Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 6
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 6 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 6. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 Tuần 6 - CTST Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ, Trần Quốc Minh)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong bài thơ? A. Mẹ B. Con C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Những ngữ chỉ việc làm của mẹ để con ngủ ngon? A. Ru B. Quạt C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Câu thơ: Những ngôi sao thức ngoài kia/Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” cho biết điều gì?
A. Mẹ thức khuya vì chúng con B. Con thức rất khuya C. Ngôi sao thức khuya
Câu 4. Bài thơ cho thấy tình cảm gì? A. Tình mẫu tử sâu sắc B. Tình cảm bạn bè C. Tình yêu quê hương III. Luyện tập Câu 1. Viết câu: Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?
a. Hôm qua, tôi và Hồng đã đi xem phim.
b. Bố em sẽ đi công tác về vào cuối tuần.
c. Đúng tám giờ, bộ phim đó sẽ được chiếu.
d. Năm nay, chúng em được đi tham quan ở lăng Bác.
Câu 3. (*) Chọn từ thích hợp để điền vào đoạn văn sau:
... có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một …. Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một
điều … . Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm …
khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị … đầy đủ bảy ngày,
bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra.
(bí mật, thức ăn, con dúi, Ngày xửa ngày xưa, ngập lụt) (Chuyện quả bầu
Câu 4. Viết về bức tranh hoặc ảnh chụp gia đình em.
(*): Bài tập ôn luyện Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong bài thơ? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Những ngữ chỉ việc làm của mẹ để con ngủ ngon? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Câu thơ: Những ngôi sao thức ngoài kia/Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” cho biết điều gì?
A. Mẹ thức khuya vì chúng con
Câu 4. Bài thơ cho thấy tình cảm gì? A. Tình mẫu tử sâu sắc III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?
a. Hôm qua, tôi và Hồng đã đi xem phim.
b. Bố em sẽ đi công tác về vào cuối tuần.
c. Đúng tám giờ, bộ phim đó sẽ được chiếu.
d. Năm nay, chúng em được đi tham quan ở lăng Bác.
Câu 3. (*) Chọn từ thích hợp để điền vào đoạn văn sau:
Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin
tha, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có
mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng,
chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng
sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra. (Chuyện quả bầu) Câu 4. Gợi ý:
Hôm qua, lớp em có tiết mĩ thuật. Cô giáo yêu cầu vẽ tranh về gia đình. Em đã vẽ
một bức tranh rất đẹp. Trong tranh, gia đình của em đang ăn cơm. Mọi người trò
chuyện rất vui vẻ. Em sẽ đặt tên cho bức tranh là bữa cơm sum họp. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm:
“Ngày cháu còn thấp bé
Cánh cửa có hai then
Cháu chỉ cài then dưới
Nhờ bà cài then trên.
Mỗi năm cháu lớn lên
Bà lưng còng cắm cúi
Cháu cài được then trên
Bà chỉ cài then dưới...
Nay cháu về nhà mới
Bao cánh cửa - ô trời
Mỗi lần tay đẩy cửa
Lại nhớ bà khôn nguôi.”
(Cánh cửa nhớ bà, Đoàn Thị Lam Luyến)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Ngày cháu còn nhỏ, ai cài then trên của cánh cửa? A. bố B. mẹ C. bà
Câu 2. Khi cháu lớn lên bà cài then nào của cánh cửa? A. then dưới B. then giữa C. then trên
Câu 3. Vì sao khi cháu lớn lên, bà lại là người cài then dưới của cánh cửa? A.Vì bạn nhỏ không cài. B. Vì bạn nhỏ đã cài.
C. Vì bạn nhỏ đã lớn với được then cửa trên, còn bà còng đi chỉ cài được then cửa dưới.
Câu 4. Hãy viết một câu thể hiện tình cảm của bạn nhỏ dành cho bà. III. Luyện tập
Câu 1. Điền vần iu hoặc ưu (thêm dấu thanh nếu cần): a. nghỉ h… b. tr… quả c. l… li d. quà l… niệm
Câu 2. Gạch dưới từ ngữ chỉ những người trong gia đình có trong những câu sau:
Hằng ngày, bố đi làm, mẹ đi chợ bán hàng, còn chị em tôi thì đi học. Cứ cuối tuần,
bố mẹ tôi lại cho chị em tôi về quê thăm ông bà. Cả nhà quây quần bên nhau cười cười nói nói.
Câu 3. Viết câu nêu hoạt động phù hợp với mỗi tranh:
……………………………………
……………………………………
…………………………………………..
………………………………………
Câu 4. Viết 3 từ ngữ thể hiện:
a. Tình cảm của ông bà dành cho cháu
b. Tình cảm của cháu dành cho ông bà Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Ngày cháu còn nhỏ, ai cài then trên của cánh cửa? C. bà
Câu 2. Khi cháu lớn lên bà cài then nào của cánh cửa? A. then dưới
Câu 3. Vì sao khi cháu lớn lên, bà lại là người cài then dưới của cánh cửa?
C. Vì bạn nhỏ đã lớn với được then cửa trên, còn bà còng đi chỉ cài được then cửa dưới
Câu 4. Hãy viết một câu thể hiện tình cảm của bạn nhỏ dành cho bà.
Bạn nhỏ rất yêu thương và kính trọng người bà. III. Luyện tập
Câu 1. Điền vần iu hoặc ưu (thêm dấu thanh nếu cần): a. nghỉ hưu b. trĩu quả c. lưu li d. quà lưu niệm
Câu 2. Gạch dưới từ ngữ chỉ những người trong gia đình có trong những câu sau:
Hằng ngày, bố đi làm, mẹ đi chợ bán hàng, còn chị em tôi thì đi học. Cứ cuối tuần,
bố mẹ tôi lại cho chị em tôi về quê thăm ông bà. Cả nhà quây quần bên nhau cười cười nói nói.
Câu 3. Viết câu nêu hoạt động phù hợp với mỗi tranh:
a. Cháu giúp ông xách đồ. b. Bà đang bế cháu.
c. Bà đang kể chuyện cho các cháu nghe.
d. Ông đọc sách cho cháu nghe.
Câu 4. Viết 3 từ ngữ thể hiện:
a. Tình cảm của ông bà dành cho cháu: yêu thương, quý mến, yêu thích
b. Tình cảm của cháu dành cho ông bà: kính trọng, yêu thương, trân trọng
Document Outline
- Đề 1
- (*): Bài tập ôn luyện
- Đáp án
- Đề 2
- Đáp án