Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 3
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 3 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 3. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 Tuần 3 - KNTT
I. Luyện đọc diễn cảm
Voi em thích mặc đẹp và thích được khen xinh. Ở nhà, voi em luôn hỏi anh: “Em
có xinh không?”. Voi anh bao giờ cũng khen: “Em xinh lắm!”.
Một hôm, gặp hươu, voi em hỏi: - Em có xinh không?
Hươu ngắm voi rồi lắc đầu:
- Chưa xinh lắm vì em không có đôi sừng giống anh.
Nghe vậy, voi nhặt vài cành cây khô, gài lên đầu rồi đi tiếp. Gặp dê, voi hỏi: - Em có xinh không?
- Không, vì cậu không có bộ râu giống tôi.
Voi liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường, gắn vào cằm rồi về nhà.
Về nhà với đôi sừng và bộ râu giả, voi em hớn hở hỏi anh: - Em có xinh hơn không? Voi anh nói:
- Trời ơi, sao em lại thêm sừng và râu thế này? Xấu lắm!
Voi em ngắm mình trong gương và thấy xấu thật. Sau khi bỏ sừng và râu đi, voi
em thấy mình xinh đẹp hẳn lên. Giờ đây, voi em hiểu rằng mình chỉ xinh đẹp khi đúng là voi. (Em có xinh không?)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Voi em thích điều gì?
A. Thích mặc đẹp và thích được khen xinh
B. Thích dạo chơi trong rừng
C. Thích được đi học cùng các bạn
Câu 2. Voi con đã gặp những ai? A. Dê, Hổ B. Hươu, Cáo C. Hươu, Dê
Câu 3. Voi em đã làm gì cho mình xinh hơn?
A. Nhặt vài cành cây khô, gài lên đầu
B. Nhổ một khóm dại bên đường, gắn vào cằm C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Cuối cùng voi em nhận ra điều gì?
A. Mình chỉ xinh đẹp khi đúng là voi
B. Mình rất tốt bụng, xinh đẹp
C. Voi anh rất yêu thương mình III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Hai anh em (Trích)
1. Ở cánh đồng nọ, có hai anh em cày chung một đám ruộng. Ngày mùa đến, họ
gặt lúa và chất thành hai đống bằng nhau, để cả ở ngoài đồng.
2. Đêm hôm ấy, người em nghĩ: “Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa
của mình cũng bằng của anh ấy thì thật không công bằng”. Nghĩ vậy, người em ra
đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh. Câu 2.
a. Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm tính cách:
- bác sĩ, giáo viên, luật sư, công nhân, tốt bụng
- thanh mảnh, to béo, cao lớn, hiền lành, thấp lùn
b. Tình những từ chỉ hoạt động:
- cây đào, con mèo, bức tranh, điện thoại, nói chuyện
- vui vẻ, buồn bã, trình bày, đau đớn, hạnh phúc
Câu 3. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:
Một hôm trong lúc đi chơi [ ] cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết
mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi [ ]
- Bà ơi, bà làm gì thế [ ] Bà cụ trả lời:
- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo [ ] Cậu bé ngạc nhiên [ ]
[ ] Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được [ ]
Bà cụ ôn tồn giảng giải:
[ ] Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí [ ] sẽ có ngày nó thành kim. Cũng như cháu
đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài [ ]
(Trích Có công mài sắt, có ngày nên kim)
Câu 4. Viết 3 - 4 câu kể về những việc em thường làm trước khi đi học. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Voi em thích điều gì?
A. Thích mặc đẹp và thích được khen xinh
Câu 2. Voi con đã gặp những ai? C. Hươu, Dê
Câu 3. Voi em đã làm gì cho mình xinh hơn? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Cuối cùng voi em nhận ra điều gì?
A. Mình chỉ xinh đẹp khi đúng là voi III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết Câu 2.
a. Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm tính cách: - tốt bụng - hiền lành
b. Tình những từ chỉ hoạt động: - nói chuyện - trình bày
Câu 3. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:
Một hôm trong lúc đi chơi [,] cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết
mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi [:]
- Bà ơi, bà làm gì thế [?] Bà cụ trả lời:
- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo [.] Cậu bé ngạc nhiên [:]
[-] Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được [?]
Bà cụ ôn tồn giảng giải:
[-] Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí [,] sẽ có ngày nó thành kim. Cũng như cháu
đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài [.]
(Trích Có công mài sắt, có ngày nên kim) Câu 4. Gợi ý:
Hôm nay là thứ ba. Em thức dậy từ sáu giờ để chuẩn bị đi học. Em đánh răng rửa
mặt khoảng mười phút. Sau đó, mẹ gọi em xuống nhà ăn sáng. Cuối cùng, em
chuẩn bị sách vở, mặc đồng phục. Bảy giờ, mẹ đưa em đến trường. Em cảm thấy vô cùng hào hứng. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Út Tin vừa theo ba đi cắt tóc về. Mái tóc đen dày được cắt cao lên, thật gọn gàng.
Quanh hai tai, sau gáy em chỉ còn vệt chân tóc đen mờ. Không còn vướng tóc mái,
cái trán dô lộ ra, nhìn rõ nét tinh nghịch. Gương mặt em trông lém lỉnh hẳn. Cái
mũi như hếch thêm, Còn ánh mắt hệt đang cười. Tôi thấy như có trăm vì sao bé tí
cùng trốn trong mắt em. Bên má em vẫn còn dính vụn tóc chưa phủi kĩ. Hai má
phúng phính bỗng thành cái bánh sữa có rắc thêm mấy hạt mè. Tôi định bẹo má
trêu nhưng rồi lại đưa tay phủi tóc cho em.
Ngày mai, Út Tin là học sinh lớp Hai rồi. Em chẳng thích bị trêu vậy đâu! (Út Tin)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Út Tin theo ba đi đâu về? A. đi xem lớp học mới B. đi cắt tóc C. đi thả diều
Câu 2. Gương mặt Út Tin thế nào sau khi cắt tóc?
A. Gương mặt trông lém lỉnh hẳn ra
B. Nhìn rõ nét tinh nghịch C. Hệt như đang cười
Câu 3. Tác giả định trêu em Tin bằng cách:
A. Nói má em như cái bánh sữa
B. Nói rằng trong mắt em như có trăm vì sao bé tí đang trốn C. Bẹo má trêu em
Câu 4. Vì sao Út Tin không thích bị trêu?
A. Vì Út Tin đã trường thành
B. Vì Út Tin cảm thấy xấu hổ
C. Vì Út Tin là học sinh lớp Hai III. Luyện tập
Câu 1. Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng:
(đen, cao, hiền lành, nhỏ nhắn, gầy, xanh, phúng phính, mập, to, hung dữ, đo đỏ,
thấp, trắng tinh, tốt bụng, chăm chỉ, vàng ươm, ngoan ngoãn, tím)
Đặc điểm về tính cách Đặc điểm về màu sắc Đặc điểm về hình dáng, kích cỡ … … … Câu 2.
a. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm có trong câu sau: Mái tóc đen dày được buộc cao lên, thật gọn gàng.
b. Gạch dưới những từ viết sai chính tả rồi chữa lại cho đúng:
- Ở gốc cây đa có chiếc gế gỗ để bé ngồi hóng mát.
- Bàn học của Minh lúc nào cũng được xắp xếp ghọn gàng. Câu 3.
a. Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn thành câu nêu đặc điểm: - Bầu trời… - Em bé… b. Đặt câu với từ: a. chót vót b. xinh xắn
Câu 4. Viết 3 - 4 câu kể về những việc em thường làm trước khi đi học. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Út Tin theo ba đi đâu về? B. đi cắt tóc
Câu 2. Gương mặt Út Tin thế nào sau khi cắt tóc?
A. Gương mặt trông lém lỉnh hẳn ra
Câu 3. Tác giả định trêu em Tin bằng cách: C. Bẹo má trêu em
Câu 4. Vì sao Út Tin không thích bị trêu?
C. Vì Út Tin là học sinh lớp Hai III. Luyện tập Câu 1.
Đặc điểm về tính cách
Đặc điểm về màu sắc
Đặc điểm về hình dáng, kích cỡ
hiền lành, hung dữ, tốt bụng, đen, xanh, đo đỏ, trắngcao, nhỏ nhắn, gầy, phúng chăm chỉ, ngoan ngoãn tinh, vàng ươm, tím phính, mập, to, thấp Câu 2.
a. Mái tóc đen dày được buộc cao lên, thật gọn gàng.
b. Gạch dưới những từ viết sai chính tả rồi chữa lại cho đúng:
- Ở gốc cây đa có chiếc gế gỗ để bé ngồi hóng mát. (ghế gỗ)
- Bàn học của Minh lúc nào cũng được xắp xếp ghọn gàng. (sắp xếp, gọn gàng) Câu 3.
a. Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn thành câu nêu đặc điểm:
- Bầu trời trong xanh và cao vời vợi.
- Em bé có làn da trắng như trứng gà bóc. b. Đặt câu với từ:
a. chót vót: Ngọn núi phía trước cao chót vót.
b. xinh xắn: Hà có khuôn mặt vô cùng xinh xắn. Câu 4. Gợi ý:
Hôm nay là thứ hai. Buổi sáng, em thức dậy lúc sáu giờ ba mươi phút. Sau đó, em
tập đánh răng rửa mặt. Đến bảy giờ, em sẽ ăn bữa sáng do mẹ nấu. Xong xuôi, em
sẽ chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập và mặc đồng phục. Đến bảy giờ kém mười
lăm, bố sẽ đưa em đến trường. Một ngày học mới lại bắt đầu.
Document Outline
- Đáp án
- Đề 2
- Đáp án