Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 24 (Nâng cao)
Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 24 (Nâng cao) là tài liệu được Download.vn giới thiệu nhằm giúp ôn tập lại kiến thức. Hãy cùng tham khảo ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 24
TIẾNG VIỆT - TUẦN 24 Đề ①
(Đề cơ bản) I. Luy n ệ đ c ọ di n ễ c m ả
“Có một chú rùa con, vừa mới nở được
mấy ngày đã vội vàng đi tìm nhà của
mình. Thấy tổ ong trên cây, tưởng đó
là nhà của mình, Rùa Con vươn cổ lên
hỏi: “Có phải nhà của tôi đây
không?”. Nhưng đàn ong bay túa ra
làm Rùa Con sợ quá, thụt cổ vào nằm
im như chết. Sau đó Rùa bò tới chân
một bức tường. Thấy hang chuột, Rùa
Con định chui vào thì một chú chuột ngăn lại: “Đây là nhà của chúng tôi. Không
phải nhà của bạn đâu, Rùa ạ!”. Trông thấy dòng sông nhỏ, Rùa nghĩ: “Có lẽ nhà
mình ở dưới nước.”. Thế là Rùa nhảy xuống sông. Bơi được một quãng ngắn, Rùa
con đã mệt đứt cả hơi, đành bò lên bờ. Gặp ốc sên, Rùa lại hỏi: “Bạn có biết nhà
tớ ở đâu không?”. Ốc sên trả lời: “Ôi! Bạn hãy nhìn tớ đây rồi hãy nhìn lại lưng
mình mà xem.”. Bấy giờ Rùa con mới quay đầu nhìn lại cái mai của mình. Rồi vừa
tủm tỉm cười vừa nói với ốc sên: “Cảm ơn bạn nhé! Nhờ có bạn mà tớ đã tìm được
nhà của mình rồi.”.”
(Rùa con tìm nhà, Theo lời kể của Thanh Mai) Từ ngữ
túa: chảy ra, tuôn tràn ra
vội vàng: tỏ ra rất vội, nhanh
tủm tỉm: gợi tả kiểu cười không mở miệng, chỉ thấy cử động đôi môi một cách kín đáo II. Đọc hi u ể văn b n ả
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Nơi đầu tiên Rùa Con tưởng đó là nhà của mình là: A. biển B. tổ ong C. hang chuột D. sông
Câu 2. Ai đã giúp Rùa Con tìm được nhà? A. Ong B. Chuột C. Cá D. Ốc Sên
Câu 3. Rùa con đã đi nhầm nhà mấy lần tất cả trong đoạn văn trên? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4. Hãy thử nghĩ xem nhà của rùa con ở đâu? III. Luy n ệ t p ậ
Bài 1. Điền vào chỗ chấm a. ao hay oa? cái ph… gọi l… nấu ch… b. ch hay tr? …ăm sóc chiến … con …o
c. inh hay ich? (thêm thanh điệu nếu cần) k… khí cầu lợi … x... đẹp
Bài 2. Gạch một gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật, hai gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm trong khổ thơ sau: Con trâu đen lông mượt Cái sừng nó vênh vênh Nó cao lớn lênh khênh Chân đi như đập đất.
Bài 3. Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau:
Phong đi học về£ Thấy em rất vui, mẹ hỏi:
- Hôm nay con được điểm tốt à£
Vâng£ Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long£ Nếu không bắt
chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế £ Mẹ ngạc nhiên:
- Sao con nhìn bài của bạn£
- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!
Bài 4. Nối sự vật ở cột A với từ chỉ đặc điểm ở cột B để tạo câu Ai thế nào? A B Cái bút chì thơm mùi mực in. Quyển sách mới rộng bao la. Cánh đồng thuôn dài, thẳng tắp. Đáp án: Bài 5. Tập làm văn
Đề bài: Em hãy viết 3 - 5 câu nói về tình cảm của em với một người mà em yêu
quý có sử dụng câu Ai thế nào ? Đề ②
(Đề nâng cao) I. Luy n ệ đ c ọ di n ễ c m ả
Những hạt sương mát dịu
Đang khiêu vũ trên cành
Bầu trời rất là xanh
Chị nắng vàng nhảy nhót
Chú chim sâu tập hót
Rướn cổ, miệng mở to Fà sol la mì đô Đồ rê mi là sí...
Bác gió về phối khí Lá xôn xao hoà âm
Dạo một khúc dương cầm
Chim sâu cao giọng hót
Trái trên cành thơm ngọt
Mở đôi mắt tròn xoe
Tất cả lắng tai nghe Đồ rê mì la sí…
(Chim sâu tập hót, Nguyễn Lãm Thắng) Từ ngữ
khiêu vũ: làm những động tác phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân, cơ thể theo
điệu nhạc và thường thành từng đôi nam nữ một, trong những buổi vui chung
phối khí: phối hợp các nhạc cụ khi diễn tấu
dương cầm: một loại nhạc cụ, đàn cỡ lớn, có bàn phím, trên mặt cộng hưởng
có mắc một hệ thống dây kim loại, khi các búa nhỏ ở bàn phím đập vào thì rung lên thành tiếng. II. Đ c ọ hi u ể văn b n ả
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Chim sâu đang làm gì? A. Tập hót B. Kiếm mồi C. Bay lượn D. Ngủ
Câu 2. Những sự vật xuất hiện ở khổ thơ 1 là gì? A. Hạt sương B. Bầu trời C. Nắng vàng
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 3. Chim sâu tập hót như thế nào? A. Rướn cổ B. Miệng mở to C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 4. Ở khổ 3, những sự vật nào cùng tập hót với chim sâu? A. Gió, mây B. Lá, nắng C. Gió, lá D. Nắng, mây
Câu 5. Nêu cảm nhận của em về bài thơ trên? III. Luy n ệ t p ậ
Bài 1. Tô màu vào ô có chứa các từ chỉ đặc điểm cái chổi tươi tốt tròn trịa cười nói múa hát chăm chỉ đàn ong bay nhảy trắng trẻo gần gũi cây hồng dữ tợn nhanh nhẹn cây tre quyển sách đẹp xinh con đường trò chuyện to lớn cổ kính
Bài 2. Điền dấu câu thích hợp vào £
a. Bầu trời mới trong xanh làm sao£
b. Những chú chim đang bay lượn trên bầu trời£
c. Các bác nông dân đi ra đồng£
d. Khóm hoa hồng đẹp quá£
Bài 3. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
a. Miêu tả hình dáng của một người bạn
b. Miêu tả tính cách của một người thân Bài 4. Tập làm văn
Đề bài: Kể lại một việc em được tham gia ở trường, trong đoạn văn có sử dụng dấu chấm than. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nơi đầu tiên Rùa Con tưởng đó là nhà của mình là: B. tổ ong
Câu 2. Ai đã giúp Rùa Con tìm được nhà? D. Ốc Sên
Câu 3. Rùa con đã đi nhầm nhà mấy lần tất cả trong đoạn văn trên? C. 3
Câu 4. Hãy thử nghĩ xem nhà của rùa con ở đâu?
Nhà của rùa chính là cái mai. III. Luyện tập
Bài 1. Điền vào chỗ chấm a. ao hay oa? - cái phao - gọi loa - nấu cháo b. ch hay tr? - chăm sóc - chiến tranh - con chó c. inh hay ich? - khinh khí cầu - lợi ích - xinh đẹp
Bài 2. Gạch một gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật, hai gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm trong khổ thơ sau:
Từ chỉ sự vật: con trâu; lông; cái sừng; chân
Từ chỉ đặc điểm: đen; mượt; vênh vênh; lênh khênh
Bài 3. Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau:
Phong đi học về. Thấy em rất vui, mẹ hỏi:
- Hôm nay con được điểm tốt à?
- Vâng! Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long. Nếu không bắt chước
bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế. Mẹ ngạc nhiên:
- Sao con nhìn bài của bạn?
- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!
Bài 4. Nối sự vật ở cột A với từ chỉ đặc điểm ở cột B để tạo câu Ai thế nào?
Cái bút chì thuôn dài, thẳng tắp
Quyển sách mới thơm mừi mực in Cánh đồng rộng bao la Bài 5. Tập làm văn Gợi ý:
Bà ngoại là người gắn bó với em nhất. Em được lớn lên từ những câu chuyện của
bà. Giọng bà ngọt ngào, ấm áp. Em rất thích được nghe bà kể chuyện. Đó là câu
chuyện về cô Tấm, chàng Thạch Sanh… Những câu chuyện giúp em yêu thêm
cuộc sống. Em rất yêu thương bà ngoại của mình. Đề 2 (Đề nâng cao)
II. Đọc hiểu văn bản
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Chim sâu đang làm gì? A. Tập hót
Câu 2. Những sự vật xuất hiện ở khổ thơ 1 là gì?
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 3. Chim sâu tập hót như thế nào? C. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Ở khổ 3, những sự vật nào cùng tập hót với chim sâu? C. Gió, lá
Câu 5. Bài thơ dễ hiểu, rất thú vị. III. Luyện tập
Bài 1. Tô màu vào ô có chứa các từ chỉ đặc điểm cái chổi tươi tốt tròn trịa cười nói múa hát chăm chỉ đàn ong bay nhảy trắng trẻo gần gũi cây hồng dữ tợn nhanh nhẹn cây tre quyển sách đẹp xinh con đường trò chuyện to lớn cổ kính
Bài 2. Điền dấu câu thích hợp vào £
a. Bầu trời mới trong xanh làm sao!
b. Những chú chim đang bay lượn trên bầu trời.
c. Các bác nông dân đi ra đồng.
d. Khóm hoa hồng đẹp quá!
Bài 3. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
a. Hùng có dáng người gầy gò.
b. Bác Sáu rất khó tính và nghiêm khắc. Bài 4. Tập làm văn Gợi ý:
Cuối tuần, trường em sẽ tổ chức chương trình chào Tết Trung thu. Học sinh toàn
trường đều tham gia. Chúng em cảm thấy vô cùng háo hức. Mở đầu chương trình
là các tiết mục văn nghệ. Tiếp đến, chị Hằng và chú Quậy xuất hiện với màn đối
đáp hài hước. Sau đó, em cùng các bạn tham gia các trò chơi dân gian. Cuối cùng,
chúng em còn được xem múa lân. Em thích nhất là phần phá cỗ, có rất nhiều bánh
kẹo, hoa quả. Chúng em đã có những giây phút tuyệt vời bên nhau. Em cảm thấy
hạnh phúc và vui vẻ lắm!
Document Outline
- khiêu vũ: làm những động tác phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân, cơ thể theo điệu nhạc và thường thành từng đôi nam nữ một, trong những buổi vui chung
- phối khí: phối hợp các nhạc cụ khi diễn tấu
- dương cầm: một loại nhạc cụ, đàn cỡ lớn, có bàn phím, trên mặt cộng hưởng có mắc một hệ thống dây kim loại, khi các búa nhỏ ở bàn phím đập vào thì rung lên thành tiếng.