Pháp luật Thương Mại - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Mua bán hàng hóa , nó là một hoạt dộng thương mại và nó được hiểu như hoạt động trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán, người bán có trách nhiệm giao hàng đến người mua và người bán phải thanh toán. ( có thể mua bán trực tiếp or online cũng có thể qua 1 trung gian nào đó ). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Pháp luật thương mại
1.1 Khái quát về pháp luật thương mại ( Phương Uyên)
Luật thương mại là cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2 Thương nhân và hđ thương mại (2b) ( Thuy Van )
- Khái niệm về thương nhân : thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp
pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập và phải có đăng ký kinh doanh
- Hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi và được chia làm 5 hoạt động nhỏ như:
- Mua bán hàng hóa , nó là một hoạt dộng thương mại và nó được hiểu như hoạt động
trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán, người bán có trách nhiệm giao hàng đến
người mua và người bán phải thanh toán. ( có thể mua bán trực tiếp or online cũng có thể qua 1 trung gian nào đó )
- Cung ứng dịch vụ, cũng là hoạt động thương mại, khái niệm về cung ứng dịch vụ
được biết là nó sẽ thực hiện các cuộc dịch vụ theo yêu cầu của người sử dụng và người sử
dụng phải thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ theo thõa thuận. ( ví dụ: dịch vụ logistic,...)
- Trung gian thương mại: cũng là hoạt động thương mại và các hoạt động trung gian
thương mại này bao gồm cho các hoạt động ủy thác, môi giới, đại lý,... ( ví dụ: môi giới nhà đất )
- Xúc tiến thương mại: nó là hoạt động thúc đẩy, mở rộng cơ hội tìm kiếm mua bán
hàng hóa và cung ứng các dịch vụ, gồm : khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng
hóa, dịch vụ, hội chợ, triễn lãm thương mại ( ví dụ: các của hàng mĩ phẩm thường có những
sản phẩm để khách hàng dùng thử )
- Thương mại khác: đầu thầu, đấu giá các hàng hóa có giá trị, cho thuê,...( ví dụ: đấu
thầu đất, cho thuê mặt bằng nhà or đất,...) \
1.3 Các chế tài (2b) - Yến Vi 1.3.1 Khái niệm: -
Là các biện pháp pháp lý mà LTM cho phép một bên áp dụng đối với bên kia trong HĐ TM.
➔ Nhằm yêu cầu bên đó chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi vi phạm HĐ của mình
1.3.2 Các loại chế tài trong thương mại:
➢ Buộc thực hiện đúng hợp đồng: - Là việc:
+ Bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các
biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện
+ Bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. ➢ Phạt vi phạm: -
Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp
đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp bên vi phạm được miễn trách nhiệm. -
Mức phạt tối đa 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
➢ Bồi thường thiệt hại: -
Là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. -
Bổ sung giá trị bồi thường thiệt hại (Điều 303).
➢ Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: -
Là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ của mình khi:
(i) thỏa mãn điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc
(ii) một bên vi phạm cơ bản hợp đồng.
➢ Hủy bỏ hợp đồng: -
Gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng. Hợp đồng không có
hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. -
Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp
đồng đối với toàn bộ hợp đồng. -
Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng,
các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
➢ Đình chỉ thực hiện hợp đồng: -
Là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi: -
(i) thỏa mãn điều kiện để đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc (ii) một bên vi phạm cơ bản hợp đồng.
➢ Các chế tài khác do các bên thỏa thuận không trái pháp luật
1.3.3 Các trường hợp miễn trách nhiệm khi có vi phạm hợp đồng (Điều 294 LTM): -
Miễn trách nhiệm theo thỏa thuận -
Miễn trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng -
Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia -
Miễn trách nhiệm đối với vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước.
2. Giải thể, phá sản, trọng tài thương mại
2.1 Các khái niệm (1b) (Trinh)
Giải thể doanh nghiệp: có 2 điều kiện chấp nhận doanh nghiệp được giải thể: -
Đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác -
Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ
quan trọng tài (Tố tụng hành chính)
Phá sản: Tình trạng doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án
nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản (Tố tụng tư pháp)
So sánh giữa giải thể và phá sản Phá sản
Giải thể doanh nghiệp Về bản chất Doanh nghiệp không thể
Kết thúc sự tồn tại của
thanh toán nợ và được tòa doanh nghiệp theo ý muốn án tuyên bố phá sản
của doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền Nguyên nhân Không thanh toán nợ trong
Kết thúc thời hạn hoạt động
3 tháng kể từ hạn thanh
đã ghi trong điều lệ công ty,
toán và bị tòa án tuyên bố
theo quyết định của người phá sản
có quyền yêu cầu giải thể,
hoặc khi công ty không còn
đủ số lượng thành viên tối
thiểu trong thời hạn 6 tháng liên tục
Người có quyền nộp đơn ● Chủ doanh nghiệp tư ● Chủ doanh nghiệp tư yêu cầu nhân nhân
● Chủ tịch Hội đồng
● Đại hội đồng cổ đông quản trị công ty cổ công ty cổ phần phần ● Hội đồng thành viên
● Chủ tịch Hội đồng ● Chủ sở hữu công ty thành viên công ty ● Tất cả các thành trách nhiệm hữu viên góp vốn và hợp hạn, danh đối với công ty ● Chủ sở hữu công ty hợp danh. trách nhiệm hữu hạn, Thành viên hợp danh ● Chủ nợ ● Người lao động ● Người đại diện doanh nghiệp ● Công đoàn, ● Cổ đông chiếm trên 20% trong thời gian liên tục 6 tháng. Thủ tục
Thủ tục tư pháp do Tòa án Thủ tục hành chính do
quyết định khi nhận được
người có thẩm quyền trong đơn yêu cầu hợp lệ
doanh nghiệp thực hiện với cơ quan đăng ký kinh doanh
Thứ tự thanh toán tài sản
Theo điều 54 Luật phá sản:
Thứ tự thanh toán khác, bao - Chi phí phá sản
gồm nợ lương, thuế, các -
Khoản nợ lương, trợ khoản nợ khác, sau đó tài cấp thôi việc, bảo
sản còn lại được chia cho hiểm xã hội, bảo
chủ sở hữu theo tỷ lệ sở hiểm y tế với người hữu. lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký - Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã - Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ. Hậu quả pháp lý
Có thể tiếp tục hoạt động
Bị xóa tên khỏi sổ đăng ký nếu có người mua lại
kinh doanh và chấm dứt tồn tại
Trọng tài thương mại: phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và
được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại
2.2 Các loại trọng tài (1b)(Tường)
2.2.1 Trọng tài vụ việc: -
Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa
thuận thành lập để giải quyết vụ việc và sẽ chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ việc đó -
Bản chất được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau
+ Được thành lập khi phát sinh tranh chấp
+ Không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành,
không có danh sách trọng tài viên
+ Quy tắc tố tụng của trọng tài vụ việc để giải quyết vụ tranh
chấp có thể do các bên thỏa thuận xây dựng hoặc lựa chọn từ
bất kỳ một quy tắc tố tụng nào của các trung tâm trọng tài
2.2.2 Trọng tài quy chế -
Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm
trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó
2.3 Thỏa thuận trọng tài (1b)(Hoàng Vy) -
Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng
tài các tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh
*Hình thức thỏa thuận trọng tài:
- Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong
hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
- Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa
thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
● Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử
và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
● Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
● Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại
bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
● Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài
như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
● Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả
thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
*Hiệu lực của thoả thuận trọng tài
- Thoả thuận trọng tài có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện về thẩm quyền trọng tài,
hình thức thỏa thuận, chủ thể xác lập thỏa thuận, nội dung thỏa thuận, hoàn cảnh (ý
chí của chủ thể) khi thỏa thuận trọng tài.
- Thoả thuận trọng tài vô hiệu là thỏa thuận trọng tài thuộc một trong các trường hợp
quy định tại Điều 18 Luật TTTM. Khi xem xét thỏa thuận trọng tài vô hiệu quy định tại
Điều 18 Luật TTTM cần lưu ý một số trường hợp như sau:
+ Thứ nhất, “Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài”
+ Thứ hai, “Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”
+ Thứ ba, “Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự”
+ Thứ tư, “Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 Luật TTTM”
+ Thứ năm, “Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác
lập thoả thuận trọng tài”
+ Thứ sáu, “Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật” Sơ đồ phần cuối: