-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích tính tất yếu khách quan - Kinh tế chính trị | Trường Đại học Khánh Hòa
Phân tích tính tất yếu khách quan - Kinh tế chính trị | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh Tế Chính Trị (KTCT_K06) 12 tài liệu
Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Phân tích tính tất yếu khách quan - Kinh tế chính trị | Trường Đại học Khánh Hòa
Phân tích tính tất yếu khách quan - Kinh tế chính trị | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh Tế Chính Trị (KTCT_K06) 12 tài liệu
Trường: Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Khánh Hòa
Preview text:
Ở phần 1, chúng ta đã giải quyết được khái niệm: thế nào là
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và bước đầu
thấy được giá trị của việc xây dựng kinh tế thị trường để thực
hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh.
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ làm rõ hơn tính tất yêu
khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các bạn có thể thấy rằng, kinh tế thị trường là mô hình kinh
tế mà hầu hết các quốc gia hiện nay đang thực hiện, tuy nhiên,
cách thức xây dựng, triển khai mô hình này có sự khác biệt giữa
các nước do đặc điểm riêng về văn hóa, chính trị, xã hội.
Đối với Việt Nam, chúng ta bắt tay xây dựng nền kinh tế thị
trường và khi đó chúng ta khẳng định kinh tế thị trường định
hướng XHCN là tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ. Để
hiểu được nội dung này, cần phải làm rõ 2 ý chính:
- Một là, tính tất yếu khách quan ở đây ntn?
- Hai là, tại sao lại phải phát triển KTTT định hướng XHCN
mà không phải kiểu KTTT khác?
Có 3 lý do để lý giải tính tất yếu khách quan của việc phát
triển KTTT định hướng XHCN.
1. Thứ nhất, phải nhấn mạnh là: Phát triển kinh tế thị
trường định hướng XHCN là phù hợp với tính quy luật
phát triển khách quan. Chúng ta có thể thấy rằng, KTTT
bản chất là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa,
hay nói cách khác, kinh tế hàng hóa phát triển tới một
trình độ nhất định, tất yêu sẽ chuyển sang KTTT. Nó là
quy luật phát triển tất yếu khách quan, nằm ngoài với suy
nghĩ chủ quan của con người.
- Cũng giống như sâu kén phát triển tới một thời điểm sẽ lột xác thành bướm ngài.
- Nhìn lại lịch sử, VN chúng ta vốn đã hình thành nền kinh tế
hàng hóa từ lâu, cuối thời phong kiến sang thời Pháp thuộc
và giai đoạn kháng chiến chống Mỹ; nền kinh tế hàng hóa
từng bước phát triển. Do đó, chúng ta có nền tảng kinh tế
hàng hóa. Hơn nữa, chúng ta sẵn có các điều kiện thúc đẩy,
phát triển kinh tế hàng hóa, ví dụ như thị trường cung-cầu,
thị trường lao động, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên,…
Rõ ràng là chúng ta vừa có nền tảng về kinh tế hàng hóa,
vừa có điều kiện để phát triển kinh tế hàng hóa. Do đó, việc
hình thành KTTT sẽ là vấn đề tất yếu khách quan.
Tuy nhiên, nhiều người sẽ đặt câu hỏi, “Phát triển KTTT là
tất yếu, nhưng tại sao lại là KTTT định hướng XHCN mà
không phải là các kiểu KTTT khác?”
Chúng ta lưu ý rằng, KTTT trong mỗi hình thái kinh tế xã
hội cụ thể phải chịu sự chi phối của các quan hệ sản xuất
thống trị. Nói một cách đơn giản, nó sẽ phát triển theo các
định hướng của Nhà nước thống trị.
Trong lịch sử, đã sớm có kiểu mô hình KTTT TBCN, nó
được coi là công cụ, phương tiện phát triển kinh tế của các
nước tư bản, đảm bảo quyền lợi cho bộ phận giai cấp thống trị là giai cấp tư sản.
Còn ở VN, nước ta theo định hướng đi lên CNXH, với hệ
tiêu chí “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
là mục tiêu cần hướng tới. Và dĩ nhiên, sự lựa chọn mô hình
KTTT định hướng XHCN là phù hợp với xu hướng của thời
đại và đặc điểm phát triển của dân tộc.
Mặt khác, xét về tiến trình phát triển, loài người sẽ tuần tự
phát triển từ thấp đến cao: công xã nguyên thủy – CHNL –
Phong kiến – TBCN – XHCN. Việt Nam quá độ lên CNXH
bỏ qua TBCN, cho nên việc bỏ qua giai đoạn phát triển KTTT
TBCN là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tình hình ở VN.
2. Thứ hai, (về mặt kinh tế), KTTT định hướng XHCN có
tính ưu việt trong thúc đẩy kinh tế.
Ta có thể thấy rằng, KTTT là một thành tựu phát triển văn
minh của nhân loại trong sản xuất và trao đổi sản phẩm. Phát
triển KTTT có nhiều ưu việt hơn so với các nền kte trước như:
- Dưới sự tác động của quy luật cung – cầu, quy luật cạnh
tranh sẽ phân bổ các nguồn lực hiệu quả. VD, sinh viên đi
học xa, có nhu cầu thuê nhà trọ. Theo quy luật cung cầu, sẽ
thúc đẩy việc hình thành những người sở hữu đất xây nhà
trọ cho sinh viên thuê mà không cần nhà nước phải ra chính
sách kêu gọi. Quy luật cạnh tranh sẽ hình thành giá thuê
nhà trung bình có thể chấp nhận được của xã hội
- Ưu việt thứ 2 của KTTT là động lực thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển kinh tế và hiệu quả cao, kích thích tiến bộ kỹ
thuật – công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. VD như việc sản xuất
điện thoại, tác động của cơ chế thị trường, các nhà sản xuất
điện thoại phải luôn cải tiến mẫu mã, đổi mới kỹ thuật công
nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để cạnh
tranh với các đối thủ khác. Ngoài ra, nếu so sánh nền kinh
tế bao cấp trước kia với nền KTTT hiện nay, thì ta nhận
thấy rằng trong KTTT chất lượng hàng hóa tốt, số lượng
hàng hóa rất đa dạng, phong phú hơn rất nhiều. Đó chính là
tác động tích cực từ quy luật cạnh tranh, cung cầu mang lại.
KTTT có rất nhiều ưu việt và là công cụ, phương tiện để
thúc đẩy lực lượng sản xuất, thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những
khuyết tật và thất bại của thị trường như : độc quyền, ô
nhiễm môi trường, cạnh tranh không lành mạnh, hàng giả,
hàng nhái,… Cho nên, rất cần có sự can thiệp của nhà nước.
3. Thứ 3 (về mặt xã hội) của việc phát triển KTTT định
hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình định hướng XHCN
phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, mong muốn một
xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ta thấy rằng, sự cơ bản giữa nhà nước VN với các nước
TBCN là nhà nước ta được hình thành từ cuộc CN vô sản,
cuộc CN đó là do nhân dân thực hiện. Nhà nước VN là nhà
nước của dân, do dân và vì dân. Còn cuộc CM tư sản của
các nước TBCN là do giai cấp tư sản thực hiện và nhà nước
TBCN đảm bảo quyền lợi thiết thực cho giai cấp tư sản là
giai cấp thống trị. Với đặc điểm bản chất nhà nước này,
chúng ta không thể lựa chọn mô hình kinh tế thị trường
TBCN, chỉ có thể lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định
hướng XHCN mới phù hợp với ý chí và nguyện vọng của
đông đảo nhân dân lao động về một xã hội dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Có thể xem phát triển KTTT định hướng XHCN là
bước đi quan trọng và tất yếu của sự phát triển từ sản xuất
nhỏ lên sản xuất lớn, là bước quá độ để đi lên XHCN
Tóm lại, sự tồn tại của KTTT định hướng XHCN ở nước
ta là một tất yêu khách quan vì 3 lý do:
Một là, về quy luật phát triển, mô hình KTTT phù hợp
với quy luật phát triển khách quan. KT hàng hóa phát triển
đến một trình độ tất yếu sẽ chuyển sang KTTT. (Tính quy luật)
Hai là, về mặt kinh tế, mô hình KTTT có tính ưu việt
trong phát triển KT so với các mô hình KT trước kia. (Tính kinh tế)
Ba là, về mặt xã hội, mô hình này phù hợp với nguyện
vọng của nhân dân mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh. Đây được coi là đặc trưng xã hội
XHCN mà chúng ta đang hướng tới. (Tính xã hội)