Pháp luật hàng không - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam
Pháp luật hàng không - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Hàng không dân dụng
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
-
Nhà nước phải quản lý ngành HKDD vì:
+ Với vai trò quản lý nền kinh tế, Nhà nước phải quản lý các ngành, lĩnh vực để phát triển và
thúc đẩy nền kinh tế quốc dân. Mà hàng không dân dụng là một ngành trong nền kinh tế
quốc dân, vậy nên Nhà nước cần thiết phải quản lý ngành hàng không dân dụng để đảm bảo
phát triển theo đường lối, chính sách và quy hoạch giao thông vận tải.
+ Vận tải hàng không là một yếu tố không thể thiếu trong hệ thống giao thông vận tải quốc
gia, đồng thời cũng là một ngành kinh tế độc lập mang tính quốc tế cao nên đòi hỏi công tác
quản lý của nhà nước đối với ngành hàng không dân dụng nói chung và vận tải hàng không
nói riêng có những nét đặc thù riêng. Vì vậy, bên cạnh việc quản lý chiến lược, quy hoạch,
chính sách... như các ngành kinh tế khác, Nhà nước phải có sự quản lý chuyên ngành về hàng
không dân dụng nhằm đảm bảo sự hài hoà giữa yêu cầu phát triển chung của hệ thống giao
thông vận tải, bảo đảm an toàn cho các hoạt động vận tải hàng không và xử lý mối quan hệ
giữa bảo vệ chủ quyền quốc gia với phát triển giao lưu quốc tế bằng đường hàng không.
+ Đối với các nước đang phát triển, hội nhập quốc tế luôn có hai mặt đối lập: cơ hội, thách
thức và rủi ro. Có cơ hội tiếp cận các công trình khoa học công nghệ và làm chủ công nghệ
hàng không tiên tiến của thế giới; thị trường hàng không tiếp tục mở rộng theo quá trình
hội nhập; quan hệ hợp tác từng bước đạt đến sự bình đẳng... Tuy nhiên, chúng ta cũng
đứng trước nguy cơ cạnh tranh khốc liệt, ngay cả trong nước. Vì vậy, quản lý nhà nước đối
với ngành hàng không dân dụng còn phải bảo hộ hợp lý nhằm tận dụng cơ hội và đối đầu với thử thách và nguy cơ. -
Cơ quan quản lý ngành HKDD qua các thời kỳ:
Công tác quản lý nhà nước chuyên ngành về HKDD ở Việt nam trong thời gian qua được thực
hiện gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của ngành HKDDVN.
+ Từ năm 1956 đến năm 1975: quản lý nhà nước về HKDD thuộc sự quản lý của Bộ Quốc
phòng cùng với chức năng quốc phòng và kinh doanh vận tải hàng không.
+ Từ năm 1976 đến năm 1989: quản lý nhà nước về HKDD do Tổng cục HKDDVN (trực thuộc
Hội đồng Chính phủ) thực hiện cùng với chức năng kinh doanh vận tải hàng không.
+ Từ năm 1990 đến nay, công tác quản lý quốc gia về hàng không dân dụng liên tục có sự
thay đổi theo hướng tách bạch chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về HKDD và chức năng quản lý kinh doanh.
Nó được đánh dấu bằng việc thành lập Hãng hàng không quốc gia (Việt Nam Airlines)
vào năm 1993 và hàng loạt doanh nghiệp khác trực thuộc Cục HKDDVN.
Năm 1996, Chính phủ thành lập Tổng công ty HKVN theo mô hình Tổng công ty 91 và Cục
HKDDVN thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không đối với Tổng
công ty HKVN và trực tiếp quản lý các Cụm cảng hàng không sân bay, Trung tâm quản lý
bay và các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Từ năm 2008 các Cụm cảng Hàng không sân bay miền Bắc, Trung, Nam và Tổng công ty
đảm bảo hoạt động bay Việt Nam được tổ chức lại thành Tổng công ty Cảng hàng không
miền Bắc, Trung, Nam và Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt nam, trực thuộc Bộ giao
thông vận tải thì Cục HKVN1 chỉ còn thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên
ngành về HKDD ở Việt Nam.
Như vậy trong xuyên suốt quá trình phát triển, đến nay cơ quan quản lý về HKDD ở trung
ương là Bộ giao thông vận tải mà Cục HKVN là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu, giúp
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước về hàng không dân dụng trong phạm vi cả
nước; ở cảng hàng không, sân bay là các Cảng vụ hàng không.