Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 25 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 25 được giới thiệu nhằm giúp ôn tập, củng cố kiến thức của tuần học. Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 25 (Nâng cao)
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 25
Đề ①
(Đề cơ bản)
I. Luyện đọc diễn cảm Khi vui cây nở hoa
Khi buồn cây héo lá Hôm nay học về cây
Bài cô giảng thật hay Ai bẻ ngọn cây la
Cây khóc cây đổ nhựa.
Rễ cây hút nhựa đất
Như cơm ăn hàng ngày.
Cây không hề biết đi
Xanh cây làm bức tranh
Chưa bao giờ cây nói
Già cây làm chiếc ghế
Cây chỉ biết thầm thì
Chúng ta ngồi học hành
Khi trăng lên gió thổi.
Còn bao điều thú vị Lá cây là lá phổ
Cũng hít vào thở ra
Cây giúp đời chúng mình
Cành cây thường vẫy gọi
Loài cây cũng suy nghĩ
Như tay người chúng ta.
Loài cây cũng có tình.
(Cây xanh, Sưu tầm)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Cây thầm thì khi nào?
A. khi trăng lên, gió thổi B. khi về đêm C. khi trời mưa D. khi trời nắng
Câu 2. Phổi của cây là? A. rễ cây B. cành cây C. thân cây D. lá cây
Câu 3. Khi buồn cây làm gì? A. nở hoa B. héo lá C. đổ nhựa D. thì thầm
Câu 4. Cây xanh có quan trọng với cuộc sống của con người không? Vì sao?
III. Luyện tập
Bài 1. Tô màu vào ô chứa từ ngữ chỉ hành động bảo vệ môi trường: phân loại rác trồng cây đi xe đạp dùng túi ni-lông chặt phá rừng nhặt rác
Bài 2. Viết câu nêu hoạt động của mỗi người trong tranh:
Bài 3. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong đoạn văn:
“Trời còn sớm khí trời se se lạnh gió thoảng khẽ lay động hàng dương để lộ những
giọt sương đêm còn đọng trên kẽ lá. Phía trước là cả một vùng trời nước mênh
mông. Phóng tầm mắt ra xa em thấy biển có một màu xanh lục. Tiếng sóng biển rì
rào như bài ca bất tận ca ngợi sự đẹp đẽ giàu có của thế giới đại dương. Thỉnh
thoảng những con sóng bạc đầu xô bờ tung bọt trắng xóa. Phía đông mặt trời tròn
xoe ửng hồng đang từ từ nhô lên tỏa sáng lấp lánh như hình rẻ quạt nhiều màu rực
rỡ chiếu xuống mặt biển làm mặt nước sóng sánh như dát vàng.”
(Theo http://www.vanmau.edu.vn)
Bài 4. Điền vào chỗ chấm rồi chép lại câu: a. r hoặc d?
…òng sông …ộng mênh mông, bốn mùa . ạt …ào sóng nước.
b. ưt hoặc ức?
Nhóm thanh niên l… lưỡng ra s… chèo thuyền b… lên phía trước.
Đề ②
(Đề nâng cao)
I. Luyện đọc diễn cảm
“Có một cậu bé bị mất con cún
con yêu quý của mình và tìm kiếm
xung quanh. Cậu bé đã tìm khắp
căn nhà nhưng không thấy cún
đâu cả. Cậu đi lang thang khắp
nơi từ sáng đến tối nhưng vẫn không tìm thấy.
Cậu bé trở về nhà trong tâm trạng
buồn bã. Khi thấy anh hàng xóm
đang ngồi bên hiên nhà, cậu đến gần để chúc ngủ ngon và sẵn tiện hỏi thăm xem
anh này có nhìn thấy cún con của mình ở đâu không.
- Anh Tí ơi, sáng giờ anh có thấy con cún của em ở đâu không? Em đã tìm nó khắp
nơi từ sáng đến giờ.
- Ồ có đấy. Có một con cún đang gặm xương ở đằng kia kìa. Anh không biết cún
đó do em nuôi nên không báo em biết.” (Cún con đi lạc)
II. Đọc hiểu văn bản
Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Điều gì đã xảy ra với con cún con của cậu bé? A. Cún con đi lạc B. Cún con bỏ ăn C. Cún con bị ốm D. Cún con buồn bã
Câu 2. Cậu bé trở về nhà trong tâm trạng như thế nào? A. Vui vẻ B. Buồn bã C. Chán nản D. Hạnh phúc
Câu 3. Câu: “Em đã tìm nó khắp nơi từ sáng đến giờ.” thuộc kiểu câu? A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 4. Ai là người đã phát hiện ra cún con A. Cậu bé B. Người bố C. Anh hàng xóm D. Người đi đường
Câu 5. Bài học rút ra từ câu chuyện trên là gì?
III. Luyện tập
Bài 1. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu dưới đây:
a. Hoa Hồng và Lan cùng tham gia đội văn nghệ của lớp.
b. Các bạn học sinh đang nhảy dây đá câu trên sân trường.
c. Trên nền nhà ngoài sân gạch chỗ nào cũng có những bức tranh của Vy.
d. Cuối tuần tôi sẽ đi xem phim với Hạnh.
Bài 2. Viết lời xin lỗi trong các trường hợp sau:
a. Em ngủ quên nên buổi lỡ hẹn với bạn.
b. Em làm hỏng một món đồ quan trọng của chị gái.
Bài 3. Viết chính tả: Cô Gió mất tên (Trích)
Gió thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy. Gió toả hơi mát của dòng
suối ra khắp bờ cây. Gió đưa mùi thơm của hoa vườn tràn ra đồng cỏ. Bà mẹ ra
hiên gọi con về ăn cơm, gió đưa tiếng gọi vang ra xa ngoài cánh đồng, đến tận tai
em bé ngồi trên lưng trâu.
Bài 4. Viết đoạn văn tả hoạt động con vật nuôi của em. Trong đoạn văn, em hãy sử
dụng câu văn có dấu phẩy. Gạch chân dưới câu văn đó. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Cây thầm thì khi nào?
A. khi trăng lên, gió thổi
Câu 2. Phổi của cây là? D. lá cây
Câu 3. Khi buồn cây làm gì? B. héo lá
Câu 4. Cây xanh có quan trọng với cuộc sống của con người không? Vì sao?
Cây xanh có quan trọng với cuộc sống vì có tác dụng cải thiện khí hậu, cung cấp
khí oxi hút khí CO2, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại III. Luyện tập
Bài 1. Tô màu vào ô chứa từ ngữ chỉ hành động bảo vệ môi trường:
Tô màu vào các ô: trồng cây; phân loại rác; nhặt rác; đi xe đạp
Bài 2. Viết câu nêu hoạt động của mỗi người trong tranh: ⚫ Bạn A đang nhặt rác
⚫ Bạn B đang phân loại rác ⚫ Bạn C đang quét rác
Bài 3. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong đoạn văn:
Trời còn sớm, khí trời se se lạnh gió thoảng khẽ lay động hàng dương để lộ những
giọt sương đêm còn đọng trên kẽ lá. Phía trước là cả một vùng trời nước mênh
mông. Phóng tầm mắt ra xa em thấy biển có một màu xanh lục. Tiếng sóng biển rì
rào như bài ca bất tận ca ngợi sự đẹp đẽ giàu có của thế giới đại dương. Thỉnh
thoảng, những con sóng bạc đầu xô bờ tung bọt trắng xóa. Phía đông, mặt trời tròn
xoe ửng hồng đang từ từ nhô lên tỏa sáng lấp lánh như hình rẻ quạt nhiều màu rực
rỡ chiếu xuống mặt biển làm mặt nước sóng sánh như dát vàng.
(Theo http://www.vanmau.edu.vn)
Bài 4. Điền vào chỗ chấm rồi chép lại câu: a. Điền r hoặc d
dòng sông rộng mênh mông, bốn mùa dạt dào sóng nước. b. ưt hoặc ức
Nhóm thanh niên lực lưỡng ra sức chèo thuyền bứt lên phía trước. Đề 2 (Đề nâng cao)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Điều gì đã xảy ra với con cún con của cậu bé? A. Cún con đi lạc
Câu 2. Cậu bé trở về nhà trong tâm trạng như thế nào? B. Buồn bã
Câu 3. Câu: “Em đã tìm nó khắp nơi từ sáng đến giờ.” thuộc kiểu câu? B. Ai làm gì?
Câu 4. Ai là người đã phát hiện ra cún con C. Anh hàng xóm
Câu 5. Bài học rút ra từ câu chuyện trên là: bạn không nên bỏ cuộc khi chưa cố gắng hết sức. III. Luyện tập
Bài 1. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu dưới đây:
a. Hoa, Hồng và Lan cùng tham gia đội văn nghệ của lớp.
b. Các bạn học sinh đang nhảy dây, đá cầu trên sân trường.
c. Trên nền nhà, ngoài sân gạch, chỗ nào cũng có những bức tranh của Vy.
d. Cuối tuần, tôi sẽ đi xem phim với Hạnh.
Bài 2. Viết lời xin lỗi trong các trường hợp sau:
a. Tớ xin lỗi cậu vì đã đến muộn!
b. Em rất xin lỗi chị vì đã làm hỏng chiếc cặp ạ!
Bài 3. Học sinh tự viết. Bài 4. Gợi ý:
Chú mèo nhà em rất khôn ngoan. Chiếc mũi thính giúp ích cho việc bắt chuột. Một
lần, em thấy chú bước đi rất nhẹ nhàng. Đầu cúi xuống đất, chiếc mũi như đang
thăm dò gì đó. Đôi tai của chú vểnh lên để nghe ngóng. Rồi bỗng, chú lao vút về
phía trước. Em chạy theo xem thì thấy chú đã tóm gọn một con chuột. Em hào
hứng vỗ tay khen chú mèo của mình.