-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Pháp Luật đại cương - chương 2 | Pháp luật đại cương | Đại học Ngoại thương
Pháp Luật đại cương - chương 2 của Trường Đại học Ngoại thương. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Pháp luật đại cương(PLDC) 18 tài liệu
Đại học Ngoại Thương 314 tài liệu
Pháp Luật đại cương - chương 2 | Pháp luật đại cương | Đại học Ngoại thương
Pháp Luật đại cương - chương 2 của Trường Đại học Ngoại thương. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Môn: Pháp luật đại cương(PLDC) 18 tài liệu
Trường: Đại học Ngoại Thương 314 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Ngoại Thương
Preview text:
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM I. Khái quát về pháp luật dân sự
1. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự
- Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, cách cư xử của con người phát sinh trong một quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi của con người trong các quan hệ xã hội nhất định.
- Pháp luật dân sự điều chỉnh quan hệ pháp luật phát sinh trong lĩnh vực dân sự. Cụ thể, nó điều chỉnh hai nhóm quan hệ cơ bản là : quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
1.1. Quan hệ tài sản
a. Khái niệm
- Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người gắn liền với một tài sản.
- Cụm từ “người với người” có thể là hai người, hoặc ba người, hoặc thậm chí nhiều hơn… Ví dụ, quan hệ giữa người mua, bán với người môi giới; hay quan hệ giữa hai bên có tranh chấp và luật sư.
- Bên cạnh đó, “tài sản” là vật, tiền, giấy tờ có giá và “quyền tài sản”. Trong đó :
+ Vật là bất cứ vật gì.
+ Tiền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và có khả năng lưu thông.
+ Giấy tờ có giá là giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi
và các điều kiện khác như trái phiếu, cổ phiếu, séc, kỳ phiếu, công trái,… + “Quyền tài sản” định nghĩa trong điều 115, BLDS 2015.
b. Phân loại tài sản
- Có ba cách phân loại tài sản :
- Cách 1 : gồm động sản và bất động sản (xem điều 107, BLDS 2015)
+ Bất động sản bao gồm : đất đai - nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai - tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng – tài sản khác theo quy định của pháp luật. VD : ngôi nhà, cái cây trong sân nhà, đất,…
+ Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. VD : gia cầm, vật nuôi,…
- Cách 2 : gồm tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai (xem điều 108, BLDS 2015)
+ Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
+ Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm : tài sản chưa hình thành và tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch. VD : nhà đang xây, tiền lãi tiết kiệm, quả sắp thu hoạch trên cây,…
- Cách 3 : gồm hoa lợi và lợi tức (xem điều 109, BLDS 2015). Chúng giống nhau ở điểm : đều là tài sản phát sinh từ tài sản gốc.
+ Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. VD : quả của cây, lợn con do lợn m sinh ra,
trứng do gà đẻ,…(là tài sản phát sinh từ tài sản khác một cách tự nhiên, hữu cơ)
+ Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. VD : tiền cho thuê nhà, tiền lãi tiết
kiệm,… (là tài sản phát sinh từ tài sản khác theo quy luật xã hội, do con người định ra) c. Phân loại vật (một loại tài sản)
- Có 5 cách phân loại dựa vào từ điều 110 – điều 114, BLDS 2015.
- Cách 1 : gồm vật chính và vật phụ (xem điều 110, BLDS 2015)
+ Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.
+ Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính. Ví dụ nếu tivi là vật chính thì, điểu khiển tivi là vật phụ.
Mục đích phân loại thể hiện qua : Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Cách 2 : gồm vật chia được và vật không chia được (xem điều 111, BLDS 2015)
+ Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
+ Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năn sử dụng ban đầu.
Mục đích phân loại : Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.
- Cách 3 : gồm vật tiêu hao và vật không tiêu hao (xem điều 112, BLDS 2015)
+ Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất,
hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. VD : thỏi son, chai nước hoa quả,…
+ Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất,
hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. VD : chiếc quạt điện, điện thoại,…
Mục đích phân loại : Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.
- Cách 4 : gồm vật cùng loại và vật đặc định (xem điều 113, BLDS 2015)
+ Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. VD : những chiếc xe máy, con gấu bông,… (là những vật có thể được thay thế bằng nhiều vật cùng loại)
+ Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. VD : tranh của họa sỹ nổi tiếng, đồ cổ, chiếc xe máy có biển số 8686,… (là những vật không thể được thay thế bằng vật nào khác, do chúng là độc nhất) Mục đích phân loại : Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.
- Cách 5 : vật đồng bộ (xem điều 114, BLDS 2015)
+ Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút. VD : hai chiếc giày, bộ đồ lắp ghép,…
Mục đích phân loại : Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
1.2. Quan hệ nhân thân
a. Khái niệm
- Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân hay tổ chức.
- Giá trị nhân thân của một con người chính là những giá trị về mặt tinh thần của con người đó, như : tên, tuổi, quốc tịch, thành phần gia đình, hình ảnh, danh dự, nhân phẩm,… Trong rất nhiều các giá trị nhân thân, sẽ có một số giá trị nhân thân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Những giá trị nhân thân đó được gọi là quyền nhân thân.
- Quyền nhân thân được quy định từ điều 25 đến điều 39 trong BLDS 2015. Các quyền nhân thân này được phân chia thành hai loại : quyền nhân thân gắn liền với tài sản và quyền nhân thân không gắn liền với tài sản.
2. Phương pháp điều chỉnh của pháp luật dân sự
- Phương pháp điều chỉnh của pháp luật mà những cách thức, biện pháp mà nhà nước tác động lên các quan hệ pháp luật làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của nhà nước. nói lên thái độ của nhà nước đối với các đối tượng được điều chỉnh.
- Phương pháp điều chỉnh của pháp luật dân sự :
+ Pháp luật dân sự ghi nhận sự độc lập, bình đẳng, tự định đoạt của các chủ thể dân sự. + Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm tài sản. (chế tài là bồi thường bằng tài sản)
+ Biện pháp giải quyết các tranh chấp dân sự được ưu tiên là thương lượng, hòa giải.
✷ Các biện pháp giải quyết tranh chấp dân sự
- Các biện pháp giải quyết tranh chấp dân sự có thể được phân loại thành tài phán và phi tài phán. Điểm khác nhau giữa chúng là tính cưỡng chế. Nếu tài phán là cách giải quyết có sự tham gia của các cơ quan, chức năng có thẩm quyền, thì phi tài phán, ngược lại, không có sự tham gia của các cơ quan, chức năng có thẩm quyền.
- Biện pháp giải quyết phi tài phán chính là thương lượng và hòa giải. Thương lượng là sự giải quyết tranh chấp giữa hai bên có mâu thuẫn. Hòa giải cũng là sự giải quyết tranh chấp giữa hai bên có mâu thuẫn, nhưng có sự tham gia của một bên trung gian, gọi là hòa giải viên. Ví dụ : ông A và ông B có mâu thuẫn, nếu họ tự giải quyết thì đó là thương lượng, những nếu nhờ ông C, người có kinh nghiệm, vốn sống,…, giải quyết thì đó là hòa giải.
- Tuy nhiên, nếu đã qua quá trình hòa giải mà hai bên vẫn không tìm được tiếng nói chung thì buộc họ phải đi đến biện pháp giải quyết tranh chấp tài phán, mang tính cưỡng chế cao hơn. Chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp tài phán có thể là tòa án hoặc trọng tài (thương mại).
+ Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Trọng tài đưa ra các phán quyết có giá trị buộc thi hành. Tên gọi trọng tài thương mại cho thấy trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại trong kinh doanh. Điều này khác với tòa án, có thể giải quyết tranh chấp phát sinh từ mọi vấn đề. Ví dụ : trọng tài không thể giải quyết vụ việc ly hôn giữa hai vợ chồng trong khi tòa án có thể.
+ Mặc dù trọng tài là tổ chức phi chính phủ, nhưng lại được hỗ trợ bởi cơ quan thi hành án của tòa án. Vì thế mà quyết định của trọng tài có mang tính cưỡng chế. Khi so sánh hai phương pháp giải quyết tài phán này, có thể thấy :
Tòa án | Trọng tài thương mại |
Cơ quan quyền lực nhà nước, không hoạt động vì mục đích lợi nhuận | Tổ chức phi chính phủ, hoạt động vì mục đích lợi nhuận |
Xét xử công khai | Xét xử kín, bí mật, giữ uy tín |
Xét xử tất cả các tranh chấp | Chỉ xét xử các tranh chấp trong kinh doanh |
Sẽ được sử dụng nếu các bên không có thỏa thuận dùng trọng tài | Chỉ được sử dụng khi có thỏa thuận của các bên cần giải quyết tranh chấp |
Chi phí giải quyết thấp hơn trọng tài | Chi phí giải quyết cao |
3. Nhiệm vụ của pháp luật dân sự
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng.
- Đảm bảo sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự.
- Giáo dục con người, nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân.
- Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (xem điều 3, BLDS 2015)
- Vài nét khái quát về pháp luật dân sự tư sản (xem giáo trình)
- Nguồn của pháp luật dân sự
- Nguồn của pháp luật dân sự bao gồm : hiến pháp; BLDS; các bộ luật, luật khác; văn bản dưới luật.
- Ngoài văn bản quy phạm pháp luật, nguồn của pháp luật dân sự còn bao gồm tập quán và án lệ.
- Thứ tự áp dụng các nguồn luật được thể hiện trong điều 4, BLDS 2015.
II. Quan hệ pháp luật dân sự
1. Khái quát về quan hệ pháp luật dân sự (nội dung tương tự như phần ‘quan hệ pháp luật’ ở chương 1)
1.1. Khái niệm, đặc điểm
- Khái niệm : Quan hệ pháp luật dân sự là những quan hệ xã hội (những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân) được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh.
- Đặc điểm chung :
+ Là quan hệ xã hội có ý chí
+ Xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật
+ Quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
+ Được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước - Đặc điểm riêng :
+ Chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự đa dạng và các chủ thể độc lập về tổ
chức và tài sản
+ Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự được tự do ý chí
+ Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự luôn bình đẳng với nhau về địa vị pháp lí
+ Thông thường, quyền lợi và nghĩa vụ của bên này tương đương với nghĩa vụ và quyền lợi
của bên kia
+ Biện pháp cưỡng chế đa dạng có thể do pháp luật quy định hoặc do các bên tự quy định,
nhưng đều mang tính chất tài sản
1.2. Các y u tố cấu thành quan hệ pháp luật dân sự
- Các yếu tố thành quan hệ pháp luật dân sự bao gồm : chủ thể, khách thể, nội dung.
- Chủ thể, theo điều 1 BLDS 2015, gồm cá nhân và pháp nhân. Trong đó, cá nhân được phân loại thành công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch. (cụ thể phân loại xem ở phần
2)
- Về khách thể và nội dung : (xem lại phần ‘quan hệ pháp luật’ ở chương 1)
1.3. Sự kiện pháp lý
- Xem lại khái niệm sự kiện pháp lý ở chương 1, phần ‘quan hệ pháp luật’.
- Sự kiện pháp lý được phân loại bao gồm : hành vi pháp lý, sự biến và kết thúc thời hiệu.
- Hành vi pháp luật (xem lại chương 1, phần ‘quan hệ pháp luật’)
- Sự biến (xem lại chương 1, phần ‘quan hệ pháp luật’)
- Kết thúc thời hiệu (kết thúc một thời hạn)
- Kết thúc thời hiệu là sự kiện pháp lý đặc biệt, nó sẽ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt những hậu quả pháp lý nhất định.
- Theo điều 150 BLDS, thời hiệu được phân loại bao gồm :
+ Thời hiệu hưởng quyền dân sự
+ Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự
+ Thời hiệu khởi kiện
+ Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
2. Các loại chủ thể của pháp luật dân sự Việt Nam
- Chủ thể của pháp luật dân sự Việt Nam bao gồm cá nhân và pháp nhân.
- Cá nhân được phân loại bao gồm :
+ Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam, có quyền và nghĩa vụ được quy định tại
Hiến pháp và các bộ luật của Việt Nam, quyền lợi chính đáng được nhà nước Việt Nam bảo hộ.
+ Người nước ngoài là người không mang quốc tịch Việt Nam, nhưng mang ít nhất một quốc tịch của quốc gia khác trên thế giới. (Giả sử có nhận định : ”Người nước ngoài không là chủ thể của pháp luật dân sự Việt Nam” thì cần nhận xét là nhận định sai, trích luật để chứng minh, và đồng thời nêu thêm một số quan hệ pháp luật dân sự mà người nước ngoài có thể tham gia trong quá trình ở trong nước như : quan hệ mua bán, quan hệ tài sản (thuê nhà), quan hệ hôn nhân gia đình,…)
+ Người không quốc tịch là người không mang quốc tịch của quốc gia nào, không được công nhận là công dân của quốc gia nào (Tình trạng không quốc tịch xảy ra do nhiều nguyên nhân : bị trục xuất, bị phạt bị phạm tội nào đó,…).
- Ngoài cá nhân và pháp nhân (sẽ trình bày rõ hơn ở phần sau), chủ thể còn có thể là hộ gia đình, tổ hợp tác và các tổ chức không có tư cách pháp nhân; nhà nước CHXHCN Việt Nam, giám hộ và đại diện. Các chủ thể bổ trợ này sẽ được trình bày sau.
2.1. Cá nhân
- Như đã trình bày trong chương 1, một cá nhân có năng lực chủ thể sẽ được coi là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
- Năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự | Năng lực hành vi dân sự |
CƠ SỞ PHÁP LÝ | |
Điều 16 18 BLDS 2015 | Điều 19 24 BLDS 2015 |
KHÁI NIỆM | |
Khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự | Khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự |
ĐẶC ĐI M | |
NLPLDS của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết, trừ một số ngoại lệ. | NLHVDS của cá nhân xuất hiện khi cá nhân đó đạt một độ tuổi nhất định và sẽ chấm dứt khi cá nhân đó chết. |
Nội dung của NLPLDS : (1) Quyền nhân thân; (2) Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản; (3) Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. | NLHVDS của cá nhân còn phụ thuộc vào khả năng nhận thức của cá nhân đó |
NLPLDS của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp pháp luật quy định. |
- Một số câu hỏi nhận định đúng sai và cách trả lời :
- “Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của một cá nhân phát sinh đồng thời.” – Trả lời : đây là nhận định sai (Cần trích luật : điều 16 và 19 của BLDS 2015). Kèm theo đó : giải thích năng lực pháp luật dân sự đã có từ khi cá nhân được sinh ra, còn năng lực hành vi dân sự có sau khi cá nhân đạt độ tuổi nhất định.
- “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.” – Trả lời : đây là nhận định sai. Năng lực pháp luật dân sự là quyền, nghĩa vụ mà quốc gia trao cho công dân của mình. Mà trong khi đó, “cá nhân” ở đây có thể là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch (những người không thể có quyền, nghĩa vụ như công dân nước đó). Ví dụ : công dân Việt Nam có quyền bầu cử, ứng cứ trong khi công dân nước ngoài không có; công dân nam Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi trong khi công dân nước ngoài không có nghĩa vụ đó.
- “Một cá nhân luôn có năng lực pháp luật dân sự.” – Trả lời : đây là nhận định sai. Bởi năng lực pháp luật dân sự có thể bị pháp luật hạn chế. Ví dụ, tù nhân bị tước quyền ứng cứ, quyền tự do đi lại.
- Sau đây là các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân (Điều 2024, BLDS 2015)
✷ Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ - Điều kiện :
+ Độ tuổi: từ đủ 18 tuổi trở lên (là người thành niên)
+ Không phải là cá nhân thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 22, 23, 24 Bộ Luât dân
sự 2015
- Tư cách chủ thể : Những người này có toàn quyền tham gia xác lập và thực hiện mọi giao dịch
dân sự với tư cách là chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện.
✷ Người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ - Điều kiện : chưa đủ 18 tuổi (là người chưa thành niên) - Tư cách chủ thể :
Dưới 6 tuổi | Từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi | Từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi |
Giao dịch dân sự của người này do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện | Giao dịch dân sự của người này phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ một số giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi | Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ một số giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. |
✷ Người mất năng lực hành vi dân sự - Điều kiện :
+ Mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình
+ Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan
+ Đã được tổ chức pháp y tâm thần giám định và kết luận về khả năng nhận thức, làm chủ
hành vi
+ Có quyết định của Toà án tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự
- Tư cách chủ thể : Mọi giao dịch dân sự của người này đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
✷ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi - Điều kiện :
+ Do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi
nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự
+ Có yêu cầu của người này; người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan
+ Đã được tổ chức pháp y tâm thần giám định và kết luận về khả năng nhận thức, làm chủ
hành vi
+ Có quyết định của Toà án tuyên bố người đó có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Tư cách chủ thể : Người này cần có người giám hộ do Tòa án chỉ định. Quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ trong các giao dịch dân sự của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi này cũng được Tòa án xác định cụ thể.
✷ Người bị hạn chế năng lực nghĩa vụ dân sự - Điều kiện :
+ Nghiện ma tuý hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình
+ Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan
+ Có quyết định của Toà án tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
- Tư cách chủ thể : Việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản của
người này phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường các giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
- Một số câu hỏi nhận định đúng sai và cách trả lời :
- “Tất cả những cá nhân từ 18 tuổi trở lên đều là người có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ.” – Trả lời : đây là nhận định sai. Bởi ngoài đủ 18 tuổi, thì đồng thời người đó không phải là cá nhân thuộc các điều 22, 23, 24 BLDS 2015.
- “Cá nhân dưới 6 tuổi không thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.” – Trả lời : đây là nhận định sai. Người dưới 6 tuổi vẫn có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, chỉ có điều trở thành một cách gián tiếp thông qua người đại diện theo pháp luật. Ví dụ : bố m vẫn có thể mua bảo hiểm cho con dưới 6 tuổi và hợp đồng ấy đứng tên con, hay bố m mua đồ ăn sáng cho con (con gián tiếp tham gia vào quan hệ mua bán với ngưới bán thông qua bố m ),…
2.2. Pháp nhân
- Theo điều 74 BLDS, pháp nhân có các đặc điểm sau đây :
+ Được thành lập theo quy định của Bộ luật này (cụ thể ở điều 82), luật khác có liên quan
+ Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
+ Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
- Cụ thể :
+ ”Điều 82. Thành lập, đăng ký pháp nhân
- Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhànước có thẩm quyền.
- Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của phápluật.
- Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai.”
+ “Điều 83. Cơ cấu tổ chức của pháp nhân
- Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của phápnhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
- Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.”
✷ Phân loại pháp nhân :
- Theo BLDS 2005, pháp nhân được phân chia thành 6 loại :
+ Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang (VD: quân đội; công an; chính phủ; quốc hội; tòa án
nhân dân tối cao; viện kiểm sát nhân dân tối cao)
+ Tổ chức chính trị (VD: Đảng Cộng Sản VN), tổ chức chính trị - xã hội (VD: Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM; Mặt trận Tổ Quốc VN)), tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp (Hội Luật gia
VN; hội nông dân, hội nhà báo)
+ Tổ chức kinh tế (là hệ thống các công ty, doanh nghiệp)
+ Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp
+ Quỹ xã hội, quỹ từ thiện
+ Các tổ chức khác
- Theo BLDS 2015, pháp nhân được chia thành 2 loại (theo các điều 75 và 76) :
+ Điều 75: 1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
- Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
- Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luậtnày, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Điều 76: 1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
- Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
- Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộluật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
VD : Cho nhận định : “Pháp nhân phi thương mại không được tiến hành các hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.”. Trả lời : Đây là nhận định sai bởi vì theo điều 76 BLDS 2015 : “Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.”. Cụ thể, pháp nhân phi thương mai chỉ KHÔNG có mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận, còn họ vẫn có thể tiến hành các hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Ví dụ Trường Đại học Ngoại Thương là một pháp nhân phi thương mại (vì đây là pháp nhân vì mục đích giáo dục), nhưng trường đại học này vẫn phải tiến hành các khoản thu (học phí,…) để bù chi; chỉ có điều nếu có lợi nhuận dôi ra thì lợi nhuận đó không được chia mà được cho vào quỹ nào đó.
✷ Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân (điều 86 BLDS 2015)
✷ Trách nhiệm dân sự của pháp nhân (điều 87 BLDS 2015)
✷ Yếu tố lý lịch của pháp nhân
- Tên gọi (được quy định trong điều 78 BLDS 2015)
- Điều lệ (được quy định trong điều 77 BLDS 2015) - Tài sản (được quy định trong điều 81 BLDS 2015)
- Quốc tịch (được quy định trong điều 80 BLDS 2015)
- Trụ sở (được quy định trong điều 79 BLDS 2015)
- Cơ cấu tổ chức (được quy định trong điều 83 BLDS 2015)
- Đại diện (được quy định trong điều 85 BLDS 2015)
- Chi nhánh, văn phòng đại diện (được quy định trong điều 84 BLDS 2015)
✷ Chấm dứt pháp nhân
- Chấm dứt pháp nhân là chấm dứt sự tồn tại của một tổ chức với tư cách là chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp luật mà trước đó tổ chức đó tham gia với tư cách pháp nhân.
- Có tất cả 7 hình thức chấm dứt pháp nhân bao gồm :
+ Hợp nhất (xem điều 88 BLDS 2015)
+ Sáp nhập (xem điều 89 BLDS 2015)
+ Chia (xem điều 90 BLDS 2015)
+ Tách (xem điều 91 BLDS 2015)
+ Giải thể (xem điều 93,94 BLDS 2015)
+ Phá sản (xem điều 95 BLDS 2015)
+ Chuyển đổi hình thức (xem điều 92 BLDS 2015)
- Hợp nhất là sự hợp thành của 2 pháp nhân A và B trong đó A và B ngang bằng nhau về quy mô, quyền hạn,…. Trong khi đó sáp nhập cũng là sự hợp thành đó nhưng A có quyền hạn to lớn hơn
B.
- Chia được hiểu là từ pháp nhân A được phân thành các pháp nhân B, C,… (tức là A biến mất hoàn toàn và B, C mới xuất hiện). Còn tách là sự phân chia từ pháp nhân A thành pháp nhân A, pháp nhân B, pháp nhân C (tức là A vẫn còn tồn tại sau khi tách).
- Giải thể có thể áp dụng cho nhiều loại pháp nhân như quỹ từ thiện, trường học,… và bên cạnh đó việc giải thể có thể được quyết định bởi chủ thể của pháp nhân hoặc do cơ quan có thẩm quyền (buộc giải thể). Tuy nhiên, phá sản chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp và pháp do tòa án quyết định, hơn nữa, phá sản là khi doanh nghiệp mất khả năng chi trả các khoản nợ khi chủ nợ yêu cầu.
Khi phá sản, doanh nghiệp có danh sách ưu tiên các khoản nợ phải chi trả đầu tiên.
- Thời điểm chấm dứt tồn tại của pháp nhân được quy định tại khoản 2 điều 96 BLDS 2015.
2.3. Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự (được quy định từ điều 101 đ n điều 104 BLDS 2015)
- Khi các hộ gia đình, tổ hợp tác và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân muốn tham gia vào một quan hệ pháp luật nào đó thì các thành viên trong đó tham gia với tư cách cá nhân. Và thường các thành viên trong hộ gia đình, tổ hợp tác và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân chọn ra, ủy quyền một người làm đại diện chứ chúng không được coi là pháp nhân.
2.4. Nhà nước CHXHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự (được quy định từ điều 97 đ n điều 100 BLDS 2015)
- Nếu các chủ thể trên tham gia vào quan hệ mua bán, ký kết hợp đồng gì đó thì có phải chịu trách nhiệm, có nghĩa vụ, quyền hạn bình đẳng như các chủ thể dân sự khác.
2.5. Giám hộ (được quy định từ điều 46 đ n điều 63 BLDS 2015)
- Thường những người cần người giám hộ là người chưa trưởng thành (dưới 18 tuổi) hoặc đã trưởng thành nhưng mất năng lực về hành vi, gặp khó khăn về nhận thức.
- Chỉ có cá nhân mới có thể có người giám hộ.
- Người giám hộ có thể là cá nhân, ví dụ như bố m (hoặc người thân) là người giám hộ cho con khi con chưa trưởng thành). Người giám hộ cũng có thể là một pháp nhân, ví dụ như cô nhi viện là pháp nhân giám hộ cho những đứa trẻ mồ côi cha m .
2.6. Đại diện (được quy định từ điều 134 đ n điều 143 BLDS 2015)
- Không giống như giám hộ, bất cứ ai cũng có thể có người đại diện. Điển hình như những người nổi tiếng thường có người đại diện của riêng mình.
- Cả cá nhân và pháp nhân đều có thể có người đại diện.
- Trường hợp cá nhân đại diện cho cá nhân, ví dụ : thuê luật sư làm đại diện trước tòa. Trường hợp pháp nhân đại diện cho cá nhân, ví dụ : thuê một công ty luật sư làm đại diện trước tòa. Trường hợp cá nhân đại diện cho pháp nhân, ví dụ : giám đốc của một công ty là cá nhân đại diện của công ty đó khi ký kết hợp đồng. Trường hợp pháp nhân đại diện cho pháp nhân, ví dụ : công ty
m đại diện cho công ty con, công ty thuê một công ty luật sư đại diện cho mình trước tòa… a. Khái niệm
- Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. (khoản 1 Điều 134 BLDS 2015)
Đại diện là 1 quan hệ pháp luật
b. Căn cứ xác lập quyền đại diên và các loại đại diện
- Đại diện theo ủy quyền : Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện. (điều 138 BLDS 2015)
- Đại diện theo pháp luật : Quyền đại diện được xác lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. (điều 136, 137 BLDS
2015)
c. Phạm vi thẩm quyền đại diện (điều 141 BLDS 2015)
- Phạm vi thẩm quyền đại diện là giới hạn quyền, nghĩa vụ theo đó người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch DS với người thứ 3;
- Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện;
- Phạm vi thẩm quyền đại diện được xác định theo những căn cứ, đó là: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Điều lệ của pháp nhân; Nội dung ủy quyền; hoặc Quyđịnh khác của pháp luật.
- Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
III. Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản
1. Quyền sở hữu
- Khi một người có quyền sở hữu với một vật, tức là người đó có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với vật này.
1.1. Ch định chi m hữu
- Chế định chiếm hữu được quy định từ điều 179 đến điều 185 trong BLDS 2015.
- Theo đó : chiếm hữu được phân chia thành : chiếm hữu có căn cứ pháp luật (những trường hợp thuộc điều 165 BLDS 2015) và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật (những trường hợp không thuộc điều 165 BLDS 2015)
- Theo đó, ta có thể thấy chiếm hữu có căn cứ pháp luật (chiếm hữu hợp pháp) có thể là một trong hai trường hợp : chiếm hữu của chủ sở hữu hoặc chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu. Đặc biệt, trường hợp chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu có thể là chiếm hữu theo ý chí của chủ sở hữu (ví dụ : ông A nhờ ông B hàng xóm giữ hộ chiếc chìa khóa khi ông A đi vắng, như vậy ông B đang chiếm hữu chiếc chìa khóa theo ý chí của ông A) hoặc có thể không theo ý chí của chủ sở hữu.
- Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật (chiếm hữu bất hợp pháp) có thể phân chia thành hai loại : CH không có căn cứ PL nhưng ngay tình và CH không có căn cứ PL nhưng không ngay tình. Khi chiếm hữu bất hợp pháp, người chiếm hữu phải chấp dứt ngay sự chiếm hữu đó. Tuy nhiên việc phân chia thành ngay tình và không ngày tình nhằm mục đích : nếu là ngay tình thì chỉ cần giao nộp hoặc trả lại vật chiếm hữu; còn nếu là không ngay tình thì phải chịu cả chế tài. (Ví dụ : A trộm điện
thoại bán cho B mà B không biết đó là vật ăn trộm. Có thể thấy B chiếm hữu chiếc điện thoại ngay
tình. Ngược lại nếu B biết mà vẫn mua thì đó là hành vi chiếm hữu không ngay tình.)
+ Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có
quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. (Điều 180 BLDS 2015)
+ Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết
rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. (Điều 181 BLDS 2015)
(NOTE : Cần lưu ý cụm từ “biết hoặc phải biết” trong định nghĩa chiếm hữu không ngay tình. Ví dụ : A ăn trộm được một vật và bán cho B, đồng thời có nói cho B rằng đó là đồ ăn trộm được. Trường hợp này là B “biết” rằng mình không có quyền sở hữu đối với tài sản. Tuy nhiên, hai chữ “phải biết” ám chỉ một trường hợp khi A không nói cho B nhưng có đủ căn cứ để một người bình thường nghi ngờ, suy đoán được đó là đồ ăn cắp được. Khi đó nếu B vẫn đồng ý mua thì được coi là không ngay tình.)
- Với một người đang chiếm hữu một tài sản gì đó, người đó sẽ được suy đoán là ngay tình (được nghiễm nhiêm cho là ngay tình) và được pháp luật bảo vệ. Nếu có người nào muốn tố cáo rằng chiếm hữu đó là không ngay tình thì người đó có nghĩa vụ chứng minh cho tố cáo của mình.
- Ví dụ : Ông A nhặt được một đồng hồ cổ bằng đồng tại bể bơi công cộng nhưng không thông báo cũng không nộp cho cơ quan có thẩm quyền mà đem về trưng bày trong bộ sưu tập đồng hồ cổ
của mình. Hơn 10 năm sau, chủ nhân là anh B phát hiện ông A đang chiếm
hữu đồng hồ của mình thì đòi lại nhưng ông A không trả với lý do là nhặt được chứ không phải ăn trộm. Anh B kiện ông A ra tòa dân sự nhờ tòa xử ông A trả lại đồng hồ. Hỏi, theo quy định của pháp luật, tòa có xử ông A phải trả lại tài sản cho anh B không? Vì sao?
Tòa có xử ông A phải trả chiếc đồng hồ anh B bởi vì sự chiếm hữu của ông B là chiếm hữu hợp pháp, hơn nữa còn là không ngay tình (biết là không phải đồ của mình mà vẫn giữ làm của riêng, không giao nộp). Trường hợp này nếu xét theo đúng quy trình hợp pháp thì được quy định ở điều 230 BLDS 2015.
1.2. Quyền chi m hữu (điều 186 đ n điều 188 BLDS 2015)
- Quyền chiếm hữu được chia thành ba loại : chiếm hữu của chủ sở hữu, của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý, hoặc của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự.
- VD : Sinh viên A đi học đại học và thuê phòng trọ, khi đó A đang chiếm hữu phòng trọ theo giao dịch dân sự với chủ nhà.
1.3. Quyền sử dụng (điều 189 đ n điều 191 BLDS 2015)
- Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản
- Quyền sử dụng có thể do chủ sở hữu hưởng hoặc người không phải chủ sở hữu hưởng.
- Thường trong các giao dịch dân sự, khi chuyển giao quyền chiếm hữu thì cũng chuyển giao quyền sử dụng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp chỉ chuyển giao quyền chiếm hữu, không chuyển giao quyền sử dụng (VD như thuê người trông nhà, trông xe…). Cũng có trường hợp chỉ chuyển giao quyền sử dụng mà không chuyển giao quyền chiếm hữu (VD như khi thuê xe có người lái, người thuê chỉ được quyền sử dụng mà không được chiếm hữu chiếc xe. Hoặc khi sử dụng dịch vụ ở các quán net, ta chỉ được sử dụng, khai thác công dụng của máy tính mà không được chiếm
hữu.)
1.4. Quyền định đoạt (điều 192 đ n điều 196 BLDS)
- Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
- Trong ba quyền của quyền sử dụng, quyền định đoạt là quan trọng nhất. Có quyền định đoạt cũng chính là có quyền sở hữu, từ đó có thêm hai quyền chiếm hữu và sử dụng.
- Quyền định đoạt có thể được thực hiện bởi chủ sở hữu hoặc người không phải chủ sở hữu. Trường hợp quyền định đoạt được thực hiện bởi người không phải chủ sở hữu có thể do ý chí của chủ sở hữu hoặc không. VD : Ủy quyền cho một cơ quan, công ty nào đó bán hộ một tài sản (theo ý chí của chủ sở hữu). Trường hợp quyền định đoạt vào tay người khác không phải chủ sở hữu mà không theo ý chí của chủ sở hữu được quy định rõ hơn trong điều 196 (quyền định đoạt bị hạn chế
như thế nào ?)
1.5. Các hình thức sở hữu - Có ba hình thức sở hữu :
+ Sở hữu toàn dân (điều 197 đến điều 204 BLDS 2015)
+ Sở hữu riêng (điều 205 và 206 BLDS 2015)
+ Sở hữu chung (điều 207 đến điều 220 BLDS 2015)
- VD : Nhận định sau đúng hay sai : “Đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước.”
Trả lời : Đây là nhận định sai bởi vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước làm đại diện quản lý, thực hiện quyền chiếm hữu và quyền sử dụng được giao lại cho nhân dân. Ngoài ra, theo điều 197 BLDS : Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
- Sở hữu chung có thể được chia thành sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. (theo điều 207 BLDS 2015). Về quy định chi tiết về hai loại này, xem điều 209 và điều 210 BLDS 2015.
2. Các quyền khác đối với tài sản (điều 159 BLDS 2015)
- Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
- Các quyền khác đối với tài sản bao gồm :
+ Quyền đối với bất động sản liền kề (điều 245 đến điều 256 BLDS 2015)
+ Quyền hưởng dụng (điều 257 đến điều 266 BLDS 2015) + Quyền bề mặt (điều 267 đến điều 273 BLDS 2015)
IV. Nghĩa vụ
1. Khái niệm (Điều 274 BLDS 2015)
- Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung
là bên có quyền)
2. Đối tượng của nghĩa vụ (Điều 276 BLDS 2015)
- Đối tượng của nghĩa vụ có thể là : tài sản hoặc công việc phải thực hiện hoặc công việc không phải thực hiện.
- Ví dụ :
+ Khi ký kết hợp đồng cho thuê nhà thì một bên cho thuê có nghĩa vụ cung cấp quyền sử dụng đất – một loại tài sản.
+ Khi ký kết các hợp đồng cung ứng dịch vụ, điển hình là hợp đồng lao động, một bên có nghĩa vụ là một công việc phải thực hiện, ví dụ như trong hợp đồng lao động là phải lao động để tạo ra sản phẩm nào đó. Các hợp đồng cung ứng dịch vụ có thể kể đến : hợp đồng quảng cáo, hợp
đồng giao hàng, hợp đồng tư vấn pháp lý, hợp đồng cung ứng dịch vụ bảo vệ…
+ Khi ký kết hợp đồng vận chuyển, một bên có nghĩa vụ không làm rơi rớt hàng hóa, không
được giao sai hàng, không được tiết lộ thông tin khách hàng…
3. Căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ (Điều 275 BLDS 2015) - Các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ là : + Hợp đồng
+ Hành vi pháp lý đơn phương
+ Thực hiện công việc không có ủy quyền
+ Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật + Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật + Các căn cứ khác do pháp luật quy định.
- Cụ thể : + Hành vi pháp lý đơn phương khác với hợp đồng ở chỗ nó là ý chí của một bên, từ đó làm phát sinh nghĩa vụ của chính mình hoặc bên còn lại. Ví dụ như công ty A người hứa thưởng cho B tài sản gì đó nếu đạt được giải bóng đá, khi đó nếu B đạt giải, A có nghĩa vụ trao thưởng.
+ Việc chăm sóc trẻ em, hay thậm chí vật nuôi đi lạc; hay dập lửa giúp nhà hàng xóm bị cháy (lúc họ đi vắng) là thực hiện công việc không có ủy quyền. Khi đó người thực hiện phát sinh nghĩa vụ phải thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình; phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải làm theo, thực hiện ý định đó. Đồng thời, người có công việc (người được giúp) có nghĩa vụ phải tiếp nhận công việc khi người ta bàn giao cho mình, thanh toán chi phí hợp lý người thực hiện đã bỏ ra kể cả khi công việc không đạt kết quả, không theo ý muốn; ngoài ra người có công việc còn có nghĩa vụ trả một khoản thù lao trong khả năng.
+ Nhặt được của rơi không biết ai là chủ là điển hình của chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Khi đó, nghĩa vụ đầu tiên là phải giao nộp, hoàn trả tài sản, vật đó; thậm chí phải trả cả hoa lợi, lợi tức, phải bồi thường nếu có thiệt hại.
+ Gây tai nạn do vượt đèn đỏ là ví dụ của nghĩa vụ phát sinh trong trường hợp gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật. Khi đó, người gây tai nạn phát sinh nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận, toàn bộ, kịp thời.
4. Căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ (Điều 372 BLDS 2015) - Các căn cứ làm chất dứt nghĩa vụ là : + Nghĩa vụ được hoàn thành
+ Theo thỏa thuận của các bên
+ Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ
+ Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác
+ Nghĩa vụ được bù trừ (2 bên đều có nghĩa vụ nên được bù trừ theo thỏa thuận)
+ Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một (chỉ áp dụng cho pháp nhân, tổ chức,
ví dụ như hai công ty sáp nhập, hợp nhất)
+ Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết (ví dụ như hết thời hiệu khởi kiện, hết thời gian bảo
hành, hết tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự)
+ Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do
chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện
+ Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp
nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác
+ Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ khác + Trường hợp khác do luật quy định
5. Các loại nghĩa vụ
- Có các loại nghĩa vụ sau :
+ Nghĩa vụ giao vật (Điều 279 BLDS 2015)
+ Nghĩa vụ trả tiền (Điều 280 BLDS 2015)
+ Nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện 1 công việc (Điều 281 BLDS 2015)
+ Nghĩa vụ theo định kỳ (Điều 282 BLDS 2015)
+ Nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn (Điều 285 BLDS 2015)
+ Nghĩa vụ liên đới (Điều 288 BLDS 2015)
+ Nghĩa vụ riêng rẽ (Điều 287 BLDS 2015)
+ Nghĩa vụ thay thế được (Điều 286 BLDS 2015)
+ Nghĩa vụ có điều kiện (Điều 284 BLDS 2015)
+ Nghĩa vụ thông qua người thứ 3 (Điều 283 BLDS 2015)
+ Nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới (Điều 289 BLDS 2015)
+ Nghĩa vụ không phân chia được theo phần (Điều 291 BLDS 2015)
+ Nghĩa vụ phân chia được theo phần (Điều 290 BLDS 2015)
6. Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ
6.1. Chuyển giao quyền yêu cầu (điều 365 đ n điều 369 BLDS 2015)
- Người có quyền có thể chuyển giao quyền yêu cầu cho một người thứ ba; nhưng đồng thời người có quyền khi đó phát sinh nghĩa vụ phải thông báo cho người phải thực hiện nghĩa vụ. Ngoài ra, người có quyền phải đưa ra cả biện pháp bảo đảm (nếu có) cho người thứ ba.
- VD : A cho B vay một khoản tiền. A có thể chuyển giao quyền đòi nợ cho C, nhưng A phải có nghĩa vụ thông báo cho con nợ B : hãy trả tiền cho C. A phải đưa ra cả biện pháp bảo đảm (nếu có) với C rằng B sẽ trả tiền.
6.2. Chuyển giao nghĩa vụ (điều 370 và 371 BLDS 2015)
- Người có nghĩa vụ muốn chuyển giao nghĩa vụ trước hết cần xin phép người có quyền. Nếu được cho phép, sau đó người có nghĩa vụ mới được phép chuyển giao nghĩa vụ cho một người khác.
- Ví dụ : A cho B vay một khoản tiền. B không đủ khả năng trả nên muốn chuyển giao nghĩa vụ trả tiền cho C là anh trai mình. Khi đó, B phải xin phép A về sự chuyển giao đó, và nếu được đồng ý,
B mới được phép chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho C.
7. Các biện pháp bảo đảm
- Các biện pháp đảm bảo được đưa ra nhắm đảm bảo cho nghĩa vụ được thực hiện một cách đúng, đầy đủ và nghiêm túc.
- Thường các biện pháp đảm bảo sẽ đóng vai trò như một giao dịch phụ.
- Có 9 biện pháp bảo đảm (được quy định từ điều 292 đến điều 350 BLDS 2015) :
+ Cầm cố tài sản (điều 309 đến điều 316 BLDS 2015)
+ Thế chấp tài sản (điều 317 đến điều 327 BLDS 2015)
+ Đặt cọc (điều 328 BLDS 2015)
+ Ký cược (điều 329 BLDS 2015)
+ Ký quỹ (điều 330 BLDS 2015)
+ Bảo lưu quyền sở hữu (điều 331 đến điều 334 BLDS 2015)
+ Bảo lãnh (điều 335 đến điều 343 BLDS 2015)
+ Tín chấp (điều 344 và điều 345 BLDS 2015)
+ Cầm cố tài sản (điều 346 đến điều 350 BLDS 2015)
- NOTE : + Sự khác biệt cơ bản giữa cầm cố và thế chấp : Khi cầm cố thì bắt buộc phải có chuyển giao tài sản, còn khi thế chấp thì chỉ cần đưa ra giấy tờ chứng minh mình là chủ sở hữu. Ví dụ : Khi A đi vay tiền, và người cho vay yêu cầu A cầm cố chiếc xe máy thì A phải giao chiếc xe đó cho người cho vay. Tuy nhiên, nếu A thế chấp chiếc xe đó thì A chỉ cần đưa ra giấy tờ chứng minh mình là chủ sở hữu đẻ chứng minh cho khả năng trả nợ của mình. Đặc biệt, đối với bất động sản thì người ta thường không áp dụng cầm cố mà chỉ áp dụng thế chấp.
+ Ký cược thường áp dụng cho trường cho thuê xe ở các khu du lịch …
+ Ví dụ cho ký quỹ : Yêu cầu các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt một khoản tiền
tại một ngân hàng đủ lớn để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ với môi trường.
✷ Câu hỏi nhận định đúng sai
- Nhận định : “Ký cược là biện pháp bảo đảm có thể được áp dụng cho tất cả các giao dịch dân sự.”. Trả lời : Đây là nhận định sai, bởi theo điều 329 BLDS 2015, ký cược chỉ áp dụng cho giao dịch dân sự cho thuê mướn tài sản, và tài sản đó còn phải là động sản.
V. Hợp đồng
1. Khái niệm
- Theo điều 116 BLDS 2015, hợp đồng là một trong hai hình thức của giao dịch dân sự (hình thức còn lại là hành vi pháp lý đơn phương).
- Theo điều 385 BLDS 2015, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. - Đặc điểm của hợp đồng :
+ Là hành vi hợp pháp
+ Là sự thoả thuận có ý chí. ý chí của bên trong hợp đồng phải là ý chí tự nguyện + Là một hành vi hợp pháp nhằm đạt được hậu quả pháp lý đã định trước.
2. Các loại hợp đồng (điều 402 và điều 405 BLDS 2015)
- Dựa vào hình thức của hợp đồng : hợp đồng bằng lời nói, hợp đồng bằng văn bản và hợp đồng bằng hành vi.
- Dựa vào sự phân chia quyền và nghĩa vụ giữa các bên : hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ.
(điều 402 BLDS 2015)
- Dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng : hợp đồng chính và hợp đồng phụ. (điều 402 BLDS 2015)
- Dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể : hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù.
- Dựa vào đối tượng của hợp đồng : hợp đồng có liên quan đến tài sản và hợp đồng liên quan đến công việc.
- Một số loại hợp đồng khác : hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, hợp đồng có điều kiện, hợp đồng theo mẫu.
- VÍ DỤ : + Hợp đồng tặng cho, tài trợ là hợp đồng đơn vụ
+ Đa phần hiện nay đều là hợp đồng song vụ, điển hình nhất là hợp đồng mua bán.
+ Hợp đồng chính và phụ luôn đi theo cặp, ví dụ như khi hợp đồng mua bán được giao kết thì kèm theo đó có hợp đồng phụ là hợp đồng bảo hành, hay các hình thức bảo đảm (phần IV, mục
7) cũng đóng vai trò là hợp đồng phụ trong các hợp đồng khác.
+ Điển hình của hợp đồng liên quan đến tài sản là hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng
liên quan đến công việc điển hình là hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ…
+ Ví dụ cho hợp đồng liên quan đến người thứ ba là : hợp đồng mua bảo hiểm cho con, hợp
đồng gia sư, hợp đồng với viện dưỡng lão…
+ Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà hai bên áp dụng vào đó một điều kiện, mà chỉ khi điều kiện đó được thỏa mãn thì hợp đồng mới có hiệu lực.
+ Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng đã được một bên soạn sẵn từ trước, và bên còn lại không được đàm phán, thảo luận, mà chỉ được giao kết nếu đồng ý. Ví dụ điển hình là hợp đồng cung cấp điện, nước, các dịch vụ …
✷ Câu hỏi nhận định : + “Hợp đồng bắt buộc phải ký theo hình thức văn bản.” Trả lời : Đây là nhận định sai. Theo điều 119 BLDS 2015, hợp đồng có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản, hành vi cụ thể.
+ “Hợp đồng vay tiền buộc phải ký bằng hình thức văn bản.” Trả lời : Đây là nhận định sai. Điều 463 BLDS 2015 quy định về hợp đồng vay tiền không hề có quy định rằng hợp đồng này phải ký bằng hình thức văn bản. (Đối với nhận định đầu tiền xét hợp đồng chung ở câu trên thì chỉ cần dùng điều 119 BLDS 2015 là đã xác định được. Tuy nhiên, đối với nhận định về hợp đồng cụ thể là vay tiền như câu
này thì cần đọc thêm các điều luật về hợp đồng cụ thể từ điều 430 đến điều 537 BLDS 2015)
3. Giao kết hợp đồng
- Gồm 2 giai đoạn : đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
3.1. Đề nghị giao k t hợp đồng (điều 386 đ n điều 392 BLDS 2015)
- Khái niệm : Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng
buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị). (Khoản 1 điều 386 BLDS 2015)
- Đặc điểm : + Lời đề nghị phải hướng tới bên được đề nghị (bên đã được xác định hoặc công chúng)
+ Thể hiện ý định rõ ràng về việc muốn giao kết hợp đồng
+ Bên đề nghị phải chịu sự ràng buộc về đề nghị này
+ Người đề nghị giao kết hợp đồng phải ấn định rõ thời hạn trả lời đề nghị
- NOTE : Nếu giả sử người đề nghị giao kết hợp đồng không ấn định thời gian (vì lý do quên hoặc lý do nào đó) thì không phải người đó phải chịu sự ràng buộc với lời đề nghị này đến trọn đời, mà theo khoản 1 điều 394 BLDS 2015 : “Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời
chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.” - Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực (Điều 388 BLDS 2015)
- Thay đổi, đề nghị rút lại giao kết hợp đồng (Điều 389 BLDS 2015)
- Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 390 BLDS 2015)
- Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 391 BLDS 2015)
- Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất (Điều 392 BLDS 2015)
3.2. Chấp nhận giao k t hợp đồng (điều 393 đ n điều 397 BLDS 2015)
- Khái niệm : Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. (Khoản 1 điều 393 BLDS 2015)
- Đặc điểm : + Chấp nhận phải được thực hiện trong thời hạn trả lời
+ Phải chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị mà không được kèm theo bất kỳ điều kiện gì.
+ Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên. - Thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 394 BLDS 2015)
- Rút lại thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 397 BLDS 2015)
- Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng khi một trong hai bên chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
(Điều 395 và điều 396 BLDS 2015)
✷ Bài tập tình huống : - 1/1: A gửi cho B 1 lời đề nghị giao kết hợp đồng, h n B trả lời trong vòng
10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị giao kết hợp đồng.
- 3/1: A gửi lại thông báo hủy lời đề nghị giao kết hợp đồng trên
- 8/1: B nhận được lời đề nghị giao kết hợp đồng và gửi chấp nhận luôn
- 9/1: B nhận được thông báo hủy đề nghị giao kết hợp đồng của A
- 15/1: A nhận được lời chấp nhận của B
Hỏi: 1. Thời điểm có hiệu lực của lời đề nghị giao kết hợp đồng của A và lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của B
2. Thông báo hủy đề nghị giao kết hợp đồng của A có hiệu lực không ?
(Gợi ý : Khi tính ngày của một vấn đề trong khoa học pháp lý, trên thế giới tồn tại hai thuyết là thuyết tiếp thu và thuyết tống pháp. Thuyết tiếp thu tính theo ngày nhận được và thuyết tống pháp thì tính theo ngày gửi đi. Việt Nam theo thuyết tiếp thu.)
- Trả lời : 1. + Thời điểm có hiệu lực của lời đề nghị giao kết hợp đồng của A là 8/1 (ngày B nhận được lời đề nghị giao kết hợp đồng)
+ Thời điểm có hiệu lực của lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của B là ngày 15/1
(ngày A nhận được lời chấp nhận giao kết hợp đồng)
2. + Nếu trong đề nghị mà A không nêu rõ quyền được hủy bỏ, thì lời đề nghị không có hiệu lực.
+ Nếu A có nêu rõ quyền được hủy bỏ trong đề nghị, thì lời đề nghị cũng không có hiệu lực bởi theo điều 390 BLDS 2015 : “Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ đề nghị nếu đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.” B nhận được thông báo hủy ngày 9/1, sau khi đã gửi chấp nhận vào ngày 8/1.
⇨ Vậy tóm lại, thông báo hủy đề nghị giao kết hợp đồng của A không có hiệu lực.
4. Hình thức của hợp đồng
- Hình thức của HĐ là phương tiện để ghi nhận sự bày tỏ ý chí chung của các bên chủ thể.
- Tuỳ theo nội dung, tính chất của từng hợp đồng cũng như tuỳ thuộc vào sự tin tưởng lẫn nhau mà các chủ thể có thể lựa chọn hình thức hợp đồng.
- Các hình thức của hợp đồng là : lời nói, văn bản, hành vi, văn bản có công chứng hoặc chứng
thực. (điều 119 BLDS 2015)
5. Nội dung của hợp đồng (điều 398 BLDS 2015)
- Nội dung của hợp đồng là sự tổng hợp các điều khoản cấu thành hợp đồng, trong đó quy định quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Các bên đương sự có thể thỏa thuận về các điều khoản trong nội dung hợp đồng, tùy thuộc vào từng loại hợp đồng.
6. Hiệu lực của hợp đồng
- Điều kiện có hiệu lực (Điều 117 BLDS 2015)
- Thời điểm có hiệu lực (Điều 400 và 401 BLDS 2015)
7. Hợp đồng vô hiệu (điều 122 đến điều 133 và điều 407, 408 BLDS 2015)
- Khi hợp đồng vô hiệu, KHÔNG phát sinh những hậu quả pháp lý (quyền và nghĩa vụ của các bên).
- Thực hiện hợp đồng (điều 409 đến điều 420 BLDS 2015)
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
- Các hình thức trách nhiệm : + Phạt vi phạm (điều 418 BLDS 2015)
+ Bồi thường thiệt hại (điều 360 và 419 BLDS 2015)
+ Hủy hợp đồng (điều 423 đến điều 427 BLDS 2015)
(Do pháp luật dân sự tôn trọng thỏa thuận của các bên, nên ngoài các hình thức trách nhiệm trên,
còn có thể có các hình thức khác do các bên tự nghĩ ra, miễn là các hình thức đó hợp pháp.)
- NOTE : + Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại giống nhau ở điểm là người chịu trách nhiệm đều phải bỏ tiền túi và giao nộp cho bên có quyền. Tuy nhiên, phạt vi phạm đã được quy định sẵn trong hợp đồng còn bồi thường thì bên yêu cầu phải chứng minh thiệt hại.
+ Mục đích của việc đưa ra mức phạt vi phạm là để răn đe, tránh cho hợp đồng bị vi phạm.
Mức phạt vi phạm thường là tương đối (tùy theo vi phạm nặng hay nh ).
+ Nếu trong hợp đồng không có quy định về phạt vi phạm thì người yêu cầu chỉ có quyền đòi bồi thường.
- Ví dụ : Nhận định sau đúng hay sai : “Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại có thể được áp dụng cùng lúc với một vi phạm.”. Trả lời : Đây là nhận định đúng. Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại có thể được áp dụng cùng lúc với một vi phạm. Tuy nhiên, để được đòi phạt vi phạm thì phải có quy định về phạt trong hợp đồng từ trước. Còn để đòi được bồi thường thiệt hại thì không cần thiết phải có quy định từ trước mà phải có minh chứng cho thiệt hại, và thiệt hại đến đâu, thì nhận bồi thường đến đó. Nếu mục đích của phạt vi phạm là răn đe, thì mục đích của bồi thường thiệt hại là khắc phục hậu quả.
- Các căn cứ miễn trách (“phao cứu sinh” cho người phải chịu trách nhiệm)
+ Lỗi của bên bị vi phạm
+ Các trường hợp bất khả kháng
+ Các trường hợp không do lỗi của các bên
+ Các trường hợp gặp trở ngại khách quan
VI. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Phải chịu trách nhiệm này khi :
+ Có thiệt hại xảy ra
+ Có lỗi của người gây thiệt hại
+ Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi gây thiệt hại
MỘT SỐ CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI VÀ GIẢI THÍCH
- Kinh tế đóng vai trò quyết định ra đời, phát triển và nội dung của pháp luật.
- Chính phủ là cơ quan quyền lực nhà nước của nước CHXHCN Việt Nam.
- Một người mất đột ngột, không kịp để lại di chúc, không còn tài sản, không vay nợ ai làmột sự kiện pháp lý.
- Người không quốc tịch có thể trở thành chủ thể trong các quan hệ pháp luật Việt Nam.5. Ở Việt Nam, tòa án có quyền sửa đổi, bổ sung pháp luật trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- Trong một quy phạm pháp luật, quy định là bộ phận luôn xuất hiện sau bộ phận giảđịnh.
- Hợp đồng vay tài sản luôn cần có biện pháp bảo đảm là thế chấp tài sản.
- Vợ là người đại diện đương nhiên chồng mất năng lăng lực hành vi dân sự.
- Tài sản của vợ chồng đều là tài sản thuộc sở hữu chung.
- Người đang chiếm hữu tài sản chính là chủ sở hữu tài sản.