Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 19
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 19 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 19
Tài liệu bản quyền thuộc về Download.vn Đề ①
I. Luyện đọc diễn cảm
“Cái nắng đi chơi Dắt trưa qua phố Dắt gió qua trời Dắt hương qua ngõ Cái nắng đi chơi Dắt mây qua núi Dắt tiếng chim rơi Về thăm khe suối Cái nắng đi chơi Bóng râm ở lại Và tiếng ru hời Rất êm của ngoại Cái nắng đi chơi Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Bé còn say ngủ Ru hỡi ru hời Cái ngủ còn say.”
(Cái nắng đi chơi, Nguyễn Lãm Thắng)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Sự vật được nhắc tới trong bài thơ là? A. Nắng B. Mưa C. Gió D. Bão
Câu 2. Cái nắng đang làm gì? A. Chiếu sáng B. Đi chơi C. Chạy nhảy D. Ca hát
Câu 3. Câu thơ được nhắc lại nhiều nhất trong bài? A. Cái nắng đi chơi B. Dắt trưa qua phố C. Dắt tiếng chim rơi D. Bé còn say ngủ
Câu 4. Câu thơ: “Bé còn say ngủ” thuộc kiểu câu gì? A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 5. Viết 2 - 3 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 III. Luyện tập
Bài 1. Viết chính tả:
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống như chung một giàn.
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Bài 2. Chọn dấu câu phù hợp: a. Tôi đang học bài [ ] b. Em chào cô ạ [ ]
c. Bức tranh được vẽ bằng màu nước [ ]
d. Chúng tôi đang ăn cơm [ ]
Bài 3. Chọn từ ngữ trong khung điền thay vào : thức ăn, ngày, mưa, khúc
“Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng đi, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin tha,
hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có to
gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy to, khoét rỗng, chuẩn bị đầy Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
đủ bảy , bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra.” (Chuyện quả bầu)
Bài 4. Viết 4 - 5 câu về việc nặn tò he của bác Huấn. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đề ②
I. Luyện đọc diễn cảm
“Ngày xưa, có một người tên là Mai An Tiêm được Vua Hùng yêu mến nhận làm
con nuôi. Một lần, vì hiểu lầm lời nói của An Tiêm nên nhà vua nổi giận, đầy An Tiêm ra đảo hoang.
Ở đảo hoang, hai vợ chồng An Tiêm
dựng nhà bằng tre nứa, lấy cỏ phơi khô
tết thành quần áo. Một hôm, An Tiêm
thấy một đàn chim bay qua thả xuống
loại hạt đen nhánh. Chàng bèn nhặt và
gieo xuống cát, thầm nghĩ: “Thứ quả
này chim ăn được thì người cũng ăn được”. Rồi hạt nảy mầm, mọc ra một loại cây
dây bò lan rộng. Cây ra hoa rồi ra quả. Quả có vỏ màu xanh thẫm, ruột đỏ, hạt
đen nhánh, có vị ngọt và mát. Vợ chồng An Tiêm đem hạt gieo trồng khắp đảo.
Mùa quả chín, nhớ vua cha, An Tiêm khắc tên mình vào quả, thả xuống biển, nhờ
sóng đưa vào đất liền. Một người dân vớt được quả liền đem dâng vua. Vua hối
hận cho đón vợ chồng An Tiêm trở về. Thứ quả lạ đó là giống dưa hấu ngày nay.”
(Mai An Tiêm, Theo Nguyễn Đổng Chi)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Vì sao Mai An Tiêm lại bị đầy ra đảo hoang?
A. Bị vua cha hiểu lầm lời nói Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 B. Hãm hại nhà vua C. Vua cha ghét An Tiêm
D. Bị người khác hãm hại
Câu 2. Vì sao Mai An Tiêm lại quyết định gieo thử hạt? A. Vì rảnh rỗi
B. Vì nghĩ thứ chim ăn được người cũng sẽ ăn được C. Vì thích dưa hấu
D. Vì không có gì để ăn
Câu 3. Theo em, Mai An Tiêm là người như thế nào? A. Lười biếng B. Hỗn láo với vua
C. Chăm chỉ, thông minh và có lòng hiếu thảo D. Tốt bụng
Câu 4. Tưởng tượng nếu có một ngày em bị đầy hoang đảo, em sẽ mang theo thứ gì? Vì sao? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
III. Luyện tập Bài 1. Điền: a. oe hay oeo: - sức kh… - ngoằn ng…
b. ươu hay iêu: - chim kh… - năng kh…
Bài 2. Nối từ ngữ chỉ người và hoạt động tương ứng cho phù hợp:
Từ ngữ chỉ sự vật
Từ ngữ chỉ đặc điểm Bác lái xe
say sưa bên giảng đường. Chị sinh viên đang đọc báo. Ông nội
Chăm chú nhìn cung đường.
Bài 3. Giải những câu đố về đồ dùng học tập sau: a. Cây suôn đuồn đuột Trong ruột đen thui Con nít lui cui Dẫm đầu đè xuống ! Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Là: …………………. b. Da tôi màu trắng Bạn cùng bảng đen Hãy cầm tôi lên Tôi làm theo bạn. Là: ………………….
Bài 4. Viết 3 – 4 câu nói về một nơi thân quen của em. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án Đề 1
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Sự vật được nhắc tới trong bài thơ là? A. Nắng
Câu 2. Cái nắng đang làm gì? B. Đi chơi
Câu 3. Câu thơ được nhắc lại nhiều nhất trong bài? A. Cái nắng đi chơi
Câu 4. Câu thơ: “Bé còn say ngủ” thuộc kiểu câu gì? B. Ai làm gì?
Câu 5. Bài thơ ngắn gọn, dễ hiểu và thú vị. III. Luyện tập
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Chọn dấu câu phù hợp: a. Tôi đang học bài [.] b. Em chào cô ạ [!]
c. Bức tranh được vẽ bằng màu nước [.]
d. Chúng tôi đang ăn cơm [.]
Bài 3. Chọn từ ngữ trong khung điền vào ô trống:
Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van
xin tha, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp
có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ
bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra. (Chuyện quả bầu) Bài 4. Gợi ý:
Bác Huấn là nghệ nhận nặn tò he. Em đã có dịp xem bác nặn tò he. Bước đầu tiên,
bác sẽ chắt màu đỏ từ quả gấc, màu vàng từ củ nghệ… Tiếp đến, bác nhuộm màu
để tạo ra các khối bột với màu sắc khác nhau. Sau đó, bác dùng bột nặn thành
những chiếc tò he. Cuối cùng, bác Huấn sẽ bày biện tò he lên quầy hàng. Em đã
được bác tặng cho một chiếc tò he hình Đô-rê-mon. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đề 2
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Vì sao Mai An Tiêm lại bị đầy ra đảo hoang?
A. Bị vua cha hiểu lầm lời nói
Câu 2. Vì sao Mai An Tiêm lại quyết định gieo thử hạt?
B. Vì nghĩ thứ chim ăn được người cũng sẽ ăn được
Câu 3. Theo em, Mai An Tiêm là người như thế nào?
C. Chăm chỉ, thông minh và có lòng hiếu thảo.
Câu 4. Tưởng tượng nếu có một ngày em bị đầy hoang đảo, em sẽ mang theo thứ gì? Vì sao?
Em sẽ đem theo một hạt giống vì có hạt giống mới trồng trọt phát triển cây. III. Luyện tập Bài 1. Điền: a. oe hay oeo: - sức khỏe - ngoằn ngoèo b. ươu hay iêu: - chim khướu Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 - năng khiếu
Bài 2. Nối từ ngữ chỉ người và hoạt động tương ứng cho phù hợp:
Bác lái xe chăm chú nhìn cung đường.
Chị sinh viên say sưa bên giảng đường. Ông nội đang đọc báo.
Bài 3. Giải những câu đố về đồ dùng học tập sau: a. bút chì b. viên phấn Bài 4. Gợi ý:
Đà Nẵng là quê hương của em. Hiện tại, em cũng đang sống ở đây. Đà Nẵng là
một thành phố du lịch. Nhiều nhà hàng, khách sạn được xây dựng. Những con
đường rộng lớn, hiện đại. Mỹ Khê là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh.
Núi Bà Nà được khai thác là một điểm du lịch nổi tiếng. Thành phố còn có nhiều
cây cầu nổi tiếng bắc qua sông Hàn. Nhưng em thích nhất là cầy Rồng. Cây cầu có
thể phun nước và lửa vào mỗi tối cuối tuần. Ẩm thực của Đà Nẵng cũng rất hấp
dẫn. Con người sống chan hòa, thân thiện. Bởi vậy, nơi đây được coi là thành phố
đáng sống nhất Việt Nam. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Document Outline
- Đề ②
- Đáp án
- Đề 1
- Đề 2