Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 7
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 7 được n giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn Tiếng Việt của tuần 7. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 Tuần 7 - KNTT Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Hôm nay trong lớp học
Với giấy trắng, bút màu
Nắn nót em ngồi vẽ
Lung linh bầu trời sao.
Vẽ ông trăng trên cao
Rải ánh vàng đầy ngõ
Vẽ cánh diều no gió
Vi vu giữa trời xanh.
Vẽ biển cả trong lành
Có một con thuyền trắng
Giương cánh buồm đỏ thắm
Đang rẽ sóng ra khơi.
Vẽ cả ông mặt trời
Và những chùm phượng đỏ
Trên sân trường lộng gió Gọi ve về râm ran. (Em học vẽ)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì? A. Vẽ tranh B. Ca hát C. Diễn kịch
Câu 2. Bạn nhỏ đã vẽ những gì?
A. Bầu trời sao, cảnh biển, ngôi trường
B. Cảnh biển, ngôi trường, lớp học
C. Bầu trời sao, cảnh biển, vườn hoa
Câu 3. Các sự vật xuất hiện trong bức tranh bầu trời sao? A. Ông trăng B. Cánh diều C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao? III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Yêu lắm trường ơi (Trích) Em yêu mái trường Có hàng cây mát Xôn xao khúc nhạc Tiếng chim xanh trời. Mỗi giờ ra chơi Sân trường nhộn nhịp Hồng hào gương mặt Bạn nào cũng xinh.
Câu 2. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm dưới đây:
a. Mùa thu, những chiếc lá đã ngả sang màu vàng.
b. Em là một học sinh chăm chỉ.
c. Bố em là một bác sĩ.
d. Chị Phương mua ổi để mang biếu bà ngoại.
Câu 3. (*) Cho các từ: nhanh nhẹn, ca hát, xấu xí, rộng lớn, bay nhảy, xinh đẹp,
mỉm cười, nói chuyện, tốt bụng, siêng năng, tô vẽ.
a. Sắp xếp các từ trên vào nhóm: - Từ chỉ đặc điểm - Từ chỉ hành động
b. Đặt câu với hai trong các từ trên.
Câu 4. Viết 3 - 4 câu giới thiệu một đồ vật dùng để vẽ.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì? A. Vẽ tranh
Câu 2. Bạn nhỏ đã vẽ những gì?
A. Bầu trời sao, cảnh biển, ngôi trường
Câu 3. Các sự vật xuất hiện trong bức tranh bầu trời sao? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Học sinh tự trả lời theo cảm nhận. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm dưới đây:
a. Những chiếc lá đã ngả sang màu vàng khi nào?
b. Ai là một học sinh chăm chỉ? c. Bố em là gì?
d. Chị Phương mua ổi để làm gì? Câu 3. (*)
a. Sắp xếp các từ trên vào nhóm:
- Từ chỉ đặc điểm: nhanh nhẹn, xấu xí, rộng lớn, xinh đẹp, tốt bụng, siêng năng
- Từ chỉ hành động: ca hát, bay nhảy, mỉm cười, nói chuyện, to vẽ. b.
- Ngôi nhà của bạn Hùng thật rộng lớn.
- Em và Hà nói chuyện rất vui vẻ.
b. Đặt câu với hai trong các từ trên. Câu 4. Gợi ý:
Em có một hộp màu rất đẹp. Hộp có hình chữ nhật. Lớp vỏ bên ngoài được trang
trí hình chú mèo máy Đô-rê-mon. Bên trong có các ngăn đựng các màu. Hộp có tất
cả mười hai màu khác nhau. Nó giúp cho bức tranh của em có màu sắc sinh động,
đẹp đẽ. Em sẽ giữ gìn cẩn thận hộp màu này. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Trong sân trường, thư viện xanh nằm dưới vòm cây rợp mát. Giờ ra chơi, chúng
em chạy ùa đến đây để gặp lại những người bạn bước ra từ trang sách. Sách, báo
được đặt trong những chiếc túi vải, hộp thư sơn màu bắt mắt. Có rất nhiều loại
sách hay và đẹp để chúng em chọn đọc như: Truyện cổ tích, Những câu hỏi vì sao, Vũ trụ kì thú,...
Vài bạn đang vui vẻ chia sẻ câu chuyện thú vị bên một khóm hoa xinh, có bạn ngồi
đọc sách trên xích đu được làm từ lốp cao su. Bạn khác nằm đọc thoải mái trên
thảm cỏ xanh mát. Trong vòm lá, bầy chim thánh thót những khúc nhạc vui.
Thư viện xanh là góc nhỏ yêu thương. Ở đó, chúng em được làm bạn cùng sách,
báo và thiên nhiên tươi đẹp. (Góc nhỏ yêu thương)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các bạn nhỏ trong đoạn văn làm gì vào giờ ra chơi? A. đến thư viện B. ngồi trong lớp
C. chơi cùng các bạn khác
Câu 2. Các bạn nhỏ làm gì bên cạnh khóm hoa xinh? A. đọc sách B. tưới nước
C. chia sẻ câu chuyện thú vị
Câu 3. Thư viện xanh đối với các bạn nhỏ trong đoạn văn là gì?
A. Là nơi để đọc sách.
B. Là nơi các bạn ấy có thể gặp gỡ những người bạn bước ra từ trang sách của mình.
C. Là nơi để vui chơi giải trí.
D. Là góc nhỏ yêu thương.
Câu 4. Em có thích thư viện xanh không? Vì sao? III. Luyện tập Câu 1.
a. Gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật có trong câu sau:
Sách, báo được đặt trong những chiếc túi vải, hộp thư sơn màu bắt mắt.
b. Điền ra/gia/da vào chỗ chấm để hoàn thiện các câu sau:
- Giờ … chơi, chúng em nô đùa trên sân. - Mặt hoa, … phấn.
- … đình là nơi ấm áp yêu thương.
Câu 2. Gạch chân những từ ngữ không thuộc nhóm mỗi dãy từ sau:
a. bảng con, phấn, tẩy, cặp sách, bút chì, thước kẻ, keo dán, cái xô.
b. mây, gió, nóng, trăng, sao, bầu trời
Câu 3. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào ô trống:
Cậu ta cầm bột gạo nếp và đi đến hiệu hàn […] Cậu ta ngồi ở cửa suốt cả một
ngày, cuối cùng ông chủ hiệu hỏi:
- Này cậu bé, cậu cho tôi chỗ bột nếp ấy nhé!
- Chỗ bột này là cả gia tài của cháu, cháu không thể cho ông trừ khi ông đổi cho
cháu một thứ gì đó […]
- Thế cậu bán cho tôi được không […]
- Không, cháu cũng không bán. Nhưng nếu ông cho cháu cái ấm kia thì cháu sẽ
cho ông chỗ bột này […]
(Theo Truyện cổ tích thế giới)
Câu 4. Điền dấu chấm vào vị trí thích hợp để ngắt đoạn văn sau thành 4 câu và viết lại cho đúng chính tả:
Bà ốm nặng phải đi bệnh viện hàng ngày bố mẹ thay phiên vào bệnh viện chăm bà
ở nhà, Thu rất nhớ bà em tự giác học tập tốt để đạt được nhiều điểm mười tặng bà. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các bạn nhỏ trong đoạn văn làm gì vào giờ ra chơi? A. đến thư viện
Câu 2. Các bạn nhỏ làm gì bên cạnh khóm hoa xinh? A. đọc sách
Câu 3. Thư viện xanh đối với các bạn nhỏ trong đoạn văn là gì?
B. Là nơi các bạn ấy có thể gặp gỡ những người bạn bước ra từ trang sách của mình. Câu 4.
Ý kiến cá nhân: có/không III. Luyện tập Câu 1.
a. Gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật có trong câu sau:
Sách, báo được đặt trong những chiếc túi vải, hộp thư sơn màu bắt mắt.
b. Điền ra/gia/da vào chỗ chấm để hoàn thiện các câu sau:
a. Giờ ra chơi, chúng em nô đùa trên sân.
b. Mặt hoa, da phấn.
c. Gia gia đình là nơi ấm áp yêu thương.
Câu 2. Gạch chân những từ ngữ không thuộc nhóm mỗi dãy từ sau:
a. bảng con, phấn, tẩy, cặp sách, bút chì, thước kẻ, keo dán, cái xô.
b. mây, gió, nóng, trăng, sao, bầu trời Câu 3.
Cậu ta cầm bột gạo nếp và đi đến hiệu hàn [.] Cậu ta ngồi ở cửa suốt cả một ngày,
cuối cùng ông chủ hiệu hỏi:
- Này cậu bé, cậu cho tôi chỗ bột nếp ấy nhé!
- Chỗ bột này là cả gia tài của cháu, cháu không thể cho ông trừ khi ông đổi cho cháu một thứ gì đó [.]
- Thế cậu bán cho tôi được không [?]
- Không, cháu cũng không bán. Nhưng nếu ông cho cháu cái ấm kia thì cháu sẽ cho ông chỗ bột này [.]
(Theo Truyện cổ tích thế giới)
Câu 4. Điền dấu chấm vào vị trí thích hợp để ngắt đoạn văn sau thành 4 câu và viết lại cho đúng chính tả:
Bà ốm nặng phải đi bệnh viện. Hằng ngày, bố mẹ thay phiên nhau vào viện chăm
bà. Ở nhà, Thu rất nhớ bà. Em tự giác học tập để đạt được nhiều điểm mười tặng bà.
Document Outline
- Đề 1
- Đáp án
- Đề 2
- Đáp án