Pháp luật về cạnh tranh - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

“Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình” (Từ điển kinh doanh Anh 1992). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
Chương 1: Một Số Vấn Đề Chung Về Cạnh Tranh Và Pháp Luật Cạnh Tranh
Chương 2: Pháp Luật Về Hành Vi Hạn Chế Cạnh Tranh
Chương 3: Pháp Luật Về Cạnh Tranh Không Lành Mạnh
Chương 4: Tố Tụng Cạnh Tranh
Luât và nghị định
1. Hiến pháp 2013
2. Luật Cạnh tranh 2018.
3. Nghị định 35/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020, Quy định chi tiết một số Điều của Luật
cạnh tranh.
4. Nghị định 40/NĐ-CP ngày 12/3/2018, Quy định về quản lý hoạt động kinh doanh theo
phương thức đa cấp.
5. Quyết định 17/QĐ-BTC ngày 17/5/2006, Về việc ban hành mẫu quyết định xử lý vụ
việc canh tranh.
6. Quyết định 24/QĐ-TTg ngày 30/6/2015, Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của
Hội đồng cạnh tranh.
7. Quyết định số 06/QĐ-HĐCT ngày 06/11/2008, về ban hành nội quy phiên điều trần.
8. Quyết định 3864/QĐ-BTC ngày 12/6/2013, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ PHÁP LUẬT
CẠNH TRANH
I. KHÁI QUÁT CẠNH TRANH
1. Khái niệm cạnh tranh
Góc độ xã hội: “Cạnh tranh là sự đua nhau, hơn thua với nhau” (Từ điển Tiếng
Việt)
“Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường
nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về
phía mình” (Từ điển kinh doanh Anh 1992).
Cạnh tranh là sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh
giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba (Black’ Law dictionary).
“Cạnh tranh trên thị trường là quá trình ở đó nhà cung cấp cố gắng ganh đua để
giành khách hàng bằng phương thức biện pháp khác nhau” (Tổ chức tín thác người tiêu
dùng Ấn Độ).
* Dưới góc độ Kinh tế: Cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh
doanh trên thị trường nhằm mục đích lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng.
2. Các hình thức cạnh tranh
2.1. Căn cứ vào tính chất và mức độ can thiệp của Nhà nước vào đời sống kinh tế
a. Cạnh tranh tự do:
Là hình thức cạnh tranh thoát khỏi sự can thiệp của Nhà nước.
b. Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước:
Hình thức cạnh tranh được can thiệp bằng các chính sách cạnh tranh của Nhà nước
(Pháp luật) để điều tiết, hướng các quan hệ cạnh tranh vận động và phát triển theo trật tự
nhất định, đảm bảo tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng.
Quyền lực Nhà nước (PL) để khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, để
bảo vệ tự do cạnh tranh - động lực phát triển kinh tế, để thực hiện mục tiêu kinh tế của
bản thân Nhà nước.
2.2. Căn cứ vào đặc tính, cấu trúc của thị trường
a. Cạnh tranh hoàn hảo
Hình thức cạnh tranh mà người mua và người bán đều không có khả năng tác động
đến giá cả của thị trường. Giá cả của thị trường hoàn toàn do quy luật cung cầu, quy luật
giá trị quyết định; không có sự tồn tại của bất cứ khả năng hay quyền lực nào có thể chi
phối các quan hệ trên thị trường.
Trên thực tế, không thể có CTHH vì năng lực thực tế, điều kiện chủ quan và các
cơ hội của các DN cũng không thể giống nhau.
b. Cạnh tranh không hoàn hảo
Là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất mà ở đó các cá
nhân bán hàng và nhà sản xuất có đủ sức mạnh và điều kiện có thể chi phối giá cả các sản
phẩm trên thị trường.
Cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm: Cạnh tranh mang tính độc quyền và độc
quyền nhóm.
Độc quyền: Là hình thái thị trường trong đó có một DN duy nhất kinh doanh mà không
có sự thay thế từ các sản phẩm khác. Việc xâm nhập vào ngành này rất khó khăn hoặc
không thể được.
Để giành vị trí độc quyền, các doanh nghiệp phải cải tiến tổ chức, quản lý, áp dụng
khoa học kỹ thuật tập trung trong mọi nguồn lực tạo sức mạnh để giành vị trí độc quyền.
Độc quyền có tác dụng tích cực thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung các nguồn lực đ
phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn…
Nguyên nhân dẫn đến Độc quyền: - Cạnh tranh khốc liệt.
- Đặc thù của công nghệ sản xuất sản phẩm
- Sự thông ngầm của các doanh nghiệp trong ngành.
- Sự cản trở của pháp lý, hành chính và kinh tế đối với việc nhập cuộc của các doanh
nghiệp tiềm năng.
Độc quyền nhóm: Là hình thái thị trường mà trong đó có một số ít các nhà sản xuất,
mỗi người đều nhận thức được rằng giá của mình không chỉ phụ thuộc vào sản lượng của
chính mình mà còn phụ thuộc vào hoạt động của các nhà cạnh tranh quan trọng trong
ngành đó.
Độc quyền nhóm chỉ xuất hiện ở một số ngành công nghiệp mà công nghệ của nó đòi
hỏi quy mô tối thiểu có hiệu quả lớn đến mức chỉ có một số lượng nhỏ các doanh nghiệp
có thể tham gia đầu tư.
Ví dụ:
- Bưu chính viễn thông (Hệ thống mạng di động).
- Các công ty sản xuất ô tô…
- Dịch vụ hàng không…
Các công ty trong các ngành công nghiệp độc quyền bao gồm các doanh nghiệp
quy mô lớn như các công ty ô tô và các hãng hàng không. Khi các công ty lớn cung cấp
một phần khá lớn của thị trường, các công ty này có một số quyền kiểm soát đối với giá
bán của họ.
2.3. Căn cứ vào tính chất phương thức cạnh tranh
a. Cạnh tranh lành mạnh
Là hình thức doanh nghiệp cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của bản thân doanh
nghiệp.
CTLM Là những hoạt động thu hút khách hàng mà pháp luật không cấm, phù hợp
với tập quán thương mại và đạo đức kinh doanh truyền thống như: Đăng ký nhãn hiệu
hàng hóa, hạ giá bán hàng trên cơ sở đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, chi phí
lưu thông, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, liên tục đổi mới phương thức giao
tiếp với khách hàng…
b. Cạnh tranh không lành mạnh
Là những hành vi cụ thể nhằm mục đích cạnh tranh nhưng không lành mạnh gây
thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh hay khách hàng.
CTKLM làm giảm khả năng cạnh tranh vốn có của đối thủ cạnh tranh, triệt tiêu
cạnh tranh và như vậy có nghĩa là triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, xâm hại lợi ích
chung của cả cộng đồng xã hội.
- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn.
- Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh. - Ép buộc trong kinh doanh.
- Gièm pha doanh nghiệp khác.
- Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của người khác.
- Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
2.4. Căn cứ vào tác động bất lợi của hành vi cạnh tranh đối với môi trường cạnh
tranh
- Hạn chế cạnh tranh
- Cạnh tranh không lành mạnh
3. Vai trò và ý nghĩa của cạnh tranh và nhu cầu điều tiết cạnh tranh bằng pháp
luật.
a. Vai trò, ý nghĩa cạnh tranh trong KD
Đảm bảo tốt cho nhu cầu người tiêu dùng
Cạnh tranh là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng
năng suất lao động, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp.
Cạnh tranh là yếu tố làm tối ưu hóa trong khai thác và sử dụng các nguồn lực trong
nền kinh tế.
Kích thích sự sáng tạo trong kinh doanh.
b. Nhu cầu điều tiết cạnh tranh (Sự can thiệp NN)
* Sự cần thiết phải điều tiết cạnh tranh:
Quan điểm về sự giới hạn của sự tự do.
Sự bất lực của “Bàn tay vô hình”.
Sự thừa nhận vai trò điều tiết của Nhà nước.
- Quan điểm về sự giới hạn của sự tự do.
+ Do phải tồn tại trong một cơ cấu đa lợi ích mà mọi lợi ích khác nhau đều phải
tồn tại trong một sự “cân bằng và hài hòa chung” nên từng doanh nghiệp trên thương
trường đều phải “giới hạn” sự tự do của mình trong một trật tự nhất định.
+ Tự do chính là việc nhận thức được quy luật.
- Sự bất lực của “Bàn tay vô hình”.
Cạnh tranh tự do bộc lộ những mặt trái của nó: Thất nghiệp, sự phá sản hàng loạt,
sự lãnh phí tài nguyên, thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gọi là những khuyết tật của
thị trường.
Các quốc gia có nền KTTT phát triển đều quan tâm đến việc kiểm soát và điều tiết
cạnh tranh bằng một hệ thống các công cụ (Chính sách cạnh tranh): Chính sách thuế,
kiểm soát giá cả, điều chỉnh độc quyền, ban hành pháp luật nhằm chống lại mọi hành vi
cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh.
Ban hành và thực hiện pháp luật cạnh tranh luôn là công cụ có hiệu quả hơn cả.
=> Thừa nhận vai trò “điều tiết” của Nhà nước không phải phủ nhận “bàn tay vô hình”
- Chính sách cạnh tranh: Là một tập hợp những chính sách và luật bảo đảm rằng
cạnh tranh trên thị trường không bị hạn chế theo cách gây tổn hại đến phúc lợi kinh tế.
Nhóm các biện pháp tạo lập và thúc đẩy cơ hội bình đẳng trong cạnh tranh: Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư
Nhóm các biện pháp ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh
tranh: Luật cạnh tranh, Luật giá, Luật Quảng cáo…
- Pháp luật cạnh tranh: Là nội dung cơ bản của chính sách cạnh tranh. Nó bao
gồm các quy định chống cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
1. Sự ra đời và phát triển pháp luật cạnh tranh một số quốc gia trên thế giới (Tự
nghiên cứu)
2. Pháp luật cạnh tranh Việt Nam
2.1 Sự ra đời
2.2 Tổng quan chung
a. Vị trí vai trò của Luật Cạnh tranh
Góp phần quan trọng tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng, tự do.
Bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bảo đảm cho quá trình hội nhập diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
b. Phạm vi điều chỉnh
Điều 1 Luật Cạnh tranh 2018 quy định “Luật này quy định về hành vi hạn chế
cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh
tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh;
xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh”.
c. Đối tượng áp dụng
(1) Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả
doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động
trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh
nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
(2) Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.
(3) Cơ ngoài có quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước liên quan.
d. Các nguyên tắc của luật cạnh tranh.
Luật Cạnh tranh được xây dựng và thực thi dựa trên các nguyên lý cơ bản của kinh
tế thị trường (tôn trọng tự do, bình đẳng, tôn trọng quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể
kinh doanh, không xâm phạm lợi ích Nhà nước, công cộng).
Do tính chất và đối tượng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh, pháp luật cạnh tranh
còn có một số nguyên tắc đặc thù.
* Các nguyên tắc đặc thù của Luật cạnh tranh - Các nguyên tắc sử dụng tập quán trong
kinh doanh
- Nguyên tắc ưu tiên áp dụng Luật Cạnh tranh
- Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ của người tiêu dùng.
- Nguyên tắc trong xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao?
1. Luật Cạnh tranh có mục đích trực tiếp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Sai. Mục đích của luật cạnh tranh là tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, bảo vệ
quyền và lợi ích của người tiêu dùng, qua đó gián tiếp làm doanh nghiệp nâng cao năng
lực cạnh tranh.
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH
1. Luật cạnh lợi các doanh tranh là nhằm bảo vệ quyền nghiệp?
Sai. Bảo vệ lợi ích khách trường kinh doanh, lợi ích nghiệp…hàng, môi các doanh
2. Bản chất của đua của các công cạnh tranh là sự ganh ty giành khách hàng.
Sai. Khách hàng, thị trường, thị phần, lợi nhuận…
I. HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH
1. Khái niệm
Hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế
cạnh tranh, bao gồm:
(1) Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. (2) Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. (3)
Lạm dụng vị trí độc quyền.
(Khoản 2 Điều 3 LCT 2018).
2. Đặc điểm
- Các DN thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh phải cùng trên thị trường liên quan
- Các DN phải hoạt động độc lập với nhau; không cùng trong một tập đoàn kinh doanh,
không cùng là thành viên của tổng công ty (Mẹ - con)…
- Hậu quả của dấu hiệu chung cho cả ba loại hành vi HCCT là làm giảm, sai lệch và cản
trở cạnh tranh trên thị trường.
Thị trường?
- Nơi gặp gỡ kẻ mua - người bán - Nơi gặp gỡ giữa cung và cầu
- Cạnh tranh giữa những sản phẩm cùng loại hoặc có thể thay thế nhau
Ví dụ: Nhà máy sản xuất giấy không cạnh tranh với nhà máy sản xuất ô tô.
Thị trường liên quan?
Là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính,
mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh tương
tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận. K7 Điều 3LCT
II. CÁC HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH
1. Hành vi thỏa thuận (bắt tay) hạn chế cạnh tranh
a. Khái niệm:
Là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả
năng gây tác động đến hạn chế cạnh tranh. Khoản 4 Điều 3.
Hậu quả: Làm giảm, sai lệch và cản trở cạnh tranh trên thị trường... Thiệt hại cho Nhà
nước, người tiêu dùng...
Là hành vi cấu kết giữa hai hay nhiều DN để thủ tiêu sự cạnh tranh giữa chúng và
ngăn cản việc tham gia thị trường của đối thủ cạnh tranh khác cũng như sự nhập cuộc
của các DN tiềm năng.
Thỏa thuận cạnh tranh bị cấm.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm (điều 12) và bị cấm nhưng được miễn trừ
(điều 14 LCT)
b. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
(1) Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng.
Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể. 3. Áp dụng công thức tính giá chung.
Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan.
Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất.
Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng.
Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thoả thuận.
Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu.
Câu hỏi: Doanh nghiệp M và DN Z cùng sản xuất, kinh doanh gốm sứ (bát, ấm
chén, bình hoa…). Lãnh đạo 2 doanh nghiệp này đã cùng thỏa thuận, thống nhất với nhau
về giá bán ra của một số sản phẩm mà hai doanh nghiệp cùng cung cấp ra thị trường.
Hỏi: Có phải hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không?
CSPL: Điều 3, Điều 11 LCT; Điều 14 NĐ 116
(2) Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng
hóa, cung ứng dịch vụ.
(3) Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ.
(4) Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu
trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
(5). Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường
hoặc phát triển kinh doanh.
(6). Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những DN không phải là các bên tham gia thỏa
thuận.
(7). Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
Ví dụ: Ông A đang nghiên cứu cách làm tiết kiệm xăng của bộ chế hòa khí xe máy.
Có ba công ty chuyên sản xuất, phân phối bộ chế hòa khí trên thị trường Việt Nam là X,
Y, Z (có thị phần kết hợp là 68% trên thị trường liên quan) thỏa thuận với ông A về việc
“Họ sẽ trả cho ông A một khoản tiền lớn với điều kiện ông A phải hủy bỏ, không tiếp tục
nghiên cứu vấn đề trên” Điều kiện này được ông A đồng ý.
(8). Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ cho DN khác hoặc thỏa thuận buộc DN khác chấp nhận các nghĩa vụ không
liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng với Công ty B để Công ty B phân phối các sp do
Công ty A sản xuất trên thị trường VN. Trong hợp đồng có 1 điều khoản: “Công ty B chỉ
được ký hợp đồng cung cấp các sp của Công ty A có giá trị dưới 50 triệu đồng cho khách
hàng. Tất cả hợp đồng có giá trị lớn hơn 50 triệu phải được thông báo để Công ty A trực
tiếp ký hợp đồng cung ứng cho khách hàng”.
(9). Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
(10). Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung
ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
(11). Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được miễn trừ Điều 14,21 LCT (Không quá
05 năm) khi:
Thuộc các thỏa thuận quy định tại khoản 1 Điều 14.
Đáp ứng một trong các yêu cầu:
Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch
vụ;
Tăng cường sức cạnh tranh của DN Việt Nam trên thị trường quốc tế;
Thúc đẩy việc lượng, định mức áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất kỹ thuật của chủng
loại sản phẩm;
Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp hàng, thanh toán nhưng không liên quan các
yếu tố của giá.
2. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và độc quyền.
2.1. Khái niệm
Lạm dụng vị trí TLTT, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của DN có vị trí thống
lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế
cạnh tranh. Điều 3 LCT.
2.2 Đặc điểm
(1) Chủ thể thực hiện hành vi là DN hoặc nhóm DN có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc
độc quyền.
(2) DN có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc DN có vị trí độc quyền đã thực hiện những
hành vi mà PL quy định là hạn chế cạnh tranh trên thị trường.
(3) Hậu quả của hành vi lạm dụng là làm sai lệch, cản trở hoặc giảm cạnh tranh giữa các
đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan.
Thống lĩnh thị trường
Nhóm DN: Nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị
trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của LCT hoặc có tổng thị phần
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Hai DN có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
Ba DN có trường liên tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị quan;
Bốn DN thị trường có tổng thị phần từ 75% trở lên trên liên quan;
Năm DN trở lên lên trên thị trường có tổng thị phần từ 85% trở liên quan.
Câu hỏi: Công ty A chuyên sản xuất nước giải khát có gas, có thị phần 20% trên
thị trường liên quan. Công ty A ký hợp đồng với công ty B cũng là công ty chuyên sản
xuất nước giải khát có gas, có thị phần chiếm 30% trên thị trường liên quan. Hợp đồng
hợp tác kinh doanh trong đó có 1 điều khoản như sau: Các sản phẩm nước uống đóng
chai loại 330ml do 2 công ty này sản xuất có giá tối thiểu là 3000 đ/chai, với giá bán này
2 công ty sẽ có lãi 40%?
CSPL: Điều 24
Một DN được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường
đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của LCT hoặc có thị phần từ 30% trở
lên trên thị trường liên quan.
Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng: Doanh nghiệp A kinh doanh mặt hàng sữa bột có thị
phần chiếm 25% trên thị trường liên quan thì không thể được xác định là DN có vị trí
thống lĩnh tt? Quan điểm của K5?
CSPL: K1, Đ24
Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
(1) Bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến
loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
(2) Áp đặt giá mua một cách bất hợp lý gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho
khách hàng.
(3) Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa dịch vụ bất hợp lý gây ra hoặc có khả năng gây ra
thiệt hại cho khách hàng.
(4). Hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho
khách hàng.
(5). Hành vi hạn chế khả năng kinh doanh, khả năng phát triển kỹ thuật, công nghệ gây
thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại cho khách hàng. (6). Hành vi áp dụng điều kiện thương
mại bất lợi cho khách hàng.
(7). Hành vi ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác.
Vị trí độc quyền
DN được coi là vị trí độc quyền nếu không có DN nào cạnh tranh về hàng hóa,
dich vụ mà DN đó kinh doanh trên thị trường. Điều 25 (Tập đoàn Điện lực Việt Nam –
EVN)
Câu hỏi: Công ty A là Công ty duy nhất có quyền cung cấp xăng máy bay trên các
sân bay của Việt Nam. Do giá xăng dầu quốc tế tăng, Công ty A yêu cầu hãng hàng
không B chấp nhận tăng giá bán so với giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Hãng hàng
không B không đồng ý với lý do Công ty A không áp dụng giá đó cho hãng hàng không
C. Sau đó công ty A đột ngột ngừng cấp xăng cho hãng hàng không B khiến toàn bộ các
chuyến bay của hãng hàng không B không thực hiện được?
CSPL: Đ25
Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
(1) Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng.
(2) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết
mà không có lý do.
3. Tập trung kinh tế (TTKT)
3.1. Khái niệm
Là liên kết các hoạt động kinh doanh giữa hai hoặc nhiều DN nhằm thực hiện
những mục tiêu nhất định.
Thực chất là việc hình thành những liên minh, tập đoàn kinh tế nhằm khai thác
những lợi thế kinh tế, qua đó chi phối các vấn đề như: Thị trường, số lượng, giá cả, chất
lượng hàng hóa, dịch vụ… Bao gồm: Sáp nhập DN; hợp nhất DN; mua lại DN; liên
doanh giữa các DN và các hành vi TTKT khác theo quy định của pháp luật.
3.2 Đặc điểm
- Chủ thể thực hiện hành vi TTKT là các DN.
- Hành vi TTKT được thực hiện dưới hình thức nhất định theo quy định của pháp luật.
- Thông qua thực hiện các hình thức TTKT dẫn đến hậu quả là hình thành các DN, tập
đoàn kinh tế lớn mạnh thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan trên thị trường.
- Dựa trên những tiêu chí nhất định, theo quy định của pháp luật cạnh tranh, Nhà nước sẽ
kiểm soát các DN tham gia tập trung kinh tế.
* Các hình thức TTKT
- Sáp nhập doanh nghiệp.
- Hợp nhất doah nghiệp.
- Mua lại doanh nghiệp.
- Liên doanh doanh nghiệp.
- Khác .
* Hành vi TTKT bị cấm khi:
Khi thực hiện việc TTKT gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế
cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
Ví dụ: Năm 2009, công ty hóa chất Dow đã thông báo với Ủy ban thương mại liên
bang Hoa Kỳ (FTC) về việc công ty này mua lại công ty đối thủ là Rohm & Haas cũng
sản xuất hóa chất. Giá trị của vụ mua bán này là 18.8 tỷ đô-la.
Sau khi xem xét vụ việc, FTC nhận thấy thị phần kết hợp của hai công ty này trên
thị trường sản xuất axit acrylic là 40%, butyl arcrylat là 75% và ethyl acrylate là 90%.
Như vậy nếu để các bên thực hiện việc TTKT này thì sẽ gây hạn chế cạnh tranh trên thị
trường. Do vậy FTC đã yêu cầu Dow phải bán dây chuyền sản xuất một số sản phẩm cho
một số bên mua được FTC chấp thuận để đảm bảo tính cạnh tranh nếu muốn thực hiện
việc TTKT này. Như vậy việc Dow thông báo TTKT tới FTC nhằm đảm bảo cho việc
TTKT của họ được cơ quan có thẩm quyền kiểm soát và hạn chế đi hậu quả xấu đối với
nền kinh tế.
CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
1. Một DN chỉ bị coi là thống lĩnh thị trường khi có thị phần từ 30% trở lên trên thị
trường liên quan.
Sai. Khoản 1 Điều 24.
2. Mọi hành vi hạn chế cạnh tranh đều có thể được xem xét để miễn trừ. Sai. Chỉ được
miễn trừ Điều 14
3. Mọi hành vi nhằm tập nhằm trung kinh tế đều bị cấm. Sai. Điều 30.
4. Hai DN có tổng thị phần trên 70% trên thị trường liên quan đương nhiên được coi là
nhóm DN có vị trí thống lĩnh.
Sai. K2 Điều 24 LCT.
I. CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
1. Khái niệm
Là hành vi của DN trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các
chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và
lợi ích hợp pháp của DN khác trên thương trường.
2. Đặc điểm
(1) Hành vi CTKLM là hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh doanh trên thị trường
thực hiện, nhằm mục đích lợi nhuận.
(2) Hành vi CTKLM có tính chất đối lập, đi ngược các nguyên tắc thông lệ tốt trong
kinh doanh, có thể hiểu là những quy tắc xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu
dài trong hoạt động kinh doanh trên thị trường.
II. CÁC HÀNH VI CTKLM BỊ CẤM
1. Xâm phạm thông tin bí mật kinh doanh
Không phải là hiểu biết thông thường.
Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ
thông tin đó có lợi thế so với người không nắm giữ được những thông tin đó.
Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ
và không dễ ràng tiếp cận.
CSPL: Đ84 LSHTT
Xâm phạm bí mật kinh doanh
(1) Hành vi tiếp cận thu thập thông tin bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện
pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó.
(2) Hành vi tiết lộ, sử dụng doanh thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được
phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó.
Ví dụ: Để lấy cắp công thức sản xuất đồ ăn dành cho động vật của công ty A, công ty B
đã cử chị C sang công ty A xin vào làm công nhân để đánh cắp thông tin. Sau một thời
gian làm việc, chị C đã lấy được thông tin cho công ty A. Công ty A đã sử dụng thông
tin để sản xuất sản phẩm trong chiến lược kinh doanh mới.
2. Ép buộc trong kinh doanh
Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa
hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
K2 Đ45.
(1) Đối tượng của hành vi là khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của DN.
(2) Hình thức của hành vi là DN dùng thủ đoạn đe dọa hoặc cưỡng ép đối tượng trên
ngừng giao dịch với DN khác.
Ví dụ: Ép buộc kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh nước giải khát
- Nhiều công ty tiềm năng đã đến cửa hàng trao đổi ký hợp đồng đại lý bán hàng.
- Theo HĐ Công ty sẽ tài trợ một số tiền khá lớn, trang bị biển hiệu, bàn ghế, ly cốc…
với các điều kiện cửa hàng này chỉ được phép bán các sản phẩm của họ mà không có bất
kỳ hình thức quảng cáo hoặc bán sản phẩm nào khác.
Ví dụ: 20/45 Khu chung cư ở Hà Nội năm 2005 không có quyền lựa chọn dịch vụ
internet… buộc phải sử dụng một nhà cung cấp.
3. Gièm pha doanh nghiệp khác
Cung cấp thông tin không trung thực về DN khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa
thông tin không trung thực về DN gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính
hoặc hoạt động kinh doanh của DN đó. K3 Đ45.
- Chủ thể phải là tổ chức, cá nhân kinh doanh.
- Phải xuất phát từ đối thủ cạnh tranh. - Phương thức là đưa ra thông tin không trung
thực.
- Hành vi gièm pha, nói xấu phải hướng vào đối tượng cụ thể.
Ví dụ: Tung tin đồn:
- Uống bia Trung Quốc có thể ung thư.
- Bia tiger có gián, bia BiGi có ruồi...
- Dùng dầu gội.... X có thể gây rụng tóc. - Đối tượng rạch mặt phụ nữ thường đi xe Viva
của SuZuKi.
- Đối tượng trộm chó thường đi xe exciter...
- Ô tô vios là xe taxi...
Ví dụ: Năm 2005: Phạm Huy Bình, nhân viên Giám sát công ty Kim Đan đến cửa hàng
Công Tiến II, P. Rạch Giá Kiên Giang mua 01 nệm Vạn Thành, rồi yêu cầu người bán
ghi vào hóa đơn là nệm Kim Đan để thanh toán với công ty. Ngay sau đó Bình cầm hóa
đơn này đến Chi cục quản lý thị trường tố cáo là bán cho ông nệm Vạn Thành nhưng lại
ghi là nệm Kim Đan.
Việc này cố tình vu khống, hạ thấp uy tín của Vạn Thành.
Công ty A đã tổ chức buổi hội thảo giới thiệu các sản phẩm về đồ dùng gia dụng do
Công ty sản xuất và mời rất nhiều khách hàng tham dự. Tại buổi hội thảo, thuyết trình
viên của Công ty A đã làm thí nghiệm và cung cấp thông tin rằng, sản phẩm tương đồng
của Công ty M có chứa chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức
khỏe của người tiêu dùng; đồng thời đưa tin Công ty M trốn thuế để giảm lòng tin của
khách hàng?
- Khoản 3 Điều 45 LCT: “Cấm cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp
fkhác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh
nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp đó”.
Công ty A đã đưa thông tin sai sự thật:
- M trốn thuế.
- Sản phẩm chứa chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của
người tiêu dùng.
Hậu quả: Làm ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động kinh doanh của Công ty M => CTKLM.
4. Gây rối hoạt động KD của doanh nghiệp khác
Gây rối hoạt động kinh doanh của DN bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở
làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của Dn đó.
- Hành vi có thể do DN trực tiếp hoặc nhờ chủ thể khác thực hiện tác động đến đối thủ
kinh doanh của mình như: Phá hoại, cản chở, bán phá giá, đe dọa, chèn ép, sử dụng
quan chức để gây áp lực…
Ví dụ: San lấp mặt bằng ở Long Thành, Đồng Nai (2005) DN của bà T ép DN Thuận An
2 (Ô. H là chủ), nhường hợp đồng san lấp mặt bằng. San lấp mặt bằng lời nhất là phần
chở đất thừa đi nơi khác bán và san lấp phần đất này rất nhiều. Ông H không đồng ý
nhường hợp đồng, thì nhận được 10 cuộc điện thoại lãnh đạo công An Long Thành,
Đồng Nai yêu cầu “nhường” và ấn định thời gian thực hiện xong việc san lấp vào ngày
13/3/2005.
Chiều 13/3/2005, 10 cảnh sát dừng đoàn xe yêu cầu kiểm tra hành chính xe…
Tối 13/3/2005, 10 cảnh sát lại dừng tốp xe thứ 2 và yêu cầu kiểm tra, sau đó cân. Và xử
lý chở vượt tải trọng….
5. Lôi kéo khách hàng bất chính
(1) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về DN hoặc hàng hóa,
dịch vụ, khuyến mãi, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, mà DN cung
cấp nhằm thu hút khách hàng của DN khác.
(2) So sánh hàng hóa dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại nhưng không
chứng minh được nội dung.
| 1/21

Preview text:

PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
Chương 1: Một Số Vấn Đề Chung Về Cạnh Tranh Và Pháp Luật Cạnh Tranh
Chương 2: Pháp Luật Về Hành Vi Hạn Chế Cạnh Tranh
Chương 3: Pháp Luật Về Cạnh Tranh Không Lành Mạnh
Chương 4: Tố Tụng Cạnh Tranh
Luât và nghị định 1. Hiến pháp 2013 2. Luật Cạnh tranh 2018.
3. Nghị định 35/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020, Quy định chi tiết một số Điều của Luật cạnh tranh.
4. Nghị định 40/NĐ-CP ngày 12/3/2018, Quy định về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
5. Quyết định 17/QĐ-BTC ngày 17/5/2006, Về việc ban hành mẫu quyết định xử lý vụ việc canh tranh.
6. Quyết định 24/QĐ-TTg ngày 30/6/2015, Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng cạnh tranh.
7. Quyết định số 06/QĐ-HĐCT ngày 06/11/2008, về ban hành nội quy phiên điều trần.
8. Quyết định 3864/QĐ-BTC ngày 12/6/2013, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
I. KHÁI QUÁT CẠNH TRANH
1. Khái niệm cạnh tranh
Góc độ xã hội: “Cạnh tranh là sự đua nhau, hơn thua với nhau” (Từ điển Tiếng Việt)
“Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường
nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về
phía mình” (Từ điển kinh doanh Anh 1992).
Cạnh tranh là sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh
giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba (Black’ Law dictionary).
“Cạnh tranh trên thị trường là quá trình ở đó nhà cung cấp cố gắng ganh đua để
giành khách hàng bằng phương thức biện pháp khác nhau” (Tổ chức tín thác người tiêu dùng Ấn Độ).
* Dưới góc độ Kinh tế: Cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh
doanh trên thị trường nhằm mục đích lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng.
2. Các hình thức cạnh tranh
2.1. Căn cứ vào tính chất và mức độ can thiệp của Nhà nước vào đời sống kinh tế
a. Cạnh tranh tự do:
Là hình thức cạnh tranh thoát khỏi sự can thiệp của Nhà nước.
b. Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước:
Hình thức cạnh tranh được can thiệp bằng các chính sách cạnh tranh của Nhà nước
(Pháp luật) để điều tiết, hướng các quan hệ cạnh tranh vận động và phát triển theo trật tự
nhất định, đảm bảo tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng.
Quyền lực Nhà nước (PL) để khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, để
bảo vệ tự do cạnh tranh - động lực phát triển kinh tế, để thực hiện mục tiêu kinh tế của bản thân Nhà nước.
2.2. Căn cứ vào đặc tính, cấu trúc của thị trường
a. Cạnh tranh hoàn hảo
Hình thức cạnh tranh mà người mua và người bán đều không có khả năng tác động
đến giá cả của thị trường. Giá cả của thị trường hoàn toàn do quy luật cung cầu, quy luật
giá trị quyết định; không có sự tồn tại của bất cứ khả năng hay quyền lực nào có thể chi
phối các quan hệ trên thị trường.
Trên thực tế, không thể có CTHH vì năng lực thực tế, điều kiện chủ quan và các
cơ hội của các DN cũng không thể giống nhau.
b. Cạnh tranh không hoàn hảo
Là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất mà ở đó các cá
nhân bán hàng và nhà sản xuất có đủ sức mạnh và điều kiện có thể chi phối giá cả các sản phẩm trên thị trường.
Cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm: Cạnh tranh mang tính độc quyền và độc quyền nhóm.
Độc quyền: Là hình thái thị trường trong đó có một DN duy nhất kinh doanh mà không
có sự thay thế từ các sản phẩm khác. Việc xâm nhập vào ngành này rất khó khăn hoặc không thể được.
 Để giành vị trí độc quyền, các doanh nghiệp phải cải tiến tổ chức, quản lý, áp dụng
khoa học kỹ thuật tập trung trong mọi nguồn lực tạo sức mạnh để giành vị trí độc quyền.
 Độc quyền có tác dụng tích cực thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung các nguồn lực để
phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn…
Nguyên nhân dẫn đến Độc quyền: - Cạnh tranh khốc liệt.
- Đặc thù của công nghệ sản xuất sản phẩm
- Sự thông ngầm của các doanh nghiệp trong ngành.
- Sự cản trở của pháp lý, hành chính và kinh tế đối với việc nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng.
Độc quyền nhóm: Là hình thái thị trường mà trong đó có một số ít các nhà sản xuất,
mỗi người đều nhận thức được rằng giá của mình không chỉ phụ thuộc vào sản lượng của
chính mình mà còn phụ thuộc vào hoạt động của các nhà cạnh tranh quan trọng trong ngành đó.
 Độc quyền nhóm chỉ xuất hiện ở một số ngành công nghiệp mà công nghệ của nó đòi
hỏi quy mô tối thiểu có hiệu quả lớn đến mức chỉ có một số lượng nhỏ các doanh nghiệp có thể tham gia đầu tư. Ví dụ:
- Bưu chính viễn thông (Hệ thống mạng di động).
- Các công ty sản xuất ô tô… - Dịch vụ hàng không…
Các công ty trong các ngành công nghiệp độc quyền bao gồm các doanh nghiệp
quy mô lớn như các công ty ô tô và các hãng hàng không. Khi các công ty lớn cung cấp
một phần khá lớn của thị trường, các công ty này có một số quyền kiểm soát đối với giá bán của họ.
2.3. Căn cứ vào tính chất phương thức cạnh tranh
a. Cạnh tranh lành mạnh
Là hình thức doanh nghiệp cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của bản thân doanh nghiệp.
CTLM Là những hoạt động thu hút khách hàng mà pháp luật không cấm, phù hợp
với tập quán thương mại và đạo đức kinh doanh truyền thống như: Đăng ký nhãn hiệu
hàng hóa, hạ giá bán hàng trên cơ sở đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, chi phí
lưu thông, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, liên tục đổi mới phương thức giao tiếp với khách hàng…
b. Cạnh tranh không lành mạnh
Là những hành vi cụ thể nhằm mục đích cạnh tranh nhưng không lành mạnh gây
thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh hay khách hàng.
CTKLM làm giảm khả năng cạnh tranh vốn có của đối thủ cạnh tranh, triệt tiêu
cạnh tranh và như vậy có nghĩa là triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, xâm hại lợi ích
chung của cả cộng đồng xã hội.
- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn.
- Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh. - Ép buộc trong kinh doanh.
- Gièm pha doanh nghiệp khác.
- Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của người khác.
- Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
2.4. Căn cứ vào tác động bất lợi của hành vi cạnh tranh đối với môi trường cạnh tranh - Hạn chế cạnh tranh
- Cạnh tranh không lành mạnh
3. Vai trò và ý nghĩa của cạnh tranh và nhu cầu điều tiết cạnh tranh bằng pháp luật.
a. Vai trò, ý nghĩa cạnh tranh trong KD
 Đảm bảo tốt cho nhu cầu người tiêu dùng
 Cạnh tranh là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng
năng suất lao động, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp.
 Cạnh tranh là yếu tố làm tối ưu hóa trong khai thác và sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế.
 Kích thích sự sáng tạo trong kinh doanh.
b. Nhu cầu điều tiết cạnh tranh (Sự can thiệp NN)
* Sự cần thiết phải điều tiết cạnh tranh:
Quan điểm về sự giới hạn của sự tự do.
Sự bất lực của “Bàn tay vô hình”.
Sự thừa nhận vai trò điều tiết của Nhà nước.
- Quan điểm về sự giới hạn của sự tự do.
+ Do phải tồn tại trong một cơ cấu đa lợi ích mà mọi lợi ích khác nhau đều phải
tồn tại trong một sự “cân bằng và hài hòa chung” nên từng doanh nghiệp trên thương
trường đều phải “giới hạn” sự tự do của mình trong một trật tự nhất định.
+ Tự do chính là việc nhận thức được quy luật.
- Sự bất lực của “Bàn tay vô hình”.
Cạnh tranh tự do bộc lộ những mặt trái của nó: Thất nghiệp, sự phá sản hàng loạt,
sự lãnh phí tài nguyên, thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gọi là những khuyết tật của thị trường.
Các quốc gia có nền KTTT phát triển đều quan tâm đến việc kiểm soát và điều tiết
cạnh tranh bằng một hệ thống các công cụ (Chính sách cạnh tranh): Chính sách thuế,
kiểm soát giá cả, điều chỉnh độc quyền, ban hành pháp luật nhằm chống lại mọi hành vi
cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh.
Ban hành và thực hiện pháp luật cạnh tranh luôn là công cụ có hiệu quả hơn cả.
=> Thừa nhận vai trò “điều tiết” của Nhà nước không phải phủ nhận “bàn tay vô hình”
- Chính sách cạnh tranh: Là một tập hợp những chính sách và luật bảo đảm rằng
cạnh tranh trên thị trường không bị hạn chế theo cách gây tổn hại đến phúc lợi kinh tế.
Nhóm các biện pháp tạo lập và thúc đẩy cơ hội bình đẳng trong cạnh tranh: Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư…
Nhóm các biện pháp ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh
tranh: Luật cạnh tranh, Luật giá, Luật Quảng cáo…
- Pháp luật cạnh tranh: Là nội dung cơ bản của chính sách cạnh tranh. Nó bao
gồm các quy định chống cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
1. Sự ra đời và phát triển pháp luật cạnh tranh một số quốc gia trên thế giới (Tự nghiên cứu)
2. Pháp luật cạnh tranh Việt Nam 2.1 Sự ra đời 2.2 Tổng quan chung
a. Vị trí vai trò của Luật Cạnh tranh
 Góp phần quan trọng tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng, tự do.
 Bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp.
 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
 Bảo đảm cho quá trình hội nhập diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
b. Phạm vi điều chỉnh
Điều 1 Luật Cạnh tranh 2018 quy định “Luật này quy định về hành vi hạn chế
cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh
tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh;
xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh”.
c. Đối tượng áp dụng
(1) Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả
doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động
trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh
nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
(2) Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.
(3) Cơ ngoài có quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước liên quan.
d. Các nguyên tắc của luật cạnh tranh.
Luật Cạnh tranh được xây dựng và thực thi dựa trên các nguyên lý cơ bản của kinh
tế thị trường (tôn trọng tự do, bình đẳng, tôn trọng quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể
kinh doanh, không xâm phạm lợi ích Nhà nước, công cộng).
Do tính chất và đối tượng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh, pháp luật cạnh tranh
còn có một số nguyên tắc đặc thù.
* Các nguyên tắc đặc thù của Luật cạnh tranh - Các nguyên tắc sử dụng tập quán trong kinh doanh
- Nguyên tắc ưu tiên áp dụng Luật Cạnh tranh
- Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ của người tiêu dùng.
- Nguyên tắc trong xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao?
1. Luật Cạnh tranh có mục đích trực tiếp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Sai. Mục đích của luật cạnh tranh là tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, bảo vệ
quyền và lợi ích của người tiêu dùng, qua đó gián tiếp làm doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH
1. Luật cạnh lợi các doanh tranh là nhằm bảo vệ quyền nghiệp?
Sai. Bảo vệ lợi ích khách trường kinh doanh, lợi ích nghiệp…hàng, môi các doanh
2. Bản chất của đua của các công cạnh tranh là sự ganh ty giành khách hàng.
Sai. Khách hàng, thị trường, thị phần, lợi nhuận…
I. HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH 1. Khái niệm
Hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm:
(1) Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. (2) Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. (3)
Lạm dụng vị trí độc quyền.
(Khoản 2 Điều 3 LCT 2018). 2. Đặc điểm
- Các DN thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh phải cùng trên thị trường liên quan
- Các DN phải hoạt động độc lập với nhau; không cùng trong một tập đoàn kinh doanh,
không cùng là thành viên của tổng công ty (Mẹ - con)…
- Hậu quả của dấu hiệu chung cho cả ba loại hành vi HCCT là làm giảm, sai lệch và cản
trở cạnh tranh trên thị trường. Thị trường?
- Nơi gặp gỡ kẻ mua - người bán - Nơi gặp gỡ giữa cung và cầu
- Cạnh tranh giữa những sản phẩm cùng loại hoặc có thể thay thế nhau
Ví dụ: Nhà máy sản xuất giấy không cạnh tranh với nhà máy sản xuất ô tô. Thị trường liên quan?
Là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính,
mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh tương
tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận. K7 Điều 3LCT
II. CÁC HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH
1. Hành vi thỏa thuận (bắt tay) hạn chế cạnh tranh a. Khái niệm:
Là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả
năng gây tác động đến hạn chế cạnh tranh. Khoản 4 Điều 3.
 Hậu quả: Làm giảm, sai lệch và cản trở cạnh tranh trên thị trường... Thiệt hại cho Nhà
nước, người tiêu dùng...
 Là hành vi cấu kết giữa hai hay nhiều DN để thủ tiêu sự cạnh tranh giữa chúng và
ngăn cản việc tham gia thị trường của đối thủ cạnh tranh khác cũng như sự nhập cuộc của các DN tiềm năng.
 Thỏa thuận cạnh tranh bị cấm.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm (điều 12) và bị cấm nhưng được miễn trừ (điều 14 LCT)
b. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
(1) Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
 Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng.
 Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể. 3. Áp dụng công thức tính giá chung.
 Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan.
 Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất.
 Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng.
 Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thoả thuận.
 Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu.
Câu hỏi: Doanh nghiệp M và DN Z cùng sản xuất, kinh doanh gốm sứ (bát, ấm
chén, bình hoa…). Lãnh đạo 2 doanh nghiệp này đã cùng thỏa thuận, thống nhất với nhau
về giá bán ra của một số sản phẩm mà hai doanh nghiệp cùng cung cấp ra thị trường.
Hỏi: Có phải hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không?
CSPL: Điều 3, Điều 11 LCT; Điều 14 NĐ 116
(2) Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
(3) Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
(4) Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu
trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
(5). Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường
hoặc phát triển kinh doanh.
(6). Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những DN không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
(7). Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
Ví dụ: Ông A đang nghiên cứu cách làm tiết kiệm xăng của bộ chế hòa khí xe máy.
Có ba công ty chuyên sản xuất, phân phối bộ chế hòa khí trên thị trường Việt Nam là X,
Y, Z (có thị phần kết hợp là 68% trên thị trường liên quan) thỏa thuận với ông A về việc
“Họ sẽ trả cho ông A một khoản tiền lớn với điều kiện ông A phải hủy bỏ, không tiếp tục
nghiên cứu vấn đề trên” Điều kiện này được ông A đồng ý.
(8). Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ cho DN khác hoặc thỏa thuận buộc DN khác chấp nhận các nghĩa vụ không
liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng với Công ty B để Công ty B phân phối các sp do
Công ty A sản xuất trên thị trường VN. Trong hợp đồng có 1 điều khoản: “Công ty B chỉ
được ký hợp đồng cung cấp các sp của Công ty A có giá trị dưới 50 triệu đồng cho khách
hàng. Tất cả hợp đồng có giá trị lớn hơn 50 triệu phải được thông báo để Công ty A trực
tiếp ký hợp đồng cung ứng cho khách hàng”.
(9). Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
(10). Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung
ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
(11). Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được miễn trừ Điều 14,21 LCT (Không quá 05 năm) khi:
 Thuộc các thỏa thuận quy định tại khoản 1 Điều 14.
 Đáp ứng một trong các yêu cầu:
 Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;
 Tăng cường sức cạnh tranh của DN Việt Nam trên thị trường quốc tế;
 Thúc đẩy việc lượng, định mức áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
 Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp hàng, thanh toán nhưng không liên quan các yếu tố của giá.
2. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và độc quyền. 2.1. Khái niệm
Lạm dụng vị trí TLTT, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của DN có vị trí thống
lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. Điều 3 LCT. 2.2 Đặc điểm
(1) Chủ thể thực hiện hành vi là DN hoặc nhóm DN có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc độc quyền.
(2) DN có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc DN có vị trí độc quyền đã thực hiện những
hành vi mà PL quy định là hạn chế cạnh tranh trên thị trường.
(3) Hậu quả của hành vi lạm dụng là làm sai lệch, cản trở hoặc giảm cạnh tranh giữa các
đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan.
Thống lĩnh thị trường
 Nhóm DN: Nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị
trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của LCT hoặc có tổng thị phần
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 Hai DN có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
 Ba DN có trường liên tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị quan;
 Bốn DN thị trường có tổng thị phần từ 75% trở lên trên liên quan;
 Năm DN trở lên lên trên thị trường có tổng thị phần từ 85% trở liên quan.
Câu hỏi: Công ty A chuyên sản xuất nước giải khát có gas, có thị phần 20% trên
thị trường liên quan. Công ty A ký hợp đồng với công ty B cũng là công ty chuyên sản
xuất nước giải khát có gas, có thị phần chiếm 30% trên thị trường liên quan. Hợp đồng
hợp tác kinh doanh trong đó có 1 điều khoản như sau: Các sản phẩm nước uống đóng
chai loại 330ml do 2 công ty này sản xuất có giá tối thiểu là 3000 đ/chai, với giá bán này 2 công ty sẽ có lãi 40%? CSPL: Điều 24
Một DN được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường
đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của LCT hoặc có thị phần từ 30% trở
lên trên thị trường liên quan.
Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng: Doanh nghiệp A kinh doanh mặt hàng sữa bột có thị
phần chiếm 25% trên thị trường liên quan thì không thể được xác định là DN có vị trí
thống lĩnh tt? Quan điểm của K5? CSPL: K1, Đ24
Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
(1) Bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến
loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
(2) Áp đặt giá mua một cách bất hợp lý gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng.
(3) Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa dịch vụ bất hợp lý gây ra hoặc có khả năng gây ra
thiệt hại cho khách hàng.
(4). Hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng.
(5). Hành vi hạn chế khả năng kinh doanh, khả năng phát triển kỹ thuật, công nghệ gây
thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại cho khách hàng. (6). Hành vi áp dụng điều kiện thương
mại bất lợi cho khách hàng.
(7). Hành vi ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác.
Vị trí độc quyền
DN được coi là vị trí độc quyền nếu không có DN nào cạnh tranh về hàng hóa,
dich vụ mà DN đó kinh doanh trên thị trường. Điều 25 (Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN)
Câu hỏi: Công ty A là Công ty duy nhất có quyền cung cấp xăng máy bay trên các
sân bay của Việt Nam. Do giá xăng dầu quốc tế tăng, Công ty A yêu cầu hãng hàng
không B chấp nhận tăng giá bán so với giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Hãng hàng
không B không đồng ý với lý do Công ty A không áp dụng giá đó cho hãng hàng không
C. Sau đó công ty A đột ngột ngừng cấp xăng cho hãng hàng không B khiến toàn bộ các
chuyến bay của hãng hàng không B không thực hiện được? CSPL: Đ25
Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
(1) Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng.
(2) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do.
3. Tập trung kinh tế (TTKT) 3.1. Khái niệm
Là liên kết các hoạt động kinh doanh giữa hai hoặc nhiều DN nhằm thực hiện
những mục tiêu nhất định.
Thực chất là việc hình thành những liên minh, tập đoàn kinh tế nhằm khai thác
những lợi thế kinh tế, qua đó chi phối các vấn đề như: Thị trường, số lượng, giá cả, chất
lượng hàng hóa, dịch vụ… Bao gồm: Sáp nhập DN; hợp nhất DN; mua lại DN; liên
doanh giữa các DN và các hành vi TTKT khác theo quy định của pháp luật. 3.2 Đặc điểm
- Chủ thể thực hiện hành vi TTKT là các DN.
- Hành vi TTKT được thực hiện dưới hình thức nhất định theo quy định của pháp luật.
- Thông qua thực hiện các hình thức TTKT dẫn đến hậu quả là hình thành các DN, tập
đoàn kinh tế lớn mạnh thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan trên thị trường.
- Dựa trên những tiêu chí nhất định, theo quy định của pháp luật cạnh tranh, Nhà nước sẽ
kiểm soát các DN tham gia tập trung kinh tế.
* Các hình thức TTKT
- Sáp nhập doanh nghiệp.
- Hợp nhất doah nghiệp.
- Mua lại doanh nghiệp.
- Liên doanh doanh nghiệp. - Khác .
* Hành vi TTKT bị cấm khi:
Khi thực hiện việc TTKT gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế
cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
Ví dụ: Năm 2009, công ty hóa chất Dow đã thông báo với Ủy ban thương mại liên
bang Hoa Kỳ (FTC) về việc công ty này mua lại công ty đối thủ là Rohm & Haas cũng
sản xuất hóa chất. Giá trị của vụ mua bán này là 18.8 tỷ đô-la.
Sau khi xem xét vụ việc, FTC nhận thấy thị phần kết hợp của hai công ty này trên
thị trường sản xuất axit acrylic là 40%, butyl arcrylat là 75% và ethyl acrylate là 90%.
Như vậy nếu để các bên thực hiện việc TTKT này thì sẽ gây hạn chế cạnh tranh trên thị
trường. Do vậy FTC đã yêu cầu Dow phải bán dây chuyền sản xuất một số sản phẩm cho
một số bên mua được FTC chấp thuận để đảm bảo tính cạnh tranh nếu muốn thực hiện
việc TTKT này. Như vậy việc Dow thông báo TTKT tới FTC nhằm đảm bảo cho việc
TTKT của họ được cơ quan có thẩm quyền kiểm soát và hạn chế đi hậu quả xấu đối với nền kinh tế.
CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
1. Một DN chỉ bị coi là thống lĩnh thị trường khi có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Sai. Khoản 1 Điều 24.
2. Mọi hành vi hạn chế cạnh tranh đều có thể được xem xét để miễn trừ. Sai. Chỉ được miễn trừ Điều 14
3. Mọi hành vi nhằm tập nhằm trung kinh tế đều bị cấm. Sai. Điều 30.
4. Hai DN có tổng thị phần trên 70% trên thị trường liên quan đương nhiên được coi là
nhóm DN có vị trí thống lĩnh. Sai. K2 Điều 24 LCT.
I. CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 1. Khái niệm
Là hành vi của DN trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các
chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và
lợi ích hợp pháp của DN khác trên thương trường. 2. Đặc điểm
(1) Hành vi CTKLM là hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh doanh trên thị trường
thực hiện, nhằm mục đích lợi nhuận.
(2) Hành vi CTKLM có tính chất đối lập, đi ngược các nguyên tắc thông lệ tốt trong
kinh doanh, có thể hiểu là những quy tắc xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu
dài trong hoạt động kinh doanh trên thị trường.
II. CÁC HÀNH VI CTKLM BỊ CẤM
1. Xâm phạm thông tin bí mật kinh doanh
Không phải là hiểu biết thông thường.
Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ
thông tin đó có lợi thế so với người không nắm giữ được những thông tin đó.
Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ
và không dễ ràng tiếp cận. CSPL: Đ84 LSHTT
Xâm phạm bí mật kinh doanh
(1) Hành vi tiếp cận thu thập thông tin bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện
pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó.
(2) Hành vi tiết lộ, sử dụng doanh thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được
phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó.
Ví dụ: Để lấy cắp công thức sản xuất đồ ăn dành cho động vật của công ty A, công ty B
đã cử chị C sang công ty A xin vào làm công nhân để đánh cắp thông tin. Sau một thời
gian làm việc, chị C đã lấy được thông tin cho công ty A. Công ty A đã sử dụng thông
tin để sản xuất sản phẩm trong chiến lược kinh doanh mới. 2. Ép buộc trong kinh doanh
Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa
hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó. K2 Đ45.
(1) Đối tượng của hành vi là khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của DN.
(2) Hình thức của hành vi là DN dùng thủ đoạn đe dọa hoặc cưỡng ép đối tượng trên
ngừng giao dịch với DN khác.
Ví dụ: Ép buộc kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh nước giải khát
- Nhiều công ty tiềm năng đã đến cửa hàng trao đổi ký hợp đồng đại lý bán hàng.
- Theo HĐ Công ty sẽ tài trợ một số tiền khá lớn, trang bị biển hiệu, bàn ghế, ly cốc…
với các điều kiện cửa hàng này chỉ được phép bán các sản phẩm của họ mà không có bất
kỳ hình thức quảng cáo hoặc bán sản phẩm nào khác.
Ví dụ: 20/45 Khu chung cư ở Hà Nội năm 2005 không có quyền lựa chọn dịch vụ
internet… buộc phải sử dụng một nhà cung cấp.
3. Gièm pha doanh nghiệp khác
Cung cấp thông tin không trung thực về DN khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa
thông tin không trung thực về DN gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính
hoặc hoạt động kinh doanh của DN đó. K3 Đ45.
- Chủ thể phải là tổ chức, cá nhân kinh doanh.
- Phải xuất phát từ đối thủ cạnh tranh. - Phương thức là đưa ra thông tin không trung thực.
- Hành vi gièm pha, nói xấu phải hướng vào đối tượng cụ thể. Ví dụ: Tung tin đồn:
- Uống bia Trung Quốc có thể ung thư.
- Bia tiger có gián, bia BiGi có ruồi...
- Dùng dầu gội.... X có thể gây rụng tóc. - Đối tượng rạch mặt phụ nữ thường đi xe Viva của SuZuKi.
- Đối tượng trộm chó thường đi xe exciter... - Ô tô vios là xe taxi...
Ví dụ: Năm 2005: Phạm Huy Bình, nhân viên Giám sát công ty Kim Đan đến cửa hàng
Công Tiến II, P. Rạch Giá Kiên Giang mua 01 nệm Vạn Thành, rồi yêu cầu người bán
ghi vào hóa đơn là nệm Kim Đan để thanh toán với công ty. Ngay sau đó Bình cầm hóa
đơn này đến Chi cục quản lý thị trường tố cáo là bán cho ông nệm Vạn Thành nhưng lại ghi là nệm Kim Đan.
Việc này cố tình vu khống, hạ thấp uy tín của Vạn Thành.
Công ty A đã tổ chức buổi hội thảo giới thiệu các sản phẩm về đồ dùng gia dụng do
Công ty sản xuất và mời rất nhiều khách hàng tham dự. Tại buổi hội thảo, thuyết trình
viên của Công ty A đã làm thí nghiệm và cung cấp thông tin rằng, sản phẩm tương đồng
của Công ty M có chứa chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức
khỏe của người tiêu dùng; đồng thời đưa tin Công ty M trốn thuế để giảm lòng tin của khách hàng?
- Khoản 3 Điều 45 LCT: “Cấm cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp
fkhác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh
nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó”.
Công ty A đã đưa thông tin sai sự thật: - M trốn thuế.
- Sản phẩm chứa chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Hậu quả: Làm ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động kinh doanh của Công ty M => CTKLM.
4. Gây rối hoạt động KD của doanh nghiệp khác
Gây rối hoạt động kinh doanh của DN bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở
làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của Dn đó.
- Hành vi có thể do DN trực tiếp hoặc nhờ chủ thể khác thực hiện tác động đến đối thủ
kinh doanh của mình như: Phá hoại, cản chở, bán phá giá, đe dọa, chèn ép, sử dụng
quan chức để gây áp lực…
Ví dụ: San lấp mặt bằng ở Long Thành, Đồng Nai (2005) DN của bà T ép DN Thuận An
2 (Ô. H là chủ), nhường hợp đồng san lấp mặt bằng. San lấp mặt bằng lời nhất là phần
chở đất thừa đi nơi khác bán và san lấp phần đất này rất nhiều. Ông H không đồng ý
nhường hợp đồng, thì nhận được 10 cuộc điện thoại lãnh đạo công An Long Thành,
Đồng Nai yêu cầu “nhường” và ấn định thời gian thực hiện xong việc san lấp vào ngày 13/3/2005.
Chiều 13/3/2005, 10 cảnh sát dừng đoàn xe yêu cầu kiểm tra hành chính xe…
Tối 13/3/2005, 10 cảnh sát lại dừng tốp xe thứ 2 và yêu cầu kiểm tra, sau đó cân. Và xử
lý chở vượt tải trọng….
5. Lôi kéo khách hàng bất chính
(1) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về DN hoặc hàng hóa,
dịch vụ, khuyến mãi, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, mà DN cung
cấp nhằm thu hút khách hàng của DN khác.
(2) So sánh hàng hóa dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại nhưng không
chứng minh được nội dung.