Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 14
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 14 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn Tiếng Việt của tuần 14. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 Tuần 14 - KNTT Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
1. Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi.
Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.
2. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh,
cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà.
Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ,
rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy.
Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất
hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh rồi chính. Một quả rơi vào lòng cậu.
Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ
con. Cậu bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về.
3. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng ở
khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Khi bị mẹ mắng, cậu bé đã làm gì?
A. Cậu bé cãi lại lời mẹ
B. Cậu bé vùng vằng bỏ đi C. Cậu bé xin lỗi mẹ
Câu 2. Khi trở về nhà, cậu bé thấy điều gì?
A. Cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu
B. Mẹ vẫn đang ở nhà chờ cậu
C. Cả 2 đáp án trên đều sai
Câu 3. Cái cây trong vườn có gì giống với người mẹ?
A. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con
B. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về.
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
Câu 4. Ý nghĩa của câu chuyện?
A. Nhắc nhở mỗi người phải biết yêu thương, nghe lời cha mẹ.
B. Giải thích nguồn gốc của cây vú sữa C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Em mang về yêu thương (Trích) Mẹ, mẹ ơi em bé Từ đâu đến nhà ta Nụ cười như tia nắng Bàn tay như nụ hoa
Bước chân đi lẫm chẫm
Tiếng cười vang sân nhà?
Câu 2. Chọn từ chỉ nghề nghiệp thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu:
a. Các … đang khám bệnh cho bệnh nhân.
b. … Văn Cao đã sáng tác bài Tiến quân ca.
c. Mẹ em là một … dạy Tiếng Anh.
d. Cô … đang quét dọn đường phố.
Câu 3. (*) Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu dưới đây:
a. Anh ta đúng là có mới nới cũ.
b. Cô giáo dạy chúng em phải biết kính trên nhường dưới.
c. Lá lành đùm lá rách là câu tục ngữ giàu ý nghĩa.
d. Tôi với anh cũng là trước lạ sau quen, không cần phải khách sáo.
e. Câu trả lời của Hồng đúng là vô thưởng vô phạt.
Câu 4. Viết 3 - 4 câu kể về một việc người thân đã làm cho em.
(*) Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Khi bị mẹ mắng, cậu bé đã làm gì?
B. Cậu bé vùng vằng bỏ đi
Câu 2. Khi trở về nhà, cậu bé thấy điều gì?
A. Cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu
Câu 3. Cái cây trong vườn có gì giống với người mẹ?
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
Câu 4. Ý nghĩa của câu chuyện? C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Chọn từ chỉ nghề nghiệp thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu:
a. Các bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân.
b. Nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác bài Tiến quân ca.
c. Mẹ em là một giáo viên dạy Tiếng Anh.
d. Cô lao công đang quét dọn đường phố.
Câu 3. (*) Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu dưới đây: a. mới - cũ b. trên - dưới c. lành - rách d. lạ - quen e. thưởng - phạt Câu 4. Gợi ý: Mẫu 1
Trung Thu sắp đến, ông nội đã tặng em một món quà. Chiếc lồng đèn ông sao do
chính ông làm. Em cảm thấy vô cùng thích thú về món quà này. Đêm Trung Thu,
em đem chiếc đèn đi khoe các bạn. Ai cũng khen chiếc đèn thật đẹp. Em thầm cảm
ơn ông nội về một món quà ý nghĩa. Mẫu 2
Trong gia đình, người em yêu quý nhất là mẹ của em. Mẹ rất quan tâm và chăm
sóc em. Vào dịp sinh nhật năm nay, mẹ đã tổ chức một bữa tiệc sinh cho em. Chiếc
bánh sinh nhật do chính tay mẹ làm. Mẹ còn tặng em một con búp bê rất đẹp. Em rất thích món quà đó. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Ngày xưa, có hai chị em Nết và Na mồ côi cha mẹ, sống trong ngôi nhà nhỏ bên
sườn núi. Nết thương Na, cái gì cũng nhường em. Đêm đông, gió ù ù lùa vào nhà, Nết vòng tay ôm em:
- Em rét không? Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích:
- Ấm quá! Nết ôm em chặt hơn, thầm thì:
- Mẹ bảo, chị em mình là hai bông hoa hồng, chị là bông to, em là bông nhỏ. Chị em mình mãi bên nhau nhé!
Na gật đầu. Hai chị em cứ thế ôm nhau ngủ.
Năm ấy, nước lũ dâng cao, Nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai
bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Ông giơ gậy thần lên. Kì lạ
thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn. Nơi bàn chân Nết đi qua, mọc lên những khóm
hoa đỏ thắm. Hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ. Chúng
cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na. Dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội (hoa chị em).
(Sự tích hoa tỉ muội, Theo Trần Mạnh Hùng)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Hai chị em Nết và Na sống ở đâu? A. Sống trên núi
B. Sống bên cạnh sườn núi
C. Sống ở một ngôi nhà nhỏ bên cạnh sườn núi.
Câu 2. Mẹ Nết và Na đã so sánh hai bạn với? A. hai bông hoa B. hai bông hoa hồng C. hai bông hoa lớn D. hai bông hoa nhỏ
Câu 3. Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên?
A. Những thảm cỏ xanh ngời
B. Những ngọn cây cao lớn
C. Những khóm hoa đỏ thắm
Câu 4. Vì sao dân làng lại đặt tên những bông hoa là “Hoa Tỉ Muội”? III. Luyện tập Câu 1.
a. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm có trong câu sau:
Ở ngôi làng nhỏ có một ông chủ giàu có, ông có một người đầy tớ chăm chỉ, tận tâm.
b. Gạch dưới những từ trái nghĩa với từ in nghiêng:
a. nhanh nhẹn – chậm chạp, thấp bé, từ từ
b. khỏe mạnh – cao lớn, yếu ớt, to cao.
c. cứng – dẻo, cong, mềm
d. thẳng – cong, to, nhỏ
e. tối – ngày, sáng, đêm
Câu 2. Đặt 2 câu nêu đặc điểm với cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở câu 1.
Ví dụ: Thỏ nhanh nhẹn còn Rùa chậm chạp.
Câu 3. Tô màu vào từ ngữ chỉ tình cảm tốt đẹp anh chị em dành cho nhau:
Câu 4. Viết 2 câu có sử dụng những từ ngữ chỉ tình cảm tốt đẹp anh chị em dành
cho nhau vừa tìm được ở câu 3.
Câu 5. Điền vào chỗ chấm từ còn thiếu để hoàn thành những câu ca dao, tục ngữ: - Anh em như thể …
Rách lành …, dở hay đỡ đần.
- Khôn ngoan đối đáp … ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài .... nhau. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Hai chị em Nết và Na sống ở đâu?
C. Sống ở một ngôi nhà nhỏ bên cạnh sườn núi.
Câu 2. Mẹ Nết và Na đã so sánh hai bạn với? B. hai bông hoa hồng
Câu 3. Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên?
C. Những khóm hoa đỏ thắm
Câu 4. Vì sao dân làng lại đặt tên những bông hoa là “Hoa Tỉ Muội”?
Vì thể hiện tình chị em gắn bó của Nết và Na như những bông hoa đỏ thắm III. Luyện tập Câu 1.
a. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm có trong câu sau:
Ở ngôi làng nhỏ có một ông chủ giàu có, ông có một người đầy tớ chăm chỉ, tận tâm.
b. Gạch dưới những từ trái nghĩa với từ in nghiêng:
a. nhanh nhẹn – chậm chạp, thấp bé, từ từ
b, khỏe mạnh – cao lớn, yếu ớt, to cao.
c. cứng – dẻo, cong, mềm
d. thẳng – cong, to, nhỏ
e. tối – ngày, sáng, đêm Câu 2. Đặt câu:
⚫ Bạn Hoàng có thân hình khỏe mạnh còn bạn Hải thì yếu ớt.
⚫ Thằng bé kia có vẻ cứng cáp.
⚫ Cái cây như mềm như sắp gãy.
Câu 3. Tô màu vào: dỗ dành; nhường nhịn; chăm lo Câu 4. Viết:
⚫ Mai luôn nhường nhịn em gái nhỏ.
⚫ Nga chăm lo cho cho em gái khi bị ốm.
Câu 5. Điền vào chỗ chấm từ còn thiếu để hoàn thành những câu ca dao, tục ngữ:
- Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
- Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.