Phân tích tình huống truyện trong "Vợ nhặt" - Kim Lân | Văn mẫu 11 Kết nối tri thức

Phân tích tình huống truyện trong "Vợ nhặt" - Kim Lân là bài văn mẫu hay, mới nhất, sát với chương trình GDPT 2018 do biên soạn. Mời các bạn tham khảo!

Nạn đói khủng khiếp năm 1945 để lại trong tâm trí Kim Lân - nhà văn
một lòng gắn bó với cảnh sắc, con người nông thôn những dấu ấn không
thể phai nhòa. Truyện ngắn "Vợ nhặt" đã ra đời. Kim Lân đã thật sự đem
vào sáng tác của mình một khám phá mới qua tình huống truyện đặc sắc.
Truyện ngắn là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, phản ánh cuộc sống một cách
chân thực, khách quan thông qua nhân vật, biến cố, sự kiện, cốt truyện.
Tình huống truyện là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc
biệt trong truyện khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ
tưởng của tác giả được bộc lộ sắc nét nhất”. Với mỗi truyện ngắn, tình
huống truyện đóng vai trò vô cùng quan trọng làm nên thành công của
tác phẩm.
Trong tác phẩm, Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện vô
cùng độc đáo. Đó là tình huống “nhặt" vợ của Tràng. Tràng là một người
nông dân nghèo, kiếm sống bằng nghề đẩy xe bò thuê cho bọn Nhật.
Hình dáng của Tràng cũng xấu xí, thô kệch. Anh lại có tính hơi gàn,
thích nói một mình và khi thích chí thì ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch.
Xưa nay cưới xin vốn là chuyện chẳng dễ dàng:
“Giúp cho một thúng xôi vò,
Một con lợn béo, một vò rượu tăm.
Giúp em đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo.
Giúp em quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau.”
Vậy mà trong nạn đói 1945, Tràng đã lấy được vợ một cách dễ dàng. Sự
kiện độc đáo này đã mở ra cho câu chuyện biết bao điều kì thú về sau.
Trước hết, đây là tình huống truyện gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người.
Ai ai cũng ngạc nhiên vì một người nghèo, xấu xí, thô kệch, bị người
làng khinh bỉ, xưa nay con gái không ai thèm để ý đến vậy mà bỗng
dưng lại lấy được vợ hết sức dễ dàng. Khi mà người chết đói như ngả rạ,
người sống và người chết hao hòa vào nhau thì anh ta lại chọn xây dựng
hạnh phúc gia đình. Không khí ngày đói cũng thật ghê sợ "vẫn lên mùi
ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người". "Hai bên dãy phố lụp
xụp, tối om, không nhà nào có ánh lửa, ánh đèn". Đáng sợ nhất là âm
thanh tiếng quạ cứ gào lên từng hồi thê thiết như muốn cuốn con người
vào cõi chết. Một đám cưới quả thật là điều viển vông trong những tháng
ngày như thế!
Từ đám trẻ con đến những người dân làng và người thân của Tràng,
không ai là không bất ngờ trước cái tin sét đánh ấy. Đầu tiên, bọn trẻ con
khi nhìn thấy Tràng đi về cùng một người đàn bà lạ, chúng đã vội chạy
ra xem. Đột nhiên có đứa gào lên: "Anh Tràng ơi!". Tràng quay đầu lại,
nó lại cong cô gào lên lần nữa: "Chông vợ hài". Tiếp đến là hình ảnh
những người hàng xóm bàn tán xôn xao về sự xuất hiện của người đàn
bà lạ. Họ đặt ra không biết bao nhiêu câu hỏi: "Ai thế nhỉ? ...Hay là
người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?"... Và khi phát hiện ra vẻ ngượng
nghịu của người đàn bà, người dân xóm ngụ cư đã phát hiện ra: "Hay là
vợ anh cu Tràng? Ừ, khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị
ta thèn thẹn hay đáo để".
Bà cụ Tứ - mẹ Tràng cũng vô cùng ngạc nhiên khi hôm nay đi làm về
thấy Tràng lật đật chạy ra đón mẹ. Không còn là anh Tràng ngờ nghệch
của ngày hôm qua, Tràng trịnh trọng mời bà cụ Tử vào nhà thưa chuyện:
"Thì u hẵng cứ vào trong nhà đã nào". Bà tự đặt ra không biết bao nhiêu
câu hỏi: "Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn
bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào
mình bằng u?". Bà lão hấp háy cặp mắt vì tự dưng bà lão thấy mắt mình
nhoèn ra thì phải. Nghệ thuật độc thoại nội tâm đặc sắc cùng giọng điệu
dồn dập của những câu hỏi liên tiếp đã diễn tả chân thực tâm trạng rối
bời, bất ngờ của người mẹ già. Chính Tràng cũng ngạc nhiên trước sự
kiện hệ trọng của đời mình. Khi đưa người vợ nhặt về, nhìn thị ngồi
ngay giữa nhà, Tràng vẫn không khỏi băn khoăn rằng "đến bây giờ hẳn
vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Thậm
chí đến sáng hôm sau, Tràng vẫn thấy trong người êm ái, lửng lơ như
người vừa ở trong giấc mơ đi ra. "Việc hắn có vợ đến hôm nay vẫn ngỡ
ngàng như không phải”.
Cuối cùng, sự kiện Tràng lấy vợ khiến người ta không biết nên vui hay
nên buồn, nên mừng hay nên lo. Lấy vợ như thắp lên ngọn lửa nhỏ nhoi
trong cảnh tăm tối, từ nay anh sẽ có được tổ ấm riêng mới niềm hạnh
phúc bình dị. Nhưng sự mới mẻ ấy cũng ẩn chứa nỗi sợ vừa rõ ràng vừa
xa xăm cùng những nỗi buồn thương xót xa. Tràng lấy vợ vào lúc nạn
đói diễn ra thê thảm quá thì họ biết lấy gì nuôi nổi nhau sống qua cái
thời buổi đói khát. Ban đầu, thấy người đàn bà quyết tâm theo mình,
Tràng rất phân vân lo lắng nghĩ: "thóc gạo này đến cái thân mình cũng
chả biết có nuôi nổi mình không lại còn đèo bòng". Nhưng sau đó,
không biết suy nghĩ thế nào hắn tặc lưỡi một cái: "Chậc, kệ". Cái tặc
lưỡi là biểu tượng cho sự đồng cảm, tình yêu thương với những con
người cùng khổ. Hơn nữa, đó còn là niềm khát khao cháy bỏng một hạnh
phúc gia đình. Tâm trạng Tràng trên đường về nhà cùng người vợ nhặt
đã nói lên tất cả: "Trong một lúc, Tràng quên tất cả cuộc sống ê chề, tăm
tối hàng ngày, quên cả đói khát ghê gớm đang đe dọa quên cả những
tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bấy giờ chỉ còn tình nghĩa giữa
hắn với người đàn bà đi bên”. Về đến nhà rồi mà niềm hạnh phúc đơn sơ
vẫn khiến tâm hồn Tràng lâng lâng, vui sướng, xúc động. Nhìn người
đàn bà ngồi ngay giữa nhà mà anh vẫn ngờ ngợ như không phải: "Ra hẳn
đã có vợ rồi đấy ư? Hà, việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng
chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ thành chồng".
Người nông dân nghèo đáng thương mà cũng đáng quý vô ngần ấy đã
biết vượt lên hoàn cảnh, tìm đến hạnh phúc.
Đối với những người hàng xóm, sự xuất hiện của người đàn bà cũng
gieo vào lòng họ những mối âu lo rợn ngợp. Bà con làng xóm cũng có
tâm trạng vừa vui, vừa buồn, vừa mừng, vừa lo giống như Tràng vậy.
“Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy
của họ". Nhưng rất nhanh, nỗi buồn lo lại ập đến qua một tiếng thở dài
buồn bã, não nuột; tiếng thầm thì to nhỏ, bàn tán xôn xao. Họ xót xa
khôn tả: “Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì đói khát này
không?”. Nhân vật xảy ra nhiều mâu thuẫn nhất trong nội tâm chính là
bà cụ Tứ. Khi nghe con trai nói: "Nhà tôi mới về làm bạn với tôi đấy
u ạ". Bà mừng, lo, buồn, vui lẫn lộn. Buồn vì phận nghèo, gia cảnh bà
quá neo người chỉ có mẹ già và người con trai luống tuổi mà vẫn một
mình. Nghĩ đến cảnh ấy, bà cụ trào lên niềm tủi thân ghê gớm, phận
nghèo nên bà đã không làm tròn bổn phận gây dựng hạnh phúc cho con.
Trong đó, niềm vui vẫn lóe lên vì ít ra trong cái cảnh ấy mà con đã lấy
được vợ. Cuối cùng, động lại trong bà là nỗi lo vì cả cuộc đời bà đã trải
qua những năm tháng dài cơ cực. Bóng đen của cái đói đã cướp đi chồng
và con gái bà, giờ đây tương lai của con trai và con dâu bà sẽ ra sao?
Đặt nhân vật vào tình huống éo le như vậy, Kim Lân đã làm nổi bật
được nhiều ý nghĩa nội dung sâu sắc cho tác phẩm. Trước hết, nhà văn
lên án tội ác của bọn phát xít Nhật, thực dân Pháp và phong kiến tay sai
đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945. Qua đó, nhà văn thể hiện sự
xót xa và cảm thương sâu sắc với nỗi khổ của người dân lao động.
Nhưng trên hết, Kim Lân không để con người rơi vào bước “cùng đường
tuyệt lộ”, bằng trái tim nhân hậu và tinh tế, ông đã phát hiện và ngợi ca
những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Dù đối mặt với
nghèo đói, khốn khó thì con người vẫn biết thương yêu, đùm bọc, cưu
mang nhau. Ấy chính là tinh thần “Thương người như thể thương thân”,
“Lá lành đùm lá rách”…đầy tính nhân văn từ ngàn đời của dân tộc ta.
Quan trọng hơn, nhà văn muốn ngợi ca niềm tin, niềm lạc quan yêu sống
của con người Việt Nam. Đứng giữa ranh giới sống và chết, người dân
ngụ cư vẫn thể hiện khát vọng sống kiên cường, bền bỉ bởi “Những
người đói họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống”.
Qua tình huống truyện này, những nét đặc sắc về nghệ thuật của ngòi bút
Kim Lân cũng được thể hiện rõ nét. Tình huống truyện như một thứ
“nước rửa ảnh” để từ đó hình tượng nhân vật và tư tưởng nhân đạo của
nhà văn đều hiện lên rõ nét. Tài năng nắm bắt và miêu tả tâm lí bậc thầy
của Kim Lân đã giúp nhà văn miêu tả một cách chân thực, xúc động
từng cung bậc cảm xúc của từng nhân vật khiến con người trong tác
phẩm vừa có nét riêng vừa mang những đặc điểm chung của người nông
dân Việt Nam. Ngoài ra, nghệ thuật khắc họa nhân vật qua lời nói và
hành động, nghệ thuật tạo dựng đối thoại sinh động cùng văn phong dân
dã đã tạo nên một lối kể chuyện rất hấp dẫn. Tất cả đã góp phần làm nên
thành công toàn bích cả về nội dung và nghệ thuật cho tác phẩm.
Quả thực, đời sống của những người nông dân sau lũy tre làng dù bé nhỏ
nhưng vẫn rất “vĩ đại” như cách Nam Cao đã nói. Kim Lân đã chọn hòa
mình vào cuộc sống ấy, dành trọn hồn mình cho những con người “Áo
nâu nhuộm bùn”. Chính vì thế, tên tuổi Kim Lân cùng với bầu trời ám
ảnh của năm Ất Dậu ấy sẽ còn sống mãi trong lòng bạn đọc mặc cho
những biến thiên của thế gian này.
--------------------------------------------------------
| 1/6

Preview text:

Nạn đói khủng khiếp năm 1945 để lại trong tâm trí Kim Lân - nhà văn
một lòng gắn bó với cảnh sắc, con người nông thôn những dấu ấn không
thể phai nhòa. Truyện ngắn "Vợ nhặt" đã ra đời. Kim Lân đã thật sự đem
vào sáng tác của mình một khám phá mới qua tình huống truyện đặc sắc.
Truyện ngắn là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, phản ánh cuộc sống một cách
chân thực, khách quan thông qua nhân vật, biến cố, sự kiện, cốt truyện.
Tình huống truyện là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc
biệt trong truyện khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư
tưởng của tác giả được bộc lộ sắc nét nhất”. Với mỗi truyện ngắn, tình
huống truyện đóng vai trò vô cùng quan trọng làm nên thành công của tác phẩm.
Trong tác phẩm, Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện vô
cùng độc đáo. Đó là tình huống “nhặt" vợ của Tràng. Tràng là một người
nông dân nghèo, kiếm sống bằng nghề đẩy xe bò thuê cho bọn Nhật.
Hình dáng của Tràng cũng xấu xí, thô kệch. Anh lại có tính hơi gàn,
thích nói một mình và khi thích chí thì ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch.
Xưa nay cưới xin vốn là chuyện chẳng dễ dàng:
“Giúp cho một thúng xôi vò,
Một con lợn béo, một vò rượu tăm.
Giúp em đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo.
Giúp em quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau.”
Vậy mà trong nạn đói 1945, Tràng đã lấy được vợ một cách dễ dàng. Sự
kiện độc đáo này đã mở ra cho câu chuyện biết bao điều kì thú về sau.
Trước hết, đây là tình huống truyện gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người.
Ai ai cũng ngạc nhiên vì một người nghèo, xấu xí, thô kệch, bị người
làng khinh bỉ, xưa nay con gái không ai thèm để ý đến vậy mà bỗng
dưng lại lấy được vợ hết sức dễ dàng. Khi mà người chết đói như ngả rạ,
người sống và người chết hao hòa vào nhau thì anh ta lại chọn xây dựng
hạnh phúc gia đình. Không khí ngày đói cũng thật ghê sợ "vẫn lên mùi
ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người". "Hai bên dãy phố lụp
xụp, tối om, không nhà nào có ánh lửa, ánh đèn". Đáng sợ nhất là âm
thanh tiếng quạ cứ gào lên từng hồi thê thiết như muốn cuốn con người
vào cõi chết. Một đám cưới quả thật là điều viển vông trong những tháng ngày như thế!
Từ đám trẻ con đến những người dân làng và người thân của Tràng,
không ai là không bất ngờ trước cái tin sét đánh ấy. Đầu tiên, bọn trẻ con
khi nhìn thấy Tràng đi về cùng một người đàn bà lạ, chúng đã vội chạy
ra xem. Đột nhiên có đứa gào lên: "Anh Tràng ơi!". Tràng quay đầu lại,
nó lại cong cô gào lên lần nữa: "Chông vợ hài". Tiếp đến là hình ảnh
những người hàng xóm bàn tán xôn xao về sự xuất hiện của người đàn
bà lạ. Họ đặt ra không biết bao nhiêu câu hỏi: "Ai thế nhỉ? ...Hay là
người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?"... Và khi phát hiện ra vẻ ngượng
nghịu của người đàn bà, người dân xóm ngụ cư đã phát hiện ra: "Hay là
vợ anh cu Tràng? Ừ, khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị
ta thèn thẹn hay đáo để".
Bà cụ Tứ - mẹ Tràng cũng vô cùng ngạc nhiên khi hôm nay đi làm về
thấy Tràng lật đật chạy ra đón mẹ. Không còn là anh Tràng ngờ nghệch
của ngày hôm qua, Tràng trịnh trọng mời bà cụ Tử vào nhà thưa chuyện:
"Thì u hẵng cứ vào trong nhà đã nào". Bà tự đặt ra không biết bao nhiêu
câu hỏi: "Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn
bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào
mình bằng u?". Bà lão hấp háy cặp mắt vì tự dưng bà lão thấy mắt mình
nhoèn ra thì phải. Nghệ thuật độc thoại nội tâm đặc sắc cùng giọng điệu
dồn dập của những câu hỏi liên tiếp đã diễn tả chân thực tâm trạng rối
bời, bất ngờ của người mẹ già. Chính Tràng cũng ngạc nhiên trước sự
kiện hệ trọng của đời mình. Khi đưa người vợ nhặt về, nhìn thị ngồi
ngay giữa nhà, Tràng vẫn không khỏi băn khoăn rằng "đến bây giờ hẳn
vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Thậm
chí đến sáng hôm sau, Tràng vẫn thấy trong người êm ái, lửng lơ như
người vừa ở trong giấc mơ đi ra. "Việc hắn có vợ đến hôm nay vẫn ngỡ ngàng như không phải”.
Cuối cùng, sự kiện Tràng lấy vợ khiến người ta không biết nên vui hay
nên buồn, nên mừng hay nên lo. Lấy vợ như thắp lên ngọn lửa nhỏ nhoi
trong cảnh tăm tối, từ nay anh sẽ có được tổ ấm riêng mới niềm hạnh
phúc bình dị. Nhưng sự mới mẻ ấy cũng ẩn chứa nỗi sợ vừa rõ ràng vừa
xa xăm cùng những nỗi buồn thương xót xa. Tràng lấy vợ vào lúc nạn
đói diễn ra thê thảm quá thì họ biết lấy gì nuôi nổi nhau sống qua cái
thời buổi đói khát. Ban đầu, thấy người đàn bà quyết tâm theo mình,
Tràng rất phân vân lo lắng nghĩ: "thóc gạo này đến cái thân mình cũng
chả biết có nuôi nổi mình không lại còn đèo bòng". Nhưng sau đó,
không biết suy nghĩ thế nào hắn tặc lưỡi một cái: "Chậc, kệ". Cái tặc
lưỡi là biểu tượng cho sự đồng cảm, tình yêu thương với những con
người cùng khổ. Hơn nữa, đó còn là niềm khát khao cháy bỏng một hạnh
phúc gia đình. Tâm trạng Tràng trên đường về nhà cùng người vợ nhặt
đã nói lên tất cả: "Trong một lúc, Tràng quên tất cả cuộc sống ê chề, tăm
tối hàng ngày, quên cả đói khát ghê gớm đang đe dọa quên cả những
tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bấy giờ chỉ còn tình nghĩa giữa
hắn với người đàn bà đi bên”. Về đến nhà rồi mà niềm hạnh phúc đơn sơ
vẫn khiến tâm hồn Tràng lâng lâng, vui sướng, xúc động. Nhìn người
đàn bà ngồi ngay giữa nhà mà anh vẫn ngờ ngợ như không phải: "Ra hẳn
đã có vợ rồi đấy ư? Hà, việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng
chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ thành chồng".
Người nông dân nghèo đáng thương mà cũng đáng quý vô ngần ấy đã
biết vượt lên hoàn cảnh, tìm đến hạnh phúc.
Đối với những người hàng xóm, sự xuất hiện của người đàn bà cũng
gieo vào lòng họ những mối âu lo rợn ngợp. Bà con làng xóm cũng có
tâm trạng vừa vui, vừa buồn, vừa mừng, vừa lo giống như Tràng vậy.
“Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy
của họ". Nhưng rất nhanh, nỗi buồn lo lại ập đến qua một tiếng thở dài
buồn bã, não nuột; tiếng thầm thì to nhỏ, bàn tán xôn xao. Họ xót xa
khôn tả: “Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì đói khát này
không?”. Nhân vật xảy ra nhiều mâu thuẫn nhất trong nội tâm chính là
bà cụ Tứ. Khi nghe con trai nói: "Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy
u ạ". Bà mừng, lo, buồn, vui lẫn lộn. Buồn vì phận nghèo, gia cảnh bà
quá neo người chỉ có mẹ già và người con trai luống tuổi mà vẫn một
mình. Nghĩ đến cảnh ấy, bà cụ trào lên niềm tủi thân ghê gớm, phận
nghèo nên bà đã không làm tròn bổn phận gây dựng hạnh phúc cho con.
Trong đó, niềm vui vẫn lóe lên vì ít ra trong cái cảnh ấy mà con đã lấy
được vợ. Cuối cùng, động lại trong bà là nỗi lo vì cả cuộc đời bà đã trải
qua những năm tháng dài cơ cực. Bóng đen của cái đói đã cướp đi chồng
và con gái bà, giờ đây tương lai của con trai và con dâu bà sẽ ra sao?
Đặt nhân vật vào tình huống éo le như vậy, Kim Lân đã làm nổi bật
được nhiều ý nghĩa nội dung sâu sắc cho tác phẩm. Trước hết, nhà văn
lên án tội ác của bọn phát xít Nhật, thực dân Pháp và phong kiến tay sai
đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945. Qua đó, nhà văn thể hiện sự
xót xa và cảm thương sâu sắc với nỗi khổ của người dân lao động.
Nhưng trên hết, Kim Lân không để con người rơi vào bước “cùng đường
tuyệt lộ”, bằng trái tim nhân hậu và tinh tế, ông đã phát hiện và ngợi ca
những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Dù đối mặt với
nghèo đói, khốn khó thì con người vẫn biết thương yêu, đùm bọc, cưu
mang nhau. Ấy chính là tinh thần “Thương người như thể thương thân”,
“Lá lành đùm lá rách”…đầy tính nhân văn từ ngàn đời của dân tộc ta.
Quan trọng hơn, nhà văn muốn ngợi ca niềm tin, niềm lạc quan yêu sống
của con người Việt Nam. Đứng giữa ranh giới sống và chết, người dân
ngụ cư vẫn thể hiện khát vọng sống kiên cường, bền bỉ bởi “Những
người đói họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống”.
Qua tình huống truyện này, những nét đặc sắc về nghệ thuật của ngòi bút
Kim Lân cũng được thể hiện rõ nét. Tình huống truyện như một thứ
“nước rửa ảnh” để từ đó hình tượng nhân vật và tư tưởng nhân đạo của
nhà văn đều hiện lên rõ nét. Tài năng nắm bắt và miêu tả tâm lí bậc thầy
của Kim Lân đã giúp nhà văn miêu tả một cách chân thực, xúc động
từng cung bậc cảm xúc của từng nhân vật khiến con người trong tác
phẩm vừa có nét riêng vừa mang những đặc điểm chung của người nông
dân Việt Nam. Ngoài ra, nghệ thuật khắc họa nhân vật qua lời nói và
hành động, nghệ thuật tạo dựng đối thoại sinh động cùng văn phong dân
dã đã tạo nên một lối kể chuyện rất hấp dẫn. Tất cả đã góp phần làm nên
thành công toàn bích cả về nội dung và nghệ thuật cho tác phẩm.
Quả thực, đời sống của những người nông dân sau lũy tre làng dù bé nhỏ
nhưng vẫn rất “vĩ đại” như cách Nam Cao đã nói. Kim Lân đã chọn hòa
mình vào cuộc sống ấy, dành trọn hồn mình cho những con người “Áo
nâu nhuộm bùn”. Chính vì thế, tên tuổi Kim Lân cùng với bầu trời ám
ảnh của năm Ất Dậu ấy sẽ còn sống mãi trong lòng bạn đọc mặc cho
những biến thiên của thế gian này.
--------------------------------------------------------