Phân tích tình hình tài chính - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Phân tích tình hình tài chính - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Lời mở đầu
Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế đang mở cửa, ngày càng nhiều hoạt động
siên ra trong các lĩnh vực ngân hang, tài chính… Thị trường tài chính ở Việt Nam vẫn còn
hết sức mới mẻ, chưa phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình. Do đó, việc đầu tư vào
các lĩnh vực tài chính chứa đựng nhiều nhạy cảm, rủi ro, đòi hỏi các nhà đầu tư phải cân
nhắc, tính toán hết sức kỹ lưỡng. Một trong những điều không thể thiếu đối với bất kỳ một
nhà đầu tư nào trước khi ra quyết định đầu tư đó là phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp. Liệu rằng doanh nghiệp đó có được kỳ vọng là sẽ phát triển trong tương lai hay
xuống dốc…
Nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát, toàn diện về tình hình tài chính của doanh
nghiệp (cụ thể là Công ty cổ phần Kinh Đô) để giúp các nhà đàu tư nắm bắt được xu
hướng hoạt động, khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai, dưới đây, nhóm em
làm báo cáo “Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Kinh Đô”.
I. Tổng quan về ngành bánh kẹo.
1. Tổng quan.
Tốc độ tăng trưởng nhanh ổn định của ngành công nghiệp bánh kẹo đang thu hút
đầu mạnh của các doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế vốn công nghệ. Điều này sẽ
nâng cao sự cạnh tranh trong ngành, từ đó thúc đẩy sự phát triển chung của ngành. Theo
đánh giá của BMI, Việt Nam đang một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất tại
châu Á (chỉ sau Ấn Độ) trong lĩnh vực thực phẩm.
Ngành bánh kẹo tiếp tục giữ tỷ trọng lớn (40,43%) với vai trò dẫn dắt sự phát triển
chung của ngành công nghiệp thực phẩm. Theo Bộ Công Thương, mục tiêu tốc độ tăng
trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015 13,21%, giai đoạn
2016-2020 là 14,87% và giai đoạn 2021-2025 là 12,44%.
Ngành bánh kẹo luôn một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao ổn định
tại Việt Nam. Vai trò ngành sản xuất bánh kẹo ngày càng được khẳng định khi giữ tỷ trọng
lớn trong ngành công nghệ thực phẩm (tăng t 20% lên 40% trong gần 10 năm trở lại
đây). Trong nhóm sản phẩm bánh kẹo thì bánh kẹo ngọt chiếm tỉ trọng một nửa thị trường,
kế đó là socola (44%)
Hiện nay Việt Nam có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, khoảng 1.000
cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài.
Các doanh nghiệp nội địa đang chiếm lĩnh thị trường, trong đó, các doanh nghiệp lớn
(Tập đoàn Kinh Đô, Cty CP Bánh kẹo Hải Hà, Cty CP Bibica) chiếm 42%, doanh nghiệp
khác 38%. Hàng nhập khẩu chỉ chiếm 20%.
Doanh thu ngành bánh kẹo dự báo sẽ đạt khoảng 40 nghìn tỉ vào năm 2018 với sản
lượng ước hơn 200 ngàn tấn.
2. Triển vọng ngành bánh kẹo.
Theo báo cáo của BMI, doanh thu ngành bánh kẹo Việt Nam năm 2014 tăng trưởng
10,65% so với năm 2013, đạt doanh thu 27 nghìn tỉ đồng. Trong dài hạn, ngành bánh kẹo
tiếp tục được nhận định tiềm năng phát triển mạnh nhờ các yếu tố như cấu dân số
trẻ, nhận thức về sức khỏe ngày càng nâng cao, cùng với nguồn vốn đầu nước ngoài
vào lĩnh vực bánh kẹo tại Việt Nam. Mới đây, tập đoàn Kinh Đô vừa công bố khoản đầu
của Mondelez International vào mảng kinh doanh bánh kẹo của mình, với giá trị đến
7.846 tỷ đồng, tương đương 370 triệu USD, ứng với 80% cổ phần mảng kinh doanh bánh
kẹo (toàn bộ dự án được định giá khoảng 9.800 tỷ). Đây được xem khoản đầu lớn
nhất trong lịch sử ngành bánh kẹo Việt Nam.
Dân số quy mô lớn (hơn 90 triệu dân) và cơ cấu dân số trẻ, đang độ tuổi trưởng thành,
Việt Nam thực sự thị trường hấp dẫn cho ngành thực phẩm đồ uống nói chung
ngành bánh kẹo nói riêng. Theo thống của BMI, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu
người Việt Nam năm 2013 1,89kg, vẫn thấp hơn so với mức trung bình thế giới
2,8kg/người/năm.
3. Thương hiệu dần rơi vào tay đối tác ngoại.
Năm 2015, thương hiệu bánh kẹo lớn nhất Việt Nam, Kinh Đô sẽ thuộc về nhà đầu
nước ngoài. Trong khi đó, thương hiệu Bibica vẫn đang trong thế giằng co giữa doanh
nghiệp trong nước và phía đối tác Lotte.
Một thực tế thị trường bánh kẹo tiềm năng đang đang dần rơi vào tay đối tác ngoại.
Trên thị trường bánh kẹo nhập khẩu cũng đã tràn ngập. Sự phát triển mạnh mẻ của chuổi
hệ thống cửa hàng tiện lợi cũng kéo theo hang loạt thương hiệu bánh kẹo vào thị trường
việt Nam. Bánh kẹo nhập khẩu thông qua kênh phân phối hiện đại đang ngày càng lợi
thế trong việc tiếp cận người tiêu dùng.
Tại các siêu thị như Lotte, Giant, BigC, Citimart... hiện bánh kẹo ngoại đang phủ đầy
các kệ. Citimart sau khi bắt tay với đối tác Nhật thì tại tất cả 27 siêu thị của hệ thống này
đều gian hàng bày bán bánh kẹo đến từ Nhật mang tên Top Value. Tương tự, tại hệ
thống siêu thị Lotte có nhiều quầy hàng bánh kẹo của các nhãn hiệu đến từ Hàn Quốc.
Tại các chợ truyền thống, cửa hang tạp hóa, bánh kẹo nội phân khúc thấp hơn cũng bị
cạnh ranh bởi hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tại các chợ, bánh kẹo mứt Trung Quốc
nhập về khá nhiều trong dịp Tết và cuối năm.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến ngành bánh kẹo Việt ngày càng rơi rụng là do
yếu về đầu công nghệ, mẫusản phẩm không bắt kịp nhu cầu của người dân. Nhiều
sản phẩm bánh kẹo Việt Nam luôn đi sau nhu cầu thị trường. Chẳng hạn, trong khi xu
hướng tiêu dùng hướng tới sức khỏe, sản phẩm sạch, ít đường, ít béo... thì hầu hết các
nhà sản xuất bánh kẹo trong nước vẫn luôn giữ công thức bột đường từ 10 năm trước”.
II. Tổng quan về công ty cổ phần Kinh Đô
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty Cổ phần Kinh Đô tiền thân Công ty TNHH Xây dựng Chế biến thực
phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993 theo Quyết định số 216 GP-UB ngày
27/02/1993 của Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh và Giấy phép Kinh doanh số 048307 do
Trọng tài Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 02/03/1993. Những ngày đầu thành lập,
Công ty chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m2 tại Quận 6, Thành phố Hồ
Chí Minh, với 70 công nhân vốn đầu 1,4 tỉ đồng, chuyên sản xuất kinh doanh
bánh snack - một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước.Đến năm 1994, sau
hơn một năm kinh doanh thành công với sản phẩm bánh snack, Công ty tăng vốn điều lệ
lên 14 tỷ đồng nhập dây chuyền sản xuất snack trị giá 750.000 USD từ Nhật. Thành
công của bánh snack Kinh Đô với giá rẻ, mùi vị đặc trưng phù hợp với thị hiếu của người
tiêu dùng trong nước đã trở thành bước đệm quan trọng cho sự phát triển không ngừng của
Công ty Kinh Đô sau này.
Năm 1999, Công ty nâng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, đồng thời thành lập trung tâm
thương mại Savico - Kinh Đô tại Quận 1, đánh dấu một bước phát triển mới của Kinh Đô
sang các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài bánh kẹo. Cũng trong năm 1999, Công ty khai
trương hệ thống bakery đầu tiên, mở đầu cho một chuỗi hệ thống của hàng bánh kẹo Kinh
Đô từ Bắc vào Nam sau này.
Sau 23 năm hoạt động phát triển, quy vốn quy hoạt động sản xuất kinh
doanh không ngừng tăng trưởng đến năm 2011 trở thành doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo
hàng đầu ở Việt Nam và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các sự kiện cụ thể.
Năm 1994, công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng. nhập dây chuyền sản xuất
snack trị giá 750.000 USD từ Nhật
Năm 1999, công ty tăng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, thành lập TTTM Savico - Kinh
Đô tại Quận 1, đánh dấu một bước phát triển mới của Kinh Đô sang các lĩnh vực
kinh doanh khác ngoài bánh kẹo.
Năm 2000, công ty tăng vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng.
Tháng 9/2002, CTCP Kinh Đô được thành lập với vốn điều lệ 150 tỷ đồng.
Năm 2003, Công ty Cphần Kinh Đô nhập dây chuyền sản xuất chocolate trị
giá 1 triệu USD và tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng.
Tháng 8 năm 2005, Công ty phát hành thêm 5.000.000 cổ phiếu nâng vốn điều
lệ lên 250 tỷ đồng.
Tháng 5/2006, Công ty phát hành thưởng 4.999.980 cổ phiếu cho cổ đông hiện
hữu nâng tổng vốn điều lệ lên 299.999.800.000 đồng.
Tháng 6/2007, Công ty phát hành thưởng 5.999.685 cổ phiếu cho cổ đông hiện
hữunâng tổng vốn điều lệ lên 359.996.650.000 đồng.
Tháng 11/2007, Công ty thực hiện chào bán ra công chúng 11.000.000 cổ phiếu
nâng tổng vốn điều lệ lên 469.996.650.000 đồng
Tháng 10/2008, Công ty phát hành 10.115.211 cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện
hữu nâng vốn điều lệ lên 571.148.760.000 đồng.
Tháng 03 - 04 năm 2010, Công ty phát hành 22.431.383 cổ phiếu thưởng cho cổ
đông hiện hữu 1.682.450 cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên nâng vốn điều lệ
lên 812.287.090.000 đồng.
Tháng 6/2010, Công ty phát hành 20.047.879 cổ phiếu thưởng cho c đông hiện
hữu nâng vốn điều lệ lên 1.012.765.880.000 đồng.
Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên được tổ chức o ngày 08/05/2010 của
Công ty Cổ phần Kinh đô Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên được tổ chức vào
ngày 07/05/2010 của Công ty cổ phần Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc Công ty
cổ phần KIDO, Công ty phát hành 18.242.682 cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu NKD
và KIDO
Ngày 27/5/2014, Công ty Phát nh riêng lẻ cổ phiếu nâng vốn điều lệ
lên 2.141.282.700.000 đồng.
Ngày 11/9/2014, VĐL nâng lên 2.566.533.970.000 đồng.
Ngày 01/10/2015, Công ty đổi tên thành CTCP Tập đoàn KiDo
2. Ngành nghề kinh doanh chính.
- Chế biến nông sản thực phẩm.
- Sản xuất bánh kẹo, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây.
- Mua bán nông sản thực phẩm, công nghệ phẩm, vải sợi, hàng may mặc, giày
dép, túi xách, đồng hồ, mắt kính, mỹ phẩm, kim khí điện máy, điện lạnh, thủ
công mỹ nghệ, dụng cụ học tập và giảng dạy, văn phòng phẩm, vật tư ngành
ảnh, rau quả tươi
- Dịch vụ thương mại.
- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.
- Dịch vụ quảng cáo.
3. Thị trường tiêu thụ chính.
Sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu là tiêu thụ nội địa (là doanh nghiệp sản xuất bánh
kẹo hang đầu Việt Nam). Riêng tại Tp.HCM doanh nghiệp có một hệ thống tiêu thụ thông
qua các siêu thị và các Bakery chiếm khoảng 15% doanh thu toàn công ty. Sản phẩm của
Kinh Đô đã mặt trên 30 quốc gia: Mỹ, Canada, Mexico, Nhật, Đài Loan… Doanh thu
xuất khẩu chiếm khoảng 10% tổng doanh thu của công ty.
4. Vị thế của công ty.
Hiện nay tập đoàn Kinh Đô nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam với thị
phần khoảng 28% vào năm 2013. Kinh Đô hiện cũng đang sở hữu một trong những
thương hiệu nổi tiếng nhất. Sau 23 năm hình thành phát triển, đến nay thương hiệu
Kinh Đô được hầu hết người tiêu dung từ thành thị đến nông thôn, từ miền Nam ra miền
Bắc biết đến. Sản phẩm bánh kẹo Kinh Đô được người tiêu dung Việt Nam bầu chọn
Hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền. Lợi thế nổi bật của công ty so với
những doanh nghiệp khác trong cùng ngành là:
Sản phẩm của Kinh Đô da dạng, nắm bắt tâm lý người tiêu dung, giá cả hợp lý.
Công nghệ sản xuất của Kinh Đô có sự đột phá về chất lượng, được cải tiến, thay
đổi mẫu thường xuyên với ít nhất trên 40 sản phẩm mới mỗi năm. Một điểm
khác biệt của Kinh Đô so với các doanh nghiệp khác là ngoài công nghệ hiện đại,
công ty rất chú trọng vào kỹ thuật chế biến sản phẩm, nhất là công thức pha chế
phụ gia, nhờ đó các loại bánh kẹo của Kinh Đô mùi vị hấp dẫn riêng
biệt. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh lớn của Kinh Đô, ngay cả đối với những
đối thủ trong ngành bánh kẹo có công nghệ tương đương.
III. Phân tích tình hình tài chính công ty Kinh Đô.
3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3.1Phân tích tình hình biến động của giá vốn, chi phí bán hàng chi phí
quản lý.
3.1.1 Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán.
Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán cho ta thấy được
ĐVT: tỷ đồng.
Chỉ tiêu 2014 2013 2012
Chênh lệch
14-13
Chênh lệch
13-12
Giá vốn hàng bán
2806.83 2584.49 2416.75 8.603% 6.940%
Chi phí bán hàng
1214.61 997 959 21.827% 3.962%
Chi phí QLDN
417.539 396 343 5.439% 15.452%
Doanh thu thuần
4952.66 4560.6 4285.8 8.597% 6.412%
Giá vốn/Doanh thu
56.673% 56.670% 56.390% 0.003% 0.280%
CPBH/Doanh thu thuần
24.524% 21.861% 22.376% 2.663% -0.515%
CPQL/Doanh thu thuần
8.431% 8.683% 8.003% -0.252% 0.680%
Xét năm 12-13: Nhìn trên bảng biểu ta thấy từ năm 2005 đến 2006 lượng giá vốn hàng
bán doanh thu thuần đều tăng. Năm 2012, giá vốn hàng bán chiếm 56.39% doanh thu
thuần, còn năm 2013 giá vốn hàng n chiếm 56.67% doanh thu thuần, tăng khoảng
0.28%
Bên cạnh đó ta cũng thấy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán6.94% tăng cao hơn tốc độ
tăng của doanh thu 6.412%. Nhìn chung, lượng tăng này không đáng kể nguyên
nhân chính do khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng cao giá nguyên vật liệu
đầu vào tăng nhẹ.
thể thấy qua 2 năm, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp tuy tăng song lượng
tăng không đáng kể không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ phát triển của doanh
nghiệp. Điều này nhờ vào nỗ lực trong việc chống làm phát của doanh nghiệp.
Ngoải ra với những mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp mà tỉ lệ giá vốn hàng bán
trên doanh thu của công ty tương đối ổn định. Điều này góp phần không nhỏ vào
việc tối đa hóa lợi nhuận của công ty.
Xét năm 13-14: Giá vốn hàng bán tăng rệt (gần 1.5%). Theo công ty Kinh Đô,
nguyên nhân chủ yếu cho việc này việc gia tăng các yếu tố nội địa như chi phí nhân
công, chi phí điện nước tổng chi phí sản xuất. Tuy nhiên điều này cũng không làm ảnh
hưởng quá nhiều đến giá thành, vì vậy doanh thu của công ty vẫn tăng trưởng khá tốt. Mặc
dù giá vốn hàng bán tăng, nhưng tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu lại giảm đi đáng kể
(từ 0.28% vào năm 2012-2013 xuống chỉ còn 0.003%). Điều này chứng tỏ công ty đã
những nỗ lực rất lớn để giảm thiểu chi phí và tăng khả năng sinh lợi lên cho công ty.
3.1.2 Chi phí bán hàng.
Giai đoạn 2012-2013 chi phí bán hàng của doanh nghiệp có tăng, tuy nhiên tốc độ tăng
này không bằng tốc độ tăng của doanh thu. Cụ thể là tốc đô tăng của chi phí bán hàng
3.962%, còn tốc độ tăng doanh thu 6.412%. Chính vậy năm 2012, chi phí bán hàng
chiếm 22.376 doanh thu, còn năm 2006 chi phí bán hàng của doanh nghiệp chiếm
21.861%. Tuy nhiên chi phí bán hàng marketing trong năm 2013 lại tăng 4% so với
năm 2012. Điều này chủ yếu là do chi phí đột biến của các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 20
năm ngày thành lập công ty.
Giai đoạn 2013-2014 chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng vọt, tăng gần 2.5 lần tốc
độ tăng doanh thu. Tuy nhiên chênh lệch giữa tỷ lệ chi phí bán hàng doanh thu vẫn
không đáng kể. Công ty vẫn kiểm soát tương đối tốt về chi phí trong thời kỳ kinh tế suy
thoái như hiện nay. Chi phí bán hàng marketing tăng 21.8% so với năm ngoái nguyên
nhân chủ yếu đến từ việc tăng chi phí cho cơ sở hạ tầng và cho các hoạt động khuyến mãi
bán hàng để tăng doanh số cho các mặt hàng chủ lực. Mặc chi phí quảng cáo được
kiểm soát tốt cắt giảm nhưng vẫn không đủ đắp cho việc tăng 2 chi phí trên. Nhìn
chung, chi phí bán hàng vẫn biến động trong giới hạn cho phép, không gây ảnh hưởng quá
nhiều tới giá thành và doanh thu.
3.1.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản doanh nghiệp của Kinh Đô năm 2013 cũng tăng cụ thể tăng gần
15.5% so với năm 2012. Đây là mức tăng khá cao, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012
chiếm 8.003% doanh thu, còn năm 2013 thì chiếm 8.683%. Mức tăng này chủ yếu
các khoản nợ phải thu của công ty tăng lên, cũng như các chi phí cho việc tái cấu trúc
cấu ban lãnh đạo và tái cấu trúc thương hiệu.
Đến năm 2014, tuy chi phí quản doanh nghiệp vẫn tăng lên tăng nhanh hơn tốc
độ tăng trưởng doanh thu, nhưng tỷ lệ chi phí quản lý trên doanh thu lại giảm xuống. Chi
phí này tăng lên chủ yếuchính sách tăng lương cơ bản cho nhân công trong công ty.
Nhưng không thếgiá thành sản phẩm tăng lên hay lợi nhuận ít đi. Công ty đã quản
lý khá tốt dòng tiền của mình cho chi phí này.
Nhìn chung qua 3 năm, giá vốn hàng bán cũng như chi phí bán hàng, chi phí
quản doanh nghiệp của công ty tăng. Song những mức tăng này đều không
cao dồng thời khá hợp lý. Công ty kinh đô đã quản lý khá tốt các chi phí này và
nên tiếp tục duy trì phát huy nhằm tăng cao lợi nhuận cho công ty
3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Phân
tích hiệu quả sử dụng chi phí chúng ta sẽ thấy được quá trình quản chi phí của doanh
nghiệp có hiệu quả không. Từ đó rút ra nguyên nhân tại sao.
Tình hình thực tế của doanh nghiệp qua 3 năm:
Chỉ tiêu 2014 2013 2012
Chi phí 1669.8 1457.82 1438.43
Doanh thu thuần 4952.66 4560.6 4285.8
Hiệu suất sử dụng chi phí 2.96602 3.12838 2.97951
Theo bảng trên ta thấy, hiệu suất sử dụng chi phí của doanh nghiệp năm 2012 là 2.98%
tức là cứ 1 dồng chi phí mang lại 2.98 đồng doanh thu, còn năm 2013 3.1% tức là cứ 1
đồng chi phí mang lại 3.1 đồng doanh thu.Việc gia tăng này đến từ hiệu quả marketing của
doanh nghiệp. Với việc tăng chi phí bán hàng marketing, công ty đã thể quảng
rộng rãi hơn sản phẩm của mình, thu hút được người tiêu dùng. Ngoài ra, 1 nguyên nhân
nữa công ty đã giảm đi đáng kể chi phí tài chính (từ 190 tỷ năm 2012 xuống còn 73 tỷ
năm 2013) (điều này đến từ chi phí lãi vay trung bình đã giảm từ 8% 2012 xuống còn 6%
trong 2013). Nhìn chung, hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp như trên là khá ổn.
Trongm 2014, hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp lại giảm đi, 1 đồng chi
phí chỉ tạo ra được 2.97 đồng doanh thu. Tuy nhiên điều này không phải chính yếu vì công
ty quản chi phí không tốt (chi phí không hề tăng quá nhiều, ngược lại chi phí tài chính
còn được giảm thiểu chỉ còn 26 tỷ tỏng năm 2014). Nguyên nhân của việc này lại đến từ
nhu cầu tiêu dùng của người dân. thu nhập bản đã tăng nhưng vẫn còn thấp, cộng
với của cải hình thành không nhiều, sự tăng trưởng thực tế vẫn không có, điều này đã tác
động tiêu cực đến tâm lý tiêu dùng của người dân.
Nếu không đánh giá tới việc nhu cầu của người dân làm ảnh hưởng đến doanh thu
của công ty chỉ xét về yếu tố quản chi phí, thì doanh nghiệp đã thực hiện rất tốt
trong khâu này. Với tình hình lạm phát hiện nay, việc công ty thể xoay sđược một
giá nguyên vật liệu đầu vào tương đối ổn định qua nhiều năm đã là một việc rất tốt. Đặc
biệt, công ty cũng đã những nỗ lực nhằm làm giảm chi phí như: công ty thực hiện
kiểm soát chi phí bằng việc kiểm soát quá trình sản xuất. Quy trình sản xuất của Kinh
Đô được thiết lập cụ thể chặt chẽ đồng bộ, bảo đảm thực hiện công viện đúng mọi
khâu ngay từ ban đầu để ngăn ngừa phát sinh các sai sót hỏng hóc. Hàng tháng bộ
phận kế toán quản trị giá thành lập báo cáo kiểm soát chi phí sản xuất, báo cáo này
được chuyển qua nhiều cấp khác nhau từ kế toán trưởng giám đốc tài chính và tổng giám
đóc điều hành. vậy với việc thực hiện các nỗ lực này, chúng ta thể tin rằng hiệu
suất sử dụng chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng cao hơn khi tình hình kinh tế khả quan
hơn.
3.3Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận.
Chỉ tiêu 2014 2013 2012
Doanh thu từ hoạt động tài chính 144.327 113.135 133.282
Chi phí tài chính 5.453 30.125 95.97
Lợi nhuận hoạt động tài chính 138.874 83.01 37.312
Lợi nhuận hoạt động từ HĐSXKD 631.822 622.935 510.25
Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD và hoạt
động tài chính
770.696 705.945 547.562
Ngoài hoạt động kinh doanh chính theo chức năng, công ty còn có những hoạt động tài
chính với chi phí thu nhập liên quan. Việc phân tích này sẽ giúp cho ta đánh giá
được sự ảnh hưởng của chúng vào tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Dựa vào bảng phân
tích, chúng ta thể thấy doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty tăng đều qua các
năm. Đặc biệt trong khi năm 2012, công ty phải chịu lỗ từ hoạt động tài chính 57 tỷ đồng
thì công ty dần có lãi và có lãi rất cao 138.874 tỷ đồng trong năm 2014. Điều này chứng tỏ
công ty đã có một kế hoạch đầucũng như quản lí chi phí tài chính rất toosrt để đem lại
một khoản lợi nhuận lớn cho mình.
3.4 Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến tổng lợi nhuận.
Chỉ tiêu 2014 2013 2012
Thu nhập khác 63.332 30.373 20.133
Chi phí khác 32.196 34.69 40.455
Lợi nhuân khác 31.136 (4.317) (20.32)
Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD 631.82 622.94 510.25
Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD và
hoạt động khác
662.96 618.62 489.93
Trong năm 2013, thu nhập khác của doanh nghiệp tăng lên chủ yếu đến từ việc
doanh nghiệp bán phế liệu sự tăng lên trong thu nhập của các hoạt động khác. Tuy thu
nhập tăng, nhưng chi phí phát sinh liên quan đến thu nhập này lại quá lớn, đặc biệt
có sự xuất hiện của chi phí cho dự án Hiệp Bình Phước nên công ty vẫn phải chịu lỗ từ các
hoạt động khác này, làm cho tổng lợi nhuận của doanh nghiệp bị kéo xuống.
Trong năm 2014, nhờ thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất (31.88 tỷ) và các
chi phí liên quan tới thanh tài sản, chi phí cho các hoạt động khác giảm xuống đáng kể
đã mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp tổng lợi nhuận doanh nghiệpđược tăng
lên được một phần.
4. Phân tích khả năng sinh lời.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào mục tiêu cuối cùng cũng sẽ là lợi nhuận. Lợi nhuận là
một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất,
tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là
chỉ tiêu tài chính bất kỳ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng
đều quan tâm.
4.1Chỉ số lợi nhuận hoạt động.
Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu gọi tắt là ROS (Return on
Sales), thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
Chỉ số lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận thuần HĐKD/Doanh thu thuần
Chỉ tiêu 2013 2014
Chênh lệnh
14/13
Lợi nhuận thuần hoạt động
622.935 631.822 1.43%
Doanh thu thuần
4560.6 4952.663 8.60%
Chỉ số lợi nhuận hoạt động
0.1366 0.1276 -0.90%
Năm 2013, chỉ số này của công ty là 0.1366 có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thuần sẽ
đem lại 0.1366 đồng lợi nhuận. Năm 2014, chỉ số này lại giảm xuống còn 0.1276, chứng
tỏ khả năng sinh lời của doanh nghiêp đang giảm xuống, 1 đồng doanh thu chỉ tạo ra
0.1276 đồng lợi nhuận. Doanh thu tăng, lợi nhuận cũng tăng, nhưng chi phí cũng tăng,tốc
độ doanh thu tăng không bằng tốc độ tăng cúa chi phí, điều này dẫn đến ROS của doanh
nghiệp giảm Doanh nghiệp đang dấu hiệu chững lại trong việc tăng trưởng (ddiefu
này cũng đang diễn ra tương tự với các doanh nghiệp dẫn đầu ngành khác, cụ thểcông
ty Vinamilk) Đòi hỏi doanh nghiệp phải chính sách mới để cải thiên doanh thu.
Giảm chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty.
4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).
Tỷ suất sinh lời của tài sản là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc sắp xếp,
phân phối quản các nguồn lực của công ty, cho biết một đồng tài sản tạo ra bao
nhiêu đồng lãi ròng.
Ta có công thức: ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản.
Chỉ tiêu 2014 2013
Chênh lệch
14/13
Hệ số quay vòng vốn
0.629 0.715 -12.06%
Tỉ suất lợi nhuận/Doanh thu
10.845% 10.805% 0.040%
Tỉ suất lợi nhuận/Tổng tài
sản
6.82% 7.73% -0.91%
Từ bảng phân tích ta thấy năm 2014 tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cứ 100 đồng đầu tư
vào tài sản thì mang lại 6.82 đồng lợi nhuận. So với năm 2013 thì tỉ lệ này giảm 0.91%.
Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã quản lý chưa tốt vòng quay tài sản khiến cho hệ số
quay vòng vốn của doanh nghiệp trong năm 2014 là 0.629 trong khi hệ số quay vòng vốn
năm 2013 là 0.715 giảm 12.06%. Nhìn chung, doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa
hiệu quả.
4.3 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một dồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao
nhiêu đồng lời.
ROE =
Chỉ tiêu 2014 2013
Chênh lệch
14/13
EAT
537.124 492.793 8.996%
Doanh thu
4952.663 4560.598 8.597%
Tổng tài sản
7876 6378 23.487%
VCSH
6187 4882 26.731%
LN ròng/DT (Hệ số LN ròng)
0.10845 0.10805 0.367%
DT/Tổng TS (Hiệu suất sử dụng tổng
TS)
62.883% 71.505% -8.622%
Tổng tài sản/VCSH
127.299% 130.643% -3.344%
ROE
8.681% 10.094% -1.413%
Đòn bẩy tài chính của doanh nghiêp trong năm 2013 và 2014 lần lượt là 1.31 và 1.273,
có xu hướng giảm nhẹ. Trong khí đó tỷ suất lợi nhuận có tăng nhưng không đáng kể nên
đòn bẩy tài chính không thể phát huy tác dụng và làm cho Roe của doanh nghiêp sụt giảm
1.413%. Thay vì 1 đồng VCSH trong 2013 tạo ra 10.094 đồng lợi nhuận, thì 2014 1 đồng
VCSH chỉ còn tạo ra 8.618 đồng lợi nhuận => DN sử dụng vốn chủ sỡ hữu chưa hiệu quả
và làm giảm mức lợi nhuận của các cổ đông => Ảnh hưởng tới việc thu hút nhà đầu tư
trong tương lai
Áp dụng phương pháp Dupont.
Từ bảng phân tích trên ta thấy ROE chịu tác động của 3 yếu tố:
1. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu.
2. Hiệu suất sử dụng tài sản hiện có.
3. Đòn bẩy tài chính.
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của công ty đã có xu hướng tăng hơn năm trước nguyên
nhân là do lãi ròng năm nay đã tăng so với năm trước. Doanh thu năm 2014 tăng so với
năm 2013 đến từ 2 nguyên nhân chính: doanh thu bánh trung thu tăng 15% và giá bán
hàng hóa giảm nhẹ để khuyến khích người dân tiêu dùng.
Từ bảng trên cho ta thấy, công ty chưa sử dụng hết công suất tài sản của mình, 1 đồng
tài sản chỉ tạo ra 0.63 đồng doanh thu, trong những năm tới công ty cần đưa ra kế hoach
mới trong việc phát huy tài sản của mình tham gia vào quá trình SXKD hiệu quả hơn, để
làm cho doanh thu tạo ra từ việc sử dụng tài sản hiệu quả hơn nữa.
Từ bảng Dupont ta thấy: ROA < ROE chứng tỏ công ty có sử dụng đến đòn bẩy tài
chính, doanh thu có tăng lên có thể thấy đòn bẩy này đã phát huy tác dụng giúp nâng cao
lợi nhuận của công ty. Hay nói cách khác công ty sử dụng vốn vay tương đối hiệu quả.
| 1/12

Preview text:

Lời mở đầu
Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế đang mở cửa, ngày càng nhiều hoạt động
siên ra trong các lĩnh vực ngân hang, tài chính… Thị trường tài chính ở Việt Nam vẫn còn
hết sức mới mẻ, chưa phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình. Do đó, việc đầu tư vào
các lĩnh vực tài chính chứa đựng nhiều nhạy cảm, rủi ro, đòi hỏi các nhà đầu tư phải cân
nhắc, tính toán hết sức kỹ lưỡng. Một trong những điều không thể thiếu đối với bất kỳ một
nhà đầu tư nào trước khi ra quyết định đầu tư đó là phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp. Liệu rằng doanh nghiệp đó có được kỳ vọng là sẽ phát triển trong tương lai hay xuống dốc…
Nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát, toàn diện về tình hình tài chính của doanh
nghiệp (cụ thể là Công ty cổ phần Kinh Đô) để giúp các nhà đàu tư nắm bắt được xu
hướng hoạt động, khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai, dưới đây, nhóm em
làm báo cáo “Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Kinh Đô”. I.
Tổng quan về ngành bánh kẹo. 1. Tổng quan.
Tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định của ngành công nghiệp bánh kẹo đang thu hút
đầu tư mạnh của các doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế vốn và công nghệ. Điều này sẽ
nâng cao sự cạnh tranh trong ngành, từ đó thúc đẩy sự phát triển chung của ngành. Theo
đánh giá của BMI, Việt Nam đang là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất tại
châu Á (chỉ sau Ấn Độ) trong lĩnh vực thực phẩm.
Ngành bánh kẹo tiếp tục giữ tỷ trọng lớn (40,43%) với vai trò dẫn dắt sự phát triển
chung của ngành công nghiệp thực phẩm. Theo Bộ Công Thương, mục tiêu tốc độ tăng
trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015 là 13,21%, giai đoạn
2016-2020 là 14,87% và giai đoạn 2021-2025 là 12,44%.
Ngành bánh kẹo luôn là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định
tại Việt Nam. Vai trò ngành sản xuất bánh kẹo ngày càng được khẳng định khi giữ tỷ trọng
lớn trong ngành công nghệ thực phẩm (tăng từ 20% lên 40% trong gần 10 năm trở lại
đây). Trong nhóm sản phẩm bánh kẹo thì bánh kẹo ngọt chiếm tỉ trọng một nửa thị trường, kế đó là socola (44%)
Hiện nay Việt Nam có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, khoảng 1.000
cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài.
Các doanh nghiệp nội địa đang chiếm lĩnh thị trường, trong đó, các doanh nghiệp lớn
(Tập đoàn Kinh Đô, Cty CP Bánh kẹo Hải Hà, Cty CP Bibica) chiếm 42%, doanh nghiệp
khác 38%. Hàng nhập khẩu chỉ chiếm 20%.
Doanh thu ngành bánh kẹo dự báo sẽ đạt khoảng 40 nghìn tỉ vào năm 2018 với sản
lượng ước hơn 200 ngàn tấn.
2. Triển vọng ngành bánh kẹo.
Theo báo cáo của BMI, doanh thu ngành bánh kẹo Việt Nam năm 2014 tăng trưởng
10,65% so với năm 2013, đạt doanh thu 27 nghìn tỉ đồng. Trong dài hạn, ngành bánh kẹo
tiếp tục được nhận định có tiềm năng phát triển mạnh nhờ các yếu tố như cơ cấu dân số
trẻ, nhận thức về sức khỏe ngày càng nâng cao, cùng với nguồn vốn đầu tư nước ngoài
vào lĩnh vực bánh kẹo tại Việt Nam. Mới đây, tập đoàn Kinh Đô vừa công bố khoản đầu
tư của Mondelez International vào mảng kinh doanh bánh kẹo của mình, với giá trị đến
7.846 tỷ đồng, tương đương 370 triệu USD, ứng với 80% cổ phần mảng kinh doanh bánh
kẹo (toàn bộ dự án được định giá khoảng 9.800 tỷ). Đây được xem là khoản đầu tư lớn
nhất trong lịch sử ngành bánh kẹo Việt Nam.
Dân số quy mô lớn (hơn 90 triệu dân) và cơ cấu dân số trẻ, đang độ tuổi trưởng thành,
Việt Nam thực sự là thị trường hấp dẫn cho ngành thực phẩm và đồ uống nói chung và
ngành bánh kẹo nói riêng. Theo thống kê của BMI, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu
người ở Việt Nam năm 2013 là 1,89kg, vẫn thấp hơn so với mức trung bình thế giới là 2,8kg/người/năm.
3. Thương hiệu dần rơi vào tay đối tác ngoại.
Năm 2015, thương hiệu bánh kẹo lớn nhất Việt Nam, Kinh Đô sẽ thuộc về nhà đầu tư
nước ngoài. Trong khi đó, thương hiệu Bibica vẫn đang trong thế giằng co giữa doanh
nghiệp trong nước và phía đối tác Lotte.
Một thực tế thị trường bánh kẹo tiềm năng đang đang dần rơi vào tay đối tác ngoại.
Trên thị trường bánh kẹo nhập khẩu cũng đã tràn ngập. Sự phát triển mạnh mẻ của chuổi
hệ thống cửa hàng tiện lợi cũng kéo theo hang loạt thương hiệu bánh kẹo vào thị trường
việt Nam. Bánh kẹo nhập khẩu thông qua kênh phân phối hiện đại đang ngày càng có lợi
thế trong việc tiếp cận người tiêu dùng.
Tại các siêu thị như Lotte, Giant, BigC, Citimart... hiện bánh kẹo ngoại đang phủ đầy
các kệ. Citimart sau khi bắt tay với đối tác Nhật thì tại tất cả 27 siêu thị của hệ thống này
đều có gian hàng bày bán bánh kẹo đến từ Nhật mang tên Top Value. Tương tự, tại hệ
thống siêu thị Lotte có nhiều quầy hàng bánh kẹo của các nhãn hiệu đến từ Hàn Quốc.
Tại các chợ truyền thống, cửa hang tạp hóa, bánh kẹo nội phân khúc thấp hơn cũng bị
cạnh ranh bởi hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tại các chợ, bánh kẹo và mứt Trung Quốc
nhập về khá nhiều trong dịp Tết và cuối năm.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến ngành bánh kẹo Việt ngày càng rơi rụng là do
yếu về đầu tư công nghệ, mẫu mã sản phẩm không bắt kịp nhu cầu của người dân. Nhiều
sản phẩm bánh kẹo Việt Nam luôn đi sau nhu cầu thị trường. Chẳng hạn, trong khi xu
hướng tiêu dùng là hướng tới sức khỏe, sản phẩm sạch, ít đường, ít béo... thì hầu hết các
nhà sản xuất bánh kẹo trong nước vẫn luôn giữ công thức bột đường từ 10 năm trước”.
II. Tổng quan về công ty cổ phần Kinh Đô
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty Cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực
phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993 theo Quyết định số 216 GP-UB ngày
27/02/1993 của Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh và Giấy phép Kinh doanh số 048307 do
Trọng tài Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 02/03/1993. Những ngày đầu thành lập,
Công ty chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m2 tại Quận 6, Thành phố Hồ
Chí Minh, với 70 công nhân và vốn đầu tư 1,4 tỉ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh
bánh snack - một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước.Đến năm 1994, sau
hơn một năm kinh doanh thành công với sản phẩm bánh snack, Công ty tăng vốn điều lệ
lên 14 tỷ đồng và nhập dây chuyền sản xuất snack trị giá 750.000 USD từ Nhật. Thành
công của bánh snack Kinh Đô với giá rẻ, mùi vị đặc trưng phù hợp với thị hiếu của người
tiêu dùng trong nước đã trở thành bước đệm quan trọng cho sự phát triển không ngừng của Công ty Kinh Đô sau này.
Năm 1999, Công ty nâng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, đồng thời thành lập trung tâm
thương mại Savico - Kinh Đô tại Quận 1, đánh dấu một bước phát triển mới của Kinh Đô
sang các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài bánh kẹo. Cũng trong năm 1999, Công ty khai
trương hệ thống bakery đầu tiên, mở đầu cho một chuỗi hệ thống của hàng bánh kẹo Kinh
Đô từ Bắc vào Nam sau này.
Sau 23 năm hoạt động và phát triển, quy mô vốn và quy mô hoạt động sản xuất kinh
doanh không ngừng tăng trưởng đến năm 2011 trở thành doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo
hàng đầu ở Việt Nam và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các sự kiện cụ thể.
Năm 1994, công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng. và nhập dây chuyền sản xuất
snack trị giá 750.000 USD từ Nhật
Năm 1999, công ty tăng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, thành lập TTTM Savico - Kinh
Đô tại Quận 1, đánh dấu một bước phát triển mới của Kinh Đô sang các lĩnh vực
kinh doanh khác ngoài bánh kẹo.
Năm 2000, công ty tăng vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng.
Tháng 9/2002, CTCP Kinh Đô được thành lập với vốn điều lệ 150 tỷ đồng.
Năm 2003, Công ty Cổ phần Kinh Đô nhập dây chuyền sản xuất chocolate trị
giá 1 triệu USD và tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng.
Tháng 8 năm 2005, Công ty phát hành thêm 5.000.000 cổ phiếu và nâng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng.
Tháng 5/2006, Công ty phát hành thưởng 4.999.980 cổ phiếu cho cổ đông hiện
hữu nâng tổng vốn điều lệ lên 299.999.800.000 đồng.
Tháng 6/2007, Công ty phát hành thưởng 5.999.685 cổ phiếu cho cổ đông hiện
hữunâng tổng vốn điều lệ lên 359.996.650.000 đồng.
Tháng 11/2007, Công ty thực hiện chào bán ra công chúng 11.000.000 cổ phiếu
nâng tổng vốn điều lệ lên 469.996.650.000 đồng
Tháng 10/2008, Công ty phát hành 10.115.211 cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện
hữu nâng vốn điều lệ lên 571.148.760.000 đồng.
Tháng 03 - 04 năm 2010, Công ty phát hành 22.431.383 cổ phiếu thưởng cho cổ
đông hiện hữu và 1.682.450 cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên nâng vốn điều lệ lên 812.287.090.000 đồng.
Tháng 6/2010, Công ty phát hành 20.047.879 cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện
hữu nâng vốn điều lệ lên 1.012.765.880.000 đồng.
Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên được tổ chức vào ngày 08/05/2010 của
Công ty Cổ phần Kinh đô và Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên được tổ chức vào
ngày 07/05/2010 của Công ty cổ phần Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc và Công ty
cổ phần KIDO, Công ty phát hành 18.242.682 cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu NKD và KIDO
Ngày 27/5/2014, Công ty Phát hành riêng lẻ cổ phiếu nâng vốn điều lệ
lên 2.141.282.700.000 đồng.
Ngày 11/9/2014, VĐL nâng lên 2.566.533.970.000 đồng.
Ngày 01/10/2015, Công ty đổi tên thành CTCP Tập đoàn KiDo
2. Ngành nghề kinh doanh chính.
- Chế biến nông sản thực phẩm.
- Sản xuất bánh kẹo, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây.
- Mua bán nông sản thực phẩm, công nghệ phẩm, vải sợi, hàng may mặc, giày
dép, túi xách, đồng hồ, mắt kính, mỹ phẩm, kim khí điện máy, điện lạnh, thủ
công mỹ nghệ, dụng cụ học tập và giảng dạy, văn phòng phẩm, vật tư ngành ảnh, rau quả tươi - Dịch vụ thương mại.
- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa. - Dịch vụ quảng cáo.
3. Thị trường tiêu thụ chính.
Sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu là tiêu thụ nội địa (là doanh nghiệp sản xuất bánh
kẹo hang đầu Việt Nam). Riêng tại Tp.HCM doanh nghiệp có một hệ thống tiêu thụ thông
qua các siêu thị và các Bakery chiếm khoảng 15% doanh thu toàn công ty. Sản phẩm của
Kinh Đô đã có mặt trên 30 quốc gia: Mỹ, Canada, Mexico, Nhật, Đài Loan… Doanh thu
xuất khẩu chiếm khoảng 10% tổng doanh thu của công ty.
4. Vị thế của công ty.
Hiện nay tập đoàn Kinh Đô là nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam với thị
phần khoảng 28% vào năm 2013. Kinh Đô hiện cũng đang sở hữu một trong những
thương hiệu nổi tiếng nhất. Sau 23 năm hình thành và phát triển, đến nay thương hiệu
Kinh Đô được hầu hết người tiêu dung từ thành thị đến nông thôn, từ miền Nam ra miền
Bắc biết đến. Sản phẩm bánh kẹo Kinh Đô được người tiêu dung Việt Nam bầu chọn là
Hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền. Lợi thế nổi bật của công ty so với
những doanh nghiệp khác trong cùng ngành là:
Sản phẩm của Kinh Đô da dạng, nắm bắt tâm lý người tiêu dung, giá cả hợp lý.
Công nghệ sản xuất của Kinh Đô có sự đột phá về chất lượng, được cải tiến, thay
đổi mẫu mã thường xuyên với ít nhất trên 40 sản phẩm mới mỗi năm. Một điểm
khác biệt của Kinh Đô so với các doanh nghiệp khác là ngoài công nghệ hiện đại,
công ty rất chú trọng vào kỹ thuật chế biến sản phẩm, nhất là công thức pha chế
phụ gia, nhờ đó mà các loại bánh kẹo của Kinh Đô có mùi vị hấp dẫn và riêng
biệt. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh lớn của Kinh Đô, ngay cả đối với những
đối thủ trong ngành bánh kẹo có công nghệ tương đương.
III. Phân tích tình hình tài chính công ty Kinh Đô.
3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3.1 Phân tích tình hình biến động của giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí
quản lý.
3.1.1 Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán.
Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán cho ta thấy được ĐVT: tỷ đồng. Chênh lệch Chỉ tiêu 2014 2013 2012 Chênh lệch 14-13 13-12 Giá vốn hàng bán 2806.83 2584.49 2416.75 8.603% 6.940% Chi phí bán hàng 1214.61 997 959 21.827% 3.962% Chi phí QLDN 417.539 396 343 5.439% 15.452% Doanh thu thuần 4952.66 4560.6 4285.8 8.597% 6.412% Giá vốn/Doanh thu 56.673% 56.670% 56.390% 0.003% 0.280% CPBH/Doanh thu thuần 24.524% 21.861% 22.376% 2.663% -0.515% CPQL/Doanh thu thuần 8.431% 8.683% 8.003% -0.252% 0.680%
Xét năm 12-13: Nhìn trên bảng biểu ta thấy từ năm 2005 đến 2006 lượng giá vốn hàng
bán và doanh thu thuần đều tăng. Năm 2012, giá vốn hàng bán chiếm 56.39% doanh thu
thuần, còn năm 2013 giá vốn hàng bán chiếm 56.67% doanh thu thuần, tăng khoảng 0.28%
Bên cạnh đó ta cũng thấy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 6.94% tăng cao hơn tốc độ
tăng của doanh thu là 6.412%. Nhìn chung, lượng tăng này là không đáng kể và nguyên
nhân chính là do khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng cao và giá nguyên vật liệu đầu vào tăng nhẹ.
Có thể thấy qua 2 năm, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp tuy có tăng song lượng
tăng là không đáng kể và không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ phát triển của doanh
nghiệp. Điều này là nhờ vào nỗ lực trong việc chống làm phát của doanh nghiệp.
Ngoải ra với những mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp mà tỉ lệ giá vốn hàng bán
trên doanh thu của công ty tương đối ổn định. Điều này góp phần không nhỏ vào
việc tối đa hóa lợi nhuận của công ty.
Xét năm 13-14: Giá vốn hàng bán tăng rõ rệt (gần 1.5%). Theo công ty Kinh Đô,
nguyên nhân chủ yếu cho việc này là việc gia tăng các yếu tố nội địa như chi phí nhân
công, chi phí điện nước và tổng chi phí sản xuất. Tuy nhiên điều này cũng không làm ảnh
hưởng quá nhiều đến giá thành, vì vậy doanh thu của công ty vẫn tăng trưởng khá tốt. Mặc
dù giá vốn hàng bán tăng, nhưng tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu lại giảm đi đáng kể
(từ 0.28% vào năm 2012-2013 xuống chỉ còn 0.003%). Điều này chứng tỏ công ty đã có
những nỗ lực rất lớn để giảm thiểu chi phí và tăng khả năng sinh lợi lên cho công ty.
3.1.2 Chi phí bán hàng.
Giai đoạn 2012-2013 chi phí bán hàng của doanh nghiệp có tăng, tuy nhiên tốc độ tăng
này không bằng tốc độ tăng của doanh thu. Cụ thể là tốc đô tăng của chi phí bán hàng là
3.962%, còn tốc độ tăng doanh thu là 6.412%. Chính vì vậy năm 2012, chi phí bán hàng
chiếm 22.376 doanh thu, còn năm 2006 chi phí bán hàng của doanh nghiệp chiếm
21.861%. Tuy nhiên chi phí bán hàng và marketing trong năm 2013 lại tăng 4% so với
năm 2012. Điều này chủ yếu là do chi phí đột biến của các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 20
năm ngày thành lập công ty.
Giai đoạn 2013-2014 chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng vọt, tăng gần 2.5 lần tốc
độ tăng doanh thu. Tuy nhiên chênh lệch giữa tỷ lệ chi phí bán hàng và doanh thu vẫn
không đáng kể. Công ty vẫn kiểm soát tương đối tốt về chi phí trong thời kỳ kinh tế suy
thoái như hiện nay. Chi phí bán hàng và marketing tăng 21.8% so với năm ngoái nguyên
nhân chủ yếu đến từ việc tăng chi phí cho cơ sở hạ tầng và cho các hoạt động khuyến mãi
bán hàng để tăng doanh số cho các mặt hàng chủ lực. Mặc dù chi phí quảng cáo được
kiểm soát tốt và cắt giảm nhưng vẫn không đủ bù đắp cho việc tăng 2 chi phí trên. Nhìn
chung, chi phí bán hàng vẫn biến động trong giới hạn cho phép, không gây ảnh hưởng quá
nhiều tới giá thành và doanh thu.
3.1.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp của Kinh Đô năm 2013 cũng tăng và cụ thể là tăng gần
15.5% so với năm 2012. Đây là mức tăng khá cao, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012
chiếm 8.003% doanh thu, còn năm 2013 thì chiếm 8.683%. Mức tăng này chủ yếu là vì
các khoản nợ phải thu của công ty tăng lên, cũng như các chi phí cho việc tái cấu trúc cơ
cấu ban lãnh đạo và tái cấu trúc thương hiệu.
Đến năm 2014, tuy chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn tăng lên và tăng nhanh hơn tốc
độ tăng trưởng doanh thu, nhưng tỷ lệ chi phí quản lý trên doanh thu lại giảm xuống. Chi
phí này tăng lên chủ yếu là vì chính sách tăng lương cơ bản cho nhân công trong công ty.
Nhưng không vì thế mà giá thành sản phẩm tăng lên hay lợi nhuận ít đi. Công ty đã quản
lý khá tốt dòng tiền của mình cho chi phí này.
Nhìn chung qua 3 năm, giá vốn hàng bán cũng như chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp của công ty tăng. Song những mức tăng này đều không
cao dồng thời khá hợp lý. Công ty kinh đô đã quản lý khá tốt các chi phí này và
nên tiếp tục duy trì phát huy nhằm tăng cao lợi nhuận cho công ty
3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Phân
tích hiệu quả sử dụng chi phí chúng ta sẽ thấy được quá trình quản lí chi phí của doanh
nghiệp có hiệu quả không. Từ đó rút ra nguyên nhân tại sao.
Tình hình thực tế của doanh nghiệp qua 3 năm: Chỉ tiêu 2014 2013 2012 Chi phí 1669.8 1457.82 1438.43 Doanh thu thuần 4952.66 4560.6 4285.8
Hiệu suất sử dụng chi phí 2.96602 3.12838 2.97951
Theo bảng trên ta thấy, hiệu suất sử dụng chi phí của doanh nghiệp năm 2012 là 2.98%
tức là cứ 1 dồng chi phí mang lại 2.98 đồng doanh thu, còn năm 2013 là 3.1% tức là cứ 1
đồng chi phí mang lại 3.1 đồng doanh thu.Việc gia tăng này đến từ hiệu quả marketing của
doanh nghiệp. Với việc tăng chi phí bán hàng và marketing, công ty đã có thể quảng bá
rộng rãi hơn sản phẩm của mình, thu hút được người tiêu dùng. Ngoài ra, 1 nguyên nhân
nữa là công ty đã giảm đi đáng kể chi phí tài chính (từ 190 tỷ năm 2012 xuống còn 73 tỷ
năm 2013) (điều này đến từ chi phí lãi vay trung bình đã giảm từ 8% 2012 xuống còn 6%
trong 2013). Nhìn chung, hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp như trên là khá ổn.
Trong năm 2014, hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp lại giảm đi, 1 đồng chi
phí chỉ tạo ra được 2.97 đồng doanh thu. Tuy nhiên điều này không phải chính yếu vì công
ty quản lý chi phí không tốt (chi phí không hề tăng quá nhiều, ngược lại chi phí tài chính
còn được giảm thiểu chỉ còn 26 tỷ tỏng năm 2014). Nguyên nhân của việc này lại đến từ
nhu cầu tiêu dùng của người dân. Dù thu nhập cơ bản đã tăng nhưng vẫn còn thấp, cộng
với của cải hình thành không nhiều, sự tăng trưởng thực tế vẫn không có, điều này đã tác
động tiêu cực đến tâm lý tiêu dùng của người dân.
Nếu không đánh giá tới việc nhu cầu của người dân làm ảnh hưởng đến doanh thu
của công ty mà chỉ xét về yếu tố quản lý chi phí, thì doanh nghiệp đã thực hiện rất tốt
trong khâu này. Với tình hình lạm phát hiện nay, việc công ty có thể xoay sở được một
giá nguyên vật liệu đầu vào tương đối ổn định qua nhiều năm đã là một việc rất tốt. Đặc
biệt, công ty cũng đã có những nỗ lực nhằm làm giảm chi phí như: công ty thực hiện
kiểm soát chi phí bằng việc kiểm soát quá trình sản xuất. Quy trình sản xuất của Kinh
Đô được thiết lập cụ thể chặt chẽ và đồng bộ, bảo đảm thực hiện công viện đúng ở mọi
khâu ngay từ ban đầu để ngăn ngừa phát sinh các sai sót và hỏng hóc. Hàng tháng bộ
phận kế toán quản trị và giá thành lập báo cáo kiểm soát chi phí sản xuất, báo cáo này
được chuyển qua nhiều cấp khác nhau từ kế toán trưởng giám đốc tài chính và tổng giám
đóc điều hành. Vì vậy với việc thực hiện các nỗ lực này, chúng ta có thể tin rằng hiệu
suất sử dụng chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng cao hơn khi tình hình kinh tế khả quan hơn.
3.3 Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận. Chỉ tiêu 2014 2013 2012
Doanh thu từ hoạt động tài chính 144.327 113.135 133.282 Chi phí tài chính 5.453 30.125 95.97
Lợi nhuận hoạt động tài chính 138.874 83.01 37.312
Lợi nhuận hoạt động từ HĐSXKD 631.822 622.935 510.25
Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD và hoạt 770.696 705.945 547.562 động tài chính
Ngoài hoạt động kinh doanh chính theo chức năng, công ty còn có những hoạt động tài
chính với chi phí và thu nhập có liên quan. Việc phân tích này sẽ giúp cho ta đánh giá
được sự ảnh hưởng của chúng vào tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Dựa vào bảng phân
tích, chúng ta có thể thấy doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty tăng đều qua các
năm. Đặc biệt trong khi năm 2012, công ty phải chịu lỗ từ hoạt động tài chính 57 tỷ đồng
thì công ty dần có lãi và có lãi rất cao 138.874 tỷ đồng trong năm 2014. Điều này chứng tỏ
công ty đã có một kế hoạch đầu tư cũng như quản lí chi phí tài chính rất toosrt để đem lại
một khoản lợi nhuận lớn cho mình.
3.4 Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến tổng lợi nhuận. Chỉ tiêu 2014 2013 2012 Thu nhập khác 63.332 30.373 20.133 Chi phí khác 32.196 34.69 40.455 Lợi nhuân khác 31.136 (4.317) (20.32)
Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD 631.82 622.94 510.25
Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD và 662.96 618.62 489.93 hoạt động khác
Trong năm 2013, thu nhập khác của doanh nghiệp tăng lên chủ yếu là đến từ việc
doanh nghiệp bán phế liệu và sự tăng lên trong thu nhập của các hoạt động khác. Tuy thu
nhập có tăng, nhưng chi phí phát sinh liên quan đến thu nhập này lại quá lớn, đặc biệt là
có sự xuất hiện của chi phí cho dự án Hiệp Bình Phước nên công ty vẫn phải chịu lỗ từ các
hoạt động khác này, làm cho tổng lợi nhuận của doanh nghiệp bị kéo xuống.
Trong năm 2014, nhờ thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất (31.88 tỷ) và các
chi phí liên quan tới thanh lý tài sản, chi phí cho các hoạt động khác giảm xuống đáng kể
đã mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp tổng lợi nhuận doanh nghiệp có được tăng lên được một phần.
4. Phân tích khả năng sinh lời.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào mục tiêu cuối cùng cũng sẽ là lợi nhuận. Lợi nhuận là
một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất,
tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là
chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm.
4.1 Chỉ số lợi nhuận hoạt động.
Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu gọi tắt là ROS (Return on
Sales), thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
Chỉ số lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận thuần HĐKD/Doanh thu thuần Chênh lệnh Chỉ tiêu 2013 2014 14/13
Lợi nhuận thuần hoạt động 622.935 631.822 1.43% Doanh thu thuần 4560.6 4952.663 8.60%
Chỉ số lợi nhuận hoạt động 0.1366 0.1276 -0.90%
Năm 2013, chỉ số này của công ty là 0.1366 có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thuần sẽ
đem lại 0.1366 đồng lợi nhuận. Năm 2014, chỉ số này lại giảm xuống còn 0.1276, chứng
tỏ khả năng sinh lời của doanh nghiêp đang giảm xuống, 1 đồng doanh thu chỉ tạo ra
0.1276 đồng lợi nhuận. Doanh thu tăng, lợi nhuận cũng tăng, nhưng chi phí cũng tăng,tốc
độ doanh thu tăng không bằng tốc độ tăng cúa chi phí, điều này dẫn đến ROS của doanh
nghiệp giảm Doanh nghiệp đang có dấu hiệu chững lại trong việc tăng trưởng (ddiefu
này cũng đang diễn ra tương tự với các doanh nghiệp dẫn đầu ngành khác, cụ thể là công
ty Vinamilk) Đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách mới để cải thiên doanh thu.
Giảm chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty.
4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).
Tỷ suất sinh lời của tài sản là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc sắp xếp,
phân phối và quản lý các nguồn lực của công ty, nó cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lãi ròng.
Ta có công thức: ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản. Chênh lệch Chỉ tiêu 2014 2013 14/13
Hệ số quay vòng vốn 0.629 0.715 -12.06%
Tỉ suất lợi nhuận/Doanh thu 10.845% 10.805% 0.040%
Tỉ suất lợi nhuận/Tổng tài 6.82% 7.73% -0.91% sản
Từ bảng phân tích ta thấy năm 2014 tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cứ 100 đồng đầu tư
vào tài sản thì mang lại 6.82 đồng lợi nhuận. So với năm 2013 thì tỉ lệ này giảm 0.91%.
Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã quản lý chưa tốt vòng quay tài sản khiến cho hệ số
quay vòng vốn của doanh nghiệp trong năm 2014 là 0.629 trong khi hệ số quay vòng vốn
năm 2013 là 0.715 giảm 12.06%. Nhìn chung, doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa hiệu quả.
4.3 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một dồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. ROE = Chênh lệch Chỉ tiêu 2014 2013 14/13 EAT 537.124 492.793 8.996% Doanh thu 4952.663 4560.598 8.597% Tổng tài sản 7876 6378 23.487% VCSH 6187 4882 26.731%
LN ròng/DT (Hệ số LN ròng) 0.10845 0.10805 0.367%
DT/Tổng TS (Hiệu suất sử dụng tổng 62.883% 71.505% -8.622% TS) Tổng tài sản/VCSH 127.299% 130.643% -3.344% ROE 8.681% 10.094% -1.413%
Đòn bẩy tài chính của doanh nghiêp trong năm 2013 và 2014 lần lượt là 1.31 và 1.273,
có xu hướng giảm nhẹ. Trong khí đó tỷ suất lợi nhuận có tăng nhưng không đáng kể nên
đòn bẩy tài chính không thể phát huy tác dụng và làm cho Roe của doanh nghiêp sụt giảm
1.413%. Thay vì 1 đồng VCSH trong 2013 tạo ra 10.094 đồng lợi nhuận, thì 2014 1 đồng
VCSH chỉ còn tạo ra 8.618 đồng lợi nhuận => DN sử dụng vốn chủ sỡ hữu chưa hiệu quả
và làm giảm mức lợi nhuận của các cổ đông => Ảnh hưởng tới việc thu hút nhà đầu tư trong tương lai
Áp dụng phương pháp Dupont.
Từ bảng phân tích trên ta thấy ROE chịu tác động của 3 yếu tố:
1. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu.
2. Hiệu suất sử dụng tài sản hiện có. 3. Đòn bẩy tài chính.
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của công ty đã có xu hướng tăng hơn năm trước nguyên
nhân là do lãi ròng năm nay đã tăng so với năm trước. Doanh thu năm 2014 tăng so với
năm 2013 đến từ 2 nguyên nhân chính: doanh thu bánh trung thu tăng 15% và giá bán
hàng hóa giảm nhẹ để khuyến khích người dân tiêu dùng.
Từ bảng trên cho ta thấy, công ty chưa sử dụng hết công suất tài sản của mình, 1 đồng
tài sản chỉ tạo ra 0.63 đồng doanh thu, trong những năm tới công ty cần đưa ra kế hoach
mới trong việc phát huy tài sản của mình tham gia vào quá trình SXKD hiệu quả hơn, để
làm cho doanh thu tạo ra từ việc sử dụng tài sản hiệu quả hơn nữa.
Từ bảng Dupont ta thấy: ROA < ROE chứng tỏ công ty có sử dụng đến đòn bẩy tài
chính, doanh thu có tăng lên có thể thấy đòn bẩy này đã phát huy tác dụng giúp nâng cao
lợi nhuận của công ty. Hay nói cách khác công ty sử dụng vốn vay tương đối hiệu quả.