Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 10
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 10 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 10. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 Tuần 10 - CTST Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Một cô bé nuôi một con gà trống rất đẹp. Sáng sáng, gà trống gáy vang:
- Ò... ó... o! Xin chào cô chủ tí hon!
Một hôm nhìn thấy gà mái của bà hàng xóm có lớp lông tơ dày, ấm áp, cô bé liền
đòi đổi gà trống lấy gà mái. Chẳng ngày nào gà mái quên đẻ một quả trứng hồng.
Hôm khác, bà hàng xóm mua về một con vịt. Cô bé nài nỉ bà đổi gà lấy vịt và thích
thú ngắm vịt bơi lội trên sông.
Không lâu sau, người họ hàng đến chơi, dắt theo một chú chó nhỏ. Cô bé lại đòi đổi vịt lấy chó.
Cô kể lể với chú chó:
- Ta có một con gà trống, ta đổi lấy gà mái. Rồi ta đổi gà mái lấy vịt. Còn lần này
ta đổi vịt lấy chú mày đấy!
Đêm đến, chú chó cạy cửa trốn đi:
- Ta không muốn kết thân với một cô chủ không biết quý tình bạn.
(Cô chủ không biết quý tình bạn)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Lúc đầu, cô bé nuôi con vật gì? A. Gà trống B. Thỏ C. Mèo
Câu 2. Cô bé đã lần lượt đổi lấy những con vật nào? A. Gà mái, vịt, mèo B. Gà trống, vịt, chó C. Gà mái, vịt, chó
Câu 3. Vì sao chó lại cạy cửa trốn đi?
A. Vì chó sợ cô chủ đánh
B. Vì chó không muốn kết thân với một cô chủ không biết quý tình bạn
C. Vì chó nhớ người chủ cũ
Câu 4. Câu chuyện khuyên nhủ điều gì?
A. Hãy biết trân trọng tình bạn
B. Hãy biết yêu thương gia đình
C. Hãy chăm chỉ học tập III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Cái bàn học của tôi (Trích)
Năm nay, tôi đã lên lớp Hai nhưng màu gỗ vẫn còn vàng óng, mặt bàn nhẵn và
sạch sẽ. Mặt bàn không quá rộng nhưng đủ để tôi đặt một chiếc đèn học và những
quyển sách. Bên dưới bàn có hai ngăn nhỏ để tôi đựng đồ dùng học tập. Tôi rất
thích hai ngăn bàn này vì nó giống như một kho báu bí mật. Dưới chân bàn, bố còn
đóng một thanh gỗ ngang để tôi gác lên mỗi khi mỏi chân. Ở một góc bàn, bố khắc
dòng chữ “Tặng con trai yêu thương!”.
Câu 2. Đặt 2 câu theo mẫu: a. Ai là gì? b. Ai làm gì?
Câu 3. (*) Tìm từ trái nghĩa với các từ: a. tốt bụng b. xấu xí c. nhanh nhảu d. mảnh mai
Câu 4. Viết 3 - 4 câu giới thiệu chiếc đèn bàn.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Lúc đầu, cô bé nuôi con vật gì? A. Gà trống
Câu 2. Cô bé đã lần lượt đổi lấy những con vật nào? C. Gà mái, vịt, chó
Câu 3. Vì sao chó lại cạy cửa trốn đi?
B. Vì chó không muốn kết thân với một cô chủ không biết quý tình bạn
Câu 4. Câu chuyện khuyên nhủ điều gì?
A. Hãy biết trân trọng tình bạn III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Đặt 2 câu theo mẫu: a.
⚫ Tôi là học sinh lớp 2.
⚫ Chị gái của em là nhà thiết kế thời trang. b. ⚫ Mẹ em đang nấu ăn.
⚫ Bà ngoại đang kể chuyện cho bé Thảo.
Câu 3. (*) Tìm từ trái nghĩa với các từ: a. tốt bụng: độc ác b. xấu xí: xinh đẹp
c. nhanh nhảu: chậm chạp d. mảnh mai: to béo Câu 4. Gợi ý:
Đèn bàn là một đồ dùng hữu ích trong gia đình. Các bộ phận gồm có đế đèn, cổ
đèn, chao đèn và bóng đèn. Chiếc đèn được chạy bằng điện. Khi học bài, em sẽ bật
đèn lên. Chiếc đèn có ánh sáng màu vàng. Nhờ vậy, em không cảm thấy mỏi mắt.
Em sẽ giữ gìn chiếc đèn cẩn thận. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Mỗi cuốn sách có một tên gọi. Tên sách là hàng chữ lớn ở khoảng giữa bìa sách,
thường chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Qua tên sách, em có thể biết được sách viết về điều gì.
Người viết cuốn sách được gọi là tác giả. Tên tác giả thường được ghi vào phía trên của bìa sách.
Nơi các cuốn sách ra đời được gọi là nhà xuất bản. Tên nhà xuất bản thường được
ghi ở phía dưới bìa sách.
Phần lớn các cuốn sách đều có mục lục thể hiện các mục chính và vị trí của chúng
trong cuốn sách. Mục lục thường được đặt ở ngay sau trang bìa, cũng có khi được đặt ở cuối sách.
Mỗi lần đọc một cuốn sách mới, đừng quên những điều này em nhé.
(Cuốn sách của em, Nhật Huy)
II. Đọc hiểu văn bản
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Qua bài đọc em biết được điều gì về sách? A. tên sách B. tác giả C. mục lục sách
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 2. Chọn từ ở cột A nối với nội dung ở cột B Đáp án:
Câu 3. Qua tên sách em biết được điều gì? A. Vị trí sách
B. Biết được sách viết về điều gì C. Tên tác giả
Câu 4. Em cần làm gì để giữ gìn những cuốn sách luôn mới? III. Luyện tập
Câu 1. Điền vào chỗ chấm: a. c hoặc k
b. bảy hay bẩy thước …ẻ …ắt giấy đòn … thứ … …ính trọng câu …á
Câu 2. Nối từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm cho phù hợp: Đáp án:
Câu 3. Viết 3 từ ngữ:
a. Chỉ đồ dùng trong gia đình b. Chỉ đồ chơi
c. Chỉ đồ dùng học tập
Câu 4. Viết câu hỏi và câu trả lời về đồ vật em tìm được ở bài tập 3 (theo mẫu).
M: - Cái tủ lạnh dùng để làm gì ?
Cái tủ lạnh để bảo quản đồ ăn. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Qua bài đọc em biết được điều gì về sách?
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2. Chọn từ ở cột A nối với nội dung ở cột B
Câu 3. Qua tên sách em biết được điều gì?
B. Biết được sách viết về điều gì
Câu 4. Em cần làm gì để giữ gìn những cuốn sách luôn mới?
Gợi ý: Em cần bảo quản sách cẩn thận. III- Luyện tập
Câu 1. Điền vào chỗ chấm: a. c hoặc k
b. bảy hay bẩy thước kẻ cắt giấy đòn bẩy thứ bảy kính trọng câu cá
Câu 2. Nối từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm cho phù hợp: Câu 3.
a. Chỉ đồ dùng trong gia đình: bát; cốc; nồi
b. Chỉ đồ chơi: búp bê; gấu bông; máy bay
c. Chỉ đồ dùng học tập: thước kẻ, bút chì; tẩy Câu 4.
M: - Cái tủ lạnh dùng để làm gì?
Cái tủ lạnh để bảo quản đồ ăn.
a. Cái bát dùng để làm gì?
Cái bát dùng để ăn cơm, đựng đồ ăn.
b. Con gấu bông này dùng để làm gì?
Con gấu bông là đồ chơi và là người bạn thân thiết.
c. Chiếc tẩy dùng để làm gì?
Chiếc tẩy dùng để tẩy, xóa các lỗi.