Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 22 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 22 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 22
Đề ①
(Đề cơ bản)
I. Luyện đọc diễn cảm
“Ông trăng tròn sáng tỏ Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em…
Hàng cây cau lặng đứng
Hàng cây chuối đứng im
Con chim quên không kêu
Con sâu quên không kêu
Chỉ có trăng sáng tỏ Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em…”
(Trăng sáng sân nhà em, Trần Đặng Khoa)
II. Đọc hiểu văn bản
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Bài thơ viết về sự vật nào? A. Ông trăng B. Mặt trời C. Dòng sông D. Ngôi nhà
Câu 2. Câu thơ “Trăng khuya sáng hơn đèn” được lặp lại mấy lần? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 3. Ông trăng có đặc điểm gì? A. Tròn B. Sáng tỏ C. Đen xì D. Cả A, B đáp án trên
Câu 4. Từ chỉ đặc điểm trong câu: “Soi rõ sân nhà em” là gì? A. Soi B. rõ C. sân nhà D. em
Câu 5. Nêu cảm nhận của em về bài thơ?
III. Luyện tập
Bài 1. Tô màu vào ô có từ ngữ chỉ đặc điểm: con chó nhảy nhót ca hát nhanh nhẹn mảnh mai bức tranh to lớn ngôi sao chơi đùa cười nói đàn gà dễ chịu cây cối mênh mông hiền lành dòng sông
Bài 2. Hãy viết lời đáp lại trong các trường hợp sau:
a. Em làm hỏng chiếc bút của bạn Lan.
b. Em đến muộn, bạn Hà giúp em trực nhật.
c. Em không cẩn thận làm vỡ lọ hoa mà mẹ rất thích.
d. Một bạn học sinh trả lại em số tiền đánh mất.
Bài 3. Điền dấu câu thích hợp:
Lớp học rộng rãi sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào
Cô giáo bước vào lớp mỉm cười:
- Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! Thật đáng khen! Nhưng các em có nhìn thấy mẩu
giấy đang nằm ngay giữa cửa kia không
- Có ạ! - Cả lớp đồng thanh đáp
- Nào! Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé! - Cô giáo nói tiếp
Bài 4. Viết về công việc hằng ngày của một người thân.
Đề ②
(Đề nâng cao)
I. Luyện đọc diễn cảm
“Vào một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau ở vườn
đào. Các chị em ai cũng phấn khởi vì được gặp lại nhau, họ nói cười vô cùng vui vẻ
Nàng Đông cầm tay nàng Xuân và nói rằng:
- Xuân là người sung sướng nhất ở đây. Vì mùa Xuân đến cây cối xanh tốt mơn
mởn, ai cũng yêu quý Xuân cả.
Thế rồi nàng Xuân khe khẽ nói với nàng Hạ rằng:
- Nếu không có những tia nắng ấm áp của nàng Hạ thì cây trong vườn không có
nhiều hoa thơm cây trái trĩu nặng…
…..Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà chúa Đất đã đến bên cạnh từ lúc
nào. Bà vui vẻ nói chuyện:
- Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa
thơm. Thu làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông,
ai mà ghét cháu được. Cháu có công ấp ủ mầm sống để Xuân về cây cối đâm chồi
nảy lộc. Các cháu ai cũng đều có ích, ai cũng đều đáng yêu…”
(Trích đoạn Chuyện bốn mùa, Theo Truyện cổ tích Việt Nam)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Vì sao Đông cho rằng Xuân là người sung sướng nhất ? A. Vì Xuân xinh đẹp
B. Vì Xuân có nhiều tiền bạc
C. Vì Xuân có nhiều người yêu mến D. Vì Xuân thân thiện
Câu 2. Xuân đã khen Hạ điều gì? A. Nóng bức
B. Nhờ Hạ mà cây trái trĩu quả
C. Học sinh được nghỉ hè D. Tràn đầy sức sống
Câu 3. Bà chúa Đất đã nói ai là người có nhiều lợi ích nhất? A. Xuân, Thu B. Xuân, Hạ C. Thu, Đông
D. Cả 4 mùa đều có lợi ích tốt đẹp
Câu 4. Em thích mùa nào nhất trong năm? Vì sao?
III. Luyện tập
Bài 1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống để tạo từ:
(lạ/nạ) kì …, mặt …, người …, … ùng
Bài 2. Viết từ ngữ chỉ đặc điểm nổi bật của mỗi sự vật trong hình:
Bài 3. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống.
Loài chim em yêu thích là chim bồ câuĐó là loài chim tượng trưng cho hòa
bình Ngày xưa họ dùng bồ câu để đưa thư Chúng ưa sạch sẽ chuồng
đẹp Chúng ăn thóc và hạt dưaChim bồ câu có rất nhiều màu: xanh lá cây
đậmđen trắng Chúng có mỏ màu vàng nhạt và nhỏ xíu đôi mắt tròn xoe bộ lông mượt mà
Bài 4. Viết 3 - 4 câu kiểu Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào? để nói về: a. Gà trống b. Chú khỉ
Bài 5. Hãy viết 2 câu trong đó có dùng ít nhất 2 dấu chấm, 2 dấu phẩy. Đáp án Đề 1
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về sự vật nào? A. Ông trăng
Câu 2. Câu thơ “Trăng khuya sáng hơn đèn” được lặp lại mấy lần? C. 2
Câu 3. Ông trăng có đặc điểm gì? D. Cả A, B đáp án trên
Câu 4. Từ chỉ đặc điểm trong câu: Soi rõ sân nhà em là gì? B. rõ
Câu 5. Nêu cảm nhận của em về bài thơ?
Bài thơ rất hay, hấp dẫn. III. Luyện tập
Bài 1. Tô màu vào ô có từ ngữ chỉ đặc điểm: con chó nhảy nhót ca hát nhanh nhẹn mảnh mai bức tranh to lớn ngôi sao chơi đùa cười nói đàn gà dễ chịu cây cối mênh mông hiền lành dòng sông
Bài 2. Hãy viết lời đáp lại trong các trường hợp sau:
a. Em làm hỏng chiếc bút của bạn Lan.
- Tớ xin lỗi vì đã làm hỏng chiếc bút của cậu.
b. Em đến muộn, bạn Hà giúp em trực nhật.
- Cảm ơn Hà vì đã giúp tớ trực nhật.
c. Em không cẩn thận làm vỡ lọ hoa mà mẹ rất thích.
- Con xin lỗi mẹ vì đã không cẩn thận ạ.
d. Một bạn học sinh trả lại em số tiền đánh mất.
- Cảm ơn cậu rất nhiều!
Bài 3. Điền dấu câu thích hợp:
Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào.
Cô giáo bước vào lớp, mỉm cười:
- Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! Thật đáng khen! Nhưng các em có nhìn thấy mẩu
giấy đang nằm ngay giữa cửa kia không?
- Có ạ! - Cả lớp đồng thanh đáp.
- Nào! Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé! - Cô giáo nói tiếp. Bài 4. Gợi ý:
Mẹ của em là một đầu bếp. Công việc của mẹ rất bận rộn. Mẹ làm việc ở một nhà
hàng trong thành phố. Mẹ làm ca sáng nên thường đi làm từ sớm. Công việc của
mẹ là nấu ra những món ăn theo yêu cầu của khách hàng. Em cảm thấy mẹ làm
việc thật vất vả. Vì vậy, em rất yêu thương mẹ. Đề 2
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Vì sao Đông cho rằng Xuân là người sung sướng nhất ?
C. Vì Xuân có nhiều người yêu mến.
Câu 2. Xuân đã khen Hạ điều gì?
B. Nhờ Hạ mà cây trái trĩu quả
Câu 3. Bà chúa Đất đã nói ai là người có nhiều lợi ích nhất?
D. Cả 4 mùa đều có lợi ích tốt đẹp.
Câu 4. Em thích mùa nào nhất trong năm? Vì sao?
Em thích nhất mùa thu vì đây là mùa có thời tiết mát mẻ và dễ chịu. III. Luyện tập
Bài 1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống để tạo từ:
(lạ/nạ) kì lạ, mặt nạ, người lạ, lạ lùng
Bài 2. Viết từ ngữ chỉ đặc điểm nổi bật của mỗi sự vật trong hình: ⚫ hung dữ ⚫ xanh rờn ⚫ tươi tốt
Bài 3. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống.
Loài chim em yêu thích là chim bồ câu. Đó là loài chim tượng trưng cho hòa bình.
Ngày xưa, họ dùng bồ câu để đưa thư. Chúng ưa sạch sẽ, chuồng đẹp. Chúng ăn
thóc và hạt dưa. Chim bồ câu có rất nhiều màu: xanh lá cây đậm, đen, trắng. Chúng
có mỏ màu vàng nhạt và nhỏ xíu, đôi mắt tròn xoe bộ lông mượt mà.
Bài 4. Viết 3 - 4 câu kiểu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? để nói về:
a. Gà trống: Con gà trống của nhà em rất đẹp. Nó to và nặng gần bốn cân. Đôi chân
cứng cáp có cựa nhọn hoắt, mào đỏ tươi, khoác bộ lông màu vàng sẫm pha màu
nâu và đen mịn. Chiếc mỏ ngà cứng như thép, cái đuôi rực rỡ uốn cong vồng lên
làm cho chú ta mang vẻ đẹp hùng dũng.
b. Chú khỉ: Con khỉ trong vườn bách thú mà em đến thăm hôm chủ nhật. Thân
hình của chú chỉ to bằng một em bé mới sinh. Bộ lông màu nâu đậm hơi rối vì rất
mải chơi và leo trèo. Cái đuôi dài ơi là dài thả thõng ra sau, khi chú leo trèo, nhảy
nhót thì nó cong lên thuận lợi cho việc di chuyển.
Bài 5. Hãy viết 2 câu trong đó có dùng ít nhất 2 dấu chấm, 2 dấu phẩy.
Cây bút chì của em màu hồng đậm. Vỏ ngoài thân bút làm bằng gỗ, sơn những
vạch xanh đỏ xen kẽ nhau, nước sơn bóng loáng rất đẹp.