Phân tích vai trò, hạn chế và xu hướng vận động - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam
Phân tích vai trò, hạn chế và xu hướng vận động - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (0101000747)
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nội dung : Phân tích vai trò, hạn chế và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản ( NHÓM 15 )
Thành Viên Nhóm
Tên Thành Viên
Tỷ Lệ Đóng Góp
Trần Phạm Mai Anh- 2331740128 100%
Phạm Đàm Tuyết Vân -2331740127 100%
Nguyễn Thị Thanh Hiền- 2331740156 100%
Bùi Ngọc Tuyết Nhi- 2331740121 100%
Trần Mai Tú Huyên- 2331740141 100%
Nguyễn Ngọc Bảo Vy- 2331740140 100% Phan Thảo Vân- 2331740116 100%
Võ Trần Nhật Mai- 2331740165 100%
Nguyễn Quốc Thắng - 2331540195 100%
Lê Thị Bảo Trân - 2331310028 100% Lâm Võ Anh Thư- 2331310158 100%
Trương Đình Thiên Phúc- 2331740151 100% Đặng Mỹ Tú - 2331310163 100% Từ Gia Huy- 2331540322 100%
I.PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
Trong suốt quá trình phát triển,nếu chưa xét đến hậu quả nghiêm trọng đã gây ra
đối với loài người thì chủ nghĩa tư bản cũng có những đóng góp tích cực đối với
phát triển sản xuất, đó là :
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng con người khỏi “ đêm trường Trung
Cổ” của xã hội phong kiến , đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên , tự túc, tự cấp
chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa , chuyển sản xuất nhỏ
thành sản xuất lớn hiện đại.
- Phát triển lực lượng sản xuất
Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển
mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công
lên lên kỹ thuật cơ khí, sang tự động hoá, tin học hoá và công nghệ hiện đại. Cùng
với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động,
nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.
VD: việc chuyển đổi từ dệt thủ công qua dệt sử dụng công nghệ cao
+Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao
động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục tự nhiên của con người
VD: con người sử dụng sức gió, nước, mặt trời để tạo ra năng lượng điện phục vụ sản xuất và Sinh hoạt
- Thực hiện xã hội hoá sản xuất
Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh và đạt tới
mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hoá sản xuất cả về
chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triển của phân công lao động xã hội, sản
xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hoá sản xuất và hợp tác lao động
sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt
chẽ... làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc
lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.
V.I. Lênin nhận xét: sự phát triển nhanh chóng và sự trì trệ thối nát là hai xu thế
cùng song song ton tai trong nền kinh tế của chủ nghĩa đế quốc. Đó chính là một
biểu hiện quan trọng thuộc bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Ngày nay,
bản chất này biểu hiện rất nổi bật.
- Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất hiện đại
+Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy chuyển nền kinh tế hàng hoá giản đơn
lên nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa phát triển.
+Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất tập trung quy mô lớn, hiện đại, năng suất cao.
+Dưới tác động quy luật nền kinh tế thị trường chủ nghĩa tư bản đã kích thích cải
tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa khổng
lồ, phong phú hơn các xã hội trước cộng lại.
==> Tóm lại, chủ nghĩa tư bản ngày nay với những thành tựu và đóng góp cho nền
sản xuất xã hội, là sự chuẩn bị tốt nhất cho những điều kiện,tiền đề cho sự ra đời
của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN 1. Chia rẽ xã hội:
Ø Nguyên nhân: Chênh lệch thu nhập, tài sản, quyền lực, giáo dục, cơ hội, phân biệt đối xử.
Ø Hậu quả: Không bình đẳng, bài xích, xung đột, kinh tế không ổn định, mất
lòng tin, giảm đồng lòng xã hội.
Ø Giải pháp: Cải thiện giáo dục, chính trị, chính sách bình đẳng, thúc đẩy sự
hiểu biết và tôn trọng, khuyến khích đối thoại xã hội.
2. Tập trung quyền lực và tài nguyên:
Ø Tập trung nguồn lực tư bản, quyền lực kinh tế, chia rẽ tài nguyên giữa tư sản
và công nhân, ảnh hưởng chính trị, chia rẽ toàn cầu, ảnh hưởng quyết định xã hội.
Ø Giải pháp: Cải thiện luật pháp, chính sách, tăng cường giám sát, thúc đẩy
trách nhiệm giải trình, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh.
3. Khuyến khích cạnh tranh ác liệt:
Ø Ưu điểm: Nâng cao chất lượng, giảm giá cả, động lực cho sự nỗ lực, linh
hoạt trong kinh doanh, đa dạng sản phẩm.
Ø Nguy cơ: Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền, lạm dụng quyền
lực, thao túng thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và xã hội.
Ø Giải pháp: Cạnh tranh lành mạnh, luật pháp chống độc quyền, bảo vệ người
tiêu dùng, khuyến khích kinh doanh bền vững.
4. Hiệu quả không đồng đều:
Ø Chia rẽ tài nguyên, quyền lực, thu nhập, phúc lợi xã hội, tăng trưởng kinh tế
không đồng đều, nhận thức và cơ hội.
Ø Giải pháp: Phân phối thu nhập hợp lý, chính sách an sinh xã hội, giáo dục
bình đẳng, khuyến khích cơ hội cho tất cả mọi người.
5. Thất bại trong việc giải quyết vấn đề môi trường:
Ø Thiếu ý thức, năng lực quản lý, khó khăn đo lường, giám sát, thúc đẩy hành
động, hợp tác quốc tế, tham gia cộng đồng, pháp lý yếu, thiếu trách nhiệm, quan điểm ngắn hạn.
Ø Giải pháp: Nâng cao ý thức, tăng cường năng lực quản lý, hợp tác quốc tế,
khuyến khích trách nhiệm, hướng đến phát triển bền vững.
6. Gây ra khủng hoảng kinh tế:
Ø Nền kinh tế yếu, thị trường tài chính và ngân hàng bất ổn, kinh tế toàn cầu,
chính sách kinh tế và tài chính, bong bóng tài sản, bất ổn chính trị và xã hội,
công nghệ và biến đổi công nghiệp, khả năng quản lý và ứng phó.
Ø Giải pháp: Nền kinh tế vững mạnh, thị trường tài chính ổn định, hợp tác
quốc tế, chính sách hiệu quả, quản lý rủi ro, ứng phó linh hoạt.
7. Tăng cường tự do cá nhân nhưng giới hạn sự bình đẳng:
Ø Ưu điểm: Tự do lựa chọn, trách nhiệm cá nhân, tích lũy tài sản cá nhân.
Ø Nhược điểm: Chênh lệch thu nhập, tài sản, rủi ro, bất cân đối cơ hội, ung
thư xã hội, gia tăng khoảng cách xã hội, hệ thống phi bình đẳng.
Ø Giải pháp: Cân bằng tự do và bình đẳng, luật pháp và chính sách hợp lý,
thúc đẩy cơ hội cho tất cả mọi người, hướng đến xã hội công bằng
è Chủ nghĩa tư bản có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế cần được
giải quyết để hướng đến một xã hội công bằng, bền vững và phát triển cho tất cả mọi người.
XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
-Theo sự phân tích của Mác và Lênin, đến một chừng mực nhất định: QH sở
hữu TBCN sẽ bị phá vỡ và thay vào đó là 1 QH sở hữu mới. Sở hữu xã hội ( sở
hữu công cộng) về tư liệu sản xuất được xác lập để đáp ứng yêu cầu phát triển
của lực lượng sản xuất
(Tuy nhiên phải nhận thức rằng, phương thức SX TBCN không tự tiêu vong và
không tự phát hình thành mà phải thực hiện thông qua cuộc các mạng xã hội)
-Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất
ngày càng cao thì quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày
càng trở nên chật hẹp so với nội dung vật chất ngày càng lớn lên của nó
-Lênin nhận xét: Sự phát triển nhanh chóng và sự trì trệ thối nát là 2 xu thế cùng
tồn tại song song trong nền kinh tế của CNTB độc quyền. Đó cũng là biểu hiện
quan trọng nhất thuộc bản chất của CNTB độc quyền
→ Cũng có nghĩa là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị thủ tiêu và một
phương thức sản xuất mới - phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ ra đời và
phủ định phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- CNTB càng phát triển, tính chất và trình độ XH hoá của LLSX càng cao thì
Quan hệ sở hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất càng trở nên chật hẹp so với nội
dung vật chất ngày càng lớn lên của nó
-Xu hướng vận động: từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đến chủ nghĩa tư bản
độc quyền, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và ngày nay là chủ nghĩa tư bản
hiện đại trong thời đại toàn cầu hóa.
→ Đồng thời với việc vững tin rằng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản cuối
cùng sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản, cũng cần phải nhận thức đầy đủ về tính lâu dài
của quá trình này. cần chuẩn bị kỹ càng cho khả năng cùng chung sông, vừa có hợp
tác, vừa có đấu tranh với chủ nghĩa tư bản, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của
chủ nghĩa tư bản bản để xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam