Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 16
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 16 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt. Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 16
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 Tuần 16 - CTST Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Mùa xuân đã về trên cánh đồng. Bên kia đồi, tiếp với đồng, là rừng cây. Hoa cánh
kiến nở vàng trên rừng, hoa sở và hoa kim anh trắng xoá. Những bầy ong từ rừng
bay xuống đồng, như những đám mây mỏng lấp lánh. Trên đồng, cỏ ống cao lêu
đêu đong đưa trước gió. Cỏ gà, cỏ mật, cỏ tương tư xanh nõn. Ban mai nắng dịu,
chim hót líu lo. Gió ngào ngạt mùi thơm của mật và phấn hoa. Mùa xuân, ngày nào
cũng là ngày hội. Muôn loài vật trên đồng lũ lượt kéo nhau đi. Những anh chuồn ớt
đỏ thắm như ngọn lửa. Những cô chuồn chuồn kim nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ,
mắt to, mình nhỏ xíu, thướt tha bay lượn. Các anh sáo đã kêu rối rít, vút lên cao rồi
sà xuống thấp. Các chú bọ ngựa vung gươm tập múa võ trên những chiếc lá to. Các
ả cánh cam diêm dúa, các chị cào cào xoè áo lụa đỏm dáng. Đạo mạo như bác dang,
bác dẽ cũng vui vẻ dạo chơi trên bờ đầm. Các anh sếu giang hồ, từ phương nào bay
qua, thấy đồng cỏ xanh cũng ghé lại đôi ngày. Dưới nước, cá rô con, cá mài mại
tung tăng, bầy đuôi cờ kéo đi như một đám rước. Ai cũng vui. Nhút nhát như anh
cuốc, cũng mon men ra xem các cô sên thi múa. Lầm lì như anh châu chấu ma,
cũng ngồi uống rượu với mấy bác cà cuống…”
(Mùa xuân trên cánh đồng)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bên kia đồi, tiếp với đồng, là gì? A. Rừng cây B. Dòng sông C. Xóm làng
Câu 2. Những loại cỏ được miêu tả trong đoạn văn? A. Cỏ gà, cỏ mật B. Cỏ tương tư C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Các chú bọ ngựa đang làm gì?
A. nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nhỏ xíu, thướt tha bay lượn
B. vung gươm tập múa võ trên những chiếc lá to
C. xoè áo lụa đỏm dáng
Câu 4. Câu văn nêu nhận xét về mùa xuân?
A. Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng, hoa sở và hoa kim anh trắng xoá.
B. Muôn loài vật trên đồng lũ lượt kéo nhau đi.
C. Mùa xuân, ngày nào cũng là ngày hội. III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Sự tích cây vú sữa (Trích)
1. Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi.
Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.
2. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh,
cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà.
Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
a. Hùng gói lại sách vở cũ cẩn thận để đem đi ủng hổ.
b. Để cây cối tươi tốt, chúng ta cần thường xuyên tưới nước.
c. Trong nhà, đồ dùng đều được lau dọn sạch sẽ để có thể sử dụng.
d. Mẹ mua một chiếc xe đạp để cho em đi học.
Câu 3. (*) Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: nhanh nhẹn, gần gũi, yêu thương, đẹp đẽ.
Câu 4. Viết một đoạn văn tả hoa đào.
(*) Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bên kia đồi, tiếp với đồng, là gì? A. Rừng cây
Câu 2. Những loại cỏ được miêu tả trong đoạn văn? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Các chú bọ ngựa đang làm gì?
B. vung gươm tập múa võ trên những chiếc lá to
Câu 4. Câu văn nêu nhận xét về mùa xuân?
C. Mùa xuân, ngày nào cũng là ngày hội. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
a. Hùng gói lại sách vở cũ cẩn thận để đem đi ủng hộ.
b. Để cây cối tươi tốt, chúng ta cần thường xuyên tưới nước.
c. Trong nhà, đồ dùng đều được lau dọn sạch sẽ để có thể sử dụng.
d. Mẹ mua một chiếc xe đạp để cho em đi học.
Câu 3. (*) Từ trái nghĩa nhanh nhẹn: chậm chạp gần gũi: xa cách yêu thương: ghét bỏ đẹp đẽ: xấu xí Câu 4.
Mùa xuân về cũng là lúc những bông hoa đào khoe sắc thắm. Từ trong những nụ
hoa còn e ấp, chúm chím ngày nào giờ đã nở bung ra. Cánh hoa màu hồng nhạt, rất
nhẹ nhàng và bắt mắt; khi sờ vào thấy rất mịn. Rất nhiều cánh hoa xếp chồng lên
nhau thành ba lớp trông như bông hoa sen tí hon. Ở giữa là nhụy hoa vàng óng như
nắng sớm ban mai sưởi ấm cho ngôi nhà. Điểm xuyết giữa bông hoa là những
chiếc lá xanh non mơn mởn. Lá không quá to, thon dài những những chiếc thuyền
nhỏ bé đang bồng bềnh trên sóng nước. Đây đó vẫn còn một vài bông chưa nở, hãy
còn e ấp. Hoa đào không có hương thơm ngào ngạt như hoa li cũng không ngát
như hoa bưởi mà tỏa ra thứ hương thơm dịu nhẹ, thanh khiết làm cho mọi người
luôn cảm thấy dễ chịu và thoải mái. Hoa đào thật đẹp biết bao nhiêu. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Trước hôm nghỉ Tết, cô Dung nói với cả lớp: “Ngày mai, chúng ta bày tiệc tiễn
năm cũ, đón năm mới. Mỗi em hãy mang tới lớp một món đãi bạn." Bạn Hưng góp
kẹo trái cây. Bạn Nhung góp những trái vú sữa tròn vo căng mọng hái từ vườn nhà.
Bạn Hương góp mứt dừa làm cùng bà ngoại. Mỗi bạn một món, đủ thứ. Đã có bánh
da lợn ướt, lại có bánh lỗ tai heo khô cong, giòn rụm. Đã có hạt dưa nhỏ bằng
móng ngón tay út sơn son, lại có bánh phồng khoai to, tròn vo. Còn những miếng
dưa hấu mới xẻ thì cong vút như cái miệng rộng cười hết cỡ. Khó mà kể hết các
món ngon trong một bữa tiệc lớn như vậy.
Bữa tiệc của ba mươi lăm bạn lớp 2B có đến ba mươi sáu món. Món nào cũng
ngon và lạ. Chưa kịp biết hết tên thì đã hết sạch!
(Bữa tiệc ba mươi sáu món, Theo Trần Quốc Toàn)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Tên những bạn nào dưới đây được nhắc đến trong đoạn văn? A. Hưng B. Nhung C. Hương D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 2. Món mứt dừa trong đoạn văn do ai làm? A. Bạn Hương B. Bà ngoại bạn Hương
C. Bạn Hương và bà ngoại.
Câu 3. Món ăn nào khi xẻ ra trông giống như “những chiếc miệng rộng cười hết cỡ”? A. hạt dưa B. bánh da lợn C. dưa hấu D. vú sữa
Câu 4. Theo em, vì sao lớp 2B có 35 bạn mà lại có đến 36 món ăn? III. Luyện tập Câu 1. a. Điền r hoặc d
…òng sông …ộng mênh mông, bốn mùa …ạt …ào sóng nước. b. eo hay oeo - Con m… kêu ng… ng…
- Bố đ… em trên chiếc xe máy đã cũ . d. ăc hay oắt
- Vừa nhìn thấy chú công an, tên trộm đã quay ng… … đi hướng khác.
- Chiếc áo mẹ may em m… vừa như in.
Câu 2. Viết từ ngữ chỉ hoạt động phù hợp với hình vẽ:
Câu 3. Viết câu có từ chỉ nghề nghiệp theo tranh:
Câu 4. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “ ở đâu” trong câu sau.
- Trên cành cây, nắng đang len lỏi đùa nghịch với tán lá.
- Chúng tôi đá bóng trên bãi đất trống. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Tên những bạn nào dưới đây được nhắc đến trong đoạn văn? D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 2. Món mứt dừa trong đoạn văn do ai làm?
C. Bạn Hương và bà ngoại.
Câu 3. Món ăn nào khi xẻ ra trông giống như “những chiếc miệng rộng cười hết cỡ”? C. dưa hấu
Câu 4. Theo em, vì sao lớp 2B có 35 bạn mà lại có đến 36 món ăn?
Vì cả món của cô giáo nữa. II. Luyện tập Câu 1. a. Điền r hoặc d
Dòng sông rộng mênh mông, bốn mùa dạt dào sóng nước. b) eo hay oeo
- Con mèo kêu ngoeo ngoeo
- Bố đèo em trên chiếc xe máy đã cũ . d) ăc hay oắt
- Vừa nhìn thấy chú công an, tên trộm đã quay ngoắt đi hướng khác.
- Chiếc áo mẹ may em mặc vừa như in.
Câu 2. Viết từ ngữ chỉ hoạt động phù hợp với hình vẽ: Tranh 1: đọc Tranh 2: nhảy Tranh 3: nấu
Câu 3. Viết câu có từ chỉ nghề nghiệp theo tranh: Tranh 1: lao công Tranh 2: bác sĩ Tranh 3: ca sĩ
Câu 4. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “ở đâu” trong câu sau.
- Trên cành cây, nắng đang len lỏi đùa nghịch với tán lá.
- Chúng tôi đá bóng trên bãi đất trống.