Phân tích vai trò của thực tiễn - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Quan niệm trước Mác: (cái này không có trong sách tui lên YT coi ổn thì lấyđể so sánh với cái khái niệm của triết học Mác – Lenin còn không thì chỉlấy cái khái niệm ở dưới thôi). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề tài 8: Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và vận dụng trong
việc xây dựng kế hoạch học đi đôi với hành.
I. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức theo quan điểm của triết học Mác – Lenin
1. Thực tiễn và các hình thức thực tiễn
a. Khái niệm thực tiễn:
Quan niệm trước Mác: (cái này không có trong sách tui lên YT coi ổn thì lấy
để so sánh với cái khái niệm của triết học Mác – Lenin còn không thì chỉ
lấy cái khái niệm ở dưới thôi)
- Chủ nghĩ duy tâm: Hoạt động của tinh thần nói chung là hoạt động thực tiễn
- Triết học tôn giáo: Xem hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của thượng đế là hoạt động thực tiễn.
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình: Sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới
hình thức khách thể hay hình thức trực quan.
+ Một số quan niệm của các nhà triết học trước Mác về phạm trù triết học:
Heghen ( nhà triết học duy tâm khách quan ): Có một số tư tưởng bàn về thực tiễn
nhưng chỉ giới hạn thực tiễn ở ý niệm, ở hoạt động tư tưởng.
Phoiơbắc ( nhà triết học duy vật ): Đã đề cập đến thực tiễn, tuy nhiên, theo ông chỉ có
lý luận mới thực sự là hoạt động chân chính, còn thực tiễn là hoạt động vật chất tầm thường, bẩn thỉu.
Bêcơn: Nhiệm vụ của triết học là tìm ra con đường nhận thức giới tự nhiên => Nhận
thức phải xuất phát từ giới tự nhiên
Là người đầu tiên thấy được vai trò của thực tiễn.
( Khúc này nếu chịu lấy thì chỉ cần kiếm hình mấy ông đó thôi, còn
phần chữ thì ai thuyết trình sẽ nói )
Nhưng họ chưa hiểu đúng, chưa hiểu một cách đầy đủ phạm trù thực tiễn. Kế thừa tư
tưởng của các nhà triết học đi trước trên cơ sở kế thừa các thành quả của khoa học tự
nhiên, trên cơ sở tổng kết thực tiễn thì triết học Mác Lenin đã đưa ra phạm trù thực tiễn như sau:
Quan niệm của triết học Mác – Lenin:
- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất – cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con
người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.
Vậy thực tiễn là toàn bộ hoạt động của con người có đúng hay không???
( Hỏi giao lưu ha tự hỏi tự trả lời luôn cũng được )
Không đúng. Bởi vì nếu nói toàn bộ hoạt động của con người thì bao gồm hoạt động tinh
thần, hoạt động vật chất, hoạt động tư tưởng, hoạt động tình cảm … Và thực tiễn chỉ là hoạt động vật chất.
Phải phân biệt được hoạt động thực tiễn với các hoạt động khác
Ví dụ về thực tiễn:
Ví dụ: Người công nhân vệ sinh dùng chổi và hót rác để thu quét những đống rác bên vệ
đường làm sạch môi trường; hay hoạt động lao động của người công nhân trong nhà máy,
xí nghiệp tác động vào máy móc trên những dây chuyền sản phẩm để tạo ra những sản
phẩm đưa ra thị trường phục vụ con người...
Ví dụ: Hoạt động lấy ý kiến cử tri tại địa phương, tiến hành Đại hội Đoàn thanh niên
trường học, Hội nghị công đoàn.
b. Các hình thức tồn tại cơ bản của hoạt động thực tiễn:
Hoạt động sản xuất vật chất: ( quan trọng nhất, quyết định nhất, tác động, chi phối các hình thức khác )
- Hoạt động nguyên thủy nhất, là hoạt động nền tảng, cơ bản và là hoạt động gốc của con người.
Là hoạt động đóng vai trò quyết định nhất /quyết định các hoạt động còn lại của thực
tiễn/ ( giải thích SGK/38 ) /con người phải sử dụng công cụ lao động tác động vào thế
giới mà trực tiếp là vào giới tự nhiên. Hvi chế tạo ra công cụ lao động là tiêu chí quan
trọng để phân biệt con người vs con vật./ con người muốn tồn tại thì phải thõa mãn nhu
cầu vật chất mà muốn thỏa mãn nhu cầu vật chất thì con người cần phải sản xuất ra nó.
Ví dụ: Người nông dân dùng máy gặt để thu hoạch lúa trên đồng; người ngư dân dùng
lưới để đánh bắt cá trên biển.
Ví dụ: Ta có thể thấy ở khắp mọi nơi trong cuộc sống như trồng lúa, trồng khoai, dệt vải,
sản xuất giày dép, ô tô, xe máy…
Hoạt động chính trị xã hội:
- Hoạt động thực tiễn thể hiện tính tự giác cao nhất của con người thúc đẩy xã hội ngày
càng phát triển theo chiều hướng cao hơn, tiến bộ hơn, văn minh hơn.
bao gồm các hoạt động như hoạt động đấu tranh giai cấp, hoạt động đấu tranh giải phóng dân tộc…
Ví dụ: Nhân dân ta đấu tranh đánh đuổi chế độ thực dân, đế quốc để giành độc lập dân tộc. Ví dụ:
+ Đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội
+ Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri
+ Thanh niên tham gia tình nguyện giúp đồng bào vùng sâu vùng xa
***Mục tiêu hướng tới ở vn dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh***
Hoạt động thực nghiệm khoa học ( nhiều người nhầm lẫn vs nghiên cứu khoa học nhưng
nghiên cứu khoa học thuộc về hoạt động tinh thần, hoạt động tư tưởng )
- Hình thức mới của hoạt động thực tiễn những nó là hình thức đặc biệt của thực tiễn,
diễn ra trong môi trường nhân tạo - thí điểm, kiểm chứng, chuyển giao các kết quả của
nghiên cứu khoa học trở thành quy trình, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả…
Đóng vai trò rất quan trọng trong điều kiện hiện nay đặc biệt khi nền kinh tế thế giới bắt
đầu dịch chuyển sang nền kinh tế số, nền kinh tế tri thức.
Ví dụ: hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học để tìm ra các vật
liệu mới, nguồn năng lượng mới, vacxin phòng ngừa bệnh dịch mới.
Ví dụ cụ thể như: Con người nghiên cứu cơ chế hoạt động của virus corona để điều
chế ra vaccine ngừa Covid -19 tiêm chủng cho con người.
Ba hình thức thực tiễn này có quan hệ biện chứng, tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau. Trong đó sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng , quyết định hai hình thức thực
tiễn kia. Hai hình thức thực tiễn kia có ảnh hưởng quan trọng tới sản xuất vật chất.
Thực tiễn là cầu nối con người với tự nhiên, xã hội nhưng đồng thời thực tiễn cũng
tách con người khỏi thế giới tự nhiên, để “làm chủ” tự nhiên.
3.Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
- Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
THAM KHẢO CÂU HỎI: ( này coi cho biết thôi nha )
- Vì sao lại nói thực tiễn là cơ sở của nhận thức?
Mọi tri thức dù trực tiếp hay gián tiếp đối với bất kì đối tượng con người nào, ở bất kì trình
độ kinh nghiệm hay lý luận đều bắt nguồn từ thực tiễn. Thực tiễn cung cấp tài liệu cho quá
trình nhận thức, cho mọi lý luận. Thông qua những hoạt động thực tiễn, con người tác động
vào thế giới bên ngoài, buộc chúng phải bộc lộ những thuộc tính, những quy luật để con
người có thể nhận thức được chúng. Con người vốn quan hệ với thế giới bên ngoài bằng
thực tiễn chứ không phải bằng lý luận. Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo
thế giới mà nhận thức ở con người được hình thành và phát triển. Lúc đầu con người thường
thu nhận tài liệu một cách chủ quan, sau đó tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát
hóa... để phản ánh bản chất, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng để xây dựng thành khoa học, lý luận.
- Vì sao nói thực tiễn là động lực của nhận thức?
Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức. Thực tiễn giúp con người nhận
thức toàn diện hơn về thế giới. Những nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của
nhận thức là kết quả của thực. Trong quá trình hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế giơi, con
người cũng không ngừng biến đổi theo. Từ đó con người ngày càng đi sâu vào nhận thức và
khám phá thế giới, làm sâu sắc và phong phú vốn tri thức của mình về thế giới xung quanh.
Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải luôn luôn làm mới nguồn tri thức, biết cách tổng kết kinh
nghiệm, khái quảt lý luận để từ đó thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các ngành khoa học.
Hoạt động thực tiễn của con người cần tới khoa học - từ đó dẫn đến sự ra đời của khoa học.
- Vì sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức?
Thực tiễn còn là mục đích của nhận thức. Bởi lẽ nhận thức dù về vấn đề, khía cạnh hay lĩnh
vực nào đi chăng nữa thì cũng phải quy về phục vụ thực tiễn. Do vây, kết quả nhận thức
phải hướng dẫn và chỉ đạo thực tiễn. Nếu lý luận, khoa học không vận dụng được để cải tạo
thực tiễn thì không có bất cứ ý nghĩa nào.
- Vì sao nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý?
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Quan điểm của triết học Mác - Lênin đã từng cho rằng:
"vấn đề tìm hiểu xem tư duy con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không hoàn
toàn không phải là một vấn đề lý luận, mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà
con người phải chứng minh chân lý. Nhận thức khoa học có tiêu chuẩn logic riêng tuy nhiên
chúng không thể thay thế hoàn toàn cho tiêu chuẩn thực tiễn và xét đến cùng nó còn phụ
thuộc và tiêu chuẩn thực tiễn.
VD: Thực tiễn là CƠ SỞ của nhận thức:
Qua những lần quan sát khi nung nóng thanh sắt thì thanh sắt chuyển màu vàng rực,
từ đó đưa ra kết luận thanh sắt sẽ bị chuyển màu khi bị nung nóng. Hoặc, sau nhiều
lần đun nước sôi kiểm tra bằng nhiệt kế thì con người phát hiện ra rằng nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C.
VD: Thực tiễn là ĐỘNG LỰC của nhận thức:
Chẳng hạn, xuất phát từ NHU CẦU thực tiễn con người CẦN phải “đo đạc diện tích và đo
lường sức chứa của những cái bình, từ sự tính toán thời gian và sự chế tạo cơ khí” MÀ toán
học đã ra đời và phát triển.
Nhìn thấy thành quả một người chịu khó làm việc là họ rất giàu - đó là thực tiễn. Ta nhận ra
rằng cần phải chịu khó làm việc thì mới giàu được đó là nhận thức. Vậy chính thực tiến đã
tác động vào nhận thức
VD: Thực tiễn là MỤC ĐÍCH của nhận thức:
Ngay cả những thành tựu mới đây nhất là khám phá và giải mã bản đồ gien người cũng ra
đời từ chính thực tiễn, từ MỤC ĐÍCH chữa trị những căn bệnh nan y và từ MỤC ĐÍCH tìm
hiểu, khai thác những tiềm năng bí ẩn của con người…có thể nói, suy cho cùng, không có
một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ một MỤC ĐÍCH nào đó của thực tiễn,
không NHẰM vào việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn.
VD: Thực tiễn là TIÊU CHUẨN của chân lý:
Nhà bác học Galie tìm ra định luật về sức cản của không khí
Trái đất quay quanh mặt trời
Không có gì quý hơn độc lập tự do
Các ví dụ trên minh chứng cho thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Bởi chỉ có đem những tri
thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra, kiểm nghiệm mới
có thể khẳng định được tính đúng đắn.
Khái niệm chân lý:
Chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm.
Tiêu chuẩn của chân lý là thực tiễn, mà thực tiễn thì luôn vận động nên không có chân lý trừu
tượng, bất biến, mà nhận thức chân lý là một quá trình.
VD: Chân lý: “ Không phải mặt trời xoay quanh trái đất mà là ngược lại, trái đất xoay quanh
mặt trời”. Nếu khi coi mặt trời đứng yến, ta có thể thấy trái đất đang chuyển động và ngược lại.
Tuy nhiên trên thực tế chỉ có trái đất quay quanh mặt trời mới là chân lý đúng đắn.
Các tính chất của chân lý:
- Tính khách quan: Chân lý là tri thức phản ánh đúng hiện thực khách quan, nó không phụ
thuộc và các yếu tố chủ quan như: lợi ích, sự quy ước, ý kiến số đông…
VD1: Sự phù hợp giữa quan niệm “ không phải mặt trời xoay quanh trái đất mà là ngược lại,
trái đất xoay quanh mặt trời” là phù hợp với thực tế khách quan. Nó không phụ thuộc vào quan
niệm truyền thống đã từng có từ trước. Mang đến các kiến thức đúng đưans, được chứng minh
bằng các hoạt động nghiên cứu khoa học.
VD2: Sự phù hợp giữa quan niệm” quả đất có hình cầu chứ không phảib hình vuông” là phù
hợp với thực tế khách quan. Nó không phụ thuộc vào quan niệm truyền thống đã từng có hàng
nhìn năm trước thời Phục hưng. Từ đó giúp con người tiếp nhận, nhận thức được nhiều hơn về thế giới xung quanh.
- Tính tương đối và tính tuyệt đối: tính tương đối nghĩa là chân lý chỉ mới phản ánh đúng
nhưng chưa đầy đủ hiện thức khách quan, bị hạn chế bởi điều kiện lịch sử nhất định. Chân
lý tuyệt đối là tri thức phản ánh đầy đủ, toàn diện hiện thực khách quan ở một giai đoạn lịch
sử cụ thể, nó là tổng vô hạn chân lý tương đối. VD:
+ Tính tuyệt đối của chân lý: Trong mặt phẳng có độ cong bằng không thì tổng các góc trong
tam giác tuyệt đối bằng hai góc vuông.
+ Tính tương đối của chân lý: Nếu điều kiện thay đổi độ cong khác không thì định lý đó không còn đúng nửa.
- Tính cụ thể: Nhận thức sự vật phải gắn với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, cho nên không có
chân lý trừu tượng, chung chung, chân lý luôn phản ánh sự vật hiện tượng cụ thể trong
không gian, thời gian xác định.
VD: Mọi nhà khoa học khi phát biểu định lý đều kèm theo các điều kiện xác định nhằm đảm
bảo tính chính xác của nó: Trong giới hạn của mặt phẳng, tổng các góc trong của một tam giác
là 180 độ; nước sôi ở 100oC với điều kiện nước nguyên chất và áp suất 1atm,..
II. Vận dụng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức trong việc xây dụng kế hoạch học đi đôi với hành
1. Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn
Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau. Trong mối
quan hệ đó, thực tiễn có vai trò quyết định, vì thực tiễn là hoạt động vật chất, còn lý luận là sản
phẩm của hoạt động tinh thần.
Vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý luận thể hiện ở chổ: chính thực tiễn là cơ sở, là động
lực, là mục đích, là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức và lý luận; nó cung cấp chất liệu phong
phú sinh động để hình thành lý luận và thông qua hoạt động thực tiễn, lý luận mới được vật
chất hóa, hiện thực hóa, mới có sức mạnh cải tạo hiện thực.
Lý luận mặc dù được hình thành từ thực tiễn nhưng nó có vai trò tác động trở lại đối với thực
tiễn. Sự tác động của lý luận thể hiện qua vai trò xác định mục tiêu, khuynh hướng cho hoạt
động thực tiễn (lý luận là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn), vai trò điều chỉnh hoạt động
thực tiễn, làm cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn.
( Lý luận cách mạng có vai trò to lớn trong thực tiễn cách mạng. Lênin viết “không có lý luận
cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng”. Như vậy, giữa lý luận và thực tiễn có sự
liên hệ, tác động qua lại, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển và gắn bó hữu cơ với nhau do
đó sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên lý cao nhất của triết học Mác Lênin. Bởi
vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành
thực tiễn mù quáng”, “Lý luận mà không có thực tiễn là lý luận suôn” ) Này đọc cho biết thoi nhé!