Pháp luật vi phạm hành chính - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Pháp luật vi phạm hành chính - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
Đề tài:
PHÁP LUẬT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Giảng viên hướng dẫn: TRỊNH THỊ BÍCH XUYÊN
Môn học: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Lớp MH: 0200
Nhóm thực hiện: Nhóm 8
STT Họ Tên MSSV Tỷ lệ đóng góp
1 Huỳnh Gia Bảo 22101480 100%
2 Đặng Tiểu Bảo 22102218 100%
3 Phạm Mai Minh Thư 22012005 100%
4 Đỗ Thị Cẩm Tiên 22010868 100%
5 Nguyễn Võ Minh Anh 22011815 100%
6 Mã Chấn Hiền 22108569 100%
7 Nguyễn Duy Nam 22119001 100%
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện bài báo cáo “pháp luật vi phạm hành chính”:
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Hoa Sen đã tạo ra
môi trường học cũng như cơ sở vật chất hiện đại để chúng em phát huy hết khả năng học tập
cũng như những đầu sách liên quan đến việc nghiên cứu, tìm hiểu để hoàn thiện bài báo cáo một
cách hoàn chỉnh.
Chúng em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô Trịnh Thị Bích Xuyên – giảng viên phụ trách
môn Pháp Luật Đại Cương, đã nhiệt tình giảng dạy để cung cấp kiến thức cũng như những kĩ
năng giúp chúng em tiếp cận với môn học một cách dễ dàng hơn. Từ đó, nhóm có thêm nhiều
kiến thức mới và vận dụng được kiến thức đã học qua môn Pháp Luật Đại Cương này.
Nhóm chúng em một lần nữa xin chân thành cảm ơn.
Nhận xét của giảng viên:
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................................
Nhận xét của giảng viên...................................................................................................................
Mục lục..............................................................................................................................................
Chương 1 – PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................
1.1 Lý do chọn đề tài..............................................................................................................
1.2 Mục tiêu đề tài...................................................................................................................
Chương 1 – PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................
1. Nội dung của pháp luật về vi phạm hành chính.............................................................
1.1 Khái niệm vi phạm hành chính..................................................................................
1.2 Khái niệm xử phạt hành chính...................................................................................
1.3 Đặc điểm vi phạm hành chính....................................................................................
1.4 Dấu hiệu nhận biết hành vi vi phạm hành chính......................................................
1.5 Yếu tố cấu thành hành vi vi phạm hành chính.........................................................
1.6 Ví dụ..............................................................................................................................
2. Ngăn chặn hành vi hành chính.........................................................................................
2.1 Biện pháp ngăn chặn...................................................................................................
2.2 Thẩm quyền quy định xử phạt....................................................................................
2.3 Thủ tục..........................................................................................................................
3. Phương hướng hoàn thiện pháp luật hành chính............................................................
3.1 Đáp ứng yêu cầu cải cách...........................................................................................
3.2 Hoàn thiện pháp luật, hội nhập pháp luật quốc tế....................................................
3.3 Hoàn thiện nhằm bảo vệ con người...........................................................................
3.4 Quan hệ giữa hành chính và hình sự.........................................................................
4. Nguồn..............................................................................................................................
Chương 1 – PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài: Đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm
pháp luật hành chính nói riêng luôn là nhiệm vụ trọng yếu của nhà nước ta. Trong bối
cảnh hiện nay, hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính chưa đáp ứng yêu cầu
của thực tiễn. Tính hiểu quả của các biện pháp xử phạt chưa cao; thủ tục xử phạt còn
rườm rà; tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản... là những điều bức xúc của
người dân cũng như bộ máy hành chính.Do đó, Nghị quyết của Quốc hội số 11/2007/NQ-
QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc
hội nhiệm kỳ khoá XII (2007-2011) và năm 2008 đã đưa dự án Luật Xử lý vi phạm hành
chính vào chương trình chính thức. Với dự án luật này, nhà nước ta mong muốn tạo một
đột phá trong lịch sử phát triển pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (trong đó có xử
phạt vi phạm hành chính) của Việt Nam. Hiện nay, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
2002 quy định xử lý vi phạm hành chính gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện
pháp xử lý hành chính khác. Xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn, xử phạt vi phạm hành
chính và các biện pháp xử lý hành chính khác có bản chất, mục đích, đối tượng, các biện
pháp áp dụng, thủ tục áp dụng... khác nhau. Và trên thế giới có nhiều nước xây dựng một
đạo luật riêng về xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, việc nghiên cứu riêng về vấn đề
pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính được đặt ra có ý nghĩa lý luận và thực tiến lớn.
Vì vậy, học viên thực hiện Luận văn thạc sĩ với đề tài “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính: Lý luận và thực tiễn” để góp phần vào việc nghiên cứu đó.
2. Mục tiêu đề tài: Với đề tài này, nhóm em mong muốn:
- Làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
- Phân tích thực trạng quy định và thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành
chính; chỉ ra những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật này.
- Đề ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2 – PHẦN NỘI DUNG:
1. Nội dung của pháp luật về vi phạm hành chính:
1.1 Khái niệm vi phạm hành chính:
- Là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lí nhà nước với nội dung là
chấp hành và điều hành, các hành vi vi phạm sẽ phải bị xử lí theo quy định pháp
luật.
1.2 Khái niệm xử phạt hành chính:
- Là hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước phát sinh
khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính do các
chủ thể có thẩm quyển thực hiện theo quy định của pháp luật.Như vậy, xử phạt vi
phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy
định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và
các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy
định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
1.3 Đặc điểm vi phạm hành chính:
- Các hành vi này có thể được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức vi phạm quy định theo
lỗi cố ý hoặc vô ý về các quy định quản lí nhà nước mà không phải tội phạm và sẽ
bị xử lí vi phạm theo quy định.Đặc điểm vi phạm hành chính là hành vi trái pháp
luật xâm hại các quy tắc quản lí nhà nước. Các hành vi trái pháp luật quản lí hành
chính được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Sẽ không có vi
phạm hành chính nếu không có hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc này.
1.4 Dấu hiệu nhận biết vi phạm hành chính:
Từ định nghĩa vi phạm hành chính trên có thể khái quát vi phạm hành chính là hành vi
có lỗi, trái với pháp luật quản lý nhà nước và bị xử phạt. Như vậy, các dấu hiệu cơ bản
của vi phạm hành chính được thể hiện như sau:
- Thứ nhất, hành vi đó là hành vi có lỗi được thể hiện dưới hình thức là lỗi cố ý hoặc
lỗi vô ý. Lỗi là trạng thái tâm lý, thái độ của chủ thể vi phạm đối với hành vi, hậu
quả của hành vi đó tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm. Hình thức lỗi cố ý thể
hiện khi chủ thể có hành vi vi phạm hành chính nhận thức rõ hành vi của mình là
nguy hại cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu
quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng có ý thức để cho hậu quả xảy ra.
- Thứ hai, hành vi trái với pháp luật đó là hành vi có biểu hiện ra bên ngoài của vi
phạm hành chính. Không có hành vi thì không có vi phạm pháp luật. Hành vi được
biểu hiệu dưới hình thức hành động hoặc không hành động trái với quy định của
pháp luật.
- Thứ ba, hành vi đó theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành
chính.
- Thứ tư, hành vi đó do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, đây là dấu hiệu xác
định“chủ thể” của vi phạm.
1.5 Yếu tố cấu thành hành vi vi phạm hành chính:
1) Mặt khách quan:
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan là hành vi vi phạm hành chính. Khi xem
xét đánh giá hành vi của cá nhân hay tổ chức nào đó có phải là hành vi vi phạm
hành chính hay không phải dựa vào các căn cứ pháp lý vững chắc xác định hành vi
đó phải được pháp luật quy định là sẽ bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt vi
phạm hành chính. Đối với một số loại hành vi vi phạm hành chính không chỉ đơn
thuần dựa vào dấu hiệu nội dung trái pháp luật trong hành vi mà còn phải dựa vào
các dấu hiệu khác cụ thể:
– Thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm
– Công cụ, phương tiện vi phạm
– Hậu quả và mối quan hệ nhân quả
Một số trường hợp hành vi của tổ chức, cá nhân được xác định là vi phạm hành
chính khi hành vi đó gây ra thiệt hại cụ thể trong thực tế.
2) Mặt chủ quan:
Dấu hiệu bắt buộc là yếu tố lỗi của chủ thể vi phạm. Lỗi là trạng thái tâm lý của một
người đối với hành vi vi phạm của chính họ. Người nào nhận thức được hành vi của
mình là trái pháp luật, có hại cho xã hội bị pháp luật cấm mà vẫn thực hiện thì được
xác định là vi phạm hành chính.
Có hai hình thức lỗi: Lỗi cố ý, lỗi vô ý.
– Lỗi vô ý là trường hợp người thực hiện hành vi có đầy đủ khả năng nhận thức, điều
khiển hành vi nhưng do vô tình, hoặc thiếu thận trọng dẫn đến vi phạm hành chính..
– Lỗi cố ý là trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm hành chính biết hành vi
của mình là nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hành chính cấm mà vẫn cố tình thực
hiện.
Khi xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, chỉ cần xác định tổ chức đó có hành
vi trái pháp luật hành chính và hành vi đó theo quy định của pháp luật bị xử phạt
bằng các biện xử phạt vi phạm hành chính là đủ.
3) Chủ thể vi phạm hành chính
Chủ thể thực hiện vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách
nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính. Cá nhân là chủ thể vi
phạm hành chính là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp
luật quy định cụ thể:
– Người đủ 14 đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong trường hợp
thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi
trường hợp. Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: Các cơ quan nhà nước,
các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. Cá nhân, tổ
chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy
định khác.
4) Khách thể của vi phạm hành chính :
Là trật tự quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội như trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, an ninh trật tự,
an toàn xã hội.
2. Ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính:
2.1 Biện pháp:
- Tại Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định những biện pháp
xử phạt hành chính như sau: “Điều 119. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử
lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành
chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể
áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:
1. Tạm giữ người
2. Áp giải người vi phạm
3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề
4. Khám người
5. Khám phương tiện vận tải, đồ vật
6. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
7. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục
trục xuất
8. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành
chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
2.2 Thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
– Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính từ điều 38 đến Điều 51 của Luật Xử lý
vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 là thẩm quyền áp dụng
đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa
đổi, bổ sung năm 2020 thì:
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh
vực quản lý nhà nước ở địa phương.
+ Người có thẩm quyền xử phạt hành chính chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mà mình quản lý được quy định tại
Điều 39 đến Điều 51 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung
năm 2020 bao gồm: Thẩm quyền của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng,Cảnh
sát biển,Hải quan, Kiểm lâm, Cơ quan thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra, Cảng
vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, Tòa án nhân dân,
Cơ quan thi hành án dân sự, Cục quản lý lao động ngoài nước, Cơ quan đại diện
ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng
lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
– Giao quyền xử phạt theo quy định tại Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì “Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản
2, 3 và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều
42; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 43; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44; các khoản 2, 3
và 4 Điều 45; các khoản 2, 3 và 4 Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4 Điều 48;
các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều 50 và Điều 51 của Luật này có thể giao cho cấp
phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính”.
Theo đó khi có văn bản ủy quyền của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính đối với hành vi vi phạm mà pháp luật hành chính quy định giao cho cấp phó
thực hiện thẩm quyền thì cấp phó dưới sự hướng dẫn, quản lý của cấp trên được
quyền ra quyết định xử phạt hành chính và chịu trách nhiệm trước cấp trên
2.3 Thủ tục:
- Khởi kiện vụ án hành chính
- Khởi kiện vụ án hành chính là hành vi tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu
cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi họ cho rằng quyền và lợi
ích hợp pháp của họ bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính, hành vi hành
chính.
- Khởi kiện vụ án hành chính được thực hiện bằng cách gửi đơn khởi kiện đến tòa
án có thẩm quyền. Nội dung đơn khởi kiện được quy định tại điều 118 Luật TTHC
năm 2015.
- Khi khởi kiện vụ án hành chính, cá nhân, cơ quan, tổ chức phải đáp ứng các điều
kiện khởi kiện sau đây:
1. Thứ nhất, điều kiện về chủ thể: chủ thể khởi kiện phải có quyền, lợi ích bị
xâm phạm từ quyết định hành chính, hành vi hành chính, danh sách cử tri,
quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyền
xử lý vụ việc cạnh tranh và phải có năng lực hành vi TTHC.
2. Thứ hai, đối tượng khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy
định tại điều 30 của Luật TTHC năm 2015.
3. Thứ ba, điều kiện về thời hiệu khởi kiện: cá nhân, cơ quan, tổ chức phải
khởi kiện trong thời hạn được quy định tại điều 116 Luật TTHC năm 2015.
4. Thứ tư, vụ việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của tòa án.
5. Thứ năm, điều kiện về thủ tục khiếu nại hành chính.
- Thụ lý vụ án:
- Thụ lý vụ án hành chính là việc tòa án chấp nhận việc khởi kiện của người khởi
kiện bằng cách ghi vào sổ thụ lý vụ án hành chính để giải quyết vụ án.
- Sau khi nhận đơn khi kin và các tài liu kèm theo, nếu Thm phán đưc
phân công xem t đơn khi kiện xét thy ván hành chính thuc thm
quyn giải quyết thì thông báo cho ngưi khởi kin biết để h nộp tin tm
ứng án phí; trưng hợp người khi kin được min np tiền tm ứng án phí
hoc không phi np tin tạm ng án phí thì thông báo cho người khi kin
biết v vic thụ lý ván. ( Theo quy đnh, án phí hành chính Sơ thẩm là:
300.000 đng).
- Trong thi hạn 10 ngày làm việc, k từ ngày nhn được thông báo nộp tin
tạm ứng án phí, ni khởi kiện phi np tin tm ng án phí.
- Trong thi hạn 03 ngày làm việc, k từ ngày th lý v án, Chánh án a án
phân công Thm phán đã thực hin vic xem xét đơn khởi kin và th lý v
án giải quyết vụ án; trường hp Thm phán đã thc hin việc xem t đơn
khi kiện và thụ lý ván không th tiếp tục gii quyết vụ án hoặc thuộc
trưng hp phi tchi tiến hành t tng hoc b thay đi thì Chánh án Tòa
án phân công một Thm phán khác gii quyết v án.
- Trong thi hạn 03 ny m vic k từ ngày th v án, Thm phán đã th
ván phải thông báo bng văn bản cho người b kin, nời có quyn li,
| 1/18

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN Đề tài:
PHÁP LUẬT VI PHẠM HÀNH CHÍNH Giảng viên hướng dẫn:
TRỊNH THỊ BÍCH XUYÊN Môn học:
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Lớp MH: 0200 Nhóm thực hiện: Nhóm 8 STT Họ Tên MSSV Tỷ lệ đóng góp 1 Huỳnh Gia Bảo 22101480 100% 2 Đặng Tiểu Bảo 22102218 100% 3 Phạm Mai Minh Thư 22012005 100% 4 Đỗ Thị Cẩm Tiên 22010868 100% 5 Nguyễn Võ Minh Anh 22011815 100% 6 Mã Chấn Hiền 22108569 100% 7 Nguyễn Duy Nam 22119001 100% LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện bài báo cáo “pháp luật vi phạm hành chính”:
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Hoa Sen đã tạo ra
môi trường học cũng như cơ sở vật chất hiện đại để chúng em phát huy hết khả năng học tập
cũng như những đầu sách liên quan đến việc nghiên cứu, tìm hiểu để hoàn thiện bài báo cáo một cách hoàn chỉnh.
Chúng em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô Trịnh Thị Bích Xuyên – giảng viên phụ trách
môn Pháp Luật Đại Cương, đã nhiệt tình giảng dạy để cung cấp kiến thức cũng như những kĩ
năng giúp chúng em tiếp cận với môn học một cách dễ dàng hơn. Từ đó, nhóm có thêm nhiều
kiến thức mới và vận dụng được kiến thức đã học qua môn Pháp Luật Đại Cương này.
Nhóm chúng em một lần nữa xin chân thành cảm ơn.
Nhận xét của giảng viên: MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................................
Nhận xét của giảng viên...................................................................................................................
Mục lục..............................................................................................................................................
Chương 1 – PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................
1.1 Lý do chọn đề tài..............................................................................................................
1.2 Mục tiêu đề tài...................................................................................................................
Chương 1 – PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................
1. Nội dung của pháp luật về vi phạm hành chính.............................................................
1.1 Khái niệm vi phạm hành chính..................................................................................
1.2 Khái niệm xử phạt hành chính...................................................................................
1.3 Đặc điểm vi phạm hành chính....................................................................................
1.4 Dấu hiệu nhận biết hành vi vi phạm hành chính......................................................
1.5 Yếu tố cấu thành hành vi vi phạm hành chính.........................................................
1.6 Ví dụ..............................................................................................................................
2. Ngăn chặn hành vi hành chính.........................................................................................
2.1 Biện pháp ngăn chặn...................................................................................................
2.2 Thẩm quyền quy định xử phạt....................................................................................
2.3 Thủ tục..........................................................................................................................
3. Phương hướng hoàn thiện pháp luật hành chính............................................................
3.1 Đáp ứng yêu cầu cải cách...........................................................................................
3.2 Hoàn thiện pháp luật, hội nhập pháp luật quốc tế....................................................
3.3 Hoàn thiện nhằm bảo vệ con người...........................................................................
3.4 Quan hệ giữa hành chính và hình sự.........................................................................
4. Nguồn..............................................................................................................................
Chương 1 – PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài: Đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm
pháp luật hành chính nói riêng luôn là nhiệm vụ trọng yếu của nhà nước ta. Trong bối
cảnh hiện nay, hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính chưa đáp ứng yêu cầu
của thực tiễn. Tính hiểu quả của các biện pháp xử phạt chưa cao; thủ tục xử phạt còn
rườm rà; tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản... là những điều bức xúc của
người dân cũng như bộ máy hành chính.Do đó, Nghị quyết của Quốc hội số 11/2007/NQ-
QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc
hội nhiệm kỳ khoá XII (2007-2011) và năm 2008 đã đưa dự án Luật Xử lý vi phạm hành
chính vào chương trình chính thức. Với dự án luật này, nhà nước ta mong muốn tạo một
đột phá trong lịch sử phát triển pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (trong đó có xử
phạt vi phạm hành chính) của Việt Nam. Hiện nay, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
2002 quy định xử lý vi phạm hành chính gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện
pháp xử lý hành chính khác. Xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn, xử phạt vi phạm hành
chính và các biện pháp xử lý hành chính khác có bản chất, mục đích, đối tượng, các biện
pháp áp dụng, thủ tục áp dụng... khác nhau. Và trên thế giới có nhiều nước xây dựng một
đạo luật riêng về xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, việc nghiên cứu riêng về vấn đề
pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính được đặt ra có ý nghĩa lý luận và thực tiến lớn.
Vì vậy, học viên thực hiện Luận văn thạc sĩ với đề tài “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính: Lý luận và thực tiễn” để góp phần vào việc nghiên cứu đó.
2. Mục tiêu đề tài: Với đề tài này, nhóm em mong muốn:
- Làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
- Phân tích thực trạng quy định và thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành
chính; chỉ ra những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật này.
- Đề ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2 – PHẦN NỘI DUNG:
1. Nội dung của pháp luật về vi phạm hành chính:
1.1 Khái niệm vi phạm hành chính: -
Là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lí nhà nước với nội dung là
chấp hành và điều hành, các hành vi vi phạm sẽ phải bị xử lí theo quy định pháp luật.
1.2 Khái niệm xử phạt hành chính: -
Là hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước phát sinh
khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính do các
chủ thể có thẩm quyển thực hiện theo quy định của pháp luật.Như vậy, xử phạt vi
phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy
định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và
các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy
định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
1.3 Đặc điểm vi phạm hành chính: -
Các hành vi này có thể được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức vi phạm quy định theo
lỗi cố ý hoặc vô ý về các quy định quản lí nhà nước mà không phải tội phạm và sẽ
bị xử lí vi phạm theo quy định.Đặc điểm vi phạm hành chính là hành vi trái pháp
luật xâm hại các quy tắc quản lí nhà nước. Các hành vi trái pháp luật quản lí hành
chính được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Sẽ không có vi
phạm hành chính nếu không có hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc này.
1.4 Dấu hiệu nhận biết vi phạm hành chính:
Từ định nghĩa vi phạm hành chính trên có thể khái quát vi phạm hành chính là hành vi
có lỗi, trái với pháp luật quản lý nhà nước và bị xử phạt. Như vậy, các dấu hiệu cơ bản
của vi phạm hành chính được thể hiện như sau: -
Thứ nhất, hành vi đó là hành vi có lỗi được thể hiện dưới hình thức là lỗi cố ý hoặc
lỗi vô ý. Lỗi là trạng thái tâm lý, thái độ của chủ thể vi phạm đối với hành vi, hậu
quả của hành vi đó tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm. Hình thức lỗi cố ý thể
hiện khi chủ thể có hành vi vi phạm hành chính nhận thức rõ hành vi của mình là
nguy hại cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu
quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng có ý thức để cho hậu quả xảy ra. -
Thứ hai, hành vi trái với pháp luật đó là hành vi có biểu hiện ra bên ngoài của vi
phạm hành chính. Không có hành vi thì không có vi phạm pháp luật. Hành vi được
biểu hiệu dưới hình thức hành động hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật. -
Thứ ba, hành vi đó theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. -
Thứ tư, hành vi đó do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, đây là dấu hiệu xác
định“chủ thể” của vi phạm.
1.5 Yếu tố cấu thành hành vi vi phạm hành chính: 1) Mặt khách quan:
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan là hành vi vi phạm hành chính. Khi xem
xét đánh giá hành vi của cá nhân hay tổ chức nào đó có phải là hành vi vi phạm
hành chính hay không phải dựa vào các căn cứ pháp lý vững chắc xác định hành vi
đó phải được pháp luật quy định là sẽ bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt vi
phạm hành chính. Đối với một số loại hành vi vi phạm hành chính không chỉ đơn
thuần dựa vào dấu hiệu nội dung trái pháp luật trong hành vi mà còn phải dựa vào
các dấu hiệu khác cụ thể:
– Thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm
– Công cụ, phương tiện vi phạm
– Hậu quả và mối quan hệ nhân quả
Một số trường hợp hành vi của tổ chức, cá nhân được xác định là vi phạm hành
chính khi hành vi đó gây ra thiệt hại cụ thể trong thực tế. 2) Mặt chủ quan:
Dấu hiệu bắt buộc là yếu tố lỗi của chủ thể vi phạm. Lỗi là trạng thái tâm lý của một
người đối với hành vi vi phạm của chính họ. Người nào nhận thức được hành vi của
mình là trái pháp luật, có hại cho xã hội bị pháp luật cấm mà vẫn thực hiện thì được
xác định là vi phạm hành chính.
Có hai hình thức lỗi: Lỗi cố ý, lỗi vô ý.
– Lỗi vô ý là trường hợp người thực hiện hành vi có đầy đủ khả năng nhận thức, điều
khiển hành vi nhưng do vô tình, hoặc thiếu thận trọng dẫn đến vi phạm hành chính..
– Lỗi cố ý là trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm hành chính biết hành vi
của mình là nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hành chính cấm mà vẫn cố tình thực hiện.
Khi xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, chỉ cần xác định tổ chức đó có hành
vi trái pháp luật hành chính và hành vi đó theo quy định của pháp luật bị xử phạt
bằng các biện xử phạt vi phạm hành chính là đủ.
3) Chủ thể vi phạm hành chính
Chủ thể thực hiện vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách
nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính. Cá nhân là chủ thể vi
phạm hành chính là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định cụ thể:
– Người đủ 14 đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong trường hợp
thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi
trường hợp. Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: Các cơ quan nhà nước,
các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. Cá nhân, tổ
chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
4) Khách thể của vi phạm hành chính :
Là trật tự quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội như trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính: 2.1 Biện pháp: -
Tại Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định những biện pháp
xử phạt hành chính như sau: “Điều 119. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử
lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành
chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể
áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính: 1. Tạm giữ người
2. Áp giải người vi phạm
3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề 4. Khám người
5. Khám phương tiện vận tải, đồ vật
6. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
7. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
8. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành
chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
2.2 Thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
– Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính từ điều 38 đến Điều 51 của Luật Xử lý
vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 là thẩm quyền áp dụng
đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa
đổi, bổ sung năm 2020 thì:
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh
vực quản lý nhà nước ở địa phương.
+ Người có thẩm quyền xử phạt hành chính chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mà mình quản lý được quy định tại
Điều 39 đến Điều 51 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung
năm 2020 bao gồm: Thẩm quyền của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng,Cảnh
sát biển,Hải quan, Kiểm lâm, Cơ quan thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra, Cảng
vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, Tòa án nhân dân,
Cơ quan thi hành án dân sự, Cục quản lý lao động ngoài nước, Cơ quan đại diện
ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng
lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
– Giao quyền xử phạt theo quy định tại Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì “Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản
2, 3 và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều
42; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 43; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44; các khoản 2, 3
và 4 Điều 45; các khoản 2, 3 và 4 Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4 Điều 48;
các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều 50 và Điều 51 của Luật này có thể giao cho cấp
phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính”.
Theo đó khi có văn bản ủy quyền của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính đối với hành vi vi phạm mà pháp luật hành chính quy định giao cho cấp phó
thực hiện thẩm quyền thì cấp phó dưới sự hướng dẫn, quản lý của cấp trên được
quyền ra quyết định xử phạt hành chính và chịu trách nhiệm trước cấp trên 2.3 Thủ tục: -
Khởi kiện vụ án hành chính -
Khởi kiện vụ án hành chính là hành vi tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu
cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi họ cho rằng quyền và lợi
ích hợp pháp của họ bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính. -
Khởi kiện vụ án hành chính được thực hiện bằng cách gửi đơn khởi kiện đến tòa
án có thẩm quyền. Nội dung đơn khởi kiện được quy định tại điều 118 Luật TTHC năm 2015. -
Khi khởi kiện vụ án hành chính, cá nhân, cơ quan, tổ chức phải đáp ứng các điều
kiện khởi kiện sau đây:
1. Thứ nhất, điều kiện về chủ thể: chủ thể khởi kiện phải có quyền, lợi ích bị
xâm phạm từ quyết định hành chính, hành vi hành chính, danh sách cử tri,
quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyền
xử lý vụ việc cạnh tranh và phải có năng lực hành vi TTHC.
2. Thứ hai, đối tượng khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy
định tại điều 30 của Luật TTHC năm 2015.
3. Thứ ba, điều kiện về thời hiệu khởi kiện: cá nhân, cơ quan, tổ chức phải
khởi kiện trong thời hạn được quy định tại điều 116 Luật TTHC năm 2015.
4. Thứ tư, vụ việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của tòa án.
5. Thứ năm, điều kiện về thủ tục khiếu nại hành chính. - Thụ lý vụ án: -
Thụ lý vụ án hành chính là việc tòa án chấp nhận việc khởi kiện của người khởi
kiện bằng cách ghi vào sổ thụ lý vụ án hành chính để giải quyết vụ án. -
Sau khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, nếu Thẩm phán được
phân công xem xét đơn khởi kiện xét thấy vụ án hành chính thuộc thẩm
quyền giải quyết thì thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm
ứng án phí; trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí
hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thông báo cho người khởi kiện
biết về việc thụ lý vụ án. ( Theo quy định, án phí hành chính Sơ thẩm là: 300.000 đồng). -
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền
tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí. -
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án
phân công Thẩm phán đã thực hiện việc xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ
án giải quyết vụ án; trường hợp Thẩm phán đã thực hiện việc xem xét đơn
khởi kiện và thụ lý vụ án không thể tiếp tục giải quyết vụ án hoặc thuộc
trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa
án phân công một Thẩm phán khác giải quyết vụ án. -
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán đã thụ
lý vụ án phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi,