-
Thông tin
-
Quiz
Phản ứng oxi hóa khử là gì? Ví dụ về phản ứng oxi hóa khử lớp 10
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong phản ứng hay phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung Hóa Học 10 42 tài liệu
Hóa học 10 540 tài liệu
Phản ứng oxi hóa khử là gì? Ví dụ về phản ứng oxi hóa khử lớp 10
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong phản ứng hay phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Hóa Học 10 42 tài liệu
Môn: Hóa học 10 540 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Hóa học 10
Preview text:
Phản ứng oxi hóa khử là gì? Ví dụ về phản ứng oxi hóa khử lớp 10?
1. Phản ứng oxi hóa khử là gì?
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong
phản ứng hay phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
- Chất khử ( chất bị oxi hóa ) là chất nhường electron
- Quá trình oxi hóa ( sự oxi hóa ) là quá trình nhường electron
- Quá trình khử ( sự khử ) là quá trình thu electron.
2. Ví dụ về quá trình thay đổi số oxi hóa : Fe → Fe + 2e
- Nguyên tử sắt là chất khử. Sự làm tăng số oxi hóa của sắt được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sát.
- Nguyên tử sắt nhường electron là chất khử. Sự nhường electron của nguyên tử sắt được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt. Cu + 2e → Cu
- Số oxi hóa của đồng giảm từ +2 xuống 0. Ion đồng là chất oxi hóa. Sự làm giảm số oxi hóa của
ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.
- Ion đồng nhận electron là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.
⇒ Phản ứng của sắt với dung dịch đồng sunfat cũng là phản ứng oxi hóa - khử vì tồn tại đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
3. Các phản ứng oxi hóa khử
- Phản ứng oxi hóa - khử thông thường: phản ứng oxi hóa sẽ tồn tại ở hai phân tử các chất khác nhau
C + 4 HNO3 đặc → CO2 + 4 NO2 + 2 H2O
Cu + 2 H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2 H2O
- Phản ứng oxi hóa - khử nội phân: phản ứng mà các chất khử và chất oxi hóa thuộc cùng 1 phân
tử nhưng nguyên tử khác nhau AgNO3 → Ag + NO2 + O2 Cu(NO3)2 → CuO + NO2 + O2
- Phản ứng oxi hóa - khử tự nhiên: phản ứng này chất khử cũng đồng thời là chất oxi hóa
Cl2 + 2 KOH → KCl + KClO + H2O 4 KClO3 → 3 KClO4 + KCl
4. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử
Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố để tìm chất oxi hóa và chất khử
Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hóa và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhận.
Bước 4: Đặt hệ số của các chất oxi hóa và chất khử vao sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số các
chất khác. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn
thành phương trình hóa học.
5. Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử
- Phản ứng oxi hóa khử là một trong những quá trình quan trọng nhất của thiên nhiên:
Sự hô hấp, quá trình thực vật hấp thụ khí cacbonic giải phóng oxi, sự trao đổi chất và hàng loạt
quá trình sinh học khác đều có cơ sở là các phản ứng oxi hóa - khử.
- Ngoài ra: sự đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ, các quá trình điện phân, các phản ứng xảy ra
trong pin và trong ăc quy đều bao gồm sự oxi hóa và sự khử.
Hàng loạt quá trình sản xuất như luyện kim, chế tạo hóa chất, chất dẻo, dược phẩm, phân bón hóa
học,... đều không thực hiện được nếu thiếu các phản ứng oxi hóa - khử.
6. Bài tập ứng dụng
- Định luật bào toàn electron
Trong phản ứng oxi hóa - khử, số mol electron mà chất khử cho bằng số mol electron mà chất oxi nhận Tổng cho = tổng nhận
Sử dụng tính chất này để thiết lập các phương trinh liên hệ, giải các bài toàn theo phương pháp bảo toàn electron. - Nguyên tắc
Viết hai sơ đồ: Sơ đồ chất khử nhường e và sơ đồ chất oxi hóa nhận e . - Một số lưu ý
Chủ thể áp dụng cho bài toán oxi hóa khử các chất vô cơ
Có thể áo dụng bảo toàn electron cho một phương trình, nhiều phương trình hoặc toàn bộ quá trình
Xác định chính xác chất nhường và nhận electron. Nếu xét cho một quá trình chỉ cần xác định
trạng thái đầu và trạng thái cuối số oxi hóa của nguyên tố, thường không quan tâm đến trạng thái
trung gian số oxi hóa của nguyên tố.
Khi áp dụng phương pháp bảo toàn electron thường sử dụng kèm các phươg pháp bảo toàn khác
( bào toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố ).
Khi cho kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 và dung dịch sau phản ứng không chứa muối amoni:
= tổng số mol e nhường ( hoặc nhận ).
a, Bài toán kim loại tác dụng với axit không có tính oxi hóa
- Công thức liên hệ giữa số mol kim loại và số mol khí Với ,
là sôs electron nhường của kim loại và ; ,
là số mol của kim loại ,
Công thức tính khối lượng muối trong dung dịch:
m ( muối ) = m ( kim loại ) + m ( gốc axit )
Trong đó số mol gốc axit được tạo bởi công thức:
N ( gốc axit ) = tổng e trao đổi / điện tích gốc axit
Với H2SO4: m ( muối ) = m ( kim loại ) + 96 . n ( H2 )
Với HCl: m ( muối ) = m ( kim loại ) + 71. n ( H2 )
Với HBr: m ( muối ) = m ( kim loại ) + 160 . n ( H2)
b, Bài toán kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa
Trong các phản ứng oxy hóa khử, sản phẩm tạo thành có chứa các muối mà ta thường gặp như
muối sunfat SO4 ( 2- ) ( có điện tích là -2 ), muối nitrat NO3 ( - ) ( có điện tích là -1 ), muối halogen
X ( - ) ( có điện tích là - 1 )... Thành phần của muối gồm các cation kim loại ( hoặc caion NH4 +
) và anion gốc axit. Muốn tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch ta tính như sau:
m ( muối ) = m ( kim loại ) + mm ( gốc axit )
Trong đó: m ( gốc axit ) = M ( gốc axit ) . ne ( nhận ) ( số điện tích gốc axit ) * Lưu ý :
- Với kim loại có nhiều số oxy hóa khác nhau khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng, HNO3
đặc nóng sẽ đạt số oxi hóa cao nhất.
- Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 đặc nóng ( trừ Pt, Au ) và HNO3 đặc nguội ( trừ
Pt, Au, Fe, Al, Cr,.. ) khi đó N ( 5+ ) trong HNO3 bị khử về mức oxi hóa thấp hơn trong những
đơn chất khi tương ứng.
- Các kim loại tác dụng với ion trong môi trường axit H ( + ) coi như tác dụng với HNO3. Các kim
loại Zn, Al tác dụng với ion trong môi trường kiềm OH ( - ) giải phóng NH3. 7. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hòa tan 7,8 g hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung
dịch axit tăng thêm 7,0 g. Khối lượng Al và Mg trong hỗn hợp đầu là bao nhiêu? Hướng dẫn giải:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: Mặt khác : Al → Al + 3e Mg → Mg +2e 2 H + 2 e → H2
Theo đề bài ta có hệ phương trình: Từ ( 1 ) và ( 2 ) ta có: Từ đó
Ví dụ 2: Hòa tan 15 g hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNO3 và H2SO4
đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO2, NO, N2O. Phần trăm khối lượng của Al và MG trong X
lẫn lượt là bao nhiêu ? Hướng dẫn giải: Ta có : Xét quá trình oxi hóa Mg → Mg + 2e Al → Al + 3e
Tổng số mol e nhường là Xét quá trình khử
Tổng số mol e nhận là 2 . 0,4 + 0,2 = 1,4 mol
Theo định luật bảo toàn e ta có:
Từ ( 1 ) và ( 2 ) ta được ⇒ % Al = 27 . 0,2/15 = 36 % % Mg = 100 % - 36 % = 64 %
Ví dụ 3: Trong 6,3 g hỗn hợp Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 3,36 lít H2
đktc. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu. Hướng dẫn giải: Ta có: 2 H + 2 e → H2 0,3 0,15
Vậy khối lượng muối trong dung dịch là:
m ( muối ) = m ( kim loại ) + m ( gốc axit ) = 6,3 + 35,5 . 0,3/1 = 16,95 g