Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần tập Đoàn Hòa Phát (Hpg) | Học viện Ngân Hàng

Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần tập Đoàn Hòa Phát (Hpg) với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu

Thông tin:
12 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần tập Đoàn Hòa Phát (Hpg) | Học viện Ngân Hàng

Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần tập Đoàn Hòa Phát (Hpg) với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

129 65 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 40419767
1
l
OMoARcPSD|404 1976
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BÀI TẬP LỚN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NÂNG CAO
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HPG)
Hà Nội, năm 2023
lOMoARcPSD| 40419767
2
Phần 1: Dựa vào số liệu tài chính và phân tích Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
(HPG)
1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
Tập đoàn Hòa Phát một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt
Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa
Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép (1996),Thép (2000), Điện
lạnh (2001), Bất động sản (2001). Năm 2007, a Phát tái cấu trúc theo hình Tập đoàn,
trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò Công ty mẹ cùng các Công ty thành
viên Công ty liên kết. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán Việt Nam với chứng khoán HPG. Đến tháng 3/2017, Hòa Phát 11
công ty thành viên. Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Sắt thép
xây dựng, ống thép và tôn mạ; các ngành nghề điện lạnh, nội thất, máy móc thiết bị; Bất động
sản, gồm Bất động sản Khu công nghiệp, Bất động sản nhà ở; Lĩnh vực nông nghiệp gồm sản
xuất thức ăn chăn nuôi chăn nuôi. Đến thời điểm hiện tại, sản xuất sắt thép lĩnh vực sản
xuất cốt lõi chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Đối với lĩnh vực sản
xuất thép xây dựng, Tập đoàn Hòa Phát chủ đầu Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép
tại Hải Dương. Với công suất 1,7 triệu tấn/năm, Khu liên hợp đã hoạt động đồng bộ cả 3 giai
đoạn từ quý I/2016, nâng tổng công suất thép xây dựng của Hòa Phát lên 2 triệu tấn/năm. Hiện
nay, Hòa Phát doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng ống thép lớn nhất Việt Nam với thị
phần lần lượt 22% 26%. Nội thất Hòa Phát dẫn đầu thị phần đối với nội thất văn phòng.
Từ 2016, Tập đoàn Hòa Phát sắp xếp lại hình hoạt động các công ty thành viên, nhất mảng
thép và nông nghiệp theo hướng tinh gọn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi
phí quản lý.
lOMoARcPSD| 40419767
3
1.2. Những ngun vốn Công ty đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh
Theo số liệu trong bảng excel, trong năm 2022 cấu nguồn vốn của Công ty bao gồm
chủ yếu 4 thành phần: Nợ vay ngắn hạn, nợ vay dài hạn, vốn cổ phần lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
Nợ vay ngắn hạn: Nhìn chung cả hai thời điểm, nợ vay ngắn hạn của công ty chiếm t
trọng lớn trong tổng nợ ngắn hạn. Thời điểm đầu k, nợ vay ngắn hạn của công ty
43,747,643,082,356 đồng chiếm 24,5% trong tổng nguồn vốn của công ty. Đến thời
điểm cuối kỳ dư nợ vay ngắn hạn tăng lên tới 46,748,670,400,471 đồng (Tăng 6,9% so
với thời điểm đầu kỳ), tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn cũng tăng lên tới 27,4%
Nợ vay dài hạn: Trái lại với nợ vay ngắn hạn, nợ vay dài hạn của công ty có xu hướng
giảm. Dư nợ vay dài hạn đầu kỳ của công ty đạt 13,464,931,998,700 đồng chiếm 7,6%
trong tổng nguồn vốn nhưng đã có sự giảm nhẹ so với cuối kỳ (Giảm 17,2%) và xuống
còn 11,151,651,204,402 đồng chiếm còn 6,5% trong cơ cấu nguồn vốn của Hòa Phát
Vốn cổ phần: Vốn cổ phần luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cấu nguồn vốn của
công ty và cũng là chỉ số có sự biến động lớn nhất trong năm 2022. Thời điểm đầu k,
vốn cphần đạt 44,729,227,060,000 đồng, chiếm 25,1% tổng nguồn vốn. Nhưng sau đó
đã tăng mạnh lên mức 58,147,857,000,000 đồng (Tăng 13,418,629,940,000 đồng,
tương đương 30%) chiếm tỷ trọng 34,1% ~ 1/3 tổng nguồn vốn của Hòa Phát.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế
năm 2022 thì công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực. LNST
của công ty giảm mạnh từ thời điểm đầu kỳ ở mức 34,478,143,197,460 đồng xuống còn
8,483,510,552,031 đồng. Tuy nhiên đổn định cấu vốn Hòa Phát đã phải giữ lại phần
lớn lợi nhuận chưa phân phối. LNST chưa phân phối thời điểm cuối kỳ tăng từ
7,285,282,733,452 đồng lên tới 25,350,319,419,956 đồng. Tỷ trọng của tổng LNST chưa
phân phối có giảm từ 23.4% xuống còn 19.9%.
thể thấy trong điều kiện kinh tế khó khăn như năm 2022, cấu vốn sự thay đổi
theo hướng thận trọng hơn. Tổng nợ phải trả giảm mạnh cho thấy xu hướng thu hẹp sản
xuất khi điều kiện thị trường không thuận lợi. Tình hình kinh tế chính trị biến động phức
lOMoARcPSD| 40419767
4
tạp do dịch covid 19 cùng với Xung đột Nga - Ukraina bùng phát từ tháng 2-2022
kéo dài đã ảnh hưởng nặng nề đến đà phục hồi của chuỗi cung ứng, giá nhiều mặt hàng
trên thị trường thế giới tăng cao, an ninh năng lượng, an ninh lương thực ở nhiều nước,
kể cả các nền kinh tế hàng đầu bị đe dọa. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến
lợi nhuận của công ty giảm mạnh. Để giữ cân bằng cấu vốn cũng như đảm bảo an
toàn trong hoạt động kinh doanh, Hòa Phát đã tiến hành tăng vốn vổ phần để tích lũy
chờ đợi những tín hiệu triển vọng hơn vào năm 2023.
1.3. Hãy trình bày nhận xét của mình về quan điểm cho rằng cấu trúc vốn không có tác
động tới giá trị Công ty
Theo lý thuyết Modigiliani-Miller về thị trường hoàn hảo, với những giả định của thị
trường thì cấu trúc vốn không tác động tới giá trị của công ty. vậy trong điều kiện thị
trường hoàn hảo, giá trị công ty không thay đổi dù cho doanh nghiệp có hay không sử dụng nợ.
Tuy nhiên eneen thực tế rất nhiều yếu tố không hoàn hảo như giả định của thuyết
Modigiliani-Miller, vì vậy trên thực tế cơ cấu nguồn vốn có làm tác động ảnh hưởng đến giá trị
công ty.
1.3.1. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Tác động của việc sử dụng nợ vay đến t suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu qua công thức
sau: ROE=[BEP+D/E*(BEP-r)]*(1-t)
Trong đó: BEP là Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản;
D là vốn vay;
E là vốn chủ sở hữu; R là chi phí sử dụng
nợ vay; t là thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp
1.3.2. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến rủi ro tài chính
Theo quan điểm của lý thuyết đánh đổi, khi doanh nghiệp được tài trợ bằng vay nợ, hệ số
nợ vay tăng lên, doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích từ lá chắn thuế, chính lợi ích này làm cho giá
lOMoARcPSD| 40419767
5
trị của doanh nghiệp vay nợ tăng lên. Mặt khác, cùng với sự gia tăng việc sử dụng nợ vay,
doanh nghiệp sẽ phát sinh một loại chi phí, gọi là chi phí phá sản hay chi phí kiệt quệ tài chính
(chi phí khốn khó tài chính), điều này làm gia tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp, từ đó làm
cho giá trị doanh nghiệp giảm xuống. Khi quynợ vay tăng lên đến điểm tối ưu, giá trị hiện
tại của các khoản chi phí kiệt quệ tài chính bằng đúng giá trị hiện tại của các lợi ích do lá chắn
thuế đem lại. Nếu doanh nghiệp tiếp tục vay nợ ợt qua điểm tối ưu, hsố nợ vay tiếp tục tăng
lên thì giá trị hiện tại của các khoản chi phí kiệt quệ tài chính lớn hơn giá trị hiện tại của các lợi
ích do lá chắn thuế đem lại, rủi ro tài chính tăng lên và giá trị doanh nghiệp sẽ giảm xuống.
1.3.3. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến chi phí sử dụng vốn bình quân
Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải huy động
vốn từ nhiều nguồn khác nhau và mỗi nguồn vốn lại có chi phí sử dụng vốn khác nhau, nên cần
xác định chi phí sử dụng vốn bình quân. Chi phí sdụng vốn bình quân (WACC) được xác định
theo phương pháp bình quân gia quyền. Khi hệ số nợ thay đổi thì chi phí sử dụng vốn bình quân
(WACC) cũng thay đổi. Nói cách khác, cơ cấu nguồn vốn có tác động đến chi phí sử dụng vốn
bình quân của doanh nghiệp.
1.4. Hãy trình bày những lợi thế khi Công ty sử dụng vốn vay
Vốn vay rẻ hơn so với vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là một phương pháp tăng
trưởng tài chính tốn kém và các nhà đầu tư cũng sẽ đòi hỏi một mức lợi nhuận tốt nhất.
Việc đầu tư tiền vào một doanh nghiệp là một triển vọng rủi ro đối với một nhà đầu tư.
Vì vậy họ thường mong đợi lợi nhuận ít nhất 10% để bù đắp rủi ro.
Tránh pha loãng cổ phiếu: Nợ cho phép doanh nghiệp phát triển mà không phải lo lắng
về việc pha loãng quyền kiểm soát hay quyền sở hữu. Vì các ngân hàng không yêu cầu
bất kỳ vốn chủ sở hữu nào trong doanh nghiệp để cung cấp khoản vay, nên các cổ đông
sẽ trải nghiệm tất cả những lợi ích của sự phát triển của nó.
Lá chắn thuế: Chi phí trả lãi vay được tính trừ vào lợi nhuận trước khi tính thuế, làm
cho lợi nhuận trước thuế giảm và phần thuế TNDN cũng giảm theo, từ đó góp phần
làm tăng giá trị của doanh nghiệp
lOMoARcPSD| 40419767
6
Sử dụng vốn vay tốt giúp tăng tốc độ phát triển của doanh nghiệp: Bằng cách sử dụng
nợ, công ty có thể tiếp cận nguồn tiền mặt cần thiết. Nguồn tiền này có thể là để mua
thiết bị, thuê nhân viên mới,… cũng có thể mở chi nhánh mới, thúc đẩy tiếp thị và đạt
được các mục tiêu mới. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hưởng
lợi từ quy mô kinh tế để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của họ với chi phí cạnh tranh.
Nợ có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng quy mô cần thiết để thu được nhiều lợi nhuận
hơn.
1.5. Sử dụng thông tin tự thu thập về Công ty, hãy cho biết Công ty có nên tăng hệ số nợ
hay không. Vì sao?
Qua thu thập thông tin về tình hình kinh tế nói chung tình hình tài chính của công ty
nói riêng, theo quan điểm của em ở thời điểm hiện tại công ty không nên tăng hệ số nợ vì một
số lý do sau:
Kết quả kinh doanh quý 4/2022 tiêu cực nhưng nằm trong dự báo.
HPG ghi nhận doanh thu thuần đạt 26,211.6 tỷ đồng (- 41.8% YoY). Doanh thu sụt giảm
đáng kể phản ánh thị trường thép đang đi vào giai đoạn suy thoái, nhu cầu tiêu thụ thép suy yếu
do thị trườngy dựng và bất động sản dân dụng bị ảnh hưởng nặng nề. Việc phải trích lập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho do sự sụt giảm giá thép cũng như giá các nguyên vật liệu đầu vào
khiến công ty bị bào mòn lợi nhuận đáng kể. HPG chịu lỗ gộp 885.2 t đồng trong quý này.
Sản lượng thép đi xuống trong nửa cuối năm
sản lượng cnăm vẫn tăng so với cùng kỳ, nhưng mức tăng chủ yếu do sgóp của sản
lượng quý 1 (+ 57% YoY). Sản lượng thép xây dựng quý 2 chỉ tăng 6% so với cùng k, trong
khi quý 4 là thời điểm tạo đáy khi sản lượng giảm 24.9% YoY. Nguyên nhân chủ yếu do HPG
đã tiến hành dừng hoạt động 5 lò cao tại 2 khu liên hợp thép ở Hải Dương và Dung Quất.
Giá nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh.
Giá than cốc, thép phế cũng tăng nóng trong quý 1 trước khi lao dốc từ quý 2. Thị trường
thép thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng khiến các hoạt động sản xuất thép dần đóng
lOMoARcPSD| 40419767
7
băng. Nhiều nhà máy sản xuất thép dừng hoạt động, đặc biệt là ở Trung Quốc và châu Âu đẩy
giá than cốc, thép phế đi xuống. Mỏ quặng sắt Roper Valley chưa thể được khai thác khiến HPG
tiếp tục chịu rủi ro về biến động giá quặng sắt thế giới. Dự kiến trong năm nay chính quyền lãnh
thổ Bắc Úc sẽ giải quyết các rủi ro về xói mòn của mỏ quặng này, qua đó HPG có thể tận dụng
khai thác. Mỏ Roper Valley có trữ lượng 320 triệu tấn/năm, với nhu cầu hiện tại HPG thể
khai thác mỏ này trong hơn 20 năm. Hiện tại HPG vẫn khai thác quặng sắt tại mỏ Sàng Thần
với sản lượng 510,000 tấn/năm, trong khi chúng tôi ước tính mỗi năm HPG cần 12 15 triệu
tấn quặng sắt nhằm phục vụ sản xuất
Lãi suất cho vay và tỷ giá neo cao làm bào món lợi nhuận doanh nghiệp
Lãi suất vay đã tăng cao đặc biệt ở thời điểm quý 4/2022 do nhu cầu tín dụng ngân hàng
là rất lớn. HPG đã ghi nhận chi phí lãi vay trong quý cao nhất lịch sử, đạt 932.7 t đồng trong
quý 4 (+ 48.2% YoY), lũy kế đạt 3,083.6 tỷ đồng (+ 22.1% YoY). Tỷ giá hối đoái USD/VND
cũng neo cao khiến công ty buộc ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá 718.2 tỷ đồng (+ 42.1% YoY).
Phần 2: Trình bày các chính sách phân chia cổ tức và tình hình chi trả cổ tức của các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
2.1. Chính sách phân chia cổ tức là gì?
Cổ tức phần lợi nhuận được chia cho các cổ đông trong công ty lợi tức các cổ
đông nhận được khi họ đầu tư vào công ty. Ban quản lý của công ty phải sử dụng lợi nhuận để
làm hài lòng các bên liên quan khác nhau, nhưng các cổ đông vốn cổ phần được ưu tiên hơn cả
vì họ phải đối mặt với mức độ rủi ro cao nhất trong công ty. Một vài ví dụ về cổ tức bao gồm:
Cổ tức bằng tiền mặt: Một khoản cổ tức được trả bằng tiền mặt sẽ làm giảm lượng
tiền mặt dự trữ của một công ty.
Thưởng cổ phiếu: Cổ phiếu thưởng đề cập đến cổ phiếu trong công ty được phân phối
miễn phí cho các cổ đông. Nó thường được thực hiện cùng với một khoản cổ tức bằng
tiền mặt, không thay cho nó.
lOMoARcPSD| 40419767
8
Chính sách cổ tức chính sách một công ty sử dụng để cấu trúc việc trả cổ tức của
mình cho các cđông. Chính sách cổ tức của một công ty quy định số cổ tức công ty trả cho
các cổ đông tần suất cổ tức được trả. Khi một công ty tạo ra lợi nhuận, họ cần phải đưa
ra quyết định phải làm gì với nó. Họ có thgiữ lại lợi nhuận trong công ty (lợi nhuận giữ lại trên
bảng cân đối kế toán), hoặc họ thể phân phối tiền cho các cổ đông ới hình thức cổ tức.
Chính sách cổ tức một công ty sử dụng thể ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp. Chính
sách được chọn phải phù hợp với mục tiêu của công ty tối đa hóa giá trị của cho các cổ
đông. Trong khi các cổ đông là chủ sở hữu của công ty, chính hội đồng quản trị là người đưa ra
lời kêu gọi về việc lợi nhuận sẽ được phân phối hay giữ lại. Các giám đốc cần cân nhắc rất nhiều
yếu tố khi đưa ra quyết định này, chẳng hạn như triển vọng tăng trưởng của công ty và các dự
án trong tương lai.
2.2. Các loại chính sách phân chia cổ tức
Chính sách cổ tức thường xuyên: Theo chính sách cổ tức thường xuyên, công ty trả cổ
tức cho các cổ đông hàng năm. Nếu công ty tạo ra lợi nhuận bất thường (lợi nhuận rất cao), lợi
nhuận vượt quá sẽ không được chia cho các cổ đông mà được công ty giữ lại làm lợi nhuận để
lại. Nếu công ty làm ăn thua lỗ thì cổ đông vẫn được chia cổ tức theo chính sách. Chính sách cổ
tức thường xuyên được sử dụng bởi các công ty có dòng tiền ổn định và thu nhập ổn định. Các
công ty trả cổ tức theo cách này được coi là các khoản đầu tư có rủi ro thấp bởi vì trong khi các
khoản chi trả cổ tức đều đặn, chúng có thể không cao lắm.
Chính sách cổ tức ổn định: Theo chính sách cổ tức ổn định, bất kể số lợi nhuận thu được
trong năm tài chính là bao nhiêu thì khoản cổ tức đều được cố định theo tỷ lệ phần trăm. Đầu tư
vào một công ty tuân theo chính sách như vậy là rủi ro cho các nhà đầu tư vì lượng cổ tức dao
động theo mức lợi nhuận. Các cổ đông phải đối mặt với rất nhiều sự không chắc chắn họ
không chắc chắn về mức cổ tức chính xác mà họ sẽ nhận được.
Chính sách cổ tức không thường xuyên: Theo chính sách cổ tức không thường xuyên,
công ty không có nghĩa vụ phải trả cho các cổ đông của mình và hội đồng quản trị có thể quyết
định phải làm gì với lợi nhuận. Nếu họ tạo ra lợi nhuận bất thường trong một năm nhất định, họ
lOMoARcPSD| 40419767
9
thể quyết định chia cho các cổ đông hoặc không chia cổ tức nào thay vào đó giữ lợi
nhuận để mở rộng kinh doanh các dự án trong tương lai. Chính sách cổ tức không thường
xuyên được sử dụng bởi các công ty không dòng tiền ổn định hoặc thiếu thanh khoản. Các
nhà đầu tư đầu tư vào một công ty tuân theo chính sách phải đối mặt với rủi ro rất cao vì có khả
năng không nhận được bất kỳ khoản cổ tức nào trong năm tài chính.
Chính sách không chia cổ tức: Theo chính sách không chia cổ tức, công ty không chia
cổ tức cho các cổ đông. Đó là bởi vì bất kỳ khoản lợi nhuận nào kiếm được đều được giữ lại
tái đầu tư vào doanh nghiệp để tăng trưởng trong tương lai. Các công ty không chia cổ tức liên
tục phát triển và mở rộng, và các cổ đông đầu tư vào chúng vì giá trị của cổ phiếu công ty tăng
cao. Đối với nhà đầu tư, việc tăng giá cổ phiếu có giá trị hơn một khoản chi trả cổ tức.
2.3. Thực tế tình hình chi trả cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Tình hình khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp không chi trả cổ tức: Bước vào mùa
đại hội cổ đông năm nay, hầu hết cổ đông của khối bất động sản đã nắm chắc khả năng không
có cổ tức, bởi năm 2022, bất động sản là lĩnh vực chịu tổn thất nặng nề nhất, nhiều dự án đình
trệ vướng pháp lý, ngân hàng siết n dụng, nhiều doanh nghiệp bất động sản vỡ nợ trái phiếu...
Từ trước khi kết thúc năm tài chính 2022, Novaland (NVL) đã thông báo về việc tạm thời
không chia cổ tức năm 2021. Năm 2022, NVL đạt 11.135 t đồng doanh thu và 4.348 t đồng
lợi nhuận gộp, giảm lần lượt 25% và 29% so với năm 2021. Kết thúc năm, nợ phải trả của doanh
nghiệp vượt mức 212 nghìn tỷ đồng (tăng 32% so với đầu năm), dòng tiền kinh doanh âm tới
3.262 tỷ đồng.
Công ty CP Đầu tư Hải Phát (HPX) thậm chí không tiền để trả cổ tức cho năm 2021.
Theo kế hoạch, công ty trả cổ tức 5% bằng tiền mặt, thời gian thực hiện cuối cùng vào tháng
10/2022. Nhưng đến nay, việc chi trả cổ tức vẫn “nằm trên giấy”. Tương tự, Công ty Đầu
Năm Bảy Bảy dự kiến không trả cổ tức năm 2022 bị các ngân hàng siết chặt tín dụng; Sam
Holdings, Xây dựng Coteccons, Becamex đều đề xuất “khất nợ” cổ tức năm 2022 với cổ đông,
trong đó Becamex lần đầu không trả cổ tức kể từ khi niêm yết năm 2010.
lOMoARcPSD| 40419767
10
Chịu ảnh hưởng trực tiếp do khủng hoảng thị trường bất động sản, nhóm ngành xây dựng
và vật liệu xây dựng cũng vừa trải qua một năm bết bát và dự kiến không chia cổ tức bằng tiền
như Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Hoa Sen, Thép Nam Kim, Tổng công ty Thép Việt Nam…
Mặc dù, năm 2022 Hòa Phát vẫn lợi nhuận 8.444 t đồng và năm ngoái vẫn trả cổ tức tới
35% (5% tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu), nhưng ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hòa Phát cho
biết, doanh nghiệp dồn nguồn lực cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là dự án Khu liên hợp sản
xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất giai đoạn 2.
Trong lĩnh vực sản xuất, Tập đoàn Dabaco (DBC) khiến cổ đông ít nhiều hụt hẫng. Năm
2022, anh cả ngành chăn nuôi phía bắc lỗ ròng 79 t đồng vào quý IV và chỉ có lãi vỏn vẹn 5,2
tỷ đồng cả năm (giảm 99% so với năm 2021) mặc dù doanh thu đạt tới 11.687 t đồng. Chia sẻ
tại Đại hội đồng cổ đông năm 2023 hôm 22/4, ông Nguyễn Như So, Chủ tịch DBC cho biết,
doanh nghiệp vừa trải qua một năm khó khăn vì dịch tả lợn châu Phi và khó khăn chung khiến
sức mua sản phẩm bị giảm 65%, lợn chết hàng loạt, các dự án đầu tư đều gặp vướng mắc…
Đối với lĩnh vực ngân hàng, việc thực hiện nghĩa vụ cổ tức năm nay cũng có sự phân hóa.
Trước đó, giai đoạn dịch Covid-19 năm 2020-2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “cấm” các
ngân hàng trả cổ tức bằng tiền mặt và yêu cầu trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn, dành nguồn
lực xử nợ xấu. Năm nay, cơ quan quản khuyến khích ngân hàng trả cổ tức bằng cổ phiếu
để nâng cao năng lực tín dụng, ổn định mặt bằng lãi suất. Như vậy, việc còn lại chỉ còn phụ
thuộc vào năng lực tài chính ý chí của lãnh đạo các ngân hàng. Trong khi nhiều ngân hàng
dự kiến trả cổ tức năm 2022 bằng “tiền tươi” như VIBank với tỷ lệ 15% (mỗi cổ phiếu được trả
1.500 đồng), TPBank 25%, VPBank 10%,…; một số ngân hàng khác đang lên phương án vừa
trả cổ phiếu vừa trả tiền mặt như HDBank 25%, MB 20%, ACB 25%... thì vẫn có một số ngân
hàng tiếp tục ưu tiên mục tiêu tích y, đành “xoay lưngvới cổ đông như Techcombank,
Sacombank, PG Bank… hoặc chỉ trả “cổ tức giấy” (cổ tức bằng cổ phiếu) như Eximbank.
Trong đó, cổ đông của PGBank có lẽ buồn hơn cả vì đã 10 năm nay không hề biết đến cổ
tức. Tương tự, lần chia cổ tức gần nhất của Sacombank năm 2015, Techcombank năm 2018
Saigonbank năm 2017. Tại Phiên họp cổ đông thường niên của Sacombank sáng 25/4, Chủ
tịch HĐQT Sacombank Dương Công Minh cho biết, ông cũng muốn chia cổ tức, Sacombank
lOMoARcPSD| 40419767
11
đang tái cấu, đã cơ bản xử lý nợ xấu, còn khoản duy nhất của ông Trầm Bê đang chờ Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam cho phép bán đấu giá, sau đó mới chia cổ tức.
Triển vọng trong tương lai: Theo Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức khoản lợi nhuận
ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của
công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính. Khi công ty tạo ra lợi nhuận, một
phần lợi nhuận được tái đầu tư, một phần trích lập quỹ dự phòng, phần còn lại chi trả cổ tức cho
cổ đông.
Dưới góc độ của cổ đông, cổ tức là một trong hai nguồn thu nhập chính của cổ đông, bao
gồm cổ tức khoản chênh lệch do cổ phiếu tăng giá. Theo ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế
trưởng Công ty Chứng khoán Ngân hàng Quân đội - MB (MBS), trong những giai đoạn thị
trường chứng khoán tăng trưởng, dường như không có nhiều cổ đông quan tâm đến cổ tức bởi
nó nhỏ hơn so với lợi nhuận từ việc giao dịch cổ phiếu. Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán
lình xình đi ngang hoặc giảm điểm, nhiều nhà đầu xu hướng đầu vào những cổ phiếu
trả cổ tức ổn định, nhất cổ tức tiền mặt. Bởi thể hiện năng lực điều hành sức khỏe tài
chính của doanh nghiệp.
Còn dưới góc độ của doanh nghiệp, việc không chia cổ tức chưa chắc đã là dấu hiệu đáng
ngại, bởi thông thường ba lý do chính khiến doanh nghiệp không chi trả cổ tức: một là, doanh
nghiệp không đủ dòng tiền, làm ăn không lãi để chi trả; hai là, doanh nghiệp những kế
hoạch để phát triển các dự án, đẩy mạnh giá trị nội tại trong tương lai; ba là, dự phòng cho tình
hình kinh tế khó khăn trong năm tiếp theo.
Đối với hai lý do sau, phần lớn nhà đầu chấp nhận đồng hành với doanh nghiệp để
thể kỳ vọng sẽ nhận lại quả ngọt vào giai đoạn hồi phục kinh tế năm 2024-2025. Ông Nguyễn
Như So, Chủ tịch Dabaco cho biết, bản thân ông cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp nhưng
chỉ mua vào để tích lũy hoặc thoái vốn bớt theo nghĩa vụ nào đó của lãnh đạo chứ không “lướt
sóng” kiếm lợi nhuận. Dabaco những cổ đông cầm cổ phiếu hàng chục năm trở lên tin
tưởng năng lực và tài sản của công ty.
lOMoARcPSD| 40419767
12
Đối với lý do doanh nghiệp tạm thời mất khả năng chi trả cổ tức, ông Trương Quang Bình,
Giám đốc phân tích Khối khách hàng tổ chức, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam khuyến
nghị, việc quyết định tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hay rời bỏ
để tìm doanh nghiệp khác hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực phân tích thị trường, phân tích
doanh nghiệp và khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư.
“Nếu muốn kiếm cổ tức ổn định, nhà đầu nên mua cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp
phòng thủ như điện, nước, thực phẩm… còn muốn có lợi nhuận lâu dài, nhà đầu tư nên chọn vài
doanh nghiệp mình tin tưởng rồi đi đường dài với họ, dù kết quả kinh doanh có lúc khó khăn”,
ông Bình nói.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang web Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát: https://www.hoaphat.com.vn/gioithieu
2. Báo cáo tài chính hợp nhất Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát năm 2022
3. Báo cáo phân tích doanh nghiệp: https://www.psi.vn/uploads/bao-cao/(VIE)%20PSI
BCPT_HPG_032023.pdf
4. Tạp chí tài chính doanh nghiệp: “Tập đoàn Hòa Phát: Doanh nghiệp lợi nhuận tốt
nhất Việt Nam nhưng nợ hơn 100.000 tỷ đồng”
5. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần
tập đoàn Hòa Phát” tác giả PGS.TS Bùi Thiên Sơn
6. https://www.msb.com.vn/vi/w/loi-ich-cua-doanh-nghiep-khi-vay-von-ngan-hang-
theonganh-nghe
7. Tạp chí cộng sản “Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023” tác giả TS.Hà
Huy Ngọc
8. https://luatminhkhue.vn/co-tuc-la-gi.aspx
9. https://laodong.vn/kinh-doanh/nhieu-doanh-nghiep-that-hua-tra-co-tuc-voi-nha-dau-
tu1174936.ldo
10. https://thanhnien.vn/co-dong-om-cuc-tuc-vi-doanh-nghiep-no-co-tuc-hang-chuc-nam-
185230905084123043.htm
| 1/12

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40419767 1 l
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BÀI TẬP LỚN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NÂNG CAO
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HPG) Hà Nội, năm 2023 OMoARcPSD| 4041976 lOMoAR cPSD| 40419767 2
Phần 1: Dựa vào số liệu tài chính và phân tích Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) 1.1.
Giới thiệu sơ lược về Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
Tập đoàn Hòa Phát là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt
Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa
Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép (1996),Thép (2000), Điện
lạnh (2001), Bất động sản (2001). Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn,
trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành
viên và Công ty liên kết. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG. Đến tháng 3/2017, Hòa Phát có 11
công ty thành viên. Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Sắt thép
xây dựng, ống thép và tôn mạ; các ngành nghề điện lạnh, nội thất, máy móc thiết bị; Bất động
sản, gồm Bất động sản Khu công nghiệp, Bất động sản nhà ở; Lĩnh vực nông nghiệp gồm sản
xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi. Đến thời điểm hiện tại, sản xuất sắt thép là lĩnh vực sản
xuất cốt lõi chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Đối với lĩnh vực sản
xuất thép xây dựng, Tập đoàn Hòa Phát là chủ đầu tư Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép
tại Hải Dương. Với công suất 1,7 triệu tấn/năm, Khu liên hợp đã hoạt động đồng bộ cả 3 giai
đoạn từ quý I/2016, nâng tổng công suất thép xây dựng của Hòa Phát lên 2 triệu tấn/năm. Hiện
nay, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và ống thép lớn nhất Việt Nam với thị
phần lần lượt là 22% và 26%. Nội thất Hòa Phát dẫn đầu thị phần đối với nội thất văn phòng.
Từ 2016, Tập đoàn Hòa Phát sắp xếp lại mô hình hoạt động các công ty thành viên, nhất là mảng
thép và nông nghiệp theo hướng tinh gọn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí quản lý. lOMoAR cPSD| 40419767 3 1.2.
Những nguồn vốn Công ty đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh
Theo số liệu trong bảng excel, trong năm 2022 cơ cấu nguồn vốn của Công ty bao gồm
chủ yếu 4 thành phần: Nợ vay ngắn hạn, nợ vay dài hạn, vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Nợ vay ngắn hạn: Nhìn chung cả hai thời điểm, nợ vay ngắn hạn của công ty chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng nợ ngắn hạn. Thời điểm đầu kỳ, nợ vay ngắn hạn của công ty là
43,747,643,082,356 đồng chiếm 24,5% trong tổng nguồn vốn của công ty. Đến thời
điểm cuối kỳ dư nợ vay ngắn hạn tăng lên tới 46,748,670,400,471 đồng (Tăng 6,9% so
với thời điểm đầu kỳ), tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn cũng tăng lên tới 27,4%
Nợ vay dài hạn: Trái lại với nợ vay ngắn hạn, nợ vay dài hạn của công ty có xu hướng
giảm. Dư nợ vay dài hạn đầu kỳ của công ty đạt 13,464,931,998,700 đồng chiếm 7,6%
trong tổng nguồn vốn nhưng đã có sự giảm nhẹ so với cuối kỳ (Giảm 17,2%) và xuống
còn 11,151,651,204,402 đồng chiếm còn 6,5% trong cơ cấu nguồn vốn của Hòa Phát
Vốn cổ phần: Vốn cổ phần luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn của
công ty và cũng là chỉ số có sự biến động lớn nhất trong năm 2022. Thời điểm đầu kỳ,
vốn cổ phần đạt 44,729,227,060,000 đồng, chiếm 25,1% tổng nguồn vốn. Nhưng sau đó
đã tăng mạnh lên mức 58,147,857,000,000 đồng (Tăng 13,418,629,940,000 đồng,
tương đương 30%) chiếm tỷ trọng 34,1% ~ 1/3 tổng nguồn vốn của Hòa Phát.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế
năm 2022 thì công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực. LNST
của công ty giảm mạnh từ thời điểm đầu kỳ ở mức 34,478,143,197,460 đồng xuống còn
8,483,510,552,031 đồng. Tuy nhiên để ổn định cơ cấu vốn Hòa Phát đã phải giữ lại phần
lớn lợi nhuận chưa phân phối. LNST chưa phân phối thời điểm cuối kỳ tăng từ
7,285,282,733,452 đồng lên tới 25,350,319,419,956 đồng. Tỷ trọng của tổng LNST chưa
phân phối có giảm từ 23.4% xuống còn 19.9%.
Có thể thấy trong điều kiện kinh tế khó khăn như năm 2022, cơ cấu vốn có sự thay đổi
theo hướng thận trọng hơn. Tổng nợ phải trả giảm mạnh cho thấy xu hướng thu hẹp sản
xuất khi điều kiện thị trường không thuận lợi. Tình hình kinh tế chính trị biến động phức lOMoAR cPSD| 40419767 4
tạp do dịch covid 19 cùng với Xung đột Nga - Ukraina bùng phát từ tháng 2-2022 và
kéo dài đã ảnh hưởng nặng nề đến đà phục hồi của chuỗi cung ứng, giá nhiều mặt hàng
trên thị trường thế giới tăng cao, an ninh năng lượng, an ninh lương thực ở nhiều nước,
kể cả các nền kinh tế hàng đầu bị đe dọa. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến
lợi nhuận của công ty giảm mạnh. Để giữ cân bằng cơ cấu vốn cũng như đảm bảo an
toàn trong hoạt động kinh doanh, Hòa Phát đã tiến hành tăng vốn vổ phần để tích lũy
chờ đợi những tín hiệu triển vọng hơn vào năm 2023.
1.3. Hãy trình bày nhận xét của mình về quan điểm cho rằng cấu trúc vốn không có tác
động tới giá trị Công ty
Theo lý thuyết Modigiliani-Miller về thị trường hoàn hảo, với những giả định của thị
trường thì cấu trúc vốn không có tác động tới giá trị của công ty. Vì vậy trong điều kiện thị
trường hoàn hảo, giá trị công ty không thay đổi dù cho doanh nghiệp có hay không sử dụng nợ.
Tuy nhiên eneen thực tế có rất nhiều yếu tố không hoàn hảo như giả định của lý thuyết
Modigiliani-Miller, vì vậy trên thực tế cơ cấu nguồn vốn có làm tác động ảnh hưởng đến giá trị công ty.
1.3.1. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Tác động của việc sử dụng nợ vay đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu qua công thức
sau: ROE=[BEP+D/E*(BEP-r)]*(1-t)
Trong đó: BEP là Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản; D là vốn vay;
E là vốn chủ sở hữu; R là chi phí sử dụng
nợ vay; t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
1.3.2. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến rủi ro tài chính
Theo quan điểm của lý thuyết đánh đổi, khi doanh nghiệp được tài trợ bằng vay nợ, hệ số
nợ vay tăng lên, doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích từ lá chắn thuế, chính lợi ích này làm cho giá lOMoAR cPSD| 40419767 5
trị của doanh nghiệp có vay nợ tăng lên. Mặt khác, cùng với sự gia tăng việc sử dụng nợ vay,
doanh nghiệp sẽ phát sinh một loại chi phí, gọi là chi phí phá sản hay chi phí kiệt quệ tài chính
(chi phí khốn khó tài chính), điều này làm gia tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp, từ đó làm
cho giá trị doanh nghiệp giảm xuống. Khi quy mô nợ vay tăng lên đến điểm tối ưu, giá trị hiện
tại của các khoản chi phí kiệt quệ tài chính bằng đúng giá trị hiện tại của các lợi ích do lá chắn
thuế đem lại. Nếu doanh nghiệp tiếp tục vay nợ vượt qua điểm tối ưu, hệ số nợ vay tiếp tục tăng
lên thì giá trị hiện tại của các khoản chi phí kiệt quệ tài chính lớn hơn giá trị hiện tại của các lợi
ích do lá chắn thuế đem lại, rủi ro tài chính tăng lên và giá trị doanh nghiệp sẽ giảm xuống.
1.3.3. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến chi phí sử dụng vốn bình quân
Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải huy động
vốn từ nhiều nguồn khác nhau và mỗi nguồn vốn lại có chi phí sử dụng vốn khác nhau, nên cần
xác định chi phí sử dụng vốn bình quân. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) được xác định
theo phương pháp bình quân gia quyền. Khi hệ số nợ thay đổi thì chi phí sử dụng vốn bình quân
(WACC) cũng thay đổi. Nói cách khác, cơ cấu nguồn vốn có tác động đến chi phí sử dụng vốn
bình quân của doanh nghiệp. 1.4.
Hãy trình bày những lợi thế khi Công ty sử dụng vốn vay
Vốn vay rẻ hơn so với vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là một phương pháp tăng
trưởng tài chính tốn kém và các nhà đầu tư cũng sẽ đòi hỏi một mức lợi nhuận tốt nhất.
Việc đầu tư tiền vào một doanh nghiệp là một triển vọng rủi ro đối với một nhà đầu tư.
Vì vậy họ thường mong đợi lợi nhuận ít nhất 10% để bù đắp rủi ro.
Tránh pha loãng cổ phiếu: Nợ cho phép doanh nghiệp phát triển mà không phải lo lắng
về việc pha loãng quyền kiểm soát hay quyền sở hữu. Vì các ngân hàng không yêu cầu
bất kỳ vốn chủ sở hữu nào trong doanh nghiệp để cung cấp khoản vay, nên các cổ đông
sẽ trải nghiệm tất cả những lợi ích của sự phát triển của nó.
Lá chắn thuế: Chi phí trả lãi vay được tính trừ vào lợi nhuận trước khi tính thuế, làm
cho lợi nhuận trước thuế giảm và phần thuế TNDN cũng giảm theo, từ đó góp phần
làm tăng giá trị của doanh nghiệp lOMoAR cPSD| 40419767 6
Sử dụng vốn vay tốt giúp tăng tốc độ phát triển của doanh nghiệp: Bằng cách sử dụng
nợ, công ty có thể tiếp cận nguồn tiền mặt cần thiết. Nguồn tiền này có thể là để mua
thiết bị, thuê nhân viên mới,… cũng có thể mở chi nhánh mới, thúc đẩy tiếp thị và đạt
được các mục tiêu mới. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hưởng
lợi từ quy mô kinh tế để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của họ với chi phí cạnh tranh.
Nợ có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng quy mô cần thiết để thu được nhiều lợi nhuận hơn.
1.5. Sử dụng thông tin tự thu thập về Công ty, hãy cho biết Công ty có nên tăng hệ số nợ hay không. Vì sao?
Qua thu thập thông tin về tình hình kinh tế nói chung và tình hình tài chính của công ty
nói riêng, theo quan điểm của em ở thời điểm hiện tại công ty không nên tăng hệ số nợ vì một số lý do sau:
Kết quả kinh doanh quý 4/2022 tiêu cực nhưng nằm trong dự báo.
HPG ghi nhận doanh thu thuần đạt 26,211.6 tỷ đồng (- 41.8% YoY). Doanh thu sụt giảm
đáng kể phản ánh thị trường thép đang đi vào giai đoạn suy thoái, nhu cầu tiêu thụ thép suy yếu
do thị trường xây dựng và bất động sản dân dụng bị ảnh hưởng nặng nề. Việc phải trích lập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho do sự sụt giảm giá thép cũng như giá các nguyên vật liệu đầu vào
khiến công ty bị bào mòn lợi nhuận đáng kể. HPG chịu lỗ gộp 885.2 tỷ đồng trong quý này.
Sản lượng thép đi xuống trong nửa cuối năm
Dù sản lượng cả năm vẫn tăng so với cùng kỳ, nhưng mức tăng chủ yếu do sự góp của sản
lượng quý 1 (+ 57% YoY). Sản lượng thép xây dựng quý 2 chỉ tăng 6% so với cùng kỳ, trong
khi quý 4 là thời điểm tạo đáy khi sản lượng giảm 24.9% YoY. Nguyên nhân chủ yếu là do HPG
đã tiến hành dừng hoạt động 5 lò cao tại 2 khu liên hợp thép ở Hải Dương và Dung Quất.
Giá nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh.
Giá than cốc, thép phế cũng tăng nóng trong quý 1 trước khi lao dốc từ quý 2. Thị trường
thép thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng khiến các hoạt động sản xuất thép dần đóng lOMoAR cPSD| 40419767 7
băng. Nhiều nhà máy sản xuất thép dừng hoạt động, đặc biệt là ở Trung Quốc và châu Âu đẩy
giá than cốc, thép phế đi xuống. Mỏ quặng sắt Roper Valley chưa thể được khai thác khiến HPG
tiếp tục chịu rủi ro về biến động giá quặng sắt thế giới. Dự kiến trong năm nay chính quyền lãnh
thổ Bắc Úc sẽ giải quyết các rủi ro về xói mòn của mỏ quặng này, qua đó HPG có thể tận dụng
khai thác. Mỏ Roper Valley có trữ lượng 320 triệu tấn/năm, với nhu cầu hiện tại HPG có thể
khai thác mỏ này trong hơn 20 năm. Hiện tại HPG vẫn khai thác quặng sắt tại mỏ Sàng Thần
với sản lượng 510,000 tấn/năm, trong khi chúng tôi ước tính mỗi năm HPG cần 12 – 15 triệu
tấn quặng sắt nhằm phục vụ sản xuất
Lãi suất cho vay và tỷ giá neo cao làm bào món lợi nhuận doanh nghiệp
Lãi suất vay đã tăng cao đặc biệt ở thời điểm quý 4/2022 do nhu cầu tín dụng ngân hàng
là rất lớn. HPG đã ghi nhận chi phí lãi vay trong quý cao nhất lịch sử, đạt 932.7 tỷ đồng trong
quý 4 (+ 48.2% YoY), lũy kế đạt 3,083.6 tỷ đồng (+ 22.1% YoY). Tỷ giá hối đoái USD/VND
cũng neo cao khiến công ty buộc ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá 718.2 tỷ đồng (+ 42.1% YoY).
Phần 2: Trình bày các chính sách phân chia cổ tức và tình hình chi trả cổ tức của các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 2.1.
Chính sách phân chia cổ tức là gì?
Cổ tức là phần lợi nhuận được chia cho các cổ đông trong công ty và lợi tức mà các cổ
đông nhận được khi họ đầu tư vào công ty. Ban quản lý của công ty phải sử dụng lợi nhuận để
làm hài lòng các bên liên quan khác nhau, nhưng các cổ đông vốn cổ phần được ưu tiên hơn cả
vì họ phải đối mặt với mức độ rủi ro cao nhất trong công ty. Một vài ví dụ về cổ tức bao gồm:
• Cổ tức bằng tiền mặt: Một khoản cổ tức được trả bằng tiền mặt và sẽ làm giảm lượng
tiền mặt dự trữ của một công ty.
• Thưởng cổ phiếu: Cổ phiếu thưởng đề cập đến cổ phiếu trong công ty được phân phối
miễn phí cho các cổ đông. Nó thường được thực hiện cùng với một khoản cổ tức bằng
tiền mặt, không thay cho nó. lOMoAR cPSD| 40419767 8
Chính sách cổ tức là chính sách mà một công ty sử dụng để cấu trúc việc trả cổ tức của
mình cho các cổ đông. Chính sách cổ tức của một công ty quy định số cổ tức mà công ty trả cho
các cổ đông và tần suất mà cổ tức được trả. Khi một công ty tạo ra lợi nhuận, họ cần phải đưa
ra quyết định phải làm gì với nó. Họ có thể giữ lại lợi nhuận trong công ty (lợi nhuận giữ lại trên
bảng cân đối kế toán), hoặc họ có thể phân phối tiền cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức.
Chính sách cổ tức mà một công ty sử dụng có thể ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp. Chính
sách được chọn phải phù hợp với mục tiêu của công ty và tối đa hóa giá trị của nó cho các cổ
đông. Trong khi các cổ đông là chủ sở hữu của công ty, chính hội đồng quản trị là người đưa ra
lời kêu gọi về việc lợi nhuận sẽ được phân phối hay giữ lại. Các giám đốc cần cân nhắc rất nhiều
yếu tố khi đưa ra quyết định này, chẳng hạn như triển vọng tăng trưởng của công ty và các dự án trong tương lai. 2.2.
Các loại chính sách phân chia cổ tức
Chính sách cổ tức thường xuyên: Theo chính sách cổ tức thường xuyên, công ty trả cổ
tức cho các cổ đông hàng năm. Nếu công ty tạo ra lợi nhuận bất thường (lợi nhuận rất cao), lợi
nhuận vượt quá sẽ không được chia cho các cổ đông mà được công ty giữ lại làm lợi nhuận để
lại. Nếu công ty làm ăn thua lỗ thì cổ đông vẫn được chia cổ tức theo chính sách. Chính sách cổ
tức thường xuyên được sử dụng bởi các công ty có dòng tiền ổn định và thu nhập ổn định. Các
công ty trả cổ tức theo cách này được coi là các khoản đầu tư có rủi ro thấp bởi vì trong khi các
khoản chi trả cổ tức đều đặn, chúng có thể không cao lắm.
Chính sách cổ tức ổn định: Theo chính sách cổ tức ổn định, bất kể số lợi nhuận thu được
trong năm tài chính là bao nhiêu thì khoản cổ tức đều được cố định theo tỷ lệ phần trăm. Đầu tư
vào một công ty tuân theo chính sách như vậy là rủi ro cho các nhà đầu tư vì lượng cổ tức dao
động theo mức lợi nhuận. Các cổ đông phải đối mặt với rất nhiều sự không chắc chắn vì họ
không chắc chắn về mức cổ tức chính xác mà họ sẽ nhận được.
Chính sách cổ tức không thường xuyên: Theo chính sách cổ tức không thường xuyên,
công ty không có nghĩa vụ phải trả cho các cổ đông của mình và hội đồng quản trị có thể quyết
định phải làm gì với lợi nhuận. Nếu họ tạo ra lợi nhuận bất thường trong một năm nhất định, họ lOMoAR cPSD| 40419767 9
có thể quyết định chia nó cho các cổ đông hoặc không chia cổ tức nào và thay vào đó giữ lợi
nhuận để mở rộng kinh doanh và các dự án trong tương lai. Chính sách cổ tức không thường
xuyên được sử dụng bởi các công ty không có dòng tiền ổn định hoặc thiếu thanh khoản. Các
nhà đầu tư đầu tư vào một công ty tuân theo chính sách phải đối mặt với rủi ro rất cao vì có khả
năng không nhận được bất kỳ khoản cổ tức nào trong năm tài chính.
Chính sách không chia cổ tức: Theo chính sách không chia cổ tức, công ty không chia
cổ tức cho các cổ đông. Đó là bởi vì bất kỳ khoản lợi nhuận nào kiếm được đều được giữ lại và
tái đầu tư vào doanh nghiệp để tăng trưởng trong tương lai. Các công ty không chia cổ tức liên
tục phát triển và mở rộng, và các cổ đông đầu tư vào chúng vì giá trị của cổ phiếu công ty tăng
cao. Đối với nhà đầu tư, việc tăng giá cổ phiếu có giá trị hơn một khoản chi trả cổ tức. 2.3.
Thực tế tình hình chi trả cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Tình hình khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp không chi trả cổ tức: Bước vào mùa
đại hội cổ đông năm nay, hầu hết cổ đông của khối bất động sản đã nắm chắc khả năng không
có cổ tức, bởi năm 2022, bất động sản là lĩnh vực chịu tổn thất nặng nề nhất, nhiều dự án đình
trệ vì vướng pháp lý, ngân hàng siết tín dụng, nhiều doanh nghiệp bất động sản vỡ nợ trái phiếu...
Từ trước khi kết thúc năm tài chính 2022, Novaland (NVL) đã thông báo về việc tạm thời
không chia cổ tức năm 2021. Năm 2022, NVL đạt 11.135 tỷ đồng doanh thu và 4.348 tỷ đồng
lợi nhuận gộp, giảm lần lượt 25% và 29% so với năm 2021. Kết thúc năm, nợ phải trả của doanh
nghiệp vượt mức 212 nghìn tỷ đồng (tăng 32% so với đầu năm), dòng tiền kinh doanh âm tới 3.262 tỷ đồng.
Công ty CP Đầu tư Hải Phát (HPX) thậm chí không có tiền để trả cổ tức cho năm 2021.
Theo kế hoạch, công ty trả cổ tức 5% bằng tiền mặt, thời gian thực hiện cuối cùng vào tháng
10/2022. Nhưng đến nay, việc chi trả cổ tức vẫn “nằm trên giấy”. Tương tự, Công ty Đầu tư
Năm Bảy Bảy dự kiến không trả cổ tức năm 2022 vì bị các ngân hàng siết chặt tín dụng; Sam
Holdings, Xây dựng Coteccons, Becamex đều đề xuất “khất nợ” cổ tức năm 2022 với cổ đông,
trong đó Becamex lần đầu không trả cổ tức kể từ khi niêm yết năm 2010. lOMoAR cPSD| 40419767 10
Chịu ảnh hưởng trực tiếp do khủng hoảng thị trường bất động sản, nhóm ngành xây dựng
và vật liệu xây dựng cũng vừa trải qua một năm bết bát và dự kiến không chia cổ tức bằng tiền
như Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Hoa Sen, Thép Nam Kim, Tổng công ty Thép Việt Nam…
Mặc dù, năm 2022 Hòa Phát vẫn có lợi nhuận 8.444 tỷ đồng và năm ngoái vẫn trả cổ tức tới
35% (5% tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu), nhưng ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hòa Phát cho
biết, doanh nghiệp dồn nguồn lực cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là dự án Khu liên hợp sản
xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất giai đoạn 2.
Trong lĩnh vực sản xuất, Tập đoàn Dabaco (DBC) khiến cổ đông ít nhiều hụt hẫng. Năm
2022, anh cả ngành chăn nuôi phía bắc lỗ ròng 79 tỷ đồng vào quý IV và chỉ có lãi vỏn vẹn 5,2
tỷ đồng cả năm (giảm 99% so với năm 2021) mặc dù doanh thu đạt tới 11.687 tỷ đồng. Chia sẻ
tại Đại hội đồng cổ đông năm 2023 hôm 22/4, ông Nguyễn Như So, Chủ tịch DBC cho biết,
doanh nghiệp vừa trải qua một năm khó khăn vì dịch tả lợn châu Phi và khó khăn chung khiến
sức mua sản phẩm bị giảm 65%, lợn chết hàng loạt, các dự án đầu tư đều gặp vướng mắc…
Đối với lĩnh vực ngân hàng, việc thực hiện nghĩa vụ cổ tức năm nay cũng có sự phân hóa.
Trước đó, giai đoạn dịch Covid-19 năm 2020-2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “cấm” các
ngân hàng trả cổ tức bằng tiền mặt và yêu cầu trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn, dành nguồn
lực xử lý nợ xấu. Năm nay, cơ quan quản lý khuyến khích ngân hàng trả cổ tức bằng cổ phiếu
để nâng cao năng lực tín dụng, ổn định mặt bằng lãi suất. Như vậy, việc còn lại chỉ còn phụ
thuộc vào năng lực tài chính và ý chí của lãnh đạo các ngân hàng. Trong khi nhiều ngân hàng
dự kiến trả cổ tức năm 2022 bằng “tiền tươi” như VIBank với tỷ lệ 15% (mỗi cổ phiếu được trả
1.500 đồng), TPBank 25%, VPBank 10%,…; một số ngân hàng khác đang lên phương án vừa
trả cổ phiếu vừa trả tiền mặt như HDBank 25%, MB 20%, ACB 25%... thì vẫn có một số ngân
hàng tiếp tục ưu tiên mục tiêu tích lũy, đành “xoay lưng” với cổ đông như Techcombank,
Sacombank, PG Bank… hoặc chỉ trả “cổ tức giấy” (cổ tức bằng cổ phiếu) như Eximbank.
Trong đó, cổ đông của PGBank có lẽ buồn hơn cả vì đã 10 năm nay không hề biết đến cổ
tức. Tương tự, lần chia cổ tức gần nhất của Sacombank là năm 2015, Techcombank là năm 2018
và Saigonbank là năm 2017. Tại Phiên họp cổ đông thường niên của Sacombank sáng 25/4, Chủ
tịch HĐQT Sacombank Dương Công Minh cho biết, ông cũng muốn chia cổ tức, Sacombank lOMoAR cPSD| 40419767 11
đang tái cơ cấu, đã cơ bản xử lý nợ xấu, còn khoản duy nhất của ông Trầm Bê đang chờ Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam cho phép bán đấu giá, sau đó mới chia cổ tức.
Triển vọng trong tương lai: Theo Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức là khoản lợi nhuận
ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của
công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính. Khi công ty tạo ra lợi nhuận, một
phần lợi nhuận được tái đầu tư, một phần trích lập quỹ dự phòng, phần còn lại chi trả cổ tức cho cổ đông.
Dưới góc độ của cổ đông, cổ tức là một trong hai nguồn thu nhập chính của cổ đông, bao
gồm cổ tức và khoản chênh lệch do cổ phiếu tăng giá. Theo ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế
trưởng Công ty Chứng khoán Ngân hàng Quân đội - MB (MBS), trong những giai đoạn thị
trường chứng khoán tăng trưởng, dường như không có nhiều cổ đông quan tâm đến cổ tức bởi
nó nhỏ hơn so với lợi nhuận từ việc giao dịch cổ phiếu. Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán
lình xình đi ngang hoặc giảm điểm, nhiều nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào những cổ phiếu
trả cổ tức ổn định, nhất là cổ tức tiền mặt. Bởi nó thể hiện năng lực điều hành và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
Còn dưới góc độ của doanh nghiệp, việc không chia cổ tức chưa chắc đã là dấu hiệu đáng
ngại, bởi thông thường có ba lý do chính khiến doanh nghiệp không chi trả cổ tức: một là, doanh
nghiệp không đủ dòng tiền, làm ăn không có lãi để chi trả; hai là, doanh nghiệp có những kế
hoạch để phát triển các dự án, đẩy mạnh giá trị nội tại trong tương lai; ba là, dự phòng cho tình
hình kinh tế khó khăn trong năm tiếp theo.
Đối với hai lý do sau, phần lớn nhà đầu tư chấp nhận đồng hành với doanh nghiệp để có
thể kỳ vọng sẽ nhận lại quả ngọt vào giai đoạn hồi phục kinh tế năm 2024-2025. Ông Nguyễn
Như So, Chủ tịch Dabaco cho biết, bản thân ông là cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp nhưng
chỉ mua vào để tích lũy hoặc thoái vốn bớt theo nghĩa vụ nào đó của lãnh đạo chứ không “lướt
sóng” kiếm lợi nhuận. Dabaco có những cổ đông cầm cổ phiếu hàng chục năm trở lên vì tin
tưởng năng lực và tài sản của công ty. lOMoAR cPSD| 40419767 12
Đối với lý do doanh nghiệp tạm thời mất khả năng chi trả cổ tức, ông Trương Quang Bình,
Giám đốc phân tích Khối khách hàng tổ chức, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam khuyến
nghị, việc quyết định tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hay rời bỏ
để tìm doanh nghiệp khác hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực phân tích thị trường, phân tích
doanh nghiệp và khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư.
“Nếu muốn kiếm cổ tức ổn định, nhà đầu tư nên mua cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp
phòng thủ như điện, nước, thực phẩm… còn muốn có lợi nhuận lâu dài, nhà đầu tư nên chọn vài
doanh nghiệp mình tin tưởng rồi đi đường dài với họ, dù kết quả kinh doanh có lúc khó khăn”, ông Bình nói.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang web Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát: https://www.hoaphat.com.vn/gioithieu
2. Báo cáo tài chính hợp nhất Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát năm 2022
3. Báo cáo phân tích doanh nghiệp: https://www.psi.vn/uploads/bao-cao/(VIE)%20PSI BCPT_HPG_032023.pdf
4. Tạp chí tài chính doanh nghiệp: “Tập đoàn Hòa Phát: Doanh nghiệp có lợi nhuận tốt
nhất Việt Nam nhưng nợ hơn 100.000 tỷ đồng”
5. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần
tập đoàn Hòa Phát” tác giả PGS.TS Bùi Thiên Sơn
6. https://www.msb.com.vn/vi/w/loi-ich-cua-doanh-nghiep-khi-vay-von-ngan-hang- theonganh-nghe
7. Tạp chí cộng sản “Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023” tác giả TS.Hà Huy Ngọc
8. https://luatminhkhue.vn/co-tuc-la-gi.aspx
9. https://laodong.vn/kinh-doanh/nhieu-doanh-nghiep-that-hua-tra-co-tuc-voi-nha-dau- tu1174936.ldo
10. https://thanhnien.vn/co-dong-om-cuc-tuc-vi-doanh-nghiep-no-co-tuc-hang-chuc-nam- 185230905084123043.htm