếm tỷ trọng cao. Ngoài ra,
vòng quay HTK năm 2019 và 2021 ở mức rất thấp dẫn đến tình trạng vốn của công
ty bị ứ đọng nhiều. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Thứ ba, tình hình kiểm soát chi phí còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ
GVHB trên DTT vẫn còn cao và thay đổi lên xuống không theo quy luật. GVHB của
công ty biến động mạnh hơn DTT, biểu hiện ở chỗ: khi DTT tăng thì GVHB cũng tăng
và tăng với tốc độ nhanh hơn và ngược lại, khi DTT giảm thì GVHB cũng giảm và tốc
độ giảm của GVHB cũng mạnh hơn. Việc chi phí chưa được kiểm soát tốt sẽ làm cho
LNST thu được thấp so với DT tạo ra.
Thứ tư, ngân quỹ ròng trong 2 năm gần đây của công ty nhỏ hơn 0 phản ánh tình
trạng thiếu hụt ngân quỹ, biểu hiện việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn khi
đến hạn của công ty không được xử lí kịp thời.
Thứ năm, KNTT của công ty hai năm gần đây còn thấp dù có tăng, nhất là KNTT
ngay (năm 2020 chỉ đạt 0,002 và tăng lên 0,03 trong năm 2021). Lượng tiền mặt mà
công ty nắm giữ thực tế giảm mạnh trong tổng TS và chiếm lượng rất nhỏ khiến
doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro trong thanh toán ngay khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn.
Thứ sáu, LCTT trong giai đoạn 2019-2021 của công ty không ổn định. Luồng tiền
từ HĐKD – mang tính chất thường xuyên, liên tục trong năm 2019 và 2020 đều ở
mức âm nói lên tình hình tài chính của công ty không tốt.
Thứ bảy, hệ số nợ của công ty thay đổi đột ngột khi năm 2019 là 0,02 thì bước
sang năm 2020 đã tăng lên đến 0,93 và có giảm trong năm 2021 nhưng vẫn ở mức
cao là 0,76. Hệ số nợ cao tiềm ẩn rủi ro lớn đối với công ty. 2.3.3.
Nguyên nhân của hạn chế 2.3.3.1.
Nguyên nhân chủ quan: lOMoAR cPSD| 40419767 81
Một là, lượng HTK còn lớn, chiếm chủ yếu trong tổng TS của DN, một phần là vì
công tác dự trữ hàng hóa của công ty cho các đơn hàng kế tiếp, ngoài ra một số loại
sản phẩm cũ công ty vẫn chưa tiêu thụ được.
Hai là, công tác quản lí chi phí còn hạn chế khi chưa kiểm soát được tốc độ tăng
giảm của các loại chi phí với DTT. Chi phí đầu vào của vật liệu, linh kiện, hàng hóa
kèm theo chi phí vận chuyển còn cao vượt dự kiến, cùng với đó là chi phí tiền lương
cho công nhân viên cũng bị tăng thêm và công tác dự báo giá cả đầu vào chưa được chú trọng.
Ba là, khoản mục tiền và tương đương tiền trong hai năm gần đây có giá trị rất
nhỏ trong tổng TS do công ty sử dụng tiền vào việc mua hàng hóa dự trữ và áp dụng
chính sách nới lỏng tín dụng, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng trong việc thanh
toán nên KPT trong hai năm này cũng chiếm tỷ trọng lớn. Điều này ảnh hưởng tiêu
cực đến khả năng thanh toán ngay của công ty. Bốn là, LCTT từ HĐKD trong năm
2019 và 2020 của công ty < 0 là do dòng tiền thu về ít hơn dòng tiền phải chi ra. Các
HĐKD của công ty tốn nhiều chi phí, trong đó khoản tiền chi trả cho người lao động,
nhà cung cấp và chi khác cho HĐKD chiếm chủ yếu. Năm là, cơ cấu nguồn vốn
chuyển hướng đột ngột từ sử dụng nguồn VCSH là chính (năm 2019 VCSH chiếm tới
gần 98%) sang sử dụng nguồn vốn bên ngoài với tỷ trọng cao (năm 2020 công ty
chiếm dụng được NV từ bên ngoài hơn 93% và giảm xuống còn 75,84% trong năm
2021 nhưng vẫn còn cao). Đó là bởi uy tín đối với bạn hàng của công ty tốt hơn khi
kết quả hoạt động có chiều hướng đi lên. Tuy vậy do nợ phải trả của doanh nghiệp
hoàn toàn nợ ngắn hạn nên khi chiếm tỷ trọng cao sẽ làm KNTT ngắn hạn của công ty kém đi.
Sáu là, vấn đề về phân tích tình hình tài chính của công ty chưa được quan tâm.
Vì có quy mô nhỏ nên công ty không có phòng ban phân tích riêng, do vậy mà công
tác phân tích tài chính công ty còn sơ sài, các quyết định đưa ra liên quan đến hoạt
động công ty chủ yếu là do nhận định của giám đốc qua việc tận dụng các mối quan
hệ, tìm hiểu cũng như dựa theo kinh nghiệm. 2.3.3.2.
Nguyên nhân khách quan:
Một là, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, các cuộc tranh chấp, xung đột
xảy ra có những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế nước ta. Một trong số đó phải
kể đến cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Về mặt tích cực, các DN Việt Nam lOMoAR cPSD| 40419767 82
ta có thêm nhiều thời cơ trong ngắn hạn về đầu tư và thương mại như đẩy mạnh cơ
hội xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ do hàng hóa Trung Quốc bị hạn chế, tuy
nhiên trong dài hạn thì các doanh nghiệp nước ta sẽ phải chịu những ảnh hưởng tiêu
cực do nền kinh tế thế giới suy giảm kéo theo việc xuất - nhập khẩu hàng hóa nước ta gặp khó khăn.
Hai là, kể từ đầu năm 2019, virus Corona đã bắt đầu xâm nhập vào nước ta và
đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có tín hiệu chấm dứt. Dịch bệnh bùng phát khiến
cho các doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động trong một thời gian dài để chung tay
với cả nước phòng chống dịch bệnh, các cửa khẩu bị kiểm soát chặt chẽ, việc lưu
thông hàng hóa bị đình trệ… khiến cho các DN bị ảnh hưởng nặng nề về mọi mặt,
nhất là những doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu mới phát triển.
Ba là, vì là doanh nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ nên thị phần của công ty vẫn
còn ít, các sản phẩm, hàng hóa không được phổ rộng như những công ty có quy mô
và cơ cấu lớn hơn. Do vậy sức cạnh tranh của công ty còn thấp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Với việc đi sâu vào phân tích thực trạng tình hình tài chính của Công ty cổ phần
Công nghệ SOTO Việt Nam giai đoạn 2019-2021, ta sẽ thấy được cái nhìn tổng quan
hơn về năng lực tài chính của công ty như tình hình sử dụng sử dụng TS và NV, hiệu
quả hoạt động, các chỉ số hay những rủi ro mà công ty có thể gặp phải. Qua đó nắm
được tình hình hoạt động của công ty, những kết quả đã đạt được cũng như những
hạn chế vẫn còn tồn tại.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SOTO VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Công nghệ SOTO Việt Nam giai đoạn 2022-2025 3.1.1.
Định hướng chung
Trong giai đoạn sắp tới, công ty có những kế hoạch phát triển sản phẩm mới và
mở rộng thị trường, thị phần của khách hàng: lOMoAR cPSD| 40419767 83 -
Xu hướng phát triển của công ty trong thời gian mới là mở rộng thị trường,
mở rộng quy mô cùng với đó là việc đẩy mạnh quảng bá, phát triển thương hiệu. -
Tiếp tục làm việc, tìm kiếm các đối tác mới cả đầu vào lẫn đầu ra để luôn
chủ động trong HĐKD của mình, đáp ứng đa dạng hơn nhu cầu ngày càng lớn của thị trường trong nước. -
Chú trọng hơn trong việc quảng bá và giới thiệu các sản phẩm của công ty
đến người tiêu dùng. Đẩy mạnh tìm kiếm và phát triển thị trường, tận dụng mối quan
hệ của lãnh đạo công ty nhằm gia tăng các phân khúc, tìm kiếm những khách hàng
tiềm năng và tệp khách hàng mới. -
Chiến lược kinh doanh của công ty là đặt chất lượng, uy tín sản phẩm lên
hàng đầu, chú trọng việc xây dựng và phát triển hệ thống bán hàng, tăng cường công
tác tư vấn và hỗ trợ sản phẩm cho khách hàng, hướng đến đa dạng các khách hàng
từ cá nhân đến các DN lớn trên cả nước.
Xây dựng và hoàn thiện môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, hoàn thành
được các chỉ tiêu đặt ra hàng năm và kinh doanh có lãi, đảm bảo được khối lượng
công việc cho nhân viên để ổn định thu nhập.
Hướng tới một doanh nghiệp phát triển với phong độ ổn định và bền vững. Quan
tâm và chú trọng hơn trong công tác nghiên cứu thị trường, xu hướng phát triển của
ngành và xu thế về nhu cầu của người tiêu dùng để có chiến lược, bước đi mang tính
triển vọng, nhằm mở rộng thị trường và lĩnh vực hoạt động.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh của công ty. Có những
chính sách nâng cao công tác chăm sóc và phục vụ khách hàng nhằm thể hiện sự
quan tâm đến các khách hàng. Đào tạo đội ngũ công nhân viên tận tình, tâm
huyết. Chú trọng đến việc nâng cao trình độ năng lực, kiến thức chuyên môn cho nhân viên.
Với định hướng cụ thể và rõ ràng, công ty đã, đang và sẽ cố gắng hết sức để đạt
được những mục tiêu đó trên nền tảng phát huy những điểm mạnh, điểm tích cực
và khắc phục, giảm thiểu những hạn chế vẫn còn tồn tại để hướng tới một doanh
nghiệp uy tín và phát triển bền vững, đem lại những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất đến tay người tiêu dùng. 3.1.2.
Định hướng về tài chính của công ty lOMoAR cPSD| 40419767 84
Chú trọng hơn trong việc bảo dưỡng và nâng cao chất lượng sản phẩm, chăm sóc
khách hàng nhằm tăng sản lượng tiêu thụ ra ngoài thị trường, phát triển mạng lưới
khách hàng để từ đó tăng doanh thu.
Quản lý tốt chi phí bằng cách tìm kiếm đối tác cung cấp vật liệu, hàng hóa có chính
sách tốt, đảm bảo được chất lượng. Hạn chế, khắc phục và tối giản hóa các chi phí không hợp lý.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh của công ty bằng việc
nâng cao quản trị cơ cấu vốn, xác định tỷ lệ NV bên trong và bên ngoài phù hợp, cũng
như tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn. Tùy theo thời điểm và cơ chế lãi suất mà quyết
định tỷ lệ nợ dài hạn và ngắn hạn cho phù hợp sao cho chi phí là nhỏ nhất. Tăng
KNTT của công ty bằng cách sử dụng hợp lý từng loại tài sản, dự trữ lượng tiền mặt
phù hợp để vừa đảm bảo KNTT, vừa có thể đầu tư để sinh lời, song song với đó là
quản lý được sự phân bổ giữa nợ dài hạn – ngắn hạn một cách hợp lý và hiệu quả.
Tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu hết mức có thể các khoản chi phí nhằm đạt
được kết quả kinh doanh tốt, hướng tới việc làm ăn có lãi và tăng trưởng đều đặn.
Chú trọng trong việc bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao chất lượng cho toàn bộ nhân
viên, nhất là bộ máy tài chính nhằm đưa ra những phán đoán, giải pháp và hướng đi
phù hợp, có lợi nhất cho công ty.
Nắm bắt và tận dụng cơ hội trong điều kiện tình hình dịch bệnh vẫn chưa có dấu
hiệu dừng lại, cũng như nhu cầu quan tâm đến tình hình sức khỏe như hiện nay của
mọi người, nhất là những người đã từng bị F0, công ty đang cố gắng khai thác và đi
sâu vào việc tìm hiểu thêm về ngành thiết bị y tế để tìm kiếm thêm nguồn lợi nhuận mới.
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty cổ phần Công nghệ SOTO Việt Nam
3.2.1. Tăng cường cải thiện KNTT ngắn hạn và nâng cao năng lực hoạt động tài sản
KNTT ngắn hạn của công ty mặc dù có chuyển biến tốt, nhưng các hệ số về KNTT
nợ ngắn hạn, KNTT nhanh và KNTT ngay của công ty vẫn còn ở mức thấp gây nên
những khó khăn trong thanh toán cho công ty. Do đó, để đạt được KNTT tốt hơn,
công ty cần quản lý và kiểm soát tốt các chỉ tiêu như tiền, các KPT và HTK. lOMoAR cPSD| 40419767 85 -
Nâng cao chính sách quản trị tiền mặt: đối với các doanh nghiệp cỡ vừa và
nhỏ, việc hiểu được tầm quan trọng của quản lý tiền mặt là điều cốt yếu cho sự tồn
tại của công ty. Do vậy, công ty cần dự trữ một lượng tiền nhất định để đảm bảo khả
năng thanh toán ngay khi các khoản nợ đến hạn bằng việc tính toán và dự báo các
luồng tiền trong tương lai, hoạch định các kế hoạch tài chính rõ ràng, áp dụng các
biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, đôn đốc công tác thu hồi nợ… -
Quản lí chặt chẽ các khoản phải thu: với mục đích giảm tỷ trọng các KPT từ
khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty cần có những biện pháp
hợp lý và khéo léo để vừa có thể thu hồi được các khoản thu, vừa có thể bán được
nhiều sản phẩm. Muốn quản lý tốt các KPT, công ty cần phải tìm hiểu và nắm rõ được
tình hình tài chính của khách hàng để xác định được khả năng thanh toán của họ để
từ đó xác định thời gian và khối lượng cho nợ. Ngoài ra, công ty có thể sử dụng một
vài biện pháp để điều chỉnh chính sách bán hàng cho phù hợp với tình hình của công
ty như thêm một số ràng buộc hay ưu đãi cho khách hàng vào điều khoản hợp đồng
về việc thanh toán…sao cho phù hợp. -
Thực hiện các chính sách phù hợp quản lý hàng tồn kho: trong giai đoạn
này, HTK luôn chiếm phần lớn giá trị trong tổng TS của công ty (trên 40%). Việc dữ
trữ HTK lớn ảnh hưởng đến vòng quay HTK hay sự luân chuyển HTK trong kỳ và KNTT
của công ty khi không bàn đến sự chuyển hóa của HTK. Vì công ty hoạt động chủ yếu
về thương mại nên HTK phần lớn là hàng hóa được dữ trữ để cung cấp cho các đơn
hàng kế tiếp. Do vậy, cần phải có công tác dự báo sản lượng tiêu thụ trong từng giai
đoạn cụ thể để giảm lượng hàng còn tồn lại trong kho, từ đó giảm chi phí phát sinh
liên quan đến việc quản lí, bảo quản. 3.2.2.
Nâng cao công tác quản lý dòng tiền
Dòng tiền trong giai đoạn 2019-2021 của công ty biến động thất thường, không
ổn định. Trước hết, công ty cần lên kế hoạch quản lý dòng tiền bằng cách chú trọng
kiểm soát chặt chẽ hơn trong quá trình quản lý các KPT và HTK để tránh tình trạng
vốn bị ứ đọng quá lâu làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của công ty như đã nêu
ở trên. Phán đoán thị trường và đưa ra những dự báo về nhu cầu của khách hàng đối
với sản phẩm của công ty để tránh dự trữ dư thừa HTK. Quản lý tốt chất lượng khách
hàng để không bị rơi vào tình thế bị động khi bị chiếm dụng vốn quá lâu. lOMoAR cPSD| 40419767 86
Mặt khác, công ty cần có kế hoạch thu – chi và xây dựng những dự báo về dòng
tiền thường xuyên trong những khoảng thời gian nhất định đối với từng giai đoạn cụ
thể để kiểm soát dòng tiền dễ dàng và đơn giản hơn. Ngoài ra, công ty cần học hỏi
và ứng dụng những phần mềm quản trị dòng tiền để nâng cao tính chính xác và hiệu
quả cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí. 3.2.3.
Tiết kiệm chi phí
Trong giai đoạn 2019-2021, tổng chi phí chiếm phần lớn trong tổng DT của công
ty và điều này chưa phù hợp, tác động tiêu cực đến LN của công ty. Do đó, cần phải
có những phương án phù hợp và kịp thời để giảm thiểu tối đa các chi phí.
- Giá vốn hàng bán: đây là khoản chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, chiếm trên 85% trong doanh thu thuần của công ty trong
giai đoạn này. Vì thế, công ty cần có những giải pháp để giảm thiểu tối đa chi phí này
như: tìm kiếm nguồn vào với giá cả phải chăng nhưng phải có chất lượng tốt, chọn
đơn vị vận chuyển tối ưu, đặt kho ở những khu vực thuận tiện, đẩy mạnh kiểm tra
và giám sát quá trình thi công, vận chuyển…
- Chi phí quản lý kinh doanh: là chi phí phát sinh trong quá trình tổ chức các hoạt
động của doanh nghiệp. Để tối thiểu hóa chi phí này công ty có thể cách cắt giảm
nhân sự nếu được, khuyến khích nhân viên hạn chế tối đa các ngày nghỉ vì những lý
do cá nhân; chú trọng hơn trong việc quản lý hàng hóa, tài sản bằng việc kiểm tra
thường xuyên, bảo dưỡng các thiết bị, đồ dùng tránh gây tốn kém khi xảy ra thiệt hại
nghiêm trọng; đưa ra các giới hạn tài chính cụ thể; ứng dụng công nghệ khoa học
tiên tiến và quá trình quản lý như thanh toán trực tuyến, dịch vụ điện thoại và các
ứng dụng máy tính quản lý từ xa…
- Chi phí tài chính: xem xét kĩ lưỡng về vấn đề đi vay và sử dụng NV vay một cách
phù hợp. Lên kế hoạch triển khai tìm kiếm các NV vay có chế độ đãi ngộ tốt để giảm chi phí tối đa. 3.2.4.
Hoàn thiện cơ cấu vốn
Ở mỗi thời điểm nhất định, công ty cần có những mục tiêu và chính sách linh hoạt,
sau cùng đều có mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận cho công ty và chủ DN. Chính vì thế
mà việc phân bổ cơ cấu vốn hợp lý đóng vai trò quan trọng, là tiền đề giúp doanh
nghiệp đạt được mục đích đó. Như đã phân tích ở trên, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp lOMoAR cPSD| 40419767 87
chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng NV biểu hiện ở chỗ: năm 2020 hệ số nợ của công
ty là 0,93 và năm 2021 là 0,76 mà trong đó hoàn toàn là nợ NH. Vì thế, công ty phải
có sự phân bổ hài hòa trong việc sử dụng nợ NH và DH để không mất đi sự cân bằng,
cũng như giảm thiểu được chi phí doanh nghiệp và tận dụng được nguồn tài trợ tốt
mang đến lợi ích cho công ty.
Song song với đó, công ty nên cân nhắc việc đầu tư thêm vào nguồn VCSH, thực
hiện các tốt công tác tiêu thụ sản phẩm ra ngoài thị trường, kiểm soát tốt các loại chi
phí nhằm cải thiện tình hình kinh doanh, nâng cao lợi nhuận trong công ty với mục
đích tăng tỷ lệ VCSH, nâng cao quyền tự chủ tài chính. Từ đó, giảm được rủi ro tài chính cho công ty. 3.2.5.
Chú trọng nâng cao công tác phân tích tài chính
Phân tích tình hình tài chính là vô cùng cần thiết đối với mỗi DN, trong bất kỳ
ngành nghề hay lĩnh vực nào. Việc này giúp đánh giá một cách chính xác và sát thực
tế nhất tình hình hoạt động của công ty. Trên cơ sở đó, công ty sẽ nhận thấy được
thực trạng cũng như những mặt mạnh – yếu trong hoạt động của DN mình, từ đó
tìm ra hướng giải quyết kịp thời và xử lí vấn đề phát sinh, còn tồn tại một cách
nhanh chóng và có hiệu quả hơn. Để có thể nâng cao được công tác phân tích, công
ty cần tuyển thêm những nhân viên có trình độ chuyên môn tốt và am hiểu sâu sắc
hoặc đào tạo và bồi dưỡng chuyên sâu đối với những nhân viên đã có kiến thức cơ
bản và tiềm năng về lĩnh vực này.
3.2.6. Bồi dưỡng tinh thần chủ động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiếp
cận với khoa học công nghệ tiên tiến
Toàn thể thành viên trong công ty cần có trách nhiệm chung trong việc nâng cao
năng lực tài chính công ty, thúc đẩy các hoạt động của công ty phát triển. Lên kế
hoạch chi tiết và rõ ràng trong từng hoạt động để đảm bảo lợi ích mà công ty đạt
được là cao nhất. Chuẩn bị các phương án đề phòng cho từng hoạt động khi đi lệch
tiến độ, ngược chủ trương và kế hoạch đã đề ra để giảm thiểu các chi phí. Khi ở thế
chủ động, những rủi ro và thiệt hại không đáng có sẽ được giảm, những cơ hội mới
có thể được phát hiện. Chính những điều đó sẽ góp phần củng cố năng lực tài chính cho công ty. lOMoAR cPSD| 40419767 88
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng và gắn liền với quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, cùng với đó là sự tiến bộ của khoa học - công nghệ trong
mọi lĩnh vực. Vì vậy đối với mọi doanh nghiệp đều cần có đội ngũ công nhân viên có
năng lực và tinh thần học hỏi, sáng tạo cao. Do đó, công ty phải thực hiện các chính
sách về tuyển dụng và những biện pháp thích hợp nhằm đạo tạo, bồi dưỡng và phát
triển năng lực của nhân viên như:
- Nâng cao tiêu chuẩn đầu vào của công ty, chú trọng hơn trong công tác tuyển
dụng nhằm đảm bảo chất lượng về trình độ, chuyên môn.
- Nhìn nhận, đánh giá khả năng và phân phối công việc hợp lý, phù hợp với từng cá nhân.
- Tăng cường đào tạo, củng cố kiến thức chuyên môn gắn liền với ứng dụng
khoa học - công nghệ đưa vào thực tế công việc cho nhân viên.
- Động viên, khuyến khích nhân viên chủ động trong việc học hỏi, trau dồi kiến
thức chuyên môn và kĩ năng.
- Có chế độ khen thưởng hợp lý nhằm tạo động lực phấn đấu cho nhân viên,
đồng thời cũng cần có những hình thức xử phạt đối với những trường hợp
sai phạm. Từ đó có thể nâng cao được tinh thần trách nhiệm trong công việc.
- Nghiên cứu và áp dụng những tính năng, thành tựu tiên tiến của khoa học –
công nghệ vào hoạt động của công ty như: sử dụng các phần mềm quản lý tài
chính, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm bán hàng…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Sau khi phân tích thực trạng và nắm được tình hình tài chính của công ty, cũng
như những hạn chế cần phải khắc phục, chương 3 của bài luận nêu lên những mục
tiêu, định hướng phát triển và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính
của Công ty cổ phần Công nghệ SOTO Việt Nam. KẾT LUẬN CHUNG
Hiện nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới nói chung và
nền kinh tế Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp nước ta đã và đang không ngừng
đổi mới theo xu hướng toàn cầu hóa, các doanh nghiệp muốn đứng vững trong xã
hội ngày nay thì cần phải có hướng đi cụ thể. Muốn làm như vậy thì các doanh nghiệp lOMoAR cPSD| 40419767 89
cần phải có những hiểu biết chuyên sâu về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
để hiểu rõ diễn biến hoạt động của DN mình. Từ đó, có được cái nhìn chính xác và
tổng quan nhất về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhằm đưa ra những mục
tiêu và phương hướng phù hợp với công ty mình.
Sau những cố gắng nỗ lực nghiên cứu và tìm hiểu của bản thân, cùng với sự hướng
dẫn tận tình của TS. Nguyễn Xuân Thành, em đã có thể hoàn thành bài khóa luận tốt
nghiệp với đề tài “Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần SOTO Việt Nam”.
Qua quá trình tìm tòi, học hỏi và kế thừa những nghiên cứu của người đi trước, bài
luận của em đã giải quyết được những vấn đề sau: Thứ nhất, bài luận đã tổng
quan được những vấn đề cơ bản trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Thứ hai, bài luận đã nêu được thực trạng tình hình tài chính của Công ty cổ phần
Công nghệ SOTO Việt Nam giai đoạn 20192021 và đánh giá được những điểm mạnh,
điểm yếu và nguyên nhân của chúng trong những năm này.
Thứ ba, bài luận đã nêu rõ được định hướng phát triển trong thời gian tới,cũng
như đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty.
Đề tài của bài luận tuy không mới, nhưng việc phân tích tình hình tài chính của
mỗi công ty là vô cùng thiết yếu và quan trọng đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và mức
độ am hiểu sâu rộng. Thế nhưng, do hạn chế thời gian nghiên cứu cũng như kinh
nghiệm, hiểu biết của bản thân nên bài khóa luận không thể tránh những thiếu sót
và nhầm lẫn. Vì vậy, em rất mong muốn nhận được sự chỉ dẫn và góp ý từ các thầy,
cô giáo cũng như các bạn đọc để bài khóa luận của em được chỉnh chu hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
BCTC các năm 2019, 2020, 2021 của Công ty cổ phần Côngnghệ SOTO Việt Nam. 2.
Lê Thị Xuân (2018), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà
xuất bản Lao động, Hà Nội. 3.
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SOTO VIỆT NAM, truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2022, từ u439128.html> lOMoAR cPSD| 40419767 90 4.
Vũ Thị Hồng Liên (2017), “Phân tích báo cáo tài chính công tycổ phần
đầu tư xây dựng thương mại Minh Long giai đoạn 2013-2017 nhằm
nâng cao năng lực tài chính của công ty”, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện ngân hàng. 5.
Phạm Thị Ngọc Huyền (2019), “Phân tích tài chính doanhnghiệpcông
ty cổphần xây dựng và công nghiệp Hợp Thịnh”, khóa luận tốt nghiệp, Học viện ngân hàng. 6.
Mai Thu Trang (2019), “Phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình
hình tài chính tại Công ty TNHH Xây dựng và phát triển hạ tầng Đại
Việt”, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện ngân hàng. 7.
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích báo cáo tài chính của
Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Công trình Mai Linh (2020), truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2022, từ
chinh-cua-cong-ty-co-phan-tu-van-va-xay-dungcong-tr-2309402.html> 8.
Nguyễn Lan Anh (2020), “Phân tích báo cáo tài chính Công tycổ phần
kỹ thuật công nghệ nhà cao tầng Hà Nội”, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện ngân hàng. 9.
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sông đà – hà nội (2020), truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2022, từ
chinh-tai-cong-ty-co-phan-song-da-ha-noi.htm> 10.
Từ A-Z những điều cần biết về hệ thống điện năng lượng mặt trời
(2020), truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2022, từ <
https://viettelaio.com/he-thong-dien-nang-luong-mattroi-la-gi> 11.
Lê Trọng Nghĩa (2021), “Phân tích báo cáo tài chính nhằm nâng cao
năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Công nghệ và Đầu tư INTECH”,
Khóa luận tốt nghiệp, Học viện ngân hàng. 12. Thư viện Học viện ngân hàng: . lOMoAR cPSD| 40419767 91 PHỤ LỤC
Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Công nghệ SOTO Việt Nam lOMoAR cPSD| 40419767 92 lOMoAR cPSD| 40419767 93 lOMoAR cPSD| 40419767 94 lOMoAR cPSD| 40419767 95 lOMoAR cPSD| 40419767 96 lOMoAR cPSD| 40419767 97 lOMoAR cPSD| 40419767 98 lOMoAR cPSD| 40419767 99 lOMoAR cPSD| 40419767 100 lOMoAR cPSD| 40419767 101 lOMoAR cPSD| 40419767 102 lOMoAR cPSD| 40419767 103 lOMoAR cPSD| 40419767 104 lOMoAR cPSD| 40419767 105 lOMoAR cPSD| 40419767 lOMoAR cPSD| 40419767