-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích văn bản - Tâm lý quản lý | Trường Đại Học Công Đoàn
- Tuổi thơ bất hạnh, thiếu thốn tình cảm. XQ ở với bà nội, luôn cảm thấy bơ vơ, côi cút, khao khát yêu thương của hp gia đình: “Tuổi thơ tôi trong vạt áo của bà/ Chuyện cổ tích chẳng xua tan nỗi sợ” - Lớn lên: XQ gặp những đổ vỡ trong tình yêu và cuộc sống gia đình; luôn âu lo, phấp phỏng những dự cảm không lành. Khi đã tìm được tình yêu, XQ luôn hết lòng chi chút cho ty nhưng vẫn không thôi mặc cảm về sự chia lìa, đổ vỡ. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Tâm lý quản lý (CĐ) 7 tài liệu
Đại học Công Đoàn 205 tài liệu
Phân tích văn bản - Tâm lý quản lý | Trường Đại Học Công Đoàn
- Tuổi thơ bất hạnh, thiếu thốn tình cảm. XQ ở với bà nội, luôn cảm thấy bơ vơ, côi cút, khao khát yêu thương của hp gia đình: “Tuổi thơ tôi trong vạt áo của bà/ Chuyện cổ tích chẳng xua tan nỗi sợ” - Lớn lên: XQ gặp những đổ vỡ trong tình yêu và cuộc sống gia đình; luôn âu lo, phấp phỏng những dự cảm không lành. Khi đã tìm được tình yêu, XQ luôn hết lòng chi chút cho ty nhưng vẫn không thôi mặc cảm về sự chia lìa, đổ vỡ. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Tâm lý quản lý (CĐ) 7 tài liệu
Trường: Đại học Công Đoàn 205 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Công Đoàn
Preview text:
lOMoARcPSD|47207367 lOMoARcPSD|47207367 Sóng (Xuân Quỳnh)
I/ Tìm hiểu chung về tác giả - tác phẩm: 1/ Tác giả: */ Cuộc đời:
- Tuổi thơ bất hạnh, thiếu thốn tình cảm. XQ ở với bà nội, luôn cảm thấy bơ vơ, côi
cút, khao khát yêu thương của hp gia đình:
“Tuổi thơ tôi trong vạt áo của bà/ Chuyện cổ tích chẳng xua tan nỗi sợ”
- Lớn lên: XQ gặp những đổ vỡ trong tình yêu và cuộc sống gia đình; luôn âu
lo, phấp phỏng những dự cảm không lành. Khi đã tìm được tình yêu, XQ
luôn hết lòng chi chút cho ty nhưng vẫn không thôi mặc cảm về sự chia lìa, đổ vỡ.
“Mùa thu nay thơ em buồn hơn/ Áo em rộng và lòng em tan
nát” “Vừa thoáng tiếng còi tàu/ Lòng đã nam đã bắc”
Cánh chuồn trong giông bão (Chu Văn Sơn) */ Về nghệ thuật:
+ Là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thời kì kháng chiến Chống Mĩ.
+ thơ XQ là tiếng lòng của một người phụ nữ vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân
thành đằm thắm vừa mãnh liệt đầy khao khát trong tình yêu vừa luôn âu lo về sự
tàn phai đổ vỡ với những dự cảm bất trắc. tiêu biểu cho vẻ đẹp nữ tính 2/ Tác phẩm.
-Đề tài: Tình yêu. Trên con đường thơ khoảng gần 30 năm của XQ, thơ tình là
mảng đặc sắc nhất. tiêu biểu nhất. XQ đem đến cho thơ tình VN những năm 60 của
thế kỉ XX một tiếng nói mới. Đó là tiếng thơ trực tiếp bày tỏ những khát vọng
mãnh liệt chân thành, tự nhiên của một trái tim phụ nữ trong tình yêu. Sóng là
minh chứng cho một hồn thơ như thế.
- Hoàn cảnh ra đời:
Thi phẩm ra đời năm 1967, trong chuyến đi thực tế của Xuân Quỳnh tới vùng biển
Diêm Điền, Thái Bình. Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). Đó là
những năm tháng khốc liệt của thời kì chống Mĩ. Hoa dọc chiến hào hay là tình
yêu trong chiến tranh, tình yêu thử thách, thách thức , chiến thắng chiến tranh? Đó
là vẻ đẹp của những tâm hồn Việt Nam vừa biết căm thù, vừa biết yêu thương. lOMoARcPSD|47207367
- Khi sáng tác bài thơ này, XQ 25 tuổi, đã trải qua những đổ vỡ trong tình yêu. - Chủ đề:
- Sáng tạo khi viết về TY: Các nhà thơ khác xem TY là đối tượng để ngợi ca,
XQ tìm đến ty như đối tượng để khám phá, hành trình đến với tình yêu chính
là hành trình khám phá chính bản thân mình.
- Thông qua hình tượng sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ
thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự
hữu hạn của đời người. - Cảm nhận chung:
+ Âm điệu: Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của nghệ thuật thơ
ca, âm điệu của bài thơ chứa đựng cảm xúc, tâm trạng của thi sĩ.
+ CÓ ý kiến cho rằng: Âm điệu của bài thơ là âm điệu của sóng biển, và
nhạc điệu của tình yêu.
Sóng có âm điệu nhịp nhàng, gợi sự liên tiếp triền miên, vô hồi, vô hạn, lúc
dạt dào, ào ạt, lúc thầm thì, lắng sâu. Có đươc âm điệu đó là nhờ:
>Số lượng những âm tiết mang thanh bằng chiếm tỉ lệ lớn
>Thể thơ 5 chữ với những câu thơ hầu như không ngắt nhịp
>Những cặp câu liên tiếp nhau, những từ ngữ trùng điệp đắp đổi bằng trắc///
Bài thơ không chỉ mag âm điệu của sóng, đó còn là khúc hát ngập tràn khát
vọng trong tâm hồn một ng phụ nữ đang yêu.
+ Kết cấu hình tượng:
Bài thơ là sự vận động song hành của 2 hình tượng: Sóng và em. Sóng là
hình ảnh ẩn dụ chỉ tâm trạng người phụ nữ khi yêu, cũng là sự hóa thân của
em. Hai hình tượng này có lúc phân đôi để tìm ra những nét tương đồng, có
khi lại hòa nhập vào nhau để tạo ra những âm vang cộng hưởng. có thể xem
sóng và em như 2 nhân vật, 2 hình tượng đan cài, quấn quýt vào nhau như
hình với bóng từ đầu đến cuối bài thơ. E hóa thân vào sóng, em soi gương
qua sóng, em thấy mình trong sóng. Sóng vốn có những đặc trưng động,
điều này rất thích hợp với những trạng thái tình cảm mãnh liệt của ty mà XQ
muốn giãi bày, thổ lộ cùng bạn đọc.
II/ Các đề văn cụ thể
Đề 1: Cảm nhận 4 khổ đầu của bài thơ Sóng
Nội dung: 4 khổ đầu là những nhận thức sâu xa về sóng. Từ quy luật của
sóng mà nói đến những quy luật muôn đời của tình yêu. I. Mở bài: lOMoARcPSD|47207367
Xuân Quỳnh nhà thơ nữ tiêu biểu thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng
chiến chống Mĩ cứu nước. Bên cạnh những vần thơ cháy bỏng nhiệt huyết
của một người trẻ sẵn sàng “hiến cả cuộc đời” vì Tổ quốc, XQ có những vần
thơ thật đẹp về tình yêu. Tiếng thơ của XQ là tiếng lòng của một tâm hồn
người phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn vừa chân thành, đằm
thắm và da diết khát vọng về hạnh phúc đời thường. Sóng là thi phẩm tiêu
biểu cho hồn thơ ấy. 4 khổ thơ đầu của bài thơ là những nhận thức, suy tư về sóng biển và tình yêu. II. Thân bài:
1. Luận điểm 1: Cảm nhận khái quát: - Âm điệu:
- Kết cấu hình tượng
2. Luận điểm 2: Trạng thái của sóng – trạng thái của tình yêu
-Sóng tràn vào mạch thơ bằng những hình ảnh tự nhiên vốn có với những trạng
thái, những đối cực luôn chao đưa, chòng chành: “Dữ dội và dịu êm/Ồn ào và lặng
lẽ”.Lúc biển động phong ba, sóng dữ dội và ồn ào, khi trời yên, bể lặng, sóng trở về dịu êm, lặng lẽ.
- Từ và cho thấy sóng không chỉ phưcs tạp phong phú trong những biểu hiện khác
nhau mà còn luôn vận động trong những tr ạng thái đối cực đối lập và không
ngừng chuyển hóa. Đối lập mà song hành, thống nhất. Đó chính là lẽ tồn tại tự
nhiên của sóng biển bao đời.
- Đặc điểm kì lạ này nơi sóng cũng chính là sự bí ẩn, phức tạp, khó giải thích của
tình yêu. Tâm trạng người phụ nữ khi yêu cũng thế, lúc nồng nàn, mãnh liệt, khi
sôi nổi sâu lắng, lúc giận dỗi hờn ghen, có khi lại yếu đuối tội nghiệp.
Vậy là sóng đã không chỉ là con sóng trên mặt biển, nó đã hóa những con sóng
lòng. là chỗ gợi ý, là nơi bắt đầu để XQ giãi bày lòng mình. Giống như sóng biển,
tâm hồn người con gái đang yêu không bao giờ yên tĩnh, khi yêu, họ nhận ra
những biến động khác thường trong lòng mình. Ty cũng giống như gió, như sóng biển vậy.
3. Luận điểm 3: Hành trình cúa sóng – hành trình của tình yêu
Đứng trước biển, nghĩ về sóng, Xuân Quỳnh đặt sóng trong cái mênh mang của không gian:
“Sông không hiểu nổi mình/ SÓng tìm ra tận bể” lOMoARcPSD|47207367
- Hành trình của sóng:
Bể là thế giới bao la, mênh mông, rộng sâu nổi sóng và khoáng đạt. Nhưng sông
thì k phải bao giờ cũng vậy. Có khúc sông hẹp, có khúc sông thì tù hãm quanh
năm. Ở trong dòng sông ấy, sóng k được là chính mình, sóng sống đời chật hẹp, k
dc thỏa sức khát khao và vùng vẫy.Và cũng ở trong dòng sông ấy, sóng k tìm dc
tiếng nói tri âm, đồng điệu sẻ chia. Và với tính cách của mình, sóng đã làm một
cuộc hành trình từ bỏ dòng sông chật hẹp, tù hãm để đến với bể rộng bao la, đến
với nơi mà sóng có thể là chính nó, đc vẫy vùng, đc thấu hiểu và sẻ chia. Chỉ có ở
trong bể rông, con sóng mới nhận thức sâu sắc hơn về mình, được thấu hiểu, đc
tiếp thêm sức mạnh, thổi bùng lên những khát khao.
- Hành trình tình yêu
Giống như sóng, tâm hồn ng phụ nữ đang yêu không chấp nhận sự tầm thường.
Trái tim người ấy quyết liệt mạnh mẽ, dám từ bỏ những giới hạn nhỏ bé, chật
hẹp ,những giới hạn tầm thường, nhàm chán để đến với những không gian cao cả,
đích thực mà ở nơi ấy, người phụ nữ đc là mình, tìm đc tiếng nói đồng cảm và sẻ
chia trong tình yêu. Trái tim yêu tha thiết, chân thành luôn có nhu cầu bộc lộ và giãi bày, chia sẻ
Trong hành tình ấy, ta thấy cả sóng và người phụ nữ đều hiện ra trong một tư thế
thật đẹp, thật chủ động “tìm ra tận”. Đó là cuộc hành trình đầy gian nan thử thách,
nhưng con người đã vượt lên bằng khát vọng, bằng sự chủ động chiếm lĩnh và
khám phá trnong một vẻ đẹp đầy chủ động, táo bạo, hiện đại. Tiếng thơ XQ nữ tính
đằm thắm và truyền thống vô cùng nhưng cũng táo bạo, mãnh liệt và chủ động vô cùng.
“Suốt cuộc đời biển gọi ước mơ/ Nỗi khát vọng những chân trời chưa đến”
“chỉ có thuyền mới hiểu/ Biển mênh mông nhường nào/ Chỉ có biển mới biết/
thuyền đi đâu về đâu”
Luận điểm 4: Quy luật của sóng – Quy luật của tình yêu
Dẫn: XQ đã cảm nhận suy tư trc hành trình của sóng trong kg sông bể trong khổ 1
thì tới khổ thơ thứ 2, thi sĩ nghi về quy luật của sóng trong chiều dài vô thủy, vô chung của thời gian: lOMoARcPSD|47207367
Trong cái dằng dặc của thời gian, Xuân Quỳnh cảm nhận rõ cái bất diệt của sóng:
Sóng từ ngàn năm trc, đến ngàn năm sau, vẫn thế, vẫn bất biến muôn đời. Nghĩa là:
+ Từ ngàn năm trc, từ trong quá khứ, từ trong vô thủy của dòng chảy thời gian, từ
khi chưa có ta, sóng đã dữ dội, dịu êm, đã ồn ào, đã lặng lẽ, thì tới ngàn năm sau,
trong tương lai, trong dòng thời gian vô chung, khi ta đã biến vào hư vô,sóng vẫn
sẽ thế, vẫn sẽ dịu êm, lặng lẽ, vẫn ồn ào và dữ dội. Cứ thế, hằng triệu năm qua,
sóng biển vẫn cất lên bài ca bất tử.
+ Cảm nhận cái bất tử của sóng, XQ bày tỏ cảm xúc của mình: “ÔI: đó là sự ngạc
nhiên, ngỡ ngàng đến bất ngờ trc quy luật bất biến muôn đời của sóng.
+ từ quy luật trường tồn của sóng, XQ nói tới quy luật của tình yêu, Tình yêu là
chuyện muôn đời của con người. Tình yêu là tình cảm đẹp đẽ, vĩnh hằng trong trái tim mỗi chúng ta.
“Nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ”
Giống như sóng biển, mãi đập, mãi sống, mãi vỗ về trên mặt biển, Tình yêu
mãi đập trong trái tim con người, mãi mang đến nhịp sống bồi hồi cảm xúc.
Tình yêu mãi mãi là thứ tình cảm cao đẹp nhất, vĩnh hằng, bất biến.
+ Khi nói đến tình yêu, XQ rất tinh tế khi chọn nỗi khát vọng để diễn tả cảm
xúc,khao khát của những trái tim yêu. Khát vọng đã là sự đam mê mãnh liệt,
cháy bỏng bất chấp mọi giới hạn. Trong liên tưởng của XQ, mặt biển tựa như
lồng ngực trẻ trung mà sóng là nhịp thở phập phồng mang khát vọng tình yêu
trong ngực biển. . Ẩn dụ ấy cũng khẳng định: Còn biển thì còn sóng, còn con người thì còn ty.
+ Tình yêu k giới hạn trong phạm vi lứa tuổi nào nhưng khát vọng tình yêu
mạnh mẽ nhất bao h cũng gắn với tuổi trẻ. XD từng khẳng định: Hãy để trẻ con
nói cái ngon của kẹo, hãy để tuổi trẻ nói hộ ty.Chỉ ngực trẻ mới đủ chỗ cho khát
vọng tình yêu. Bao nhiêu nhịp đập của sự nồng àn, say đắm, chất chứa trong 2
chữ bồi hồi. VƯơng trí nhàn đã khẳng định: “Nếu tình yêu là một tôn giáo thì
XQ là con chiên ngoan đạo nhất”.
XQ đã khám phá tầng sâu và đẹp của tình yêu: TY mãi là thứ tình cảm muôn
đời làm con người ta say mê, bồi hồi xao xuyến.
LĐ 5: Cội nguồn của sóng, cội nguồn của tình yêu lOMoARcPSD|47207367 lOMoARcPSD|47207367
Đề 2: Cảm nhận khổ thơ 5.6.7 I/ Mở bài:
Sóng, một hiện tượng tự nhiên đã trở thành biểu tượng, khát vọng về tình yêu vô
bờ của con người, nhất là người phụ nữ. Xuân Quỳnh đã mượn sóng để giãi bày
lòng mình. Hơn năm mươi năm đa qua, sóng vẫn còn vẹn nguyên sự cháy bỏng,
hồn nhiên nhưng cũng hết sức tinh tế. Có thể nói, sóng đã là tiếng lòng của mỗi
chúng ta, Sóng nói cùng ta những cung bậc cảm xúc tuyệt đẹp của tình yêu. Những
cung bậc cảm xúc ấy ngân lên trong âm điệu của bài thơ sóng với khổ thơ 567/ II/ Thân bài:
1/ Luận điểm 1: Giới thiệu chung
- Tác giả, tác phẩm:
+Cuộc đời Xuân Quỳnh giống như “Cánh chuồn trong giông bão”, đầy trắc
trở, bất hạnh. Vượt lên trên tất cả bằng nghị lực sống, bằng trái tim yêu đời
đến cháy bỏng, Xuân Quỳnh trở thành gương mặt thơ tiêu biểu của thế hệ
các nhà thơ thời kì lửa cháy trong những năm tháng chống mĩ. Tiếng thơ của
Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một người phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn
nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn luôn da diết trong khát
vọng về hạnh phúc đời thường.
+Sóng là thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ ấy. Bài thơ được sáng tác vào
những ngày cuối năm 1967, trong chuyến đi thực tế của XQ tới vùng biển
Diêm Điền Thái Bình, sau đó được in trong tập hoa dọc chiến hào (1968).
Đó là những năm tháng khốc liệt của cuộc k,c chống mĩ. Như bông hoa hái
dọc đường chiến tranh, SÓng của XQ như một bieur tượng về tình yêu của
tâm hồn VN trong kháng chiến: Họ không chỉ biết căm thù mà còn biết yêu
thương đến da diết, cháy bỏng.
Cũng cần nói thêm, Sóng ra đời khi XQ 25 tuổi, đã từng trải qua những cay
đắng, đổ vỡ trong ty, vì thế mà niềm tin, sự mãnh liệt, cháy bỏng trong tâm
hồn của một người phụ nữ trc tình yêu càng đáng quý, đáng trân trọng hơn rất nhiều.
- Giới thiệu về Nội dung 4 khổ đầu:
Với XQ, ty không chỉ là một đối tượng đề ngợi ca mà còn là hình tượng để
nhà thơ khám phá, trăn trở, suy tư. 4 khổ thơ đầu tiên chính là những suy tư, lOMoARcPSD|47207367
những trăn trở về tình yêu, về anh, về em của nhà thơ khi đứng trc sóng biển.
2/ Luận điểm 2: Phân tích 3 khổ thơ
a. Khổ 5: Lời tự hát về nỗi nhớ Dẫn:
Đứng trước Sóng biển, XQ không chỉ cảm nhận về sóng, suy tư về sóng, mà
còn giãi bày, bộc lộ một cách tinh tế về nỗi nhớ của một trái tim yêu:
“Con sóng dưới lòng sâu …………………….. Cả trong mơ còn thức”
- Đây có lẽ là những vần thơ viết về nối nhớ hay nhất trong thơ tình VN hiện
đại. Không bóng gió, xa xôi như Nguyễn Bính, cũng không cuồng nhiệt say
mê như Xuân Diệu, XQ khắc khoải hơn, da diết hơn, có chiều sâu hơn. Nhà
thơ bắt đầu nỗi nhớ bằng cách trải lòng mình vào sóng.
+ Nỗi nhớ theo con sóng trải khắp không gian: Con sóng dưới lòng sâu/ Con
sóng trên mặt nước. Biển có những con sóng ngầm và có những con sóng
nổi, miên man, khắc khoải trong không gian, giống như nỗi nhớ của em tới
anh khắc khoải và không nguôi yên/
+ Nỗi nhớ không chỉ lan tỏa trong không gian của biển nhớ mà còn da diết,
thao thức trong thời gian: “Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ
được”. Hình tượng con sóng đã hiện hữu với nỗi nhớ bờ cát cồn cào đến
thao thức, đến triền miên, đến rối bời không ngủ được. Hóa ra sóng biển đã
bị nỗi nhớ giàu vò tới k còn chủ động được nữa. Hóa ra sóng đã thức ngàn
năm trc tới ngàn năm sau là bởi nỗi nhớ bờ cát cồn cào không nguôi yên trong tâm trí.
+Trải lòng mình vào sóng dường như vẫn chưa thỏa, em xuất hiện trực tiếp để giãi bày cảm xúc:
Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức
Nỗi nhớ đến tràn bờ làm cho khổ thơ vượt quá khuôn khổ thông thường (từ
4 câu 1 khổ thành 6 câu trong một khổ thơ). Nhân vật em không còn đứng
sau lớp vỏ vay mượn là sóng mà trái tim đã tự thốt nên lời. Trái tim ấy đòi
hỏi được giãi bày, được thổ lộ một cách thành thật nhất:lòng em. Người phụ
nữ xưa kia khi nhớ nhung thường cố nén lại, XQ lại chọn cách phơi bày tất
cả, lòng em nhớ anh là những lời gan ruột nhất, thành thực nhất.
Nếu sóng nhớ bờ trong khắc khoải không gian và da diết thời gian, trong ý
thức khi khồn ngủ được thì em nhớ anh ngay cả trong tiềm thức”Cả trong lOMoARcPSD|47207367
mơ còn thức. Nhớ anh trong đời thực, nhớ anh cả trong mơ. XQ dường như
đã đốt cháy mình trong ngọn lửa tình yêu và nỗi nhớ. . Người phụ nữ ấy đã
cố thức cả trong mơ để nâng niu, để chắt chiu từng khoảnh khắc hạnh phúc.
Giới hạn của sóng là cõi thực, người phụ nữ khi yêu thì đã xáo trộn giữa thực và mơ.
Câu thơ không chỉ nói đến nỗi nhớ mãnh liệt, cháy bỏng, nó cũng gợi ra cả
những dự cảm những âu lo của ng phụ nữ. Nỗi lo sợ chỉ qua một cái chợp
mắt mà ty vuột mất. Cái hp mà mình đang nắm giữ sẽ vuột khỏi tầm tay. Vì
nhớ vì yêu da diết, mãnh kiệt mà nhạy cảm và âu lo.
Không yêu mãnh liệt, không nhớ thiết tha, XQ k thẻ viết được những câu
thơ nồng nàn đến thế. Nhịp thơ dồn dập, gấp gáp, với tất cả sự mạnh mẽ,
mãnh liệt đến cao trào. Biện pháp điệp con sóng có xu hướng dịch chuyển
gần về với bờ cát càng khẳng định nỗi nhớ mãnh liệt, chủ động trong ty.
Nhịp đập của sóng biển là nhịp đập của thơ, cũng là nhịp đập trái tim của thi
sĩ. Và nếu như bài thơ là nhịp điệu âm điệu của sóng, thì khổ thơ này là âm
điệu dào dạt nhất, lắng sâu và da diết nhất/
b. Khổ 6: Lời tự hát về lòng chung thủy
Dẫn chuyển: Yêu là nhớ, một nỗi nhớ thường trực da diết. Nhưng nhớ chưa
phải là tất cả trong tình yêu. Trái tim người phụ nữ trong bài thơ còn muốn
khẳng định và hướng tới những phẩm chất cao đẹp, vững bền của tình yêu,
mà qua trọng nhất với tình yêu đó là lòng chung thủy:
Dẫu xuôi về phương Bắc/ Dẫu ngược về phương Nam/ Nơi nào em cũng
nghĩ/ Hướng về anh một phương
Xuân Quỳnh dùng cách nói ngược đầy ẩn ý. Thông thường người ta vẫn nói,
xuôi Nam ngược bắc, nhưng ý thơ lại là xuôi bắc ngược nam. Sự không bình
thường lại tạo ra những hình ảnh đẹp lạ thường.
+ Phương bắc, phương nam gợi ra cái dài rộng vô tận của không gian, xuôi
ngược lại khiến ta liên tưởng đến những bất trắc, cách trở, éo le, xa cách của
cuộc đời. Nếu cuộc đời thay đổi, thậm chí đảo lộn khôn lường, nếu cuộc đời
ngoài kia là vạn biến thì:
“Nơi nào ….một phương”
+LỜi thơ như một lời khẳng định bền vững về một tình yêu chung thủy,
không đổi thay, một tình yêu bất biến giữa dòng đời vạn biến. Tình yêu ấy
thách thức không gian, thời gian, có khi người xa cách, chia li bắc nam,
nhưng nỗi nhớ lại quay về.
+ Ta thấy ở đây một trái tim người phụ nữ đầy bản lĩnh, xác định yêu là dấn
thân vào thử thách: Dẫu …dẫu ..cũng. Một sự dấn thân kiên định, một sự lOMoARcPSD|47207367
thủy chung vẹn toàn. Đó cũng là phẩm chất của biết bao ng vợ, bao ng mẹ,
bao ng phụ nữ VN trong suốt chiều dài lịch sử. Ý thơ XQ vì thế mà tôn vinh
vẻ đẹp truyền thống của bao tâm hồn phụ nữ VN
+ Để khẳng định long thủy chung son sắt của ng phụ nữ, Xq có một sự sáng tạo từ
ngữ thật đẹp: Phương anh. Phương anh được viết với tất cả sự trân trọng và nâng
niu, với tất cả tình yêu và sự thủy chung của trái tim người phụ nữ. Đất trời, con
sóng có p bắc, phương nam, e chỉ có phương anh Phương anh , đó là không gian
duy nhất, không gian tâm hồn, nơi có ấm áp yêu thương và nồng nàn hp còn
phương vắng anh thì lãnh lẽo, u buồn “Dẫu biết chắc rằng anh trở lại/ Ngọn gió
buồn vẫn thổi phía không anh”
Phương anh là phương của một bờ vai vững chãi, phuwog của sự chở che, XQ
mạnh mẽ bao nhiêu nhưng cũng yếu mềm đến vô cùng. P anh là phương của 1 tình
yêu chung thủy, của tấm lòng son sắt, của ánh mắt đắm đuối về nơi anh/ + từ nhớ--nghĩ