Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 16
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 16 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn Tiếng Việt. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 Tuần 16 - KNTT Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
“Ân là một đứa trẻ nhút nhát. Cái gì cũng sợ. Buổi tối mẹ bảo Ân xuống máy rửa
mặt mũi chân tay hoặc ra bếp rót nước cho mẹ là Ân ít dám đi. Cứ nghĩ đến những
con chuột cống lông bạc phếch vừa leo lên cầu thang vừa ho khù khụ, rồi lại nghĩ
đến con mèo đen nhà bà Toàn, đang đi nó quay lại nhìn Ân, mắt nó xanh lè, nó
phụt một cái rồi biến mất, làm Ân sợ rùng cả mình. Trong bóng tối biết bao nhiêu
cái đáng sợ. Mà chả phải chỉ trong bóng tối, ban ngày cũng còn có cái đáng sợ nữa
là! Vì Ân luôn cảm thấy các sự vật đều biết nói mà Ân thì lại nghe được tiếng nói
của chúng. Ví dụ như cái mặt nạ kia – khi treo trên tường là lúc nó ngủ, nếu như ai
đó đeo vào, lúng túng nó thức dậy nhảy múa và còn hò hét nữa. Nghĩ thế lại sợ!
Hôm mẹ sai Ân mang cơm cho gà ăn, lúc đó có con gà trống của bác Thêm ở
chuồng bên cạnh xổng ra, nó đi loanh quanh phía ngoài chuồng gà nhà Ân, cựa nó
rất to và vàng, mặt nó đỏ gay gắt, nó trông thấy Ân tới bèn gườm gườm nhìn Ân và
cục ta cục tác ầm ĩ. Ân nghe như nó đuổi Ân: “Đi ra đằng khác… đi ra đằng
khác…”, thế là Ân lại mang bát cơm xuống.”
(Trích Đứa trẻ nhút nhát, Xuân Quỳnh)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Ân có tính cách như thế nào? A. Nhút nhát B. Đanh đá C. Kiêu ngạo
Câu 2. Trong đoạn trích có bao nhiêu từ láy? A. 5 B. 6 C. 7
Câu 3. Vì sao Ân luôn sợ mọi thứ?
A. Ân luôn cảm thấy các sự vật đều biết nói
B. Ân nghe được tiếng nói của các sự vật C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Em có nhận xét gì về nhân vật Ân trong đoạn trích? III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Tiếng gà trưa (Trích)
“Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.”
Câu 2. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm dưới đây:
a. Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.
b. Bạn Hoài khá xinh xắn và dễ thương.
c. Chị Thùy là một nhà thiết kế thời trang.
d. Em đã mua bút mực để luyện viết.
Câu 3. (*) Điền vào bảng sau theo mẫu: Nghề nghiệp
bác sĩ, giáo viên, luật sư, công nhân, nông dân,... Hành tinh Cây ăn quả Môn học Truyện cổ tích
Câu 4. Viết đoạn văn kể về việc em đã làm cùng người thân.
(*) Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Ân có tính cách như thế nào? A. Nhút nhát
Câu 2. Trong đoạn trích có bao nhiêu từ láy? B. 6
Câu 3. Vì sao Ân luôn sợ mọi thứ? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Ân là một bạn nhỏ giàu trí tưởng tượng. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm dưới đây:
a. Khi nào cây cối đâm chồi nảy lộc?
b. Bạn Hoài như thế nào?
c. Ai là một nhà thiết kế thời trang?
d. Em đã mua bút mực để làm gì?
Câu 3. (*) Điền vào bảng sau theo mẫu: Nghề nghiệp
bác sĩ, giáo viên, luật sư, công nhân, nông dân,... Hành tinh
Mặt trăng, Mặt trời, Ngôi sao, Trái đất,... Cây ăn quả
cây cam, cây khế, cây hồng, cây ổi, cây mận,.. Môn học
Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh,...
Truyện cổ tích Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Sọ Dừa, Thạch Sanh,... Câu 4. Gợi ý:
Chủ nhật là sinh nhật mẹ của em. Bố và em quyết định sẽ cho mẹ một bất ngờ.
Sáng sớm, mẹ sang thăm ông bà ngoại. Hai bố con đi chợ để mua đồ về nấu. Bố là
bếp trưởng, còn em là phụ bếp. Em giúp bố một số việc lặt vặt như nhặt rau, rửa
rau. Sau hai tiếng, một bàn ăn vô cùng hấp dẫn được bày ra. Khi mẹ về nhà đã rất bất ngờ và hạnh phúc. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Bà tôi đã ngoài sáu mươi tuổi. Mái tóc bà đã điểm bạc, luôn được búi cao gọn gàng.
Mỗi khi gội đầu xong, bà thường xõa tóc để hong khô. Tôi rất thích lùa tay vào tóc
bà, tìm những sợi tóc sâu. Ngày nào cũng vậy, vừa tan trường, tôi đã thấy bà đứng
đợi ở cổng. Trông bà thật giản dị trong bộ bà ba và chiếc nón lá quen thuộc. Bà nở
nụ cười hiền hậu, nheo đôi mắt đã có vết chân chim âu yếm nhìn tôi. Rồi hai bà
cháu cùng đi về trên con đường làng quen thuộc. Bóng bà cao gầy, bóng tối nhỏ bé,
thấp thoáng trong bóng lá và bóng nắng. Tối nào, bà cũng kể chuyện cho tôi nghe.
Giọng bà ấm áp đưa tôi vào giấc ngủ. Trong lúc mơ màng, tôi vẫn cảm nhận được
bàn tay ram ráp của bà xoa nhẹ trên lưng. (Bà tôi, Thu Hà)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Người bà trong bài đã bao nhiêu tuổi? A. Ngoài 60 tuổi B. Gần 60 tuổi C. Hơn 60 tuổi
Câu 2. Mỗi ngày khi vừa tan trường, bà đứng đợi bạn nhỏ ở đâu? A. Ở cổng trường B. Ở trong sân trường C. Trước cổng nhà
Câu 3. Trong lúc mơ màng, bạn nhỏ cảm nhận được điều gì?
A. Bà nằm ngủ cạnh bên bạn nhỏ.
B. Bàn tay ram ráp của bà xoa nhẹ trên lưng.
C. Giọng nói của bà vô cùng ấm áp đưa bạn nhỏ vào giấc ngủ.
Câu 4. Hãy viết một câu thể hiện tình cảm của bạn nhỏ dành cho bà. III. Luyện tập Câu 1.
a. Gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật có trong các từ sau: mái tóc, bộ bà ba, bạc trắng,
hong khô, mơ màng, đôi mắt, nón lá, con đường
b. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động có trong những câu sau:
Mỗi khi gội đầu xong, bà thường xõa tóc để hong khô. Tôi rất thích lùa tay vào tóc
bà, tìm những sợi tóc sâu.
Câu 2. Viết câu nêu hoạt động phù hợp với mỗi tranh:
Câu 3. Viết 3 từ ngữ thể hiện:
a. Tình cảm của ông bà dành cho cháu
b. Tình cảm của cháu dành cho ông bà
Câu 4. Viết từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành những câu thành ngữ, tục ngữ:
a. Con có … như nhà có nóc.
b. Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi … trăm đường con hư.
c. Công ... như núi Thái Sơn
… mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Đáp án
Câu 1. Người bà trong bài đã bao nhiêu tuổi? A. Ngoài 60 tuổi
Câu 2. Mỗi ngày khi vừa tan trường, bà đứng đợi bạn nhỏ ở đâu? A. Ở cổng trường
Câu 3. Trong lúc mơ màng, bạn nhỏ cảm nhận được điều gì?
B. Bàn tay ram ráp của bà xoa nhẹ trên lưng.
Câu 4. Hãy viết một câu thể hiện tình cảm của bạn nhỏ dành cho bà.
Bạn nhỏ yêu mến, kính trọng bà của mình. III. Luyện tập Câu 1.
a. Gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật có trong các từ sau: mái tóc, bộ bà ba, bạc trắng,
hong khô, mơ màng, đôi mắt, nón lá, con đường
b. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động có trong những câu sau:
Mỗi khi gội đầu xong, bà thường xoã tóc để hong khô. Tôi rất thích lùa tay vào tóc
bà, tìm những sợi tóc sâu.
Câu 2. Viết câu nêu hoạt động phù hợp với mỗi tranh:
⚫ Tranh 1. Bạn nhỏ xách đồ cho người già ⚫ Tranh 2. Bà bế em bé
⚫ Tranh 3. Bà kể chuyện cho các bạn nhỏ nghe
⚫ Tranh 4. Ông dạy bạn nhỏ đánh vần
Câu 3. Viết 3 từ ngữ thể hiện:
a. Tình cảm của ông bà dành cho cháu: quý, thương, yêu thương
b. Tình cảm của cháu dành cho ông bà: kính trọng, thương yêu, kính mến
Câu 4. Viết từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành những câu thành ngữ, tục ngữ:
a. Con có cha như nhà có nóc.
b. Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
c. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.