Pháp luật về các loại hình thương nhân phá sản - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ CHỦ THỂ KINH DOANH - Giải thích được khái niệm kinh doanh và biết được các loại hình chủ thể kinh doanh tại Việt Nam. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

3
MỤC ĐÍCH
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho viên hình thức giáo dục từ sinh
xa nắm vững nội dung ôn tập và làm bài kiểm tra hết môn (bài
thi) hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của
môn học bài giảng của giảng viên ôn tập tập trung theo
chương trình đào tạo.
NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
Nội dung tài liệu bao gồm các nội dung sau: này
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học.
Bao gồm các nội dung trọng tâm của môn học được xác định
dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc kỹ năng
cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
Phần 2: Cách thức ôn tập.
tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức luyện tập kỹ
năng để đạt được những nội dung trọng tâm.
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra.
Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướng dẫn cách làm bài
trình bày bài làm lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc
những nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.
Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án.
Cung cấp một đề thi mu và đáp án, có tính cht minh hoạ nhằm
gp học vn nh dung yêu cầu cách thứcm bài thi.
4
PHẦN 1
CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Trong môn học này, sinh viên sẽ tìm hiểu về những quy định
của pháp luật về thành lập, tổ chức hoạt động giải thể đối
với các loại hình thương nhân những chủ thể , chính tham
gia hoạt động thương mại; đồng thời, tìm hiểu về thủ tục phá
sản đối với doanh nghiệp và hợp tác xã.
Những vấn đề trọng tâm sinh viên cần nắm vững phải
làm được bao gồm:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH
VÀ CHỦ THỂ KINH DOANH
- Giải thích được khái niệm kinh doanh biết được các loại
hình chủ thể kinh doanh tại Việt Nam.
- Xác định được đối tượng có quyền thành lập, góp vốn, mua
cổ phần, mua phần vốn góp quản doanh nghiệp; thủ
tục thành lập góp vốn vào doanh nghiệp.
- Xác đnh đưcc quyn và nghĩa vcơ bn ca doanh nghiệp.
Chương 2: DOANH NGHIỆP NN HỘ KINH
DOANH
- Phân biệt được doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh.
- Xác định được cấu tổ chức quản của doanh nghiệp
nhân và hộ kinh doanh.
- Xác định được quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp
nhân và hộ kinh doanh, các thủ tục đăng ký đối với hộ kinh
doanh.
5
Chương 3: CÔNG TY HỢP DANH
- Giải thích được các đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh.
- Giải thích được quyền nghĩa vụ của thành viên công ty
hợp danh.
- Xác định được cấu, tổ chức của công ty; quyền nghĩa
vụ của các chức danh quản lý trong công ty.
Chương 4: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
- Giải thích được các đặc điểm pháp của công ty trách
nhiệm hữu hạn.
- Xác định giải thích được quyền nghĩa vụ của thành
viên công ty.
- Trình bày và áp dụng được pháp luật về vấn đề tài chính và
cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty.
- Phân tích và tư vấn được pháp luật về công ty TNHH.
Chương 5: CÔNG TY CỔ PHẦN
- Gii thích đưc các đc điểm pháp lý ca công ty c phn; phân
biệt đưc công ty cổ phn và ng ty trách nhiệm hữu hn.
- Phân biệt được các loại cổ phần, giải thích được quyền
nghĩa vụ của các loại cổ đông trong công ty.
- Trình bày và áp dụng được pháp luật về vấn đề tài chính và
cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty.
- Phân tích và tư vấn được pháp luật về công ty cổ phần.
Chương 6: TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
- Trình bày được khái niệm đặc điểm của hoạt động tổ
chức lại và giải thể doanh nghiệp.
- Phân bit đưc các hình thc t chức li doanh nghip vi nhau.
6
- Xác định được các trường hợp và điều kiện giải thể, thủ tục
giải thể.
- Vận dụng vấn được pháp luật về tổ chức lại giải
thể doanh nghiệp.
Chương 7: HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ
- Giải thích được đặc điểm pháp lý, quyền nghĩa vụ của
hợp tác xã liên hiệp hợp tác xã, .
- Xác định được quy trình thành lập đăng hợp tác xã;
thủ tục tổ chức lại giải thể hợp tác xã; hình tổ chức,
quản lý hợp tác xã.
- tài Xác định và phân tích được nội dung về quy chế xã viên,
sản và tài chính trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Chương 8: KHÁI QUÁT VỀ PHÁ SẢN VÀ PHÁP LUẬT PHÁ
SẢN
- Xác định được đối tượng, phạm vi điều chỉnh ca luật phá sản.
- Xác định và giải thích được một số vấn đề chung về phá sản
như dấu hiệu mất khả năng thanh toán, thẩm quyền giải
quyết phá sản...
- Pn biệt được phá sn giải thể doanh nghip, hợp c .
Chương THỦ TỤC DOANH NGHIỆP, HỢP 9: PHÁ SẢN
TÁC XÃ
- c trình t , th t c gi i quy t phá Xác định phân tích đượ ế
sn doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Xác định vận dụng được quy định pháp luật về thứ tự
phân chia tài sản.
- Phân ch th ti n hành ch th tham gia th biệt được ế
tc phá s n.
7
PHẦN 2
CÁCH THỨC ÔN TẬP
1. Sinh viên cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu tham khảo, bao gồm
giáo trình các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu điều
chỉnh các loại hình thương nhân phá sản đối với doanh
nghiệp, hợp tác xã, cụ thể như sau:
- Đối với các loại hình doanh nghiệp: được điều chỉnh chủ
yếu trong Luật DN 2014 các văn bản hướng dẫn thi
hành.
Trong một số trường hợp đặc biệt, các doanh nghiệp n
được điều chỉnh trong các luật chuyên ngành phụ thuộc
vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đó.
- Đối với hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã: được quy định
trong Luật Hợp và các văn bản hướng dẫn thi tác xã 2012
hành.
- Đối với hộ kinh doanh: hiện nay chưa có luật điều chỉnh
riêng mà được quy định trong Nghị định số 78/2015/NĐ-
CP.
- Vấn đề phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã được quy định
trong Luật Phá sản 2014.
2. Sinh viên cần dành thời gian để đọc các văn giáo trình
bản nêu trên trước khi giảng viên hướng dẫn ôn tập để nắm
được những kiến thức bản, ghi chú lại những nội dung
mình chưa hiểu để trao đổi với giảng viên trong thời gian
8
được hướng dẫn ôn tập.
3. Sau khi giảng viên hướng dẫn ôn tập, sinh viên tiếp tục tự
học với tài liệu học tập theo kiến thức đã được giảng viên hệ
thống, cập nhật và giải đáp.
4. Trong quá trình tự ôn tập, sinh viên cần lập ra một sườn bài
chung, trong đó trả lời những câu hỏi về kiến thức bản
của mỗi chương.
VD: Đối với các loại hình thương nhân, sinh viên thể lập
câu hỏi theo gợi ý sau:
- Khái niệm.
- Đặc điểm về tư cách pháp lý: chủ thể có quyền thành lập
nhân, tổ chức? cách pháp nhân hay không?
Chế độ trách nhiệm hữu hạn hay hạn đối với chính
thương nhân đó và chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu.
- Đăng ký kinh doanh: điều kiện đăng ký kinh doanh? Hồ
đăng ký kinh doan ? Những trường hợp không được h
làm chủ sở hữu, người quản đối với từng loại hình
thương nhân? quan đăng kinh doanh? Thời hạn
đăng ký kinh doanh? Cách đặt tên cho doanh nghiệp?...
- Đặc điểm về vốn: Nghĩa vụ góp vốn của các chủ sở hữu
hoặc đồng chủ sỡ h Quyền tăng giảm vốn điều lệ, u?
quyền chuyển nhượng, tặng cho, để thừa kế phần vốn
góp?...
- Đặc điểm về kết nạp thành viên
1
mới: Quyền kết nạp
thành viên mới và điều kiện kết nạp? Những trường hợp
1
Đối với công ty cổ phần là cổ đông.
9
chấm dứt cách thành viên, những trường hợp không
cần hoặc cần phải sự đồng ý của các thành viên còn
lại?...
- Đặc điểm về cấu tổ chức quản lý: các quan, chức
danh buộc phải đối với mỗi loại hình thương nhân?
Quyền nghĩa vụ chức năng của từng quan?
Người đại diện theo pháp luật?...
- Đặc điểm về tổ chức lại đối với tất cả các loại hình
thương nhân: Quyền tổ chức lại? Điều kiện? ổ chứcT theo
cách thức nào? Hậu quả pháp lý ?...
- Đặc điểm về giải thể: Điều kiện giải thể? Chủ thể
quyền quyết định? Hậu quả pháp lý?...
...
5. Sau khi đọc văn bản trả lời các câu hỏi đã giáo trình, tự
lập hoặc theo sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên cần tự
so sánh c loại hình thương nhân này với nhau tìm
những ưu điểm lẫn nhược điểm của từng loại hình thương
nhân. Đối với phần phá sản, sinh viên cần hệ thống kiến
thức theo trình tự thủ tục phá sản. Đây cũng là cách để sinh
viên có thể lĩnh hội và nhớ được những kiến thức cơ bản dễ
dàng và nhanh chóng.
10
PHẦN 3
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA (THI)
Hình thức thi (kiểm tra cuối kỳ) và kết cấu đề:
Đề thi tự luận với các câu hỏi được chọn từ ngân hàng đề thi,
sinh viên chỉ được sử dụng tài liệu giấy khi làm bài, thời gian
90 phút, gồm các dạng câu hỏi và bài tập như sau:
- Câu hỏi nhận định đúng/ sai.
- Câu hỏi lý thuyết.
- Bài tập tình huống.
Kết cấu đề có hai dạng:thi
- Dạng 1: 4 câu hỏi nhận định, 1 câu hỏi lý thuyết và 1 bài tập.
- 1 bài Dạng 2: 7 câu hỏi nhận định và 1 câu hỏi lý thuyết hoặc
tập.
Hướng dẫn cách làm bài:
- Đọc kỹ câu hỏi, gạch dưới những từ cần lưu ý để dễ đưa ra
kết luận đúng. Làm đúng vừa đủ theo yêu cầu của câu
hỏi, nếu làm thừa so với yêu cầu sẽ mất thời gian vô ích mà
không được tính điểm.
- Không cần làm bài theo thứ tự. Câu dễ làm trước.
- Những bài làm giống nhau, tùy theo mức độ sẽ bị trừ từ
25% đến 100% đi theo quy địnhm .
11
- Đối với câu nhận định: Phải đưa ra nhận định đúng hoặc
sai, sau đó giải thích ngắn gọn cho nhận định của mình kèm
theo sở pháp lý. Nhận định hoặc chỉ được tính đúng sai
điểm khi sở pháp đúng hoặc giải thích đúng kèm
theo. Cơ sở pháp chỉ được tính điểm khi có nhận định
giải thích đúng kèm theo.
Lưu ý: Đối vi nhận định sai, ch cn gi i thích m t lý do khiến
nhận định đó bị sai, dù lý do đó không khớ p với đáp án của
ngân hàng đ thi nhưng đúng quy đ nh pp lut và gii thích
hp lý thì vn được tính đim.
- Đối với câu hỏi thuyết (tự luận): lập luận chặt chẽ, trích
dẫn hợp lý, tập trung phân tích vấn đề, tránh lạc đề.
- Đi vớii tập: cần xác định yêu cầu và trả lời, phân tích tập
trung o trọng tâm, kng tự tạo ra d kiện trừ khi câu hỏi
mun ớng đến điều này.
- Lưu ý:i môn luật chuyên ngành, nên hi lập luận cần thi k
phải căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp
luật chưa quy định cần phải nêu quan điểm nhất rõ ràng thì
quán của mình.
12
PHẦN 4
ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN
Đề thi mẫu:
ĐỀ THI MÔN: PHÁP LUẬT VỀ CÁC LOẠI HÌNH
THƯƠNG NHÂN VÀ PHÁ SẢN
Thời gian làm bài: 90 phút.
Sinh viên được sử dụng tài liệu giấy khi làm bài thi.
Câu 1: (4 điểm)
Xác định những nhận định sau đây là hoặc giải thích đúng sai,
(ngắn gọn) và trình bày cơ sở pháp lý:
1. m Cán bộ, công chức quyền chủ sở hữu công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên.
2. Bất k thành viên nào trong công ty hợp danh đều có quyền
m người đại diện theo pháp luật của công ty.
3. Luật Phá sản 2014 được áp dụng đối với mọi loại hình
thương nhân.
4. Thành hợp tác xã có thể là cá nhân, tổ chứcviên .
Câu 2: (3 điểm)
So sánh Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên ch sở hữu à tổ chức với Hội đồng l thành viên
của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trlên.
13
Câu 3: (3 điểm)
Ông Nguyễn Thành Nam, là giáo viên về hưu, muốn thành lập
doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vải và phụ liệu ngành may.
1. Ông Nam phải thực hiện thủ tục gì để được kinh doanh hợp
pháp?
2. Ông Nam được thuê ngưi khác làm giám đốc giúp mình quản
công ty hay không?
3. Nếu không muốn kinh doanh nữa, ông Nam quyền n
doanh nghiệp cho người khác không, phải chịu trách
nhiệm liên quan đến doanh nghiệp sau khi đã bán doanh
nghiệp không?
Đáp án:
Câu 1: (4 điểm)
Mỗi câu 1 điểm. Cụ thể: nhận định đúng/ sai: 0,25đ; sở pháp lý:
0,25đ; giải thích: 0,5đ.
1. Sai. Theo quy định tại điểm b Khoản 2 điều 18 và Khoản 18
Điều 4 Luật DN 2014 tn bộ, công chức không quyền
thành lập quản doanh nghiệp, trong đó nhiên bao
gồm làm chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên.
2. Sai. Quy định tại Khoản 1 Điều 179 và Khoản 2 Điều 182 Luật
DN 2014 cho thấy ch tnh viên hợp danh mới quyền
m người đại diện theo pháp luật của công ty, còn thành viên
góp vốn thì kng quyền này.
3. Sai. Theo Điều 2 Luật Phá sản 2014 thì Luật Phá sản chỉ áp
14
dụng đối với những thương nhân doanh nghiệp và hợp tác
xã, kng áp dụng đối với thương nn hộ kinh doanh.
4. Sai. Theo quy định t điểm a Khoản 1 Điều 13 Luật Hợp tác i
2012 thì riêng đối với hợp tác tạo việc làm thì thành
viên chỉ là cá nhân.
Câu 2: (3 điểm)
Khi so sánh, SV cần trình bày những điểm giống nhau và khác nhau
(khác với phân biệt chỉ trình bày những điểm khác nhau), gợi ý
bản như sau:
Theo quy định của Luật DN 2014 thì Hội đồng thành viên của
hai công ty này:
- : Giống nhau (1đ) đều là cơ quan quản lý công ty.
- ): Khác nhau (2đ
+ Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên tổ chức bao gồm những nhân được
chủ sở hữu bổ nhiệm để quản công ty, họ không phải
chủ sở hữu công ty làm việc theo ý chí của chủ sở
hữu công ty và nhận lương theo hợp đồng lao động hoặc
thù lao từ sự ủy quyền của chủ sở hữu công ty.
+ Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên là những đồng sở hữu của công ty
(trừ người đại diện cho thành viên tổ chức) họ ,
quyền tự mình quyết định các vấn đề của công ty, họ còn
được nhận những khoản lợi tức từ hoạt động kinh doanh
của công ty với tư cách là thành viên (đồng sở hữu) công
ty.
15
Do vị trí khác biệt như trên nên quy tắc làm việc của Hội
đồng thành viên ở hai công ty này cũng những khác biệt
nhất định (SV có thể trình bày vắn tắt thêm về vấn đề này).
Câu 3: (3 điểm)
1. p (1đ) Ông Nguyễn Thành Nam muốn thành lập doanh nghiệ
tư nhân vải và phụ liệu ngành may thì phải làm kinh doanh
thủ tục đăng doanh nghiệp tại quan đăng kinh
doanh theo quy định của Luật DN 2014.
Theo quy định pháp luật, ngành may phụ liệu ngành
may không phải ngành nghề kinh doanh điều kiện,
chủ doanh nghiệp nhân cũng không phải làm thủ tục
chuyển quyền sở hữu tài sản cho doanh nghiệp nên ông
Nam không phải thực hiện thêm thủ tục nào liên quan đến
vấn đề này.
2. (1đ) Ông Nam quyền trực tiếp quản lý, điều hành hoặc
thuê công ty người khác làm giám đốc quản lý, điều hành
(theo khoản 2 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2014).
3. (1đ) Theo Điều 187 Luật DN 2014 thì ông Nam có quyền bán
doanh nghiệp tư nhân của mình cho người khác. Tuy nhiên,
không phải bán doanh nghiệp đi là ông Nam không còn liên
quan đến doanh nghiệp và được chấm dứt mọi nghĩa vụ đối
với doanh nghiệp. vẫn phải chịu trách nhiệm về Ông Nam
các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh
nghiệp, trừ trường hợp giữa ông, người mua, các chủ nợ
của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
- Hết -
16
MỤC LỤC
PHẦN 1 CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM. ................................. 4
PHẦN 2 CÁCH THỨC ÔN TẬP. .................................................. 7
PHẦN 3 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA (TH. I) ........... 10
PHẦN 4 ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN. ........................................ 12
| 1/14

Preview text:

MỤC ĐÍCH
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho sinh viên hình thức giáo dục từ
xa nắm vững nội dung ôn tập và làm bài kiểm tra hết môn (bài thi) hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của
môn học và bài giảng của giảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học.
Bao gồm các nội dung trọng tâm của môn học được xác định
dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc kỹ năng
cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
Phần 2: Cách thức ôn tập.
Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện tập kỹ
năng để đạt được những nội dung trọng tâm.
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra.
Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướng dẫn cách làm bài và
trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc
những nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.
Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án.
Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chất minh hoạ nhằm
giúp học viên hình dung yêu cầu và cách thức làm bài thi. 3 PHẦN 1
CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Trong môn học này, sinh viên sẽ tìm hiểu về những quy định
của pháp luật về thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể đối
với các loại hình thương nhân, là những chủ thể chính tham
gia hoạt động thương mại; đồng thời, tìm hiểu về thủ tục phá
sản đối với doanh nghiệp và hợp tác xã.
Những vấn đề trọng tâm mà sinh viên cần nắm vững và phải làm được bao gồm:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ CHỦ THỂ KINH DOANH
- Giải thích được khái niệm kinh doanh và biết được các loại
hình chủ thể kinh doanh tại Việt Nam.
- Xác định được đối tượng có quyền thành lập, góp vốn, mua
cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp; thủ
tục thành lập góp vốn vào doanh nghiệp.
- Xác định được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp.
Chương 2: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH
- Phân biệt được doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh.
- Xác định được cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh.
- Xác định được quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư
nhân và hộ kinh doanh, các thủ tục đăng ký đối với hộ kinh doanh. 4
Chương 3: CÔNG TY HỢP DANH
- Giải thích được các đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh.
- Giải thích được quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty hợp danh.
- Xác định được cơ cấu, tổ chức của công ty; quyền và nghĩa
vụ của các chức danh quản lý trong công ty.
Chương 4: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
- Giải thích được các đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Xác định và giải thích được quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty.
- Trình bày và áp dụng được pháp luật về vấn đề tài chính và
cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty.
- Phân tích và tư vấn được pháp luật về công ty TNHH.
Chương 5: CÔNG TY CỔ PHẦN
- Giải thích được các đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần; phân
biệt được công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Phân biệt được các loại cổ phần, giải thích được quyền và
nghĩa vụ của các loại cổ đông trong công ty.
- Trình bày và áp dụng được pháp luật về vấn đề tài chính và
cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty.
- Phân tích và tư vấn được pháp luật về công ty cổ phần.
Chương 6: TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
- Trình bày được khái niệm và đặc điểm của hoạt động tổ
chức lại và giải thể doanh nghiệp.
- Phân biệt được các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp với nhau. 5
- Xác định được các trường hợp và điều kiện giải thể, thủ tục giải thể.
- Vận dụng và tư vấn được pháp luật về tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp.
Chương 7: HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ
- Giải thích được đặc điểm pháp lý, quyền và nghĩa vụ của
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Xác định được quy trình thành lập và đăng ký hợp tác xã;
thủ tục tổ chức lại và giải thể hợp tác xã; mô hình tổ chức, quản lý hợp tác xã.
- Xác định và phân tích được nội dung về quy chế xã viên, tài
sản và tài chính trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Chương 8: KHÁI QUÁT VỀ PHÁ SẢN VÀ PHÁP LUẬT PHÁ SẢN
- Xác định được đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật phá sản.
- Xác định và giải thích được một số vấn đề chung về phá sản
như dấu hiệu mất khả năng thanh toán, thẩm quyền giải quyết phá sản...
- Phân biệt được phá sản và giải thể doanh nghiệp, hợp tác xã.
Chương 9: THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ
- Xác định và phân tích được trình tự, thủ tục giải quyết phá
sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Xác định và vận dụng được quy định pháp luật về thứ tự phân chia tài sản.
- Phân biệt được chủ thể tiến hành và chủ thể tham gia thủ tục phá sản. 6 PHẦN 2
CÁCH THỨC ÔN TẬP
1. Sinh viên cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu tham khảo, bao gồm
giáo trình và các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu điều
chỉnh các loại hình thương nhân và phá sản đối với doanh
nghiệp, hợp tác xã, cụ thể như sau:
- Đối với các loại hình doanh nghiệp: được điều chỉnh chủ
yếu trong Luật DN 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong một số trường hợp đặc biệt, các doanh nghiệp còn
được điều chỉnh trong các luật chuyên ngành phụ thuộc
vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đó.
- Đối với hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã: được quy định
trong Luật Hợp tác xã 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Đối với hộ kinh doanh: hiện nay chưa có luật điều chỉnh
riêng mà được quy định trong Nghị định số 78/2015/NĐ- CP.
- Vấn đề phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã được quy định trong Luật Phá sản 2014.
2. Sinh viên cần dành thời gian để đọc giáo trình và các văn
bản nêu trên trước khi giảng viên hướng dẫn ôn tập để nắm
được những kiến thức cơ bản, ghi chú lại những nội dung
mình chưa hiểu để trao đổi với giảng viên trong thời gian 7
được hướng dẫn ôn tập.
3. Sau khi giảng viên hướng dẫn ôn tập, sinh viên tiếp tục tự
học với tài liệu học tập theo kiến thức đã được giảng viên hệ
thống, cập nhật và giải đáp.
4. Trong quá trình tự ôn tập, sinh viên cần lập ra một sườn bài
chung, trong đó trả lời những câu hỏi về kiến thức cơ bản của mỗi chương.
VD: Đối với các loại hình thương nhân, sinh viên có thể lập câu hỏi theo gợi ý sau: - Khái niệm.
- Đặc điểm về tư cách pháp lý: chủ thể có quyền thành lập
là cá nhân, tổ chức? Có tư cách pháp nhân hay không?
Chế độ trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn đối với chính
thương nhân đó và chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu.
- Đăng ký kinh doanh: điều kiện đăng ký kinh doanh? Hồ
sơ đăng ký kinh doanh? Những trường hợp không được
làm chủ sở hữu, người quản lý đối với từng loại hình
thương nhân? Cơ quan đăng ký kinh doanh? Thời hạn
đăng ký kinh doanh? Cách đặt tên cho doanh nghiệp?...
- Đặc điểm về vốn: Nghĩa vụ góp vốn của các chủ sở hữu
hoặc đồng chủ sỡ hữu? Quyền tăng giảm vốn điều lệ,
quyền chuyển nhượng, tặng cho, để thừa kế phần vốn góp?...
- Đặc điểm về kết nạp thành viên1 mới: Quyền kết nạp
thành viên mới và điều kiện kết nạp? Những trường hợp
1 Đối với công ty cổ phần là cổ đông. 8
chấm dứt tư cách thành viên, những trường hợp không
cần hoặc cần phải có sự đồng ý của các thành viên còn lại?...
- Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý: các cơ quan, chức
danh buộc phải có đối với mỗi loại hình thương nhân?
Quyền và nghĩa vụ và chức năng của từng cơ quan?
Người đại diện theo pháp luật?...
- Đặc điểm về tổ chức lại đối với tất cả các loại hình
thương nhân: Quyền tổ chức lại? Điều kiện? Tổ chức theo
cách thức nào? Hậu quả pháp lý ?...
- Đặc điểm về giải thể: Điều kiện giải thể? Chủ thể có
quyền quyết định? Hậu quả pháp lý?... ...
5. Sau khi đọc giáo trình, văn bản và tự trả lời các câu hỏi đã
lập hoặc theo sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên cần tự
so sánh các loại hình thương nhân này với nhau và tìm
những ưu điểm lẫn nhược điểm của từng loại hình thương
nhân. Đối với phần phá sản, sinh viên cần hệ thống kiến
thức theo trình tự thủ tục phá sản. Đây cũng là cách để sinh
viên có thể lĩnh hội và nhớ được những kiến thức cơ bản dễ dàng và nhanh chóng. 9 PHẦN 3
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA (THI)
Hình thức thi (kiểm tra cuối kỳ) và kết cấu đề:
Đề thi tự luận với các câu hỏi được chọn từ ngân hàng đề thi,
sinh viên chỉ được sử dụng tài liệu giấy khi làm bài, thời gian
90 phút, gồm các dạng câu hỏi và bài tập như sau:
- Câu hỏi nhận định đúng/ sai. - Câu hỏi lý thuyết. - Bài tập tình huống.
Kết cấu đề thi có hai dạng:
- Dạng 1: 4 câu hỏi nhận định, 1 câu hỏi lý thuyết và 1 bài tập.
- Dạng 2: 7 câu hỏi nhận định và 1 câu hỏi lý thuyết hoặc 1 bài tập.
Hướng dẫn cách làm bài:
- Đọc kỹ câu hỏi, gạch dưới những từ cần lưu ý để dễ đưa ra
kết luận đúng. Làm đúng và vừa đủ theo yêu cầu của câu
hỏi, nếu làm thừa so với yêu cầu sẽ mất thời gian vô ích mà
không được tính điểm.
- Không cần làm bài theo thứ tự. Câu dễ làm trước.
- Những bài làm giống nhau, tùy theo mức độ sẽ bị trừ từ
25% đến 100% điểm theo quy định. 10
- Đối với câu nhận định: Phải đưa ra nhận định là đúng hoặc
sai, sau đó giải thích ngắn gọn cho nhận định của mình kèm
theo cơ sở pháp lý. Nhận định đúng hoặc sai chỉ được tính
điểm khi có cơ sở pháp lý đúng hoặc giải thích đúng kèm
theo. Cơ sở pháp lý chỉ được tính điểm khi có nhận định và
giải thích đúng kèm theo.
Lưu ý: Đối với nhận định sai, chỉ cần giải thích một lý do khiến
nhận định đó bị sai, dù lý do đó không khớp với đáp án của
ngân hàng đề thi nhưng đúng quy định pháp luật và giải thích
hợp lý thì vẫn được tính điểm.
- Đối với câu hỏi lý thuyết (tự luận): lập luận chặt chẽ, trích
dẫn hợp lý, tập trung phân tích vấn đề, tránh lạc đề.
- Đối với bài tập: cần xác định rõ yêu cầu và trả lời, phân tích tập
trung vào trọng tâm, không tự tạo ra dữ kiện trừ khi câu hỏi
muốn hướng đến điều này.
- Lưu ý: Là bài thi môn luật chuyên ngành, nên khi lập luận cần
phải căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp
luật chưa quy định rõ ràng thì cần phải nêu quan điểm nhất quán của mình. 11 PHẦN 4
ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN
Đề thi mẫu:
ĐỀ THI MÔN: PHÁP LUẬT VỀ CÁC LOẠI HÌNH
THƯƠNG NHÂN VÀ PHÁ SẢN
Thời gian làm bài: 90 phút.
Sinh viên được sử dụng tài liệu giấy khi làm bài thi. Câu 1: (4 điểm)
Xác định những nhận định sau đây là đúng hoặc sai, giải thích
(ngắn gọn) và trình bày cơ sở pháp lý:
1. Cán bộ, công chức có quyền làm chủ sở hữu công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên.
2. Bất k thành viên nào trong công ty hợp danh đều có quyền
làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
3. Luật Phá sản 2014 được áp dụng đối với mọi loại hình thương nhân.
4. Thành viên hợp tác xã có thể là cá nhân, tổ chức. Câu 2: (3 điểm)
So sánh Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên có chủ sở hữu là tổ chức với Hội đồng thành viên
của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. 12 Câu 3: (3 điểm)
Ông Nguyễn Thành Nam, là giáo viên về hưu, muốn thành lập
doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vải và phụ liệu ngành may.
1. Ông Nam phải thực hiện thủ tục gì để được kinh doanh hợp pháp?
2. Ông Nam được thuê người khác làm giám đốc giúp mình quản lý công ty hay không?
3. Nếu không muốn kinh doanh nữa, ông Nam có quyền bán
doanh nghiệp cho người khác không, và có phải chịu trách
nhiệm liên quan đến doanh nghiệp sau khi đã bán doanh nghiệp không? Đáp án: Câu 1: (4 điểm)
Mỗi câu 1 điểm. Cụ thể: nhận định đúng/ sai: 0,25đ; cơ sở pháp lý:
0,25đ; giải thích: 0,5đ.
1. Sai. Theo quy định tại điểm b Khoản 2 điều 18 và Khoản 18
Điều 4 Luật DN 2014 thì cán bộ, công chức không có quyền
thành lập và quản lý doanh nghiệp, trong đó dĩ nhiên bao
gồm làm chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
2. Sai. Quy định tại Khoản 1 Điều 179 và Khoản 2 Điều 182 Luật
DN 2014 cho thấy chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền
làm người đại diện theo pháp luật của công ty, còn thành viên
góp vốn thì không có quyền này.
3. Sai. Theo Điều 2 Luật Phá sản 2014 thì Luật Phá sản chỉ áp 13
dụng đối với những thương nhân là doanh nghiệp và hợp tác
xã, không áp dụng đối với thương nhân là hộ kinh doanh.
4. Sai. Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 13 Luật Hợp tác
xã 2012 thì riêng đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân. Câu 2: (3 điểm)
Khi so sánh, SV cần trình bày những điểm giống nhau và khác nhau
(khác với phân biệt chỉ trình bày những điểm khác nhau), gợi ý cơ bản như sau:
Theo quy định của Luật DN 2014 thì Hội đồng thành viên của hai công ty này:
- Giống nhau (1đ): đều là cơ quan quản lý công ty. - Khác nhau (2đ):
+ Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên là tổ chức bao gồm những cá nhân được
chủ sở hữu bổ nhiệm để quản lý công ty, họ không phải
là chủ sở hữu công ty và làm việc theo ý chí của chủ sở
hữu công ty và nhận lương theo hợp đồng lao động hoặc
thù lao từ sự ủy quyền của chủ sở hữu công ty.
+ Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên là những đồng sở hữu của công ty
(trừ người đại diện cho thành viên là tổ chức), họ có
quyền tự mình quyết định các vấn đề của công ty, họ còn
được nhận những khoản lợi tức từ hoạt động kinh doanh
của công ty với tư cách là thành viên (đồng sở hữu) công ty. 14
Do vị trí khác biệt như trên nên quy tắc làm việc của Hội
đồng thành viên ở hai công ty này cũng những khác biệt
nhất định (SV có thể trình bày vắn tắt thêm về vấn đề này). Câu 3: (3 điểm)
1. (1đ) Ông Nguyễn Thành Nam muốn thành lập doanh nghiệp
tư nhân kinh doanh vải và phụ liệu ngành may thì phải làm
thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh
doanh theo quy định của Luật DN 2014.
Theo quy định pháp luật, ngành may và phụ liệu ngành
may không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện,
chủ doanh nghiệp tư nhân cũng không phải làm thủ tục
chuyển quyền sở hữu tài sản cho doanh nghiệp nên ông
Nam không phải thực hiện thêm thủ tục nào liên quan đến vấn đề này.
2. (1đ) Ông Nam có quyền trực tiếp quản lý, điều hành hoặc
thuê người khác làm giám đốc quản lý, điều hành công ty
(theo khoản 2 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2014).
3. (1đ) Theo Điều 187 Luật DN 2014 thì ông Nam có quyền bán
doanh nghiệp tư nhân của mình cho người khác. Tuy nhiên,
không phải bán doanh nghiệp đi là ông Nam không còn liên
quan đến doanh nghiệp và được chấm dứt mọi nghĩa vụ đối
với doanh nghiệp. Ông Nam vẫn phải chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh
nghiệp, trừ trường hợp giữa ông, người mua, và các chủ nợ
của doanh nghiệp có thỏa thuận khác. - Hết - 15 MỤC LỤC
PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM ................................. 4
PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP .................................................. 7
PHẦN 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA (THI) ........... 10
PHẦN 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN ........................................ 12 16