Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 11
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 11 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 11. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 Tuần 11 - CTST Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Bố tôi làm nghề thợ mộc. Ngày tôi chuẩn bị vào lớp Một, bố tặng tôi một món quà
đặc biệt. Đó là một cái bàn nhỏ xinh tự tay bố đóng.
Năm nay, tôi đã lên lớp Hai nhưng màu gỗ vẫn còn vàng óng, mặt bàn nhẵn và
sạch sẽ. Mặt bàn không quá rộng nhưng đủ để tôi đặt một chiếc đèn học và những
quyển sách. Bên dưới bàn có hai ngăn nhỏ để tôi đựng đồ dùng học tập. Tôi rất
thích hai ngăn bàn này vì nó giống như một kho báu bí mật. Dưới chân bàn, bố còn
đóng một thanh gỗ ngang để tôi gác lên mỗi khi mỏi chân. Ở một góc bàn, bố khắc
dòng chữ “Tặng con trai yêu thương!”.
Với tôi, đây là cái bàn đẹp nhất trên đời. Mỗi khi ngồi vào bàn học, tôi lại thấy
thân quen và ấm áp như có bố ngồi bên cạnh. (Cái bàn học của tôi)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Ngày tôi chuẩn bị vào lớp Một, người bố đã tặng nhân vật tôi món quà gì?
A. Một cái bàn nhỏ xinh tự tay bố đóng
B. Một chiếc cặp sách mới tinh
C. Một cái xe đạp màu hồng
Câu 2. Chiếc bàn có đặc điểm gì?
A. Màu gỗ vàng óng, mặt bàn nhẵn và sạch sẽ
B. Mặt bàn không quá rộng, Bên dưới bàn có hai ngăn nhỏ C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Vì sao bạn nhỏ thích hai ngăn bàn? A. Vì nó rộng rãi
B. Vì nó giống như một kho báu bí mật
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng.
Câu 4. Tình cảm của bạn nhỏ dành cho chiếc bàn? A. Yêu quý B. Trân trọng
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng. III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Đồ đạc trong nhà (Trích)
Em yêu đồ đạc trong nhà
Cùng em trò chuyện như là bạn thân.
Cái bàn kể chuyện rừng xanh
Quạt nan mang đến gió lành trời xa.
Đồng hồ giọng nói thiết tha
Nhắc em ngày tháng thường là trôi mau.
Ngọn đèn sáng giữa trời khuya
Như ngôi sao nhỏ gọi về niềm vui.
Tủ sách im lặng thế thôi
Kể bao chuyện lạ trên đời cho em.
Câu 2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Năm nay, em đã là (học sinh/học tập) lớp 2.
b. Mỗi ngày, bố (thức dậy/đánh thức) vào lúc sáu giờ.
c. Gió thổi (lung linh/rì rào) qua hàng cây.
d. Cánh đồng lúa của quê hương trải dài (rung rinh/mênh mông).
Câu 3. (*) Cho biết bộ phận in đậm dưới đây trả lời cho câu hỏi gì?
a. Ông ngoại của em rất hiền từ.
b. Chủ nhật tuần tới, trận đấu của lớp 5A và 5B sẽ diễn ra.
c. Em sẽ đi học bơi ở Cung văn hóa của huyện.
d. Trang vẽ bức tranh này để tặng bà ngoại.
e. Mẹ em đang nấu cơm trong bếp.
Câu 4. Em hãy giới thiệu một đồ dùng trong nhà quen thuộc với em.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Ngày tôi chuẩn bị vào lớp Một, người bố đã tặng nhân vật tôi món quà gì?
A. Một cái bàn nhỏ xinh tự tay bố đóng
Câu 2. Chiếc bàn có đặc điểm gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Vì sao bạn nhỏ thích hai ngăn bàn?
B. Vì nó giống như một kho báu bí mật
Câu 4. Tình cảm của bạn nhỏ dành cho chiếc bàn?
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Năm nay, em đã là (học sinh) lớp 2.
b. Mỗi ngày, bố (thức dậy) vào lúc sáu giờ.
c. Gió thổi (rì rào) qua hàng cây.
d. Cánh đồng lúa của quê hương trải dài (mênh mông).
Câu 3. (*) Cho biết bộ phận in đậm dưới đây trả lời cho câu hỏi gì? a. Như thế nào? b. Khi nào? c. Ở đâu? d. Để làm gì? e. Làm gì? Câu 4. Gợi ý:
Đèn bàn là một đồ dùng trong gia đình. Các bộ phận gồm có đế đèn, cổ đèn, chao
đèn và bóng đèn. Chiếc đèn được chạy bằng điện. Khi học bài, em sẽ bật đèn lên.
Chiếc đèn có ánh sáng màu vàng. Nhờ vậy, em không cảm thấy mỏi mắt. Em rất thích chiếc đèn này. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm “Bên thềm gió mát, Bé nặn đồ chơi. Mèo nằm vẫy đuôi, Tròn xoe đôi mắt Đây là quả thị, Đây là quả na, Quả này phần mẹ, Quả này phần cha Đây chiếc cối nhỏ Bé nặn thật tròn, Biếu bà đấy nhé, Giã trầu thêm ngon Đây là thằng chuột Tặng riêng chú mèo, Mèo ta thích chí Vểnh râu “meo meo”! Ngoài hiên đã nắng, Bé nặn xong rồi. Đừng sờ vào đấy, Bé còn đang phơi”
(Nặn đồ chơi, Nguyễn Ngọc Ký)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Em bé nặn những gì? A. quả thị, quả na. B. chiếc cối C. con chuột D. Cả A, B, C
Câu 2. Bé nặn đồ chơi tặng cho những ai? A. bà và bố B. bà, mẹ và bố C. bố và mẹ
Câu 3. Bé nặn cho chú mèo cái gì? A. cá B. chuột C. kẹo
Câu 4. Việc bé nặn đồ chơi tặng mọi người nói lên điều gì? III. Luyện tập
Câu 1. Nối từ thích hợp vào ngôi nhà:
Câu 2. Xếp các từ sau đây vào ô thích hợp: giơ tay, mơn mởn, xanh lá, xếp hàng,
chấm bài, phát biểu, vàng tươi, tròn xoe
Các từ chỉ hoạt động
Các từ chỉ đặc điểm
Câu 3. Dùng các từ chỉ đặc điểm ở bài 2 đặt câu theo mẫu sau:
Ai (cái gì; con gì?) Thế nào? Đôi bắt bé tròn xoe.
Câu 4. Em hãy viết 2 - 3 câu giới thiệu về chiếc cặp sách hằng ngày theo em đến trường. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Em bé nặn những gì? D. Cả A, B, C
Câu 2. Bé nặn đồ chơi tặng cho những ai? B. bà, mẹ và bố
Câu 3. Bé nặn cho chú mèo cái gì? B. chuột
Câu 4. Việc bé nặn đồ chơi tặng mọi người nói lên điều gì?
Việc bé nặn đồ chơi tặng mọi người thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâm đến
người thân trong gia đình của bé. III. Luyện tập
Câu 1. Nối từ thích hợp vào ngôi nhà:
Câu 2. Xếp các từ sau đây vào ô thích hợp:
Các từ chỉ hoạt động
Các từ chỉ đặc điểm
giơ tay; xếp hàng; chấm bài; phát biểu mơn mởn, xanh lá; vàng tươi, tròn xoe
Câu 3. Dùng các từ chỉ đặc điểm ở bài 2 đặt câu theo mẫu sau:
Ai (cái gì; con gì?) Thế nào? Các bạn học sinh xếp hàng vào lớp. Đám cỏ mọc lên mơn mởn. Chiếc lá sắn vàng tươi. Bạn Hoàng phát biểu. Câu 4. Gợi ý:
Nhân dịp sinh nhật, mẹ tặng cho em một chiếc cặp sách. Nó được làm bằng chất
liệu vải. Cặp có hình chữ nhật. Mặt cặp có in hình búp bê xinh xắn. Phía đằng sau
có hai chiếc quai để đeo. Bên trong cặp chia làm hai ngăn lớn. Em sẽ giữ gìn món
quà này thật cẩn thận.