Phân tích truyện Bến quê lớp 9. | Văn mẫu lớp 9

"Văn học là nhân học"- có lẽ vì thế mà những tác phẩm văn học chân chính luôn lay động được lòng người. Truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm như thế. Trong truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu- nhà văn luôn "đi tìm hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người". Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
3 trang 3 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích truyện Bến quê lớp 9. | Văn mẫu lớp 9

"Văn học là nhân học"- có lẽ vì thế mà những tác phẩm văn học chân chính luôn lay động được lòng người. Truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm như thế. Trong truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu- nhà văn luôn "đi tìm hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người". Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

19 10 lượt tải Tải xuống
Phân tích truyện Bến quê lớp 9
Phân tích Bến quê lớp 9
"Văn học là nhân học"- có lẽ vì thế mà những tác phẩm văn học chân chính luôn lay động
được lòng người. Truyện ngn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm
như thế. Trong truyện ngn này, Nguyễn Minh Châu- nhà văn luôn i tìm hạt ngọc n sâu
trong tâm hồn con người" - đã chuyển tải những chiêm nghiệm, suy nghĩu sắc về con
người và về cuộc đời. Nhân vật Nhĩ là nhân vật chính của tác phẩm, trong những ngày cuối
đời mình, anh nhn ra vẻ đẹp của quê hương và giá trị của gia đình, đồng thời cũng chua xót
nhn ra ước muốn được đặt chân lên bãi bồi quê hương của mình s không bao githc
hin được nữa. Những nỗi nim, những tiếng thương trong truyện ngắn Bến quê đều chứa
đựng sự trăn tr, nuối tiếc đó, đều muốn nhắn nhủ con người đừng thờ ơ với những gn
gũi mà thiêng liêng và quý giá của mình.
ADVERTISEMENT
Nỗi niềm của nhân vật Nhĩ được Nguyễn Minh Châu miêu tả trong một tình huống truyện rt
đặc bit, chứa đựng nhiu nghịch lý. Tình huống, hoàn cảnh đó căn bản là quá khứ và hin
tại của Nhĩ. Quá khứ: Nhĩ làm một công việc có điều kin đi đến hầu hết mọi nơi trên trái
đất, những nơi có vẻ đẹp và bao điều kỳ thú. Hiện tại: Nhĩ bị bệnh him nghèo, bị lit tn
thân, mọi sinh hoạt và cử động của anh đều phải nhờ vào vợ con, và cả mấy đứa trng
xóm. Tình huống trở nên nghịch lý là: Khi còn khỏe mạnh, Nhĩ chưa từng đặt chân đến bãi
bồi bên kia sông của quê hương anh. Anh từng ngắm nhiu vẻ đẹp trên thế giới, nhưng lại
không biết rằng quê hương mới là nơi đẹp nhất. Đến khi căn bệnh nặng làm cho anh nằm
lit một chỗ, t hoàn cảnh đó lại giúp anh chiêm nghim, ngm nhìn và phát hiện ra vẻ đẹp
tuyệt vời này, nhưng anh không còn đủ sức để đặt cn đến, chỉthể khát khao một cách
vô vọng. Nỗi niềm đó thật xót xa làm sao...
Nỗi niềm xúc động mà Nguyễn Minh Châu thể hin trong bến quê chính là tình yêu quê
hương sâu thẳm ca Nhĩ, nó đau đáu trong những ngày cuối đời của anh. Qua khung cửa
ngôi nhà nhỏ bên sông, Nhĩ nhận ra rằng trời sắp lập thu, "hoa bằng lăng đậm sc hơn", đó
là một vẻ đẹp bình dị của cuộc sống mà có lẽ những người khác xung quanh Nhĩ không cảm
nhn thấm thía bằng anh, bởi căn bệnh him nghèo giúp cho Nhĩ đắm mình trong những
suy nghĩ nội tâm và tận hưởng sc màu của phong cảnh thiên nhiên. Ngm kỹ dòng sông
quê nhà, Nhĩ còn nhận thấy sông Hồng đỏ nht, mặt sông như rộng thêm ra vòm trời như
cao hơn. Anh còn tỉ mỉ quan sát thấy những tia nắng sm từ từ di chuyển, vùng phù sa phô
ra một màu vàng thau xen màu xanh non. Có th nói trong truyện Bến quê, ngòi bút miêu tả
của Nguyễn Minh Châu đã đạt đến đỉnh cao, khi vẽn bức tranh phong cảnh một vùng
đồng bằng ven sông Hồng với cnh tượng thiên nhiên gn gũi, quen thuộc mà lại tuyệt đp
và rất giàu sức sống. Cnh tượng kỳ diu đó dội vào trong tâm hồn của Nhĩ, làm bùng lên
một khao khát được đặt chân qua bãi bồi bên kia sông quê anh, nơi mà lúcy Nhĩ cho là
đẹp nhất, tuyệt vời nhất, hơn mọi nơi trên thế giới mà anh từng đặt chân đến. Thế đấy, ngưi
đàn ông tưởng rng mình đã chiêm ngưỡng được những cảnh tượng đẹp nhất, lại phát hin
ra cái đẹp ở một nơi quen thuộc mà mình chưa từng đặt chân lên, và có lẽ s không bao gi
đặt chân đến được. Nỗi niềm này là sự chua xót, cũng là sthức tỉnh trong tâm hồn một
con người từng tri, và thấm thía giá trị của thời gian trong chính phút gy này.
Nỗi niềm, cũng là tiếng thương kỳ diu mà Nguyễn Minh Châu th hin trong tác phẩm còn
là những chiêm nghim và phát hiện của Nhĩ trong cuộc sống gia đình. Khi còn trẻ, khỏe,
Nhĩ bị lôi cuốn bởi những chân trời mới mẻ, nhiều màu sắc, có lẽ vì vậy, anh chưa hiểu hết
cái quý giá của mái ấm gia đình, đơn sơ nhưng bền vững. Cũng chính vì rơi vào tình huống
m nng, phải nương tựa vào gia đình những ngày cuối của cuộc đời, mà Nhĩ có dịp ngm
nhìn Liên, người vợ anh gắn bó suốt bao nhiêu năm dài. Ln đầu tn, Nhĩ nhìn thấy Liên, vợ
anh mặc áo vá. Hình ảnh này cũng không có lạ lùng, nhưng nó lại toát lên thật nhiu niềm
thương yêu và xót xa trong lòng Nhĩ. Xa cách gia đình bao lâu đ đến những vùng đất lạ, khi
trvề gia đình, Nhĩ vẫn nhận thấy nguyên vẹn nhữngt tần tảo và chịu đựng, hy sinh của
Liên. Anh tìm được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày kit quệ vì bệnh tt. Đó chính
là giá trị đích thực củai ấm gia đình mà trong những ngày khỏe mạnh, thành đạt, có thể
Nhĩ vô tình chưa để ý đến. Nhĩ nhận ra g trị tốt đẹp đó với lòng biết ơn sâu sắc dành cho
vợ, cho gia đình, và cho cả những người hàng xóm tốt bụng. Mỗi một con người đều có
những tình thương quý giá đó bên mình, nhưng đ thm thía hết giá trị của nó không phải
dễ, và có khi người ta nhận ra được giá trị đó cũng chính là lúc con đường đời đã sp đến
đim cuối như Nhĩ.
Sự xúc động của truyện Bến quê không nằm ở bi kịch của một người đau ốm, tuyệt vọng vì
cái chết tớc mặt, nó lại nằm ở sự thức tỉnh con người về những chân lý cuộc sống.
Nhà văn muốn chuyển tải thông điệp: con người ta, trên đường đời, khó tránh khỏi những
điu vòng vèo và chùng chình. Rồi bỏ lỡ những điều ý nghĩa nhất. Nhĩ muốn thức tỉnh mọi
người về những điều đó, để con người khỏi sa vào những điều vòng vèo ấy, và biết hướng tới
những g trị gn gũi nhưng đích thực, bền vững trong cuộc sống. Đó có thể là sự trân trọng
quê hương và gia đình mình, có thể là snhn biết v những điều thực sự quý giá nhất của
mỗi con người.cuối câu chuyện, tác giả Nguyễn Minh Châu miêu tả cn dung và cử ch
của Nhĩ thật khác thường: "mặt mũi Nhĩ đỏ rựng, hai mắt long lanh, hai bàn tay bấu chặt
vào bậu cửa và run ry. Anh đang cố thu nhặt hết chút sức lực cuối cùng để đu mình nhô
người ra ngoài, giơ một cánh tay làm ra vẻ ra hiệu cho một người nào ngoài đó". Chi tiết này
giúp cho chúng ta thấy được diễn biến tâm trng Nhĩ. Trước giây phút rời xa cuộc đời, Nhĩ
muốn thức tỉnh con trai anh nói riêng, thức tỉnh mọi người nói chung về những cái vòng vèo,
chùng chình mà chúng ta đang sao trên đường đời, để ta có thể dứt ra khỏi chúng, để
ớng tới những giá trị đích thực, giản dị và bền vững thật sự trong cuộc đời. Người con trai
đang bị cuốn hút vào bàn cờ thế trên vỉa hè kia chưa biết được rng, vì lỡ chuyến đò cuối
sang sông, mà anh có th bỏ lỡ dịp để đặt cn lên một vùng bãi bồi tuyệt đẹp của quê
hương, bỏ lỡ cơ hội giúp cho người cha đau ốm thực hin ước mơ cuối cùng của mình.
Và có lẽ con người chúng ta khó mà tránh được những điều chùng chình, vòng vèo trong
cuộc sống của bản thân ta. Nhĩ hiu rõ người con trai của mình, vì bản thân anh đã tri qua
những điều đó. Những nim nuối tiếc và sự xót xa của mỗi người thôi thúc chúng ta cố gắng
sống tốt, trân trọng và nâng niu những g trị tn thương của quê hương và gia đình, để
không phải ân hận vì mình đã bỏ lỡ.
Với ngòi bút viết truyện giàu tính trữ tình, nhịp điệu câu chuyện chậm và suy tư, cốt truyện
y dựng khá đơn giản, Nguyễn Minh Châu đã khc họa Nhĩ là một nhân vật tư tưởng, đặt
Nhĩ trong tình huống đối lập, thể hin tâm trng anh bằng nhiều hình ảnh giàu tính biểu
ợng. Qua đó, những nỗi niềm, những tiếng thương của câu chuyn làm cho ta xúc động
u xa. Bởi mỗi chúng ta đều có những hạnh phúc, những giá trị đích thực trong cuộc sống
của mình. Tác phẩm nhắn nhủ ta tm yêu quê hương, gia đình mình, và cố gng trân trọng
tt cả những điều bình dị mà quý giá đó, không bỏ lỡ để rồi xót xa nuối tiếc khôn nguôi...
| 1/3

Preview text:

Phân tích truyện Bến quê lớp 9
Phân tích Bến quê lớp 9
"Văn học là nhân học"- có lẽ vì thế mà những tác phẩm văn học chân chính luôn lay động
được lòng người. Truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm
như thế. Trong truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu- nhà văn luôn "đi tìm hạt ngọc ẩn sâu
trong tâm hồn con người" - đã chuyển tải những chiêm nghiệm, suy nghĩ sâu sắc về con
người và về cuộc đời. Nhân vật Nhĩ là nhân vật chính của tác phẩm, trong những ngày cuối
đời mình, anh nhận ra vẻ đẹp của quê hương và giá trị của gia đình, đồng thời cũng chua xót
nhận ra ước muốn được đặt chân lên bãi bồi quê hương của mình sẽ không bao giờ thực
hiện được nữa. Những nỗi niềm, những tiếng thương trong truyện ngắn Bến quê đều chứa
đựng sự trăn trở, nuối tiếc đó, đều muốn nhắn nhủ con người đừng thờ ơ với những gì gần
gũi mà thiêng liêng và quý giá của mình. ADVERTISEMENT
Nỗi niềm của nhân vật Nhĩ được Nguyễn Minh Châu miêu tả trong một tình huống truyện rất
đặc biệt, chứa đựng nhiều nghịch lý. Tình huống, hoàn cảnh đó căn bản là quá khứ và hiện
tại của Nhĩ. Quá khứ: Nhĩ làm một công việc có điều kiện đi đến hầu hết mọi nơi trên trái
đất, những nơi có vẻ đẹp và bao điều kỳ thú. Hiện tại: Nhĩ bị bệnh hiểm nghèo, bị liệt toàn
thân, mọi sinh hoạt và cử động của anh đều phải nhờ vào vợ con, và cả mấy đứa trẻ hàng
xóm. Tình huống trở nên nghịch lý là: Khi còn khỏe mạnh, Nhĩ chưa từng đặt chân đến bãi
bồi bên kia sông của quê hương anh. Anh từng ngắm nhiều vẻ đẹp trên thế giới, nhưng lại
không biết rằng quê hương mới là nơi đẹp nhất. Đến khi căn bệnh nặng làm cho anh nằm
liệt một chỗ, thì hoàn cảnh đó lại giúp anh chiêm nghiệm, ngắm nhìn và phát hiện ra vẻ đẹp
tuyệt vời này, nhưng anh không còn đủ sức để đặt chân đến, chỉ có thể khát khao một cách
vô vọng. Nỗi niềm đó thật xót xa làm sao...
Nỗi niềm xúc động mà Nguyễn Minh Châu thể hiện trong bến quê chính là tình yêu quê
hương sâu thẳm của Nhĩ, nó đau đáu trong những ngày cuối đời của anh. Qua khung cửa
ngôi nhà nhỏ bên sông, Nhĩ nhận ra rằng trời sắp lập thu, "hoa bằng lăng đậm sắc hơn", đó
là một vẻ đẹp bình dị của cuộc sống mà có lẽ những người khác xung quanh Nhĩ không cảm
nhận thấm thía bằng anh, bởi căn bệnh hiểm nghèo giúp cho Nhĩ đắm mình trong những
suy nghĩ nội tâm và tận hưởng sắc màu của phong cảnh thiên nhiên. Ngắm kỹ dòng sông
quê nhà, Nhĩ còn nhận thấy sông Hồng đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra và vòm trời như
cao hơn. Anh còn tỉ mỉ quan sát thấy những tia nắng sớm từ từ di chuyển, vùng phù sa phô
ra một màu vàng thau xen màu xanh non. Có thể nói trong truyện Bến quê, ngòi bút miêu tả
của Nguyễn Minh Châu đã đạt đến đỉnh cao, khi vẽ lên bức tranh phong cảnh một vùng
đồng bằng ven sông Hồng với cảnh tượng thiên nhiên gần gũi, quen thuộc mà lại tuyệt đẹp
và rất giàu sức sống. Cảnh tượng kỳ diệu đó dội vào trong tâm hồn của Nhĩ, làm bùng lên
một khao khát được đặt chân qua bãi bồi bên kia sông quê anh, nơi mà lúc này Nhĩ cho là
đẹp nhất, tuyệt vời nhất, hơn mọi nơi trên thế giới mà anh từng đặt chân đến. Thế đấy, người
đàn ông tưởng rằng mình đã chiêm ngưỡng được những cảnh tượng đẹp nhất, lại phát hiện
ra cái đẹp ở một nơi quen thuộc mà mình chưa từng đặt chân lên, và có lẽ sẽ không bao giờ
đặt chân đến được. Nỗi niềm này là sự chua xót, cũng là sự thức tỉnh trong tâm hồn một
con người từng trải, và thấm thía giá trị của thời gian trong chính phút giây này.
Nỗi niềm, cũng là tiếng thương kỳ diệu mà Nguyễn Minh Châu thể hiện trong tác phẩm còn
là những chiêm nghiệm và phát hiện của Nhĩ trong cuộc sống gia đình. Khi còn trẻ, khỏe,
Nhĩ bị lôi cuốn bởi những chân trời mới mẻ, nhiều màu sắc, có lẽ vì vậy, anh chưa hiểu hết
cái quý giá của mái ấm gia đình, đơn sơ nhưng bền vững. Cũng chính vì rơi vào tình huống
ốm nặng, phải nương tựa vào gia đình những ngày cuối của cuộc đời, mà Nhĩ có dịp ngắm
nhìn Liên, người vợ anh gắn bó suốt bao nhiêu năm dài. Lần đầu tiên, Nhĩ nhìn thấy Liên, vợ
anh mặc áo vá. Hình ảnh này cũng không có gì lạ lùng, nhưng nó lại toát lên thật nhiều niềm
thương yêu và xót xa trong lòng Nhĩ. Xa cách gia đình bao lâu để đến những vùng đất lạ, khi
trở về gia đình, Nhĩ vẫn nhận thấy nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng, hy sinh của
Liên. Anh tìm được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày kiệt quệ vì bệnh tật. Đó chính
là giá trị đích thực của mái ấm gia đình mà trong những ngày khỏe mạnh, thành đạt, có thể
Nhĩ vô tình chưa để ý đến. Nhĩ nhận ra giá trị tốt đẹp đó với lòng biết ơn sâu sắc dành cho
vợ, cho gia đình, và cho cả những người hàng xóm tốt bụng. Mỗi một con người đều có
những tình thương quý giá đó bên mình, nhưng để thấm thía hết giá trị của nó không phải
dễ, và có khi người ta nhận ra được giá trị đó cũng chính là lúc con đường đời đã sắp đến điểm cuối như Nhĩ.
Sự xúc động của truyện Bến quê không nằm ở bi kịch của một người đau ốm, tuyệt vọng vì
cái chết trước mặt, mà nó lại nằm ở sự thức tỉnh con người về những chân lý cuộc sống.
Nhà văn muốn chuyển tải thông điệp: con người ta, trên đường đời, khó tránh khỏi những
điều vòng vèo và chùng chình. Rồi bỏ lỡ những điều ý nghĩa nhất. Nhĩ muốn thức tỉnh mọi
người về những điều đó, để con người khỏi sa vào những điều vòng vèo ấy, và biết hướng tới
những giá trị gần gũi nhưng đích thực, bền vững trong cuộc sống. Đó có thể là sự trân trọng
quê hương và gia đình mình, có thể là sự nhận biết về những điều thực sự quý giá nhất của
mỗi con người.Ở cuối câu chuyện, tác giả Nguyễn Minh Châu miêu tả chân dung và cử chỉ
của Nhĩ thật khác thường: "mặt mũi Nhĩ đỏ rựng, hai mắt long lanh, hai bàn tay bấu chặt
vào bậu cửa và run rẩy. Anh đang cố thu nhặt hết chút sức lực cuối cùng để đu mình nhô
người ra ngoài, giơ một cánh tay làm ra vẻ ra hiệu cho một người nào ngoài đó". Chi tiết này
giúp cho chúng ta thấy được diễn biến tâm trạng Nhĩ. Trước giây phút rời xa cuộc đời, Nhĩ
muốn thức tỉnh con trai anh nói riêng, thức tỉnh mọi người nói chung về những cái vòng vèo,
chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời, để ta có thể dứt ra khỏi chúng, để
hướng tới những giá trị đích thực, giản dị và bền vững thật sự trong cuộc đời. Người con trai
đang bị cuốn hút vào bàn cờ thế trên vỉa hè kia chưa biết được rằng, vì lỡ chuyến đò cuối
sang sông, mà anh có thể bỏ lỡ dịp để đặt chân lên một vùng bãi bồi tuyệt đẹp của quê
hương, bỏ lỡ cơ hội giúp cho người cha đau ốm thực hiện ước mơ cuối cùng của mình.
Và có lẽ con người chúng ta khó mà tránh được những điều chùng chình, vòng vèo trong
cuộc sống của bản thân ta. Nhĩ hiểu rõ người con trai của mình, vì bản thân anh đã trải qua
những điều đó. Những niềm nuối tiếc và sự xót xa của mỗi người thôi thúc chúng ta cố gắng
sống tốt, trân trọng và nâng niu những giá trị thân thương của quê hương và gia đình, để
không phải ân hận vì mình đã bỏ lỡ.
Với ngòi bút viết truyện giàu tính trữ tình, nhịp điệu câu chuyện chậm và suy tư, cốt truyện
xây dựng khá đơn giản, Nguyễn Minh Châu đã khắc họa Nhĩ là một nhân vật tư tưởng, đặt
Nhĩ trong tình huống đối lập, thể hiện tâm trạng anh bằng nhiều hình ảnh giàu tính biểu
tượng. Qua đó, những nỗi niềm, những tiếng thương của câu chuyện làm cho ta xúc động
sâu xa. Bởi mỗi chúng ta đều có những hạnh phúc, những giá trị đích thực trong cuộc sống
của mình. Tác phẩm nhắn nhủ ta thêm yêu quê hương, gia đình mình, và cố gắng trân trọng
tất cả những điều bình dị mà quý giá đó, không bỏ lỡ để rồi xót xa nuối tiếc khôn nguôi...