Phật giáo và những ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống tinh thân của người Việt p1 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Phật giáo và những ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống tinh thân của người Việt p1 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(CN01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HOA SEN NHÓM 7
PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO
ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BÀI THU HOẠCH
TP. HỒ CHÍ MINH, 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HOA SEN _____________ NHÓM 7
PHẬT GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN
ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BÀI THU HOẠCH
Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Lớp: 1643
GVHD: GV. ThS Phạm Thị Ngọc Anh STT HỌ VÀ TÊN MSSV 1 Lã Quý Duy 22206743 2 Đỗ Hương Giang 22200484 3 Nguyễn Thị Bích Hằng 22206478 4 Trần Ngọc Bảo Hân 22104425 5 Nguyễn Thị Huệ Lợi 22100181 6 Đặng Minh Tiến 22003006
TP. HỒ CHÍ MINH, 2023
BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ STT NỘI DUNG HỌ VÀ TÊN MSSV ĐÁNH GIÁ
Trang bìa, mục lục, lời mở đầu, Trần Ngọc 1
tổng hợp định dạng trình bày 22104425 100% Bảo Hân trang. Lời Cảm ơn. Nguyễn Thị 2
Tổng quan về Phật giáo: Tình 22104380 100% Huệ Lợi hình hiện nay.
Tổng quan về Phật giáo: Sơ lược Đặng 3 22003006 100% phát triển. Minh Tiến
Ảnh hưởng của Phật Giáo đến
đời sống tinh thần người Việt: Nguyễn Thị 4 22206478 100%
Quan niệm, tư tưởng và Đời sống Bích Hằng đạo đức.
Ảnh hưởng của Phật Giáo đến Đỗ 5
đời sống tinh thần người Việt: 22200484 100% Hương Giang Phong tục, tập quán.
Biện pháp giữ gìn và phát huy 6
giá trị tinh thần của Phật giáo. Lã Quý Duy 22206743 100% Kết luận. 3 MỤC LỤ 4 C
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................6
NỘI DUNG...................................................................................................................7
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO............................................................7 I.
Sơ lược phát triển............................................................................................7
1. Thời kì đầu: đạo Phật truyền vào Việt Nam...........................................................7
2. Thời Bắc thuộc.......................................................................................................8
3. Thời Độc Lập.........................................................................................................9
4. Trăm năm nhiều biến cố......................................................................................12
II. Tình hình hiện nay.........................................................................................13
1. Phật giáo Việt Nam đồng hành với sự phát triển đất nước..................................13
2. Một số vấn đề cơ bản của Phật giáo hiện nay.....................................................15
PHẦN 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NGƯỜI VIỆT.............................................................................................................17 I.
Ảnh hưởng của Phật giáo đến quan niệm, tư tưởng của người Việt..........17
II. Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống đạo đức của người Việt................18
1. Tư tưởng Phật giáo hướng đến đạo đức, từ bi, khoan dung.................................18
2. Xây dựng triết lý lấy vị tha làm lẽ sống cao cả, lý tưởng của mình......................19
3. Đạo đức Phật giáo hướng thiện, chống cái ác, cảm hóa con người....................20
III. Ảnh hưởng của Phật giáo đến phong tục, tập quán của người Việt...........22
1. Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo qua tập tục cúng rằm, mùng một và đi lễ
chùa.............................................................................................................................22
2. Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo qua tục ăn chay, phóng sinh và từ thiện.. .
.............................................................................................................................23
3. Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo qua nghi thức ma chay, cưới hỏi..........23
PHẦN 3: BIỆN PHÁP GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TINH THẦN CỦA
PHẬT GIÁO..............................................................................................................25
KẾT LUẬN................................................................................................................29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................30 5 LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Hoa Sen vì đã tạo
điều kiện để chúng em được tiếp thu những kiến thức quý báu từ môn Chủ nghĩa Xã
hội Khoa học. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Giảng viên
Bộ môn - Cô Phạm Thị Ngọc Anh đã giảng dạy, truyền đạt cho chúng em những kiến
thức rất bổ ích. Trong quá trình học tập, chúng em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
và hỗ trợ đầy nhiệt tình và tâm huyết từ cô. Từ những kiến thức và bài giảng của cô,
chúng em tích lũy rất nhiều bài học hay ho và có một cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện
hơn về các vấn đề trong cuộc sống.
Thông qua chuyến tham quan ngoại khóa đến Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ
Chí Minh, chúng em đã có cơ hội được tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của Phật giáo và
những ảnh hưởng của tư tưởng này đến đời sống tinh thần người Việt. Qua bài tiểu
luận này, chúng em sẽ trình bày về những hiểu biết của mình về chủ đề “Phật giáo và
những ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến đời sống tinh thần người Việt”.
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người
luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, quá trình hoàn thành bài tiểu luận chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những góp ý
đến từ cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Kính chúc cô sức khoẻ, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy của mình! 6 LỜI MỞ ĐẦU
Phật giáo đã, đang và sẽ luôn gắn liền với tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam:
Nước Việt Nam ta đã sớm được tiếp nhận tinh hoa Phật giáo - một nền văn hóa bao
dung, trí tuệ và khai phóng, đượm sắc thái hiếu sinh, hiếu hòa và giải thoát. Khi hệ
giáo lý từ bi, bác ái, giải thoát bể khổ của Phật giáo được truyền vào Việt Nam thì
người dân Việt Nam đã đón nhận một cách chân tình, coi đó như là mạch sống của dân
tộc, hoà hợp với lối sống tình cảm, tâm linh, đạo đức, suy tư và hành xử của người bản địa.
Trong bối cảnh thế giới không ngừng phát triển và giáo dục ngày càng trở nên
quan trọng hơn, giáo dục không chỉ còn là kiến thức được học từ sách vở mà phải đi
đôi với thực tiễn, tạo điều kiện tổ chức các buổi tham quan để nhìn nhận kiến thức ở
trong thực tế mà không bị gò bó bởi khuôn mẫu của sách vở. Và cũng nhờ vào chuyến
đi tham quan Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh và tài liệu tham khảo, chúng
em có cơ hội trau dồi thêm kiến thức về chủ đề “Phật giáo và những ảnh hưởng của tư
tưởng Phật giáo đến đời sống tinh thần người Việt”. Qua đó, chúng em có cái nhìn
tổng quát và hiểu rõ hơn về Phật giáo cũng như những sự kiện lịch sử gắn liền với nó.
Đây cũng là cơ hội để chúng em tiếp cận các giá trị truyền thống, lịch sử của dân tộc ta
và tiếp tục giữ gìn, phát huy những điều tốt đẹp ấy. 7 NỘI DUNG
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO I.
Sơ lược phát triển.
Dựa trên giả thiết đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam trong khoảng thế kỉ
thứ ba đến thế kỉ thứ hai TCN thì có thể nhận xét rằng đạo Phật đó có tính chất nguyên
thủy, hay Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ. Chữ "Buddha" được phiên âm trực tiếp sang
tiếng Việt là "Bụt"; dân gian coi Bụt như một vị tiên hay xuất hiện để giúp đỡ người
nghèo khổ, hiền lành. Nhiều nghiên cứu xác nhận đạo Phật được truyền trực tiếp vào
Việt Nam, thời đó gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm Pa ở phía nam, từ Ấn Độ theo
đường biển chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây.
1. Thời kì đầu: Đạo Phật truyền vào Việt Nam Giao chỉ:
Theo một số công trình nghiên cứu khác cho
thấy Tây thiên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc thì Phật giáo
được truyền vào Việt Nam cũng từ Thế kỷ thứ 3
trước Công nguyên.Trong Phật giáo thì Tây thiên
tức là Tây Trúc, tức là nơi Phật giáo ra đời. Tây
Thiên hay Tây trúc là chỉ nước Ấn Độ và các
nước phía Bắc Ấn Độ nói đối với Đông độ (các
nước phía Đông) tức là Trung Quốc và các nước
lân cận. Ngọc phả Hùng vương cho thấy thời
Hùng Vương thứ 7 (Chiêu Vương) trên núi Tam
Đảo đã có chùa thờ phật. Theo bộ Sử liệu về đảo Sri Lanka (DīpavamPsa) thì năm 325
trước Công nguyên thì Đại hội kết tập Kinh điển lần thứ 3 diễn ra tại thành Pataliputra,
nước Magadha do Hoàng đế A Dục (Ashoka; 325 TCN - 258 TCN) đề xướng bảo trợ
và sau đó thì có một trong 9 đoàn hoằng pháp là đoàn thứ 8 do Sona và Uttara lãnh đạo
đã đến Suvan •n •abhūmi, có lẽ là gồm các nước Thái Lan, Myanmar và Việt Nam. Do
vậy đoàn hoằng pháp của vua A Dục trong thời gian tương ứng với thời Hùng Vương
và trùng hợp với câu chuyện ghi trong ngọc phả Hùng Vương, chuyện Chử Đồng Tử 8
và thành Nê Lê, tháp vua A Dục ghi trong Giao Châu ký của Lưu Hân Kỳ và Thủy
Kinh chú của Lệ Đạo Nguyên. Chăm Pa:
Dựa vào cổ sử Hán như Tiền Hán Thư, Hậu
Hán Thư cùng các di chỉ khảo cổ như Óc Eo,
Sa Huỳnh đã cho thấy vùng biển phía Nam
Việt Nam, xưa thuộc vương quốc Chăm Pa
đã nhộn nhịp thương thuyền không những
của các quốc gia thuộc văn minh Ấn Độ, mà
cả những quốc gia xa xôi của nền văn minh
La Mã. Chiếc bia Võ Cảnh tìm thấy tại làng Võ Cảnh ở Nha Trang được các nhà
nghiên cứu xác định là xuất hiện vào thế kỷ thứ hai viết bằng tiếng Phạn. Để Phạn văn
trở thành một ngôn ngữ được khắc trên đá vào thời này, nền văn minh Ấn Độ lúc đó có
tư tưởng chính yếu là đạo Phật phải truyền bá tại đây qua thời gian dài, tối thiểu cũng
phải mất hàng trăm năm. Từ đó cũng dẫn tới giả thiết sư Phật Quang người truyền đạo
cho Chử Đồng Tử, nếu không là người Ấn, thì phải là người Chăm đi từ phía nam tới
Giao Chỉ. Nghĩa là đạo Phật có mặt ở Chăm Pa, hay miền Nam Việt Nam ngày nay,
còn sớm hơn miền Bắc Việt tức Giao Chỉ ngày ấy. 2. Thời Bắc thuộc Thời Hai Bà Trưng:
Vào năm 40 - 43 sau Công nguyên, nhà
Đông Hán (Trung Quốc) xâm lược và đô hộ
Giao Chỉ (Việt Nam). Hai chị em Trưng Trắc và
Trưng Nhị đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa
chống ách cai trị của giặc phương Bắc. Trong
tám vị nữ tướng dưới trướng Hai Bà, có năm vị
là Ni sư. Sau khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất
bại năm 43 CN, đất Giao Chỉ thành thuộc địa
của nhiều triều đại Trung Hoa gần một ngàn năm tuy có độc lập vài thời điểm. Thời kì
dài này đạo Phật tại đây phát triển mạnh mẽ hơn, xuất hiện nhiều tông phái, nhiều cao
tăng. Ngày nay ở đền thờ Hai Bà Trưng tại Mê Linh còn lưu danh tám vị nữ tướng. Ni 9
sư Phương Dung, một trong năm vị Ni là nữ tướng của Hai Bà hiện được thờ ở chùa
Yên Phú, Thanh Trì, Hà Nội. Thời Tiền Lý:
Lý Bôn (503 - 548) đã lãnh đạo khởi nghĩa đánh
bại giặc Lương từ phương Bắc, lập nước Vạn Xuân
(544 - 602). Lý Bôn tự xưng Hoàng đế, tức vua Lý
Nam Đế và tuyên bố quốc hiệu Vạn Xuân, cho dân xây
chùa thờ Phật đặt tên là chùa Khai Quốc (mở nước).
Sau nhiều lần trùng tu, đổi tên, hiện chùa mang tên Trấn Quốc, là di tích lịch sử đặc
biệt ở Hà Nội. Lập quốc, dựng chùa đặt tên là chùa Khai Quốc, đủ thấy Phật giáo có
ảnh hưởng lớn tới mức nào trong đời sống người Việt giai đoạn đó. 3. Thời Độc Lập Thời Đinh - Tiền Lê:
Đinh Bộ Lĩnh (924 - 979), xưng đế và
lập nên nhà Đinh (968 - 980), đặt quốc hiệu
Đại Cồ Việt, mở đầu cho thời đại độc lập, tự
chủ tập quyền ở nước ta. Đinh Tiên Hoàng đã
mời nhà sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) ra
giúp vua, giúp nước, tôn sư làm Khuông Việt
Đại sư. Vua còn mời nhiều bậc cao Tăng Phật
giáo đứng ra giúp vua từ nội trị đến ngoại
giao,… Đó là sự khẳng định vai trò quan trọng
của Phật giáo trong đời sống xã hội lúc bấy
giờ. Nhà Đinh vắn số, nhà Tiền Lê thay thế (980 - 1009). Vua Lê Đại Hành (941 -
1005) tiếp tục truyền thống tôn trọng Phật giáo, các nhà sư được vua tin tưởng ủy thác
nhiều trọng trách. Điều này cho thấy các nhà sư thời bấy giờ không chỉ thông kinh sử
mà văn chương nghệ thuật cũng rất giỏi, thể hiện văn hóa Phật giáo thời bấy giờ rất
phong phú. Các nhà sư đã khéo vận dụng đưa vào phục vụ sự nghiệp chính trị, ngoại giao của đất nước. Thời Nhà Lý: 10