Phân tích truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân chọn lọc hay nhất | Ngữ văn 9

Nói về quê hương, Raxun Gamzatov đã cho rằng rằng: "Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người". Điều đó muốn đưa ra một chân lý rằng, con người dù đi đến đâu cũng không thể quên được nguồn cội, quê hương. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 9 444 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 9 0.9 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân chọn lọc hay nhất | Ngữ văn 9

Nói về quê hương, Raxun Gamzatov đã cho rằng rằng: "Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người". Điều đó muốn đưa ra một chân lý rằng, con người dù đi đến đâu cũng không thể quên được nguồn cội, quê hương. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

49 25 lượt tải Tải xuống
Phân ch truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân chọn lọc hay nhất
Phân ch Làng Kim Lân đầy đủ, chọn lọc hay nhất. Bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê sẽ giúp bạn
đọc hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm Làng. Kính mời quý bạn đọc tham khảo.
Phân ch Làng của Kim Lân
Nói về quê hương, Raxun Gamzatov đã cho rằng rằng: "Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê
hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người". Điều đó muốn đưa ra một chân lý rằng, con
người dù đi đến đâu cũng không thể quên được nguồn cội, quê hương. Đặc biệt là quê hương trong
tâm khảm của người nông dân đã gắn bó máu thiệt với từng khóm tre, bờ ao, giếng nước, mái đình.
Cùng với đề tài viết về nh yêu của người nông dân đối với quê hương, Kim Lân hướng tới khám p
cái đẹp khỏe khoắn, đôn hậu, chất phác trong tâm hồn những người nông dân qua tác phẩm truyện
ngắn mang tên "Làng". Nói như cách nhận xét, bình phẩm của Nguyên Hồng thì Kim Lân là nhà văn của
làng quê, của những người nông dân một lòng một dạ đi với đất, với người, với sự thuần hậu nguyên
thủy của cuộc sống vùng thôn quê.
Tác phẩm ra đời năm 1948, được lấy bối cảnh từ cuộc tản cư trong thời kỳ kháng chiến của nhân dân
Bắc Bộ, Kim Lân xây dựng nhân vật ông Hai - người dân làng Chợ Dầu theo kháng chiến tản cư đến
vùng tạm trú. Và trong lúc tản cư, biết bao điều suy tư, trăn trở về ngôi làng thân yêu của ông Hai đã
được Kim Lân thể hiện một cách trọn vẹn, đầy đủ nhất. Cái hay của câu chuyện không chỉ dừng lại
việc xây dựng nhân vật thành công mà còn xây dựng được một nh huống truyện độc đáo, bộc lộ
được sự sâu sắc nh yêu làng, nh yêu nước của một người nông dân.
Ông Hai là người rất yêu làng của mình. Tình yêu của ông đã ăn sâu vào nhận thức, vào máu thịt để
có đi đến đâu, đi tản cư đến nơi khác nhưng ông vẫn đau đáu nhớ và hướng về nơi có cái tên quen
thuộc là Chợ Dầu. Yêu làng, ông yêu tất cả những thức thuộc về nơi ấy, yêu trong một niềm tự hào
mãnh liệt vì mình là người dân làng Chợ Dầu. Ấy vy mà, một hôn ông Hai chính tai nghe được n
làng theo giặc. Xét về mạt hiện thực, chi ết này là rất hợp lý. Bởi lẽ, ai cũng biết trong những năm
kháng chiến, để thực hiện chiêu bài tách quân ra khỏi dân, ví dân với quân như cá với nước, thực dân
Pháp đã dùng mọi cách bắt bớ, đe dọa và lôi kéo nhân dân đứng về phía chúng. Tuy vậy, người nông
dân đã bén rễ nội bộ rồi đốt làng, phá nhà người dân.
Trong nh huống này đã gây ra những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trí ông lão đáng thương và đáng
trọng ấy - tạo nên nút thắt cho câu chuyện. Chính bởi vy mà tạo ra những điều kiện để thhiện, bộc
lỗ tâm trạng phẩm chất, nh cách của nhân vật thêm phần chân thực và sâu sắc nhất. Từ đó, góp
phần giải quyết chủ đề chủ đề tác phẩm, đó là phản ánh và ca ngợi nh yêu làng, yêu nước chân
thành, giản dị của những người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đồng thời
cũng góp phần vào diễn biến và mạch phát triển câu chuyn.
Làng quê đối với người nông dân không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi con người mà còn là nơi
dù mỗi cá nhân có đi đến đâu cũng mong ngóng mỏi màn ngày để trở về với gia đình, người thân, bạn
bè, láng giềng. Ở đó, bao nhiêu thế hệ đã được sinh ra và lớn lên, trưởng thành. Bao nhiêu cuộc đời
đã hóa thành câu chuyện truyền tai nhau để viết nên những trang sử rất sống động. Người nông dân
cũng vậy, họ bắt đầu nh yêu đất nước bằng nh yêu từ những thứ nhỏ bé, đơn sơ, thân thuộc xung
quanh họ như từng cây cầu, mái rạ, yêu con đường đến trường, đình làng, bến nước. Thế đấy, nh
yêu làng của ông Hai trước Cách mạng giản dị như nh yêu của một đứa con xa nhớ về người mẹ của
mình, một nh yêu tôn sùng, có niềm tự hào xen lẫn có chút hồn nhiên. Mỗi khi kể về làng, ông khoe
về cái sinh phần sừng sững ở cuối làng của viên tổng đốc làng ông, cho dù bản thân mình và nhiều
người khác trong lòng đã phải khốn khổ vì cái sinh phần y.
Tuy vậy, nh yêu làng của ông Hai có schuyển biến mạnh mẽ kể từ sau Cách mạng. Khi ấy, làng Chợ
Dầu trở thành làng kháng chiến. Ông Hai khoe làng ông có "những hố, những ụ, nhng giao thông
hào", "có cái phòng thông n tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng
ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy". Quê hương được giải phóng, thoát khỏi ách
ờng hào phong kiến và bè lũ tay sai thực dân. Dân làng ông bắt đầu cuộc sống mới. Ông Hai no nc
khi kể về những đêm rậm rịchếng bước chân của đoàn du kích tập quân sự, sáng, chiều râm ran
ếng trẻ em học bài...lại còn có cnhững ếng hát của thanh niên ngân vang trong những buổi cả làng
bàn việc nước, việc dân. Như vậy, chúng ta có thể thấy được rõ ràng nh yêu làng của ông đã gắn với
niềm vui của con ngườia vào cuộc sống kháng chiến dân tộc.
Vì quá yêu làng, nên ông Hai không hề mun đi tản cư đến nơi khác. Chỉ vì hoàn cảnh bất đắc dĩ mà
ông buộc phải xa làng, xa anh em, đồng chí. Nỗi khổ tâm này cũng nhiều lần khiến ông đau đáu về
làng. Ấy vậy nên ông Hai cứ muốn nghe n tức về làng, không chỉ riêng làng mình mà ông còn khao
khát được nghe những n thắng trận từ mọi miền đất nước. Như thế mới thấy được sự phát triển
mạnh mẽ trong nh cảm và nhận thức của ông Hai nói riêng người nông dân nói chung. Giờ đây,
không những ông Hai yêu làng mà còn yêu cách mạng, yêu kháng chiến nữa. T miễn cưỡng thực hiện
tản cư, đến yêu mến rồi nhiệt nh ủng hộ cách mạng, ủng hộ kháng chiến. Câu chuyện khoe làng cũng
thế. Tchuyện khoe làng, ông chuyển sang chuyện kháng chiến, chuyện đánh Tây. Tình yêu làng trong
ông vẫn lớn, luôn được nhen nhóm nhưng giờ đây nó đã hòa quyện trong nh yêu cách mạng, yêu
kháng chiến, nh yêu nước. Tình cảm cá nhân ông Hai đã hòa hợp với nh yêu tổ quốc. Yêu làng cũng
là yêu nước. Tản cư nghĩa là ủng hộ cách mạng, nghĩa là ủng hộ sự nghiệp giải phóng đất nước mà ủy
ban kháng hiến đã đề ra.
Để thy rõ nh yêu làng của ông Hai, nhà văn đã đặc biệt miêu tả sự thay đổi trong nội tâm lẫn hành
động trước và sau khi nghe được n làng Chợ Dầu theo Tây. Trước khi nghe n làng Chợ Dầu theo
giặc, ông luôn nhớ mòng làng da diết, ước mơ lớn lao nhất đời ông có lẽ là được trở về làng, được trẻ
lại, được tham gia kháng chiến. Như thế để cho thấy được rằng ông Hai là người rất có trách nhiệm
với cuộc kháng chiến và nh cảm gắn bó máu thịt với quê hương. Công việc thường xuyên, đều đặn
của ông là đến phòng thông n để nghe ngóng n tức. Dù không đọc giỏi nhưng ông vẫn vờ xem để
bắt được ai đó có giọng đọc to mà nghe. "Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa
hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kỳ lên tháp Rùa" cũng đủ để làm ông tụ hào quá đỗi - ấy, cứ kêu chúng nó
trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?" "Một anh trung đội trường sau khí giết được bảy tên
giặc đã tự sắt bằng một quả lựu đạn cuối cùng, Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng
đã bắt sống một tên quan hai bốt Thao ngay giữa chợ". Những cái n ấy càng làm đong đầy niềm n
của ông về ngày tất thắng của Cách mạng. "Chỗ kia phá đổ được một xe tăng và một xe díp". "Cứ thế,
chỗ này giết một , ch ểu thành đại làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm". Ruột gan ông lão cứ
múa cả lên,vui quá! Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông n, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi
thẳng ra lối huyện cũ. Sự chất phác và nh yêu ghét rạch ròi của người nông dân chân chất còn thể
hin ở chi ết ông mong trời nắn nóng để "bỏ mẹ chúng nó".
Nhà văn thật tài nh khi đặt nhân vật của mình vào một nh huống éo le để bao nhiêu tâm sự, nh
cảm cthmà tuôn dào dạt. Khi nghe n làng Chợ Dầu theo giặc từ miệng những người từ i y
lên, ông Hai sững sờ xấu hổ uất ức: "cổ ông lãn nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi
ởng như không thở được". Khó mà có thể n được điều y khi mà lòng ông còn mới ngập tràn
những niềm vui thắng trận. Cảm xúc đột ngột tụt dốc, ông Hai cố trấn an bản thân nhưng rồi cũng phải
chịu thua khi lời kể của những người tản cư khá rành rọt, chi ết. Cảm giác hụt hẫng của ông như vừa
tự mình đánh mất một điều gì đó lớn lao lắm. Phải chăng nh yêu làng đã quay lưng lại với ông để
khiến ông nghẹn ngào, tủi hổ. Cảm giác của một nh yêu đã bị phụ rẫy, một niềm n không hề lay
động trước n dữ ấy nhưng ông không thể đánh lừa được lòng nh. Cứ thế, ông Hai "cúi gằm mt
mà đi". Nỗi xấu hổ bủa vây lấy ông, nó xui bước bước chân ông không dam đi con đường nào khác là
một mạch về nhà. Về đến nhà, ông nằm vật ra gờng rồi tủi thân nhìn lũ con "nước mắt ông lão cứ
giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con lang Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy
ư? Khốn nạn, bằngy tuổi đầu....ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên". Từ nỗi hổ thn ông thấy nhục.
Nhục vì mình mang bộ mặt của dân làng bán nước. Cả con mình cũng sẽ mang nỗi nhục ấy suốt đời.
Nói một cách công bằng, dù làng chợ Dầu theo Tây thì cũng đâu phải lỗi của ông, lại càng không phải
lỗi của các con ông. Dù biết là vậy nhưng ông Hai vẫn cảm thy đau khổ, cảm giác tội lỗi như bản thân
mình đã gây ra vậy. Điều đó cho thấy ông Gia đã tự nguyện gắn bó máu thịt với làng, lành là sinh
mệnh, nh yêu làng là lẽ sống. Người nông dân không trực ếp tham gia kháng chiến, chiến đấu
nhưng vẫn một mực thủy chung với cách mạng, sự gắn bó bằng lòng tự trọng, không cần ai phải xua
đuổi hay miệt thị, bản thân họ cũng tự giày vò chính mình "dẫu vì chính sách cụ Hồ, người ta chẳng
đuổi đi nữa thì mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu".
Kiểm điểm, liệt kê từng gương mặt, từng nh cách của mỗi người trong làng, ông Hai khó mà n được
rằng những anh em, đồng chí của mình lại có thể làm những việc xấu xa như vậy. Tuy nhiên, không có
lửa thì làm sao có khói. Như ông nghĩ "ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyn y làm gì?". Vi
bản nh là một người thích đi và thường xuyên đi như ông mà suốt mấy ngày ông không dám đi đâu.
Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng nh hình bên ngoài. "Một đám đông túm lại, ông cũng để ý,
dăm bảy ếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang
để ý, người ta đang bàn tán đến cá chuyện ấy. Thoáng nghe những ếng Tây, Việt gian, cam - nhông...
là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện y rồi! "
Trong gian nhà nhỏ giờ lại càng tăng thêm bầu không khí ngột ngạt vì những ý nghĩ rối tung trong đầu
ông. Tiếng thở của ba đứa trẻ trong ánh đen vàng hiu như chính tương lại của gia đình ông Hai, bế tc
và tuyệt vọng. Ông không biết đi đâu, về làng thì không được, vì về làng lúc này đồng nghĩa với theo
Tây, phản bội kháng chiến. Ở lại thì cũng không xong, vì mụ chủ nhà đã đánh ếng xua đuổi. Còn đi thì
biết đi đâu, bởi ai người ta chứa chấp dân làng Chợ Dầu phản bội. Nếu như trước đây, nh yêu làng
và nh yêu nước hòa quyện trong nhau thì lúc này, ông Hai buộc phải có sự lựa chọn. Quê hương và
Tquốc bên nào nặng hơn? Đó có thể nói rằng đây không phải là điều đơn giản vì với ông, làng Chợ
Dầu đã trở thành một phần của cuộc sống, không dễ gì vứt bỏ; còn cách mạng là cứu cánh của gia đình
ông, giúp cho gia đình ông thoát khỏi cuộc đồi nô lệ. Cuối cùng, ông đã đưa ra quyết đnh, đó là: "Làng
thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mắt rồi thì phải thù". Như vậy, nh yêu làng dẫn có thiết tha, mãnh
liệt đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn nh yêu đất nước. Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hn
của con người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ nh cảm riêng tư để ớng tới nh cảm chung
của cả cộng đông, của cả dân tộc.
Để vơi đi nhng tâm tư đè nặng và cũng để giải bày được tấc lòng thủy chung với Cách mạng, ông Hai
đã có cuộc đối thoại, trò chuyện với đứa con út. Tuy bên ngoài là cuộc trò chuyện nhưng thực chất
cuộc độc thoại đầy xúc động. Một đứa trẻ lên ba không thể nào tự nói lên những điều như thế. Phi
có một người cha, người b như ông Hai - một người cha không chỉ truyền giọng điệu mình cho con
tập nói mà còn là người cha truyền cho con nh yêu ớc, nh yêu làng sâu đậm trong trái m hồn
nhiên, nhỏ bé: "Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!". Đứa con gái nói cũng chính là nói hộ, nói
thay ếng lòng ông Hai. Dù có thế nào, ông vẫn một mực chung thủy, gắn bó với cách mạng, với cụ Hồ.
Ở ông là một niềmn sắt đá - niềm n ấy đã phần nào giúp ông có thêm nghị lc để ợt qua khó
khăn này. Do đó, chỉ có đứng trước nghịch cảnh, đối diện nỗi đau mới thấy tấm lòng người nông dân
đối với cách mạng, đối với kháng chiến không bao giơ thay đổi, dù phải đau khổ tột cung nhưng nhất
định vẫn giữ trọn vẹn lời thề.
May mắn cho ông Hai và cũng nhẹ nhõm cho cả người đọc khi nghe được n lành chợ Dầu cải chính.
Nối đau khổ của ông như được giải tỏa, bao niềm vui như nước lũ tràn về. Ông Hai cứ như tre ra
"mm bm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy", ông hai có khác nào được hồi sinh. Ông
"bô bô" khoe với mọi ngươi về cái n làng ông bị đốt nhẵn, nhà ông bị đốt nhẵn. Nội dung lời khoe
của ông có vẻ vô lý, bởi không ai có thể vui mừng trước cảnh làng, nhà của mình bị giặc tàn phá.
Nhưng trong nh huống này thì điều vô lý ấy lại rất dễ hiểu: sự mất mát về vật chất y chẳng thấm vào
đâu so với niềm vui nh thần mà ông đang được đón nhận. Nhà văn đã tỏ ra rất sắc sảo trong việc
nắm bắt và miêu tả diễn biến tâm lí của người nông dân. Họ rất yêu làng. Nhưng họ cũng hiểu được
rằng một khi nước mất nhà tan, cái làng cái nhà còn hay mất không quan trọng bằng nước mất hay
còn. Chỉ cần còn tấm lòng con người theo cách mạng, còn kháng chiến thì còn nhà, còn làng. Vì T
quốc, vì đất nước họ sẵn sàng hy sinh tất cả dù đó là tài sản hay cả nh mạng của mình. Từ một người
nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến. Tình yêu làng, yêu
ớc đã hòa làm một trong ý nghĩa nh cảm việc làm của ông Hai. Tình cảm y thống nhất, hòa quyện
như nh yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên nh làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang nh
thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh êu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Tóm tại, tác phẩm Làng của Kim Lân nổi bật với nh huống truyện có nh căng thẳng, thử thách, cốt
truyện chú trọng vào các nh huống bên trong nội tâm nhân vật, kết hợp với nghệ thuật miêu tả tâm lí
nhân vật tự nhiên mà sâu sắc, nh tế. Ngôn ngữ đặc sắc, sinh động mang đậm chất khẩu ng gắn liền
với lời ăn ếng nói hàng ngày của người nông dân. Truyện thể hiện chân thực, sinh động tành cảm yêu
làng quê thống nhất với lòng yêu đất c ở nhân vật ông Hai. Đồng thời giúp chúng ta hiểu, yêu mến
và khâm phục biết nhường nào những người nông dân giản dị, mộc mạc mà lại có một nh yêu nước
vô cùng tha thiết, cao cả.
Trên đây là bài viết của Luật Minh Khuê gửi đến bạn đọc mang nh chất tham khảo. Trân trọng./.
| 1/4

Preview text:

Phân tích truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân chọn lọc hay nhất
Phân tích Làng Kim Lân đầy đủ, chọn lọc hay nhất. Bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê sẽ giúp bạn
đọc hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm Làng. Kính mời quý bạn đọc tham khảo.

Phân tích Làng của Kim Lân
Nói về quê hương, Raxun Gamzatov đã cho rằng rằng: "Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê
hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người". Điều đó muốn đưa ra một chân lý rằng, con
người dù đi đến đâu cũng không thể quên được nguồn cội, quê hương. Đặc biệt là quê hương trong
tâm khảm của người nông dân đã gắn bó máu thiệt với từng khóm tre, bờ ao, giếng nước, mái đình.
Cùng với đề tài viết về tình yêu của người nông dân đối với quê hương, Kim Lân hướng tới khám phá
cái đẹp khỏe khoắn, đôn hậu, chất phác trong tâm hồn những người nông dân qua tác phẩm truyện
ngắn mang tên "Làng". Nói như cách nhận xét, bình phẩm của Nguyên Hồng thì Kim Lân là nhà văn của
làng quê, của những người nông dân một lòng một dạ đi với đất, với người, với sự thuần hậu nguyên
thủy của cuộc sống vùng thôn quê.

Tác phẩm ra đời năm 1948, được lấy bối cảnh từ cuộc tản cư trong thời kỳ kháng chiến của nhân dân
Bắc Bộ, Kim Lân xây dựng nhân vật ông Hai - người dân làng Chợ Dầu theo kháng chiến tản cư đến
vùng tạm trú. Và trong lúc tản cư, biết bao điều suy tư, trăn trở về ngôi làng thân yêu của ông Hai đã
được Kim Lân thể hiện một cách trọn vẹn, đầy đủ nhất. Cái hay của câu chuyện không chỉ dừng lại ở
việc xây dựng nhân vật thành công mà còn xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, bộc lộ
được sự sâu sắc tình yêu làng, tình yêu nước của một người nông dân.

Ông Hai là người rất yêu làng của mình. Tình yêu của ông đã ăn sâu vào nhận thức, vào máu thịt để dù
có đi đến đâu, đi tản cư đến nơi khác nhưng ông vẫn đau đáu nhớ và hướng về nơi có cái tên quen
thuộc là Chợ Dầu. Yêu làng, ông yêu tất cả những thức thuộc về nơi ấy, yêu trong một niềm tự hào
mãnh liệt vì mình là người dân làng Chợ Dầu. Ấy vậy mà, một hôn ông Hai chính tai nghe được tin
làng theo giặc. Xét về mạt hiện thực, chi tiết này là rất hợp lý. Bởi lẽ, ai cũng biết trong những năm
kháng chiến, để thực hiện chiêu bài tách quân ra khỏi dân, ví dân với quân như cá với nước, thực dân
Pháp đã dùng mọi cách bắt bớ, đe dọa và lôi kéo nhân dân đứng về phía chúng. Tuy vậy, người nông
dân đã bén rễ nội bộ rồi đốt làng, phá nhà người dân.

Trong tình huống này đã gây ra những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trí ông lão đáng thương và đáng
trọng ấy - tạo nên nút thắt cho câu chuyện. Chính bởi vậy mà tạo ra những điều kiện để thể hiện, bộc
lỗ rõ tâm trạng và phẩm chất, tính cách của nhân vật thêm phần chân thực và sâu sắc nhất. Từ đó, góp
phần giải quyết chủ đề chủ đề tác phẩm, đó là phản ánh và ca ngợi tình yêu làng, yêu nước chân
thành, giản dị của những người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đồng thời
cũng góp phần vào diễn biến và mạch phát triển câu chuyện.

Làng quê đối với người nông dân không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi con người mà còn là nơi
dù mỗi cá nhân có đi đến đâu cũng mong ngóng mỏi màn ngày để trở về với gia đình, người thân, bạn
bè, láng giềng. Ở đó, bao nhiêu thế hệ đã được sinh ra và lớn lên, trưởng thành. Bao nhiêu cuộc đời
đã hóa thành câu chuyện truyền tai nhau để viết nên những trang sử rất sống động. Người nông dân
cũng vậy, họ bắt đầu tình yêu đất nước bằng tình yêu từ những thứ nhỏ bé, đơn sơ, thân thuộc xung
quanh họ như từng cây cầu, mái rạ, yêu con đường đến trường, đình làng, bến nước. Thế đấy, tình

yêu làng của ông Hai trước Cách mạng giản dị như tình yêu của một đứa con xa nhớ về người mẹ của
mình, một tình yêu tôn sùng, có niềm tự hào xen lẫn có chút hồn nhiên. Mỗi khi kể về làng, ông khoe
về cái sinh phần sừng sững ở cuối làng của viên tổng đốc làng ông, cho dù bản thân mình và nhiều
người khác trong lòng đã phải khốn khổ vì cái sinh phần ấy.

Tuy vậy, tình yêu làng của ông Hai có sự chuyển biến mạnh mẽ kể từ sau Cách mạng. Khi ấy, làng Chợ
Dầu trở thành làng kháng chiến. Ông Hai khoe làng ông có "những hố, những ụ, những giao thông
hào", "có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng
ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy". Quê hương được giải phóng, thoát khỏi ách
cường hào phong kiến và bè lũ tay sai thực dân. Dân làng ông bắt đầu cuộc sống mới. Ông Hai no nức
khi kể về những đêm rậm rịch tiếng bước chân của đoàn du kích tập quân sự, sáng, chiều râm ran
tiếng trẻ em học bài...lại còn có cả những tiếng hát của thanh niên ngân vang trong những buổi cả làng
bàn việc nước, việc dân. Như vậy, chúng ta có thể thấy được rõ ràng tình yêu làng của ông đã gắn với
niềm vui của con người hòa vào cuộc sống kháng chiến dân tộc.

Vì quá yêu làng, nên ông Hai không hề muốn đi tản cư đến nơi khác. Chỉ vì hoàn cảnh bất đắc dĩ mà
ông buộc phải xa làng, xa anh em, đồng chí. Nỗi khổ tâm này cũng nhiều lần khiến ông đau đáu về
làng. Ấy vậy nên ông Hai cứ muốn nghe tin tức về làng, không chỉ riêng làng mình mà ông còn khao
khát được nghe những tin thắng trận từ mọi miền đất nước. Như thế mới thấy được sự phát triển
mạnh mẽ trong tình cảm và nhận thức của ông Hai nói riêng và người nông dân nói chung. Giờ đây,
không những ông Hai yêu làng mà còn yêu cách mạng, yêu kháng chiến nữa. Từ miễn cưỡng thực hiện
tản cư, đến yêu mến rồi nhiệt tình ủng hộ cách mạng, ủng hộ kháng chiến. Câu chuyện khoe làng cũng
thế. Từ chuyện khoe làng, ông chuyển sang chuyện kháng chiến, chuyện đánh Tây. Tình yêu làng trong
ông vẫn lớn, luôn được nhen nhóm nhưng giờ đây nó đã hòa quyện trong tình yêu cách mạng, yêu
kháng chiến, tình yêu nước. Tình cảm cá nhân ông Hai đã hòa hợp với tình yêu tổ quốc. Yêu làng cũng
là yêu nước. Tản cư nghĩa là ủng hộ cách mạng, nghĩa là ủng hộ sự nghiệp giải phóng đất nước mà ủy
ban kháng hiến đã đề ra.

Để thấy rõ tình yêu làng của ông Hai, nhà văn đã đặc biệt miêu tả sự thay đổi trong nội tâm lẫn hành
động trước và sau khi nghe được tin làng Chợ Dầu theo Tây. Trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo
giặc, ông luôn nhớ mòng làng da diết, ước mơ lớn lao nhất đời ông có lẽ là được trở về làng, được trẻ
lại, được tham gia kháng chiến. Như thế để cho thấy được rằng ông Hai là người rất có trách nhiệm
với cuộc kháng chiến và tình cảm gắn bó máu thịt với quê hương. Công việc thường xuyên, đều đặn
của ông là đến phòng thông tin để nghe ngóng tin tức. Dù không đọc giỏi nhưng ông vẫn vờ xem để
bắt được ai đó có giọng đọc to mà nghe. "Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa
hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kỳ lên tháp Rùa" cũng đủ để làm ông tụ hào quá đỗi - "Đấy, cứ kêu chúng nó
trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?" "Một anh trung đội trường sau khí giết được bảy tên
giặc đã tự sắt bằng một quả lựu đạn cuối cùng, Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng
đã bắt sống một tên quan hai bốt Thao ngay giữa chợ". Những cái tin ấy càng làm đong đầy niềm tin
của ông về ngày tất thắng của Cách mạng. "Chỗ kia phá đổ được một xe tăng và một xe díp". "Cứ thế,
chỗ này giết một tí, tích tiểu thành đại làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm". Ruột gan ông lão cứ
múa cả lên,vui quá! Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi
thẳng ra lối huyện cũ. Sự chất phác và tình yêu ghét rạch ròi của người nông dân chân chất còn thể
hiện ở chi tiết ông mong trời nắn nóng để "bỏ mẹ chúng nó".

Nhà văn thật tài tình khi đặt nhân vật của mình vào một tình huống éo le để bao nhiêu tâm sự, tình
cảm cứ thể mà tuôn dào dạt. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ miệng những người từ dưới ấy
lên, ông Hai sững sờ xấu hổ uất ức: "cổ ông lãn nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi
tưởng như không thở được". Khó mà có thể tin được điều ấy khi mà lòng ông còn mới ngập tràn
những niềm vui thắng trận. Cảm xúc đột ngột tụt dốc, ông Hai cố trấn an bản thân nhưng rồi cũng phải
chịu thua khi lời kể của những người tản cư khá rành rọt, chi tiết. Cảm giác hụt hẫng của ông như vừa
tự mình đánh mất một điều gì đó lớn lao lắm. Phải chăng tình yêu làng đã quay lưng lại với ông để
khiến ông nghẹn ngào, tủi hổ. Cảm giác của một tình yêu đã bị phụ rẫy, một niềm tin không hề lay
động trước tin dữ ấy nhưng ông không thể đánh lừa được lòng mình. Cứ thế, ông Hai "cúi gằm mặt
mà đi". Nỗi xấu hổ bủa vây lấy ông, nó xui bước bước chân ông không dam đi con đường nào khác là
một mạch về nhà. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con "nước mắt ông lão cứ
giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con lang Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy
ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu....ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên". Từ nỗi hổ thẹn ông thấy nhục.
Nhục vì mình mang bộ mặt của dân làng bán nước. Cả con mình cũng sẽ mang nỗi nhục ấy suốt đời.
Nói một cách công bằng, dù làng chợ Dầu theo Tây thì cũng đâu phải lỗi của ông, lại càng không phải
lỗi của các con ông. Dù biết là vậy nhưng ông Hai vẫn cảm thấy đau khổ, cảm giác tội lỗi như bản thân
mình đã gây ra vậy. Điều đó cho thấy ông Gia đã tự nguyện gắn bó máu thịt với làng, lành là sinh
mệnh, tình yêu làng là lẽ sống. Người nông dân không trực tiếp tham gia kháng chiến, chiến đấu
nhưng vẫn một mực thủy chung với cách mạng, sự gắn bó bằng lòng tự trọng, không cần ai phải xua
đuổi hay miệt thị, bản thân họ cũng tự giày vò chính mình "dẫu vì chính sách cụ Hồ, người ta chẳng
đuổi đi nữa thì mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu".

Kiểm điểm, liệt kê từng gương mặt, từng tính cách của mỗi người trong làng, ông Hai khó mà tin được
rằng những anh em, đồng chí của mình lại có thể làm những việc xấu xa như vậy. Tuy nhiên, không có
lửa thì làm sao có khói. Như ông nghĩ "ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì?". Với
bản tính là một người thích đi và thường xuyên đi như ông mà suốt mấy ngày ông không dám đi đâu.
Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. "Một đám đông túm lại, ông cũng để ý,
dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang
để ý, người ta đang bàn tán đến cá chuyện ấy. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam - nhông...
là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi! "

Trong gian nhà nhỏ giờ lại càng tăng thêm bầu không khí ngột ngạt vì những ý nghĩ rối tung trong đầu
ông. Tiếng thở của ba đứa trẻ trong ánh đen vàng hiu như chính tương lại của gia đình ông Hai, bế tắc
và tuyệt vọng. Ông không biết đi đâu, về làng thì không được, vì về làng lúc này đồng nghĩa với theo
Tây, phản bội kháng chiến. Ở lại thì cũng không xong, vì mụ chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi. Còn đi thì
biết đi đâu, bởi ai người ta chứa chấp dân làng Chợ Dầu phản bội. Nếu như trước đây, tình yêu làng
và tình yêu nước hòa quyện trong nhau thì lúc này, ông Hai buộc phải có sự lựa chọn. Quê hương và
Tổ quốc bên nào nặng hơn? Đó có thể nói rằng đây không phải là điều đơn giản vì với ông, làng Chợ
Dầu đã trở thành một phần của cuộc sống, không dễ gì vứt bỏ; còn cách mạng là cứu cánh của gia đình
ông, giúp cho gia đình ông thoát khỏi cuộc đồi nô lệ. Cuối cùng, ông đã đưa ra quyết định, đó là: "Làng
thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mắt rồi thì phải thù". Như vậy, tình yêu làng dẫn có thiết tha, mãnh
liệt đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn
của con người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung
của cả cộng đông, của cả dân tộc.

Để vơi đi những tâm tư đè nặng và cũng để giải bày được tấc lòng thủy chung với Cách mạng, ông Hai
đã có cuộc đối thoại, trò chuyện với đứa con út. Tuy bên ngoài là cuộc trò chuyện nhưng thực chất là
cuộc độc thoại đầy xúc động. Một đứa trẻ lên ba không thể nào tự nói lên những điều như thế. Phải
có một người cha, người bố như ông Hai - một người cha không chỉ truyền giọng điệu mình cho con
tập nói mà còn là người cha truyền cho con tình yêu nước, tình yêu làng sâu đậm trong trái tim hồn
nhiên, nhỏ bé: "Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!". Đứa con gái nói cũng chính là nói hộ, nói
thay tiếng lòng ông Hai. Dù có thế nào, ông vẫn một mực chung thủy, gắn bó với cách mạng, với cụ Hồ.
Ở ông là một niềm tin sắt đá - niềm tin ấy đã phần nào giúp ông có thêm nghị lực để vượt qua khó
khăn này. Do đó, chỉ có đứng trước nghịch cảnh, đối diện nỗi đau mới thấy tấm lòng người nông dân
đối với cách mạng, đối với kháng chiến không bao giơ thay đổi, dù phải đau khổ tột cung nhưng nhất
định vẫn giữ trọn vẹn lời thề.

May mắn cho ông Hai và cũng nhẹ nhõm cho cả người đọc khi nghe được tin lành chợ Dầu cải chính.
Nối đau khổ của ông như được giải tỏa, bao niềm vui như nước lũ tràn về. Ông Hai cứ như tre ra
"mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy", ông hai có khác nào được hồi sinh. Ông
"bô bô" khoe với mọi ngươi về cái tin làng ông bị đốt nhẵn, nhà ông bị đốt nhẵn. Nội dung lời khoe
của ông có vẻ vô lý, bởi không ai có thể vui mừng trước cảnh làng, nhà của mình bị giặc tàn phá.
Nhưng trong tình huống này thì điều vô lý ấy lại rất dễ hiểu: sự mất mát về vật chất ấy chẳng thấm vào
đâu so với niềm vui tính thần mà ông đang được đón nhận. Nhà văn đã tỏ ra rất sắc sảo trong việc
nắm bắt và miêu tả diễn biến tâm lí của người nông dân. Họ rất yêu làng. Nhưng họ cũng hiểu được
rằng một khi nước mất nhà tan, cái làng cái nhà còn hay mất không quan trọng bằng nước mất hay
còn. Chỉ cần còn tấm lòng con người theo cách mạng, còn kháng chiến thì còn nhà, còn làng. Vì Tổ
quốc, vì đất nước họ sẵn sàng hy sinh tất cả dù đó là tài sản hay cả tính mạng của mình. Từ một người
nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến. Tình yêu làng, yêu
nước đã hòa làm một trong ý nghĩa tình cảm việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất, hòa quyện
như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tính
thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Tóm tại, tác phẩm Làng của Kim Lân nổi bật với tình huống truyện có tính căng thẳng, thử thách, cốt
truyện chú trọng vào các tình huống bên trong nội tâm nhân vật, kết hợp với nghệ thuật miêu tả tâm lí
nhân vật tự nhiên mà sâu sắc, tinh tế. Ngôn ngữ đặc sắc, sinh động mang đậm chất khẩu ngữ gắn liền
với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người nông dân. Truyện thể hiện chân thực, sinh động tành cảm yêu
làng quê thống nhất với lòng yêu đất nước ở nhân vật ông Hai. Đồng thời giúp chúng ta hiểu, yêu mến
và khâm phục biết nhường nào những người nông dân giản dị, mộc mạc mà lại có một tình yêu nước
vô cùng tha thiết, cao cả.

Trên đây là bài viết của Luật Minh Khuê gửi đến bạn đọc mang tính chất tham khảo. Trân trọng./.