Pháp luật hành chính - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Luật hành chính là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý xã hội trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

1
Bài 5: P LUẬT HÀNH CHÍNH (3 tiết) HÁP
1. Các vấn đề chung của luật hành chính
1.1. Khái niệm luật hành chí nh
Luật hành chính tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ hội phát sinh
trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, các tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý xã
hội trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
1.2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp pháp điều chỉnh của luật hành chí nh
- Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và
điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của Nhà nước. Những quan hệ đó có thể
khái quát thành 3 nhóm lớn:
+ Những quan hệ hội mang tính chất chấp hành – điều hành phát sinh trong hoạt động của
các cơ quan quản lý nhà nước;
+ Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành – điều hành phát sinh trong hoạt động xây
dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khá c;
+ Những quan hệ hội mang tính chất chấp hành – điều hành phát sinh trong hoạt động của
các quan nhà nước khác hoặc tổ chức hội khi được Nhà nước trao quyền thực hiện chức
năng quản lý nhà nước.
- Phương pháp điều chỉnh
Trong hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động chấp hành – điều hành mang bản chất là tính
quyền uy. Do vậy, phương pháp quyền uy, mệnh lệnh phục tùng thể hiện ở chỗ các bên tham gia
quan hệ có địa vị không bình đẳng với nhau về ý chí. Một bên ra lệnh, bên kia phải phục tùng.
Ngoài ra, luật hành chính còn sử dụng phương pháp thỏa thuận, tuy nhiên sự thỏa thuận này
không giống như phương pháp thỏa thuận trong luật dân sự.
2. Quan hệ pháp luật hành chính
2.1. Khái niệm và đặc điểm
- Khái niệm: quan hệ pháp luật hành chính là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội mang tính
chất chấp hành – điều hành xuất hiện trên cơ sở sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật hành chính
tương ứng với quan hệ đó mà các bên tham gia quan hệ đều mang những quyền và nghĩa vụ pháp
lý hành chính.
- Đặc điểm: quan hệ pháp luật hành chính có một số đặc điểm sau
+ Quyền nghĩa vụ mỗi bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính luôn gắn liền với hoạt
động chấp hành và điều hành;
+ Quan hệ pháp luật hành chính thể phát sinh do yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên nào, sự
thỏa thuận của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc phải có;
+ Trong quan hệ pháp luật hành chính bao giờ cũng có ít nhất một chủ thể mang quyền lực của
Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để thực hiện quyền lực của Nhà nước;
+ Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo
một trình tự, thủ tục của pháp luật hành chính hoặc của Tòa Hành chính.
2.2. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính bao gồm: các quan nhà nước, những người
chức vụ, công chức, các tổ chức xã hội, mọi công dân. Trong đó, chủ thể mang tính quyền lực nhà
nước bao giờ cũng là một bên tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.
2
3. Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính
3.1. Vi phạm hành chính (VPHC)
- Khái niệm
Vi phạm hành chínhhành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của
pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị
xử phạt vi phạm hành chính. (K1 Đ2 Luật xử lý VPHC 2012)
- Các dấu hiệu của hành vi vi phạm hành chính
+ Hành vi: VPHC vi hành vi của nhân hoặc tổ chức; các ý nghĩ, tưởng nếu chưa thể
hiện thành những xử sự cụ thể thì không được coi là hành vi;
+ Tính trái pháp luật hành chính;
+ Tính có lỗi: hành vi vi phạm hành chính là hành vi có lỗi cố ý hoặc vô ý;
+ Hành vi vi phạm hành chính phải bị xử phạt hành chính.
3.2. Trách nhiệm hành chính (TNHC)
- Khái niệm:
TNHC được xem xét theo nghĩa hẹp của trách nhiệm pháp lý. Theo đó, TNHC thực chất
là hậu quả mà cá nhân hay tổ chức vi phạm pháp luật hành chính phải gánh chịu trước Nhà nước,
thể hiện ở sự áp dụng những chế tài pháp luật hành chính đối với chủ thể VPHC do quan nhà
nước, người có thẩm quyền thực hiện theo thủ tục do pháp luật hành chính quy định. Đó là sự phản
ứng tiêu cực của Nhà nước đối với người thực hiện VPHC, kết quả chủ thể thực hiện VPHC
phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất và tinh thần so với tính trạng ban đầu
của họ.
- Chủ thể chịu trách nhiệm hành chính
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính
do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị
xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh
thì người xử phạt đề nghị quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thẩm quyền
xử lý;
Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
- Xử phạt vi phạm hành chính: (Luật xử vi phạm hành chính 2012) bao gồm các hình thức xử
phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả. Ngoài ra, chế tài hành chính còn
các biện pháp xử lý hành chính, biện pháp pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC.
Xử phạt vi phạm hành chính việc người thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử
phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật
về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc.
3
- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
Hình thức xử phạt hành chính:
1. Cảnh cáo;
2. Phạt tiền;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động
có thời hạn;
4. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
5. Trục xuất.
Hình thức xử phạt (1) và (2) chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt (3), (4) (5) thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc
hình thức xử phạt chính.
Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
1. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
2. Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng
không đúng với giấy phép;
3. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
4. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng
hoá, vật phẩm, phương tiện;
5. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng
và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
6. Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
7. Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh,
vật phẩm;
8. Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
9. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc
nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu
hủy trái quy định của pháp luật;
10. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
- Biện pháp xử lý hành chính
(1) Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối
với các đối tượng sau đây để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không
cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng với thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự;
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi dấu hiệu của một tội phạm
nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự;
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp,
lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định;
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài
sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn
xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
(2) Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng: là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với
người hành vi vi phạm pháp luật sau đây nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao
động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường với thời hạn từ 06 tháng đến 24 tháng.
4
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất
nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi dấu hiệu của một tội phạm
nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm
cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đố ới các trường hợp sau i v
đây:Người không năng lực trách nhiệm hành chính;Người đang mang thai có chứng nhận của
bệnh viện; Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi đượ Ủy ban nhân c
dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
(3) Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc: là biện pháp xử lý hành chính áp dụng
đối với người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong ớc hoặc nước ngoài; tài
sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn
xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không
có nơi cư trú ổn định để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo
dục bắt buộc với thời hạn áp dụng từ 06 tháng đến 24 tháng.
Không áp dụng biện pháp đưa vào sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau
đây: Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; Người chưa đủ 18 tuổi; Nữ trên 55 tuổi,
nam trên 60 tuổi; Người đang mang thai chứng nhận của bệnh viện; Phụ nữ hoặc người duy
nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác
nhận.
(4) Biệ áp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộcn ph : là biện pháp xử lý hành chính áp dụng
đối v i người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục t i x ã, phường,
th tr ấn vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không nơi trú ổn
định để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dướ quản lý củi s a cơ sở cai nghiện bắt buộc
với thời hạn áp dụng từ 12 tháng đến 24 tháng.
Không áp dụng biện pháp đưa vào sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau
đây: Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; Người đang mang thai có chứng nhận của
bệnh viện; Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân
dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
- Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý
vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành
chính:
1. Tạm giữ người;
2. Áp giải người vi phạm;
3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
4. Khám người;
5. Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
6. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
5
7. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục
xuất;
8. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
9. Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào
sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.
| 1/5

Preview text:

Bài 5: PHÁ LUẬT HÀNH CHÍNH (3 tiết) P
1. Các vấn đề chung của luật hành chính
1.1. Khái niệm luật hành chính
Luật hành chính là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, các tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý xã
hội trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
1.2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp pháp điều chỉnh của luật hành chính
-
Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và
điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của Nhà nước. Những quan hệ đó có thể
khái quát thành 3 nhóm lớn:
+ Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành – điều hành phát sinh trong hoạt động của
các cơ quan quản lý nhà nước;
+ Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành – điều hành phát sinh trong hoạt động xây
dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác ;
+ Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành – điều hành phát sinh trong hoạt động của
các cơ quan nhà nước khác hoặc tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền thực hiện chức
năng quản lý nhà nước.
- Phương pháp điều chỉnh
Trong hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động chấp hành – điều hành mang bản chất là tính
quyền uy. Do vậy, phương pháp quyền uy, mệnh lệnh phục tùng thể hiện ở chỗ các bên tham gia
quan hệ có địa vị không bình đẳng với nhau về ý chí. Một bên ra lệnh, bên kia phải phục tùng.
Ngoài ra, luật hành chính còn sử dụng phương pháp thỏa thuận, tuy nhiên sự thỏa thuận này
không giống như phương pháp thỏa thuận trong luật dân sự.
2. Quan hệ pháp luật hành chính
2.1. Khái niệm và đặc điểm
-
Khái niệm: quan hệ pháp luật hành chính là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội mang tính
chất chấp hành – điều hành xuất hiện trên cơ sở sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật hành chính
tương ứng với quan hệ đó mà các bên tham gia quan hệ đều mang những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính.
- Đặc điểm:
quan hệ pháp luật hành chính có một số đặc điểm sau
+ Quyền và nghĩa vụ mỗi bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính luôn gắn liền với hoạt
động chấp hành và điều hành;
+ Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên nào, sự
thỏa thuận của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc phải có;
+ Trong quan hệ pháp luật hành chính bao giờ cũng có ít nhất một chủ thể mang quyền lực của
Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để thực hiện quyền lực của Nhà nước;
+ Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo
một trình tự, thủ tục của pháp luật hành chính hoặc của Tòa Hành chính.
2.2. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính bao gồm: các cơ quan nhà nước, những người có
chức vụ, công chức, các tổ chức xã hội, mọi công dân. Trong đó, chủ thể mang tính quyền lực nhà
nước bao giờ cũng là một bên tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính. 1
3. Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính
3.1. Vi phạm hành chính (VPHC) - Khái niệm
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của
pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị
xử phạt vi phạm hành chính. (K1 Đ2 Luật xử lý VPHC 2012)
- Các dấu hiệu của hành vi vi phạm hành chính
+ Hành vi: VPHC là vi hành vi của cá nhân hoặc tổ chức; các ý nghĩ, tư tưởng nếu chưa thể
hiện thành những xử sự cụ thể thì không được coi là hành vi;
+ Tính trái pháp luật hành chính;
+ Tính có lỗi: hành vi vi phạm hành chính là hành vi có lỗi cố ý hoặc vô ý;
+ Hành vi vi phạm hành chính phải bị xử phạt hành chính.
3.2. Trách nhiệm hành chính (TNHC) - Khái niệm:
TNHC được xem xét theo nghĩa hẹp của trách nhiệm pháp lý. Theo đó, TNHC thực chất
là hậu quả mà cá nhân hay tổ chức vi phạm pháp luật hành chính phải gánh chịu trước Nhà nước,
thể hiện ở sự áp dụng những chế tài pháp luật hành chính đối với chủ thể VPHC do cơ quan nhà
nước, người có thẩm quyền thực hiện theo thủ tục do pháp luật hành chính quy định. Đó là sự phản
ứng tiêu cực của Nhà nước đối với người thực hiện VPHC, kết quả là chủ thể thực hiện VPHC
phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất và tinh thần so với tính trạng ban đầu của họ.
- Chủ thể chịu trách nhiệm hành chính
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính
do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị
xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh
thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
- Xử phạt vi phạm hành chính: (Luật xử lý vi phạm hành chính 2012) bao gồm các hình thức xử
phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả. Ngoài ra, chế tài hành chính còn có
các biện pháp xử lý hành chính, biện pháp pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC.
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử
phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật
về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 2
- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
Hình thức xử phạt hành chính: 1. Cảnh cáo; 2. Phạt tiền;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
4. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; 5. Trục xuất.
Hình thức xử phạt (1) và (2) chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt (3), (4) và (5) có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc
hình thức xử phạt chính.
Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
1. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
2. Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng
không đúng với giấy phép;
3. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
4. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng
hoá, vật phẩm, phương tiện;
5. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng
và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
6. Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
7. Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
8. Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
9. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc
nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu
hủy trái quy định của pháp luật;
10. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
- Biện pháp xử lý hành chính
(1) Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối
với các đối tượng sau đây để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không
cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng với thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự;
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm
nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự;
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp,
lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định;
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài
sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn
xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
(2) Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng: là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với
người có hành vi vi phạm pháp luật sau đây nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao
động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường với thời hạn từ 06 tháng đến 24 tháng. 3
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất
nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm
nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm
cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối ới v
các trường hợp sau
đây:Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;Người đang mang thai có chứng nhận của
bệnh viện; Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
(3) Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc: là biện pháp xử lý hành chính áp dụng
đối với người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài
sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn

xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không
có nơi cư trú ổn định
để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo
dục bắt buộc với thời hạn áp dụng từ 06 tháng đến 24 tháng.
Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau
đây: Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; Người chưa đủ 18 tuổi; Nữ trên 55 tuổi,
nam trên 60 tuổi; Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện; Phụ nữ hoặc người duy
nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
(4) Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: là biện pháp xử lý hành chính áp dụng
đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục t i ạ xã, phường,
thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn
định
để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc
với thời hạn áp dụng từ 12 tháng đến 24 tháng.
Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau
đây: Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; Người đang mang thai có chứng nhận của
bệnh viện; Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân
dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
- Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý
vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính: 1. Tạm giữ người;
2. Áp giải người vi phạm;
3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; 4. Khám người;
5. Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
6. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; 4
7. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
8. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
9. Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ
sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn. 5