Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 22 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 22 là tài liệu được giới thiệu đến bạn đọc. Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 22 (Nâng cao)
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 22
Đề ①
I. Luyện đọc diễn cảm
“Chú gà trống nhỏ Cái mào màu đỏ Cái mỏ màu vàng Đập cánh gáy vang
Dưới giàn bông bí Cái đuôi màu tía Óng mượt làm sao! Chú nhảy lên cao Ó ò o ó!”
(Chú gà trống nhỏ, Nguyễn Lãm Thắng)
II. Đọc hiểu văn bản
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bài thơ viết con vật nào? A. Gà trống B. Con vịt C. Mèo con D. Sơn ca
Câu 2. Những bộ phận của con vật được miêu tả là gì? A. Cái mào B. Cái mỏ C. Cánh, đuôi D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Những màu sắc được nhắc đến trong bài? A. Màu đỏ B. Màu vàng C. Màu tía D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Từ ngữ chỉ sự vật trong câu thơ “Đập cánh gáy vang” là gì? A. đập B. cánh C. gáy D. vang
Câu 5. Chú gà trống đang làm gì? A. Đập cánh gáy vang B. Kiếm ăn C. Nằm ngủ D. Uống nước
III. Luyện từ và câu
Bài 1. Điền uynh hoặ uych? - h đệ - ngã h - cú h - phụ h
Bài 2. Đặt câu nêu đặc điểm:
a. Hình dáng của quả bóng
b. Tốc độ của con vật
Bài 3. Viết đoạn văn kể về một sự việc em đã chứng kiến.
Bài 4. Xếp vào nhóm từ thích hợp:
con gà, chăm chỉ, cái tủ, xinh đẹp, quả hồng, mập mạp, gầy gò,
tươi tốt, cái cốc, tủ lạnh, ngắn ngủi, nhanh chóng, quyển sổ Từ ngữ chỉ Từ ngữ chỉ sự vật đặc điểm
Đề ②
I. Luyện đọc diễn cảm
“Người ta gọi cô là Gió. Việc của cô là đi khắp đó đây. Trên mặt sông, mặt biển,
cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô đưa mây về làm mưa trên các
miền đất khô hạn. Vì tính cô hay giúp người nên gi cũng yêu cô. Cô không có hình
dáng, màu sắc nhưng cô đi đến đâu ai cũng biết ngay: - Cô Gió kìa!
Cô cất tiếng chào những bông hoa, những lá cờ, chào những con thuyền, những
chong chóng đang quay... Cô cất tiếng hát:
“Tôi là ngọn gió Ở khắp mọi nơi
Công việc của tôi
Không bao giờ nghỉ…”
Cô không có dáng hình, nhưng điều đó chẳng sao. Hình dáng của cô là ở những
việc có ích mà cô làm cho người khác. Dù không trông thấy cô, người ta vẫn nhận
ra cô ngay và gọi tên cô: Gió!” (Cô Gió, Xuân Quỳnh)
II. Đọc hiểu văn bản
Đọc và trả lời câu hỏi:
Câu 1. Việc của cô gió là gì?
A. Giúp những chiếc thuyền đi nhanh hơn
B. Bay tới sông, tới biển
C. Đi khắp đó đây giúp đỡ mọi người
D. Giúp mọi vật tươi tốt
Câu 2. Cô gió đã làm gì để giúp đỡ những miền đất khô hạn?
A. Cô gọi mây đến tạo bóng râm
B. Cô gọi mây đến làm mưa
C. Cô bay đến làm mát những miền đất khô hạn
D. Đem nước đến những miền đất
Câu 3. Hình dáng của cô gió nằm ở đâu?
A. Nằm ở những việc có ích mà cô làm cho người khác
B. Nằm ở những đám mây
C. Cô gió không có hình dáng D. Trên cánh đồng
Câu 4. Theo em, vì sao người ta có thể nhận ra gió ngay lập tức?
III. Luyện tập
Bài 1. Viết từ ngữ chỉ đặc điểm phù hợp với mỗi sự vật sau: - ngôi sao: - bầu trời: - cánh đồng:
Bài 2. Điền r, d hoặc gi vào chỗ chấm:
a. Ao trường đang nở hoa sen
Bờ tre vẫn chú …ế mèn vuốt ...âu b. Chiều hè tung cánh bay Nghiêng mình theo cơn gió
Bé …ữ chặt đầu …ây Buông tay bay đi mất.
Bài 3. Điền vào chỗ chấm l hoặc n rồi giải câu đố: a.
…á gì trên biếc, dưới …âu
Quả tròn chín ngọt mang bầu sữa thơm? (Là quả: …) b.
Hoa gì …ở giữa mùa hè
Trong đầm thơm ngát …á che được đầu? (Là hoa: …)
Bài 4. Viết câu nêu đặc điểm của mỗi người, mỗi vật trong hình: Đáp án Đề 1
II. Đọc hiểu văn bản
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bài thơ viết con vật nào? B. Gà trống
Câu 2. Những bộ phận của con vật được miêu tả là gì? D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Những màu sắc được nhắc đến trong bài? D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Chú gà trống đang làm gì? A. Đập cánh gáy vang
Câu 4. Từ ngữ chỉ sự vật trong câu thơ “Đập cánh gáy vang” là gì? B. cánh
Câu 5. Chú gà trống đang làm gì? A. Đập cánh gáy vang III. Luyện tập
Bài 1. Điền uynh hoặ uych? - huynh đệ - ngã huỵch - cú huých - phụ huynh
Bài 2. Đặt câu nêu đặc điểm: a. Quả bóng tròn trịa.
b. Chú thỏ rất nhanh nhẹn. Bài 3. Gợi ý:
Tết đến, mọi người cùng dọn dẹp nhà cửa. Bố lau dọn bàn ghế, phòng khách. Mẹ
thì dọn dẹp phòng bếp, rửa bát đũa. Em và chị Hà dọn dẹp phòng ngủ của mình.
Đến chiều, em giúp tưới cây. Còn chị Hà thì quét sân. Bố còn cắt tỉa cho cây cảnh
trong vườn. Mẹ thì tắm cho con mèo Lu. Sau một ngày, căn nhà như khoác một
chiếc áo mới. Em cảm thấy rất háo hức và mong đợi Tết. Bài 4.
⚫ Từ ngữ chỉ sự vật: con gà, cái tủ, quả hồng, cái cốc, tủ lạnh, quyển sổ
⚫ Từ ngữ chỉ đặc điểm: chăm chỉ, xinh đẹp, mập mạp, gầy gò, tươi tốt, ngắn ngủi, nhanh chóng Đề 2
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Việc của cô gió là gì?
C. Đi khắp đó đây giúp đỡ mọi người.
Câu 2. Cô gió đã làm gì để giúp đỡ những miền đất khô hạn?
B. Cô gọi mây đến làm mưa.
Câu 3. Hình dáng của cô gió nằm ở đâu?
C. Cô gió không có hình dáng.
Câu 4. Theo em, vì sao người ta có thể nhận ra gió ngay lập tức?
Vì cô thường làm những việc có ích cho người khác. III. Luyện tập
Bài 1. Viết từ ngữ chỉ đặc điểm phù hợp với mỗi sự vật sau:
- ngôi sao: sáng, lấp lánh
- bầu trời: cao vời vợi, xanh biếc
- cánh đồng: rộng thăm thẳm, chín vàng óng
Bài 2. Điền r, d hoặc gi vào chỗ chấm:
a. Ao trường đang nở hoa sen
Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu b. Chiều hè tung cánh bay Nghiêng mình theo cơn gió
Bé giữ chặt đầu dây Buông tay bay đi mất.
Bài 3. Điền vào chỗ chấm l hoặc n rồi giải câu đố: a.
Lá gì trên biếc, dưới nâu
Quả tròn chín ngọt mang bầu sữa thơm? (Là quả: vú sữa) b.
Hoa gì nở giữa mùa hè
Trong đầm thơm ngát lá che được đầu? (Là hoa sen)
Bài 4. Viết câu nêu đặc điểm của mỗi người, mỗi vật trong hình: a. Ngọn núi rất cao.
b. Bạn nhỏ chạy rất nhanh.