-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng, đấu tranh chống vấn nạn tin giả trong tình hình COVID | Tiểu luận HP2 công tác quốc phòng an ninh
Mạng xã hội ra đời đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, đưa con người bước vào một thời đại của “kỉ nguyên số”. Mạng xã hội đem tới một sự kết nối không có giới hạn, và trong hoàn cảnh mọi sự kết nối vật lí đều bị hạn chế như hiện nay, thì mạng xã hội ngày càng khẳng định được chỗ đứng của mình trong cuộc sống của mọi người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
HP2 Công tác quốc phòng an ninh 53 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng, đấu tranh chống vấn nạn tin giả trong tình hình COVID | Tiểu luận HP2 công tác quốc phòng an ninh
Mạng xã hội ra đời đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, đưa con người bước vào một thời đại của “kỉ nguyên số”. Mạng xã hội đem tới một sự kết nối không có giới hạn, và trong hoàn cảnh mọi sự kết nối vật lí đều bị hạn chế như hiện nay, thì mạng xã hội ngày càng khẳng định được chỗ đứng của mình trong cuộc sống của mọi người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: HP2 Công tác quốc phòng an ninh 53 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
------------------------- TIỂU LUẬN
HP2 CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng, đấu
tranh chống vấn nạn tin giả trong tình hình COVID
Hà Nội, tháng 12 năm 2021 MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................4
1. Nhận thức chung về an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật
trên không gian mạng.........................................................................................4
1.1. Các khái niệm cơ bản..................................................................................4
1.2. Nội dung phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng.............4
2. Vấn nạn tin giả trong bối cảnh dịch COVID hiện nay................................6
3. Giải pháp giải quyết vấn nạn tin giả trong bối cảnh dịch COVID hiện
nay.......................................................................................................................9
KẾT LUẬN.....................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................13 2
PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN KHÔNG GIAN
MẠNG, ĐẤU TRANH CHỐNG VẤN NẠN TIN GIẢ TRONG TÌNH HÌNH COVID MỞ ĐẦU
Mạng xã hội ra đời đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông
tin, đưa con người bước vào một thời đại của “kỉ nguyên số”. Mạng xã hội
đem tới một sự kết nối không có giới hạn, và trong hoàn cảnh mọi sự kết nối
vật lí đều bị hạn chế như hiện nay, thì mạng xã hội ngày càng khẳng định
được chỗ đứng của mình trong cuộc sống của mọi người. Trên thực tế, trong
khoảng thời gian từ khi dịch bùng phát ở Việt Nam, số lượng người tham gia
vào không gian mạng đã tăng lên đáng kể. Theo thống kê của Digital (số liệu
tính tới thời điểm tháng 01/2021) thì: Số lượng người dùng Internet ở Việt
Nam là 68.720.000 người, tăng 551.000 người (tăng 0,8%) trong giai đoạn
2020-2021, chiếm 70,3% dân số; số lượng người sử dụng mạng xã hội ở Việt
Nam là 72 triệu (tăng hơn 7 triệu người trong vòng 1 năm), tương đương
73,7% tổng dân số, tăng 7.000.000 người (tăng 11%) trong giai đoạn 2020-
2021… Và cần phải chú ý là tất cả số lượng người dùng đó đều có thể đăng
tải bất cứ thứ gì một cách công khai chỉ bằng một cái nhấp chuột, và ngay lập
tức thông tin đó sẽ được cập nhật tới thiết bị của hơn 70 triệu người còn lại.
Rõ ràng với việc sở hữu một nguồn truy cập khổng lồ, việc kiểm soát thông
tin trên không gian mạng là một vấn đề khó khăn. Hiện nay, song song với sự
phức tạp của các chủng virus COVID mới thì còn có một loại virus khác,
nguy hiểm không kém và lây lan với tốc độ chóng mặt, đó là virus tin giả.
Mới đây, bộ thông tin và truyền thông đã ban hành một văn bản về việc thực
hiện nghị quyết 78 của chính phủ về tăng cường xử lí tin giả, tin sai sự thật về
COVID-19 trên mạng xã hội. Các tin giả thường tập trung đưa các tin sai về 3
các hoạt động phòng chống dịch, gây giật gân, câu khách, thậm chí là gây
kích động chia rẽ vùng miền, xuyên tạc về hiệu quả của vắc xin, về chủ
trương chống dịch của nhà nước. Vì vậy, việc ngăn chặn, đẩy lùi tin giả liên
quan đến dịch COVID-19 là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc
chiến chống dịch COVID-19 hiện nay. 4 NỘI DUNG
1. Nhận thức chung về an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật
trên không gian mạng.
1.1. Các khái niệm cơ bản
- Thông tin là kết quả, là một dạng thức liên kết trong xã hội loài người
bao gồm tất cả sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu
biết của con người, hình thành trong quá trình giao tiếp.
- An toàn thông tin là sự bảo vệ thông tin và các hệ thống thông tin tránh
bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm
bảo đảm tính nguyên vẹn, tỉnh bảo mật và tính khả dụng của thông tin
- Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin, bao gồm mạng viên thông, mạng Internet, mạng máy tỉnh, hệ thống
thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con
người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
- Vi phạm pháp luật trên không gian mạng là hành vi nguy hiểm cho xã
hội diễn ra trên không gian mạng do cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm
thực hiện cố ý hoặc vô ý xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến những quan hệ xã
hội được pháp luật bảo vệ. Bao gồm vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi
phạm hình sự như: tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam; tuyên truyền, kích động bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự
công cộng; làm nhục, vu khống... 5
1.2. Nội dung phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng
- Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng là chỉnh thể
thống nhất các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm
thất bại các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm hoạt động trên không gian
mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng không chỉ
hướng đến làm thất bại các hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế,
nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên không
gian mạng mà còn bao hàm cả phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ đe dọa,
mối đe dọa, không để hình thành hành vi trên thực tế. Phòng, chống vi phạm
pháp luật trên không gian mạng bao gồm nhiều hoạt động khác nhau:
Một là, phòng ngừa là hoạt động nhằm triệt tiêu những nguyên nhân, hạn
chế những điều kiện phát sinh, phát triển các hành vi vi phạm pháp luật và các
đối phương thực hiện các hành vi đó. Hoạt động phòng ngừa diễn ra thường xuyên, liên tục.
Hai là, phát hiện là tìm kiếm, điều tra, nghiên cứu, phân tích, đánh giá
nhằm xác định đầy đủ, chính xác, toàn diện âm mưu, phương thức, thủ đoạn,
hành vi, đối tượng, địa bàn hoạt động diễn ra vi phạm pháp luật. Hoạt động
phát hiện được tiến hành thông qua các biện pháp công khai hoặc bí mật.
Ba là, ngăn chặn là các hoạt động không để hành vi vi phạm pháp luật tiếp
diễn trên thực tế, khắc phục nhanh chóng hậu quả. Hoạt động ngăn chặn đòi
hỏi phải tiến hành ngay khi phát hiện hành vi. 6
Bốn là, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật là các hoạt động mang
tính nghiệp vụ nhằm làm thất bại âm mưu, hoạt động vi phạm pháp luật và
đưa chúng ra xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đây là khâu cuối
cùng trong tổng thể công tác, quyết định sự thành bại trong bảo vệ an ninh mạng.
2. Vấn nạn tin giả trong bối cảnh dịch COVID hiện nay
Tính đến đầu năm 2021, dân số Việt Nam đạt hơn 97,3 triệu người, trong
đó có 72 triệu người sử dụng mạng xã hội, chiếm trên 73% dân số cả nước.
Với việc tích hợp rất nhiều tính năng tiện ích, mạng xã hội đang trở thành nơi
để người sử dụng có thể chia sẻ các thông tin, hình ảnh một cách dễ dàng và
nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin tích cực, mạng xã hội còn
là môi trường chứa đựng nhiều thông tin thiếu kiểm định, tin giả, thông tin sai
trái, thậm chí, có những thông tin xuyên tạc, gây hại đến trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia.
Tin giả (fake news) có thể được hiểu là những thông tin không chính xác,
chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt, xuất hiện sai lệch về nội dung, được phát
tán trên Internet và các phương tiện truyền thông. Với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật, nhất là các mạng xã hội như Zalo, Facebook, YouTube..., đã trở
thành mảnh đất màu mỡ để tin giả xuất hiện và lan truyền.
Dịch COVID-19 bùng phát đã làm vấn nạn tin giả trở nên nguy hiểm hơn
bao giờ hết. Tin giả về COVID-19 được tán phát chủ yếu thông qua mạng xã
hội (Facebook, YouTube, Tiktok…) với nhiều mục đích, ý đồ khác nhau, được
liệt kê vào 25 chủ đề tiêu cực, trong đó có 5 loại chủ đề xâm phạm an ninh
quốc gia. Chỉ trong năm 2020, cơ quan chức năng đã xác định khoảng 100 hội
nhóm trên mạng xã hội Facebook, 14.000 chuyên trang Facebook; hơn 80
kênh YouTube chống phá với tần suất cao, khoảng trên 54.000 video vi phạm 7
thường xuyên tán phát tin giả có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội. Trong đó, xử phạt hành chính hơn 1.000 đối tượng có hoạt động
đăng tải thông tin chưa chính xác về dịch COVID-19.
Tin giả nói chung, tin giả liên quan đến dịch COVID-19 nói riêng đang trở
thành một thực trạng đáng báo động, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định
xã hội; hạn chế hiệu quả hoạt động phòng, chống dịch của các địa phương và
các lực lượng chức năng.
Tin giả trong thời điểm dịch bệnh, trước hết là những thông tin phỏng đoán
về diễn biến dịch, số ca nhiễm, số ca tử vong trên địa bàn. Ngay từ khi đợt
dịch đầu tiên bùng phát ở nước ta, trên mạng xã hội đã tràn lan những “thuyết
âm mưu” về nguồn gốc dịch, có người cho rằng đó là một loại vũ khí sinh học
của nước ngoài, hay là sự trừng phạt của thần linh, là dấu hiệu tận thế,… Các
thông tin đó không chỉ gây tâm lí bất an, lo sợ cho xã hội, làm suy giảm tinh
thần chống dịch. Ngoài ra hưởng ứng những lời kêu gọi tích trữ lương thực từ
các tài khoản mạng, người dân đổ xô đi mua sắm, làm khan hiếm nguồn hàng
hóa, thậm chí khi là lãng phí khi không kịp sử dụng hết các sản phẩm ngắn
hạn. Kèm theo các suy đoán về nguồn dịch, là những bài thuốc không có cơ
sở nghiên cứu rõ ràng được lan truyền tràn lan, làm ảnh hưởng công tác
phòng, chống dịch của nhà nước. Mặc dù các thống kê về tình hình dịch bệnh
vẫn được cơ quan y tế cập nhật thường xuyên, nhưng vẫn có những đối tượng
đưa lên những số liệu không rõ ràng, gây tâm lí nghi ngờ chính quyền trong
nhân dân. Trong đó có những vụ việc như hình ảnh xác chết nằm la liệt trong
bệnh viện thực ra là những hình ảnh được chụp tại Myanmar, thông tin 12
shipper dương tính ở Hồ Chí Minh đã được công an Quận 7 xác nhận là tin
giả,… Gần đây nhất, loạt tin bài về mức độ nguy hiểm của biến thể virus mới
Omicron khiến dư luận lo lắng được các chuyên gia y tế nhận định là không chính xác. 8
Các đối tượng đưa tin giả còn xuyên tạc về những chủ trương, chính sách
của nhà nước và biện pháp phòng chống dịch của cơ quan các cấp. Trong đó
điển hình gần đây là vụ việc lan truyền thông tin giả mạo phát ngôn chỉ đạo
chống dịch COVID-19 của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam để đưa ra những
thông tin suy diễn vô căn cứ như: “dịch bùng ra một cái, chắc chắn Việt Nam
sẽ bứt lên Top 1 ngay”; “không có việc Nhà nước lo và ra viện được tặng hoa
nữa đâu”; “Hà Nội 11 triệu dân chỉ có khoảng 300 cái (máy thở)”… Ngay sau
đó, các lực lượng chức năng đã nhanh chóng vào cuộc, Sở Thông tin và
Truyền thông Hà Nội đã xử phạt mỗi cá nhân 12,5 triệu đồng và yêu cầu gỡ
bỏ thông tin vi phạm. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người bị ảnh hưởng từ các
thông tin sai lệch đó. Hay như bài viết “Bức xúc trước cách thức chống
dịch… một người dân ở thành phố Hồ Chí Minh đã tự thiêu…”. Đây là nội
dung một đoạn tin giả đã lan truyền trên Facebook khiến không ít người
hoang mang. Nhưng khi người phát tán tin giả này phải đối mặt với cơ quan
công an thì sự thực lại hoàn toàn khác: “Người đàn ông tự thiêu không phải
do nhiễm COVID, mà là do tâm thần nên dẫn đến hành động trên…” – Theo
lời chủ tài khoản tung tin giả trình bày trước báo giới.
Lợi dụng mạng xã hội, nhiều đối tượng tung tin giật gân làm kích động dư
luận, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch. Có thể kể đến như những
bài viết sai lệch về tác dụng của vaccine, để xảy ra tình trạng người dân đùn
đẩy nhau, quyết không tiêm “vaccine Trung Quốc”. Hoặc tin về việc “Bác sĩ
Khoa rút máy thở của mẹ để nhường cho sản phụ”. Đây là sự việc hoàn toàn
không có thật. Hệ quả là, nhiều “anh hùng bàn phím” đã chia sẻ thông tin này
kèm theo những bình luận sai trái, phiến diện như “Thành phố Hồ Chí Minh
thiếu máy thở để điều trị bệnh nhân COVID-19”, “Nhiều bệnh nhân COVID-
19 tử vong do không được cứu chữa kịp thời”... 9
Chỉ tính từ năm 2020 đến nay, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm
công nghệ cao đã phối hợp với Công an các địa phương triệu tập đấu tranh
hơn 1.800 đối tượng, khởi tố xử lý hình sự 21 đối tượng, xử phạt vi phạm
hành chính 466 đối tượng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 5 tỷ đồng; chỉ tính
riêng trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 hiện nay, Cục đã phối hợp xử lý
hành chính 82 đối tượng, xử lý hình sự 1 đối tượng ở thành phố Hồ Chí Minh
và tiếp tục theo dõi, nhận diện, xử lý các đối tượng khác theo quy định pháp luật.
Nguyên nhân chính của tình trạng nêu trên là do hiểu biết cũng như ý thức
chấp hành pháp luật của nhiều người dùng mạng xã hội chưa cao hay đơn
giản chỉ muốn “câu view”, “câu like” để tăng sự chú ý, bất chấp hiểm họa của
tin giả gây ra cho xã hội cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Song bất
kể là vì trục lợi, vì chống phá, hay muốn câu like nổi tiếng, thì việc phát tán
những tin tức giả đã để lại những hậu quả nghiêm trọng. Lan truyền những
thông tin vô căn cứ về truy vết, khiến cho công việc của những cá nhân, cơ sở
liên quan gặp khó khăn. Những suy đoán về dịch bệnh làm gia tăng nguy cơ
đầu cơ tích trữ của một bộ phận người, tình trạng độn giá khẩu trang lên hàng
chục lần là một minh chứng. Trong thời điểm nhạy cảm hiện nay, tin giả còn
có thể gây nên ảnh hưởng tâm lí tiêu cực, mà vấn đề sức khỏe đang được đặt
lên hàng đầu. Ở góc nhìn khác, tin giả liên quan đến dịch COVID-19 sẽ càng
trở lên nguy hại khi bị các thế lực thù địch, phản động khai thác, lợi dụng như
một chiêu bài để chống phá Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. Tin
giả đã thực sự trở thành những loại “virus độc hại” mà chưa có vaccine phòng ngừa triệt để. 10
3. Giải pháp giải quyết vấn nạn tin giả trong bối cảnh dịch COVID hiện nay
Để góp phần đấu tranh phòng, chống “virus số” thông tin giả, xấu, độc trên
mạng xã hội, các tổ chức, cá nhân cần phải phối kết hợp thực hiện các giải
pháp dựa trên quy định pháp luật, đặc biệt là ‘Luật An ninh mạng”, tuân thủ
“Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội” được ban hành gần đây. Riêng đối với
vấn nạn tin giả thời COVID, cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều hướng dẫn cụ
thể, nhằm tạo môi trường số thuận lợi cho công tác phòng, chống dịch.
Về phía các sở, ban ngành, cơ quan liên quan cần thực hiện nghiêm túc quy
định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; cử người phát ngôn, chủ
động cung cấp thông tin, trong mọi tình huống phải bảo đảm thông tin được
giải quyết nhanh nhất, không bị động, bất ngờ; tuân thủ kỉ luật phát ngôn,
thống nhất đầu mối phát ngôn, tránh tình trạng cùng một sự việc nhưng các
sở, ngành, địa phương lại phát ngôn không thống nhất dẫn tới việc bị suy diễn, xuyên tạc.
Trong trường hợp phát sinh việc đột xuất, sự cố bất thường thì phải kịp thời
đính chính với báo chí, trong đó nêu rõ quan điểm chỉ đạo và giải pháp xử lí.
Chủ động xử lí nghiêm các đối tượng phát tán thông tin sai sự thật, vi phạm
pháp luật. Có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn nội dung vi phạm trên
không gian mạng, tránh để tin giả lây lan, gây hoang mang dư luận.
Thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin, nhất là thông tin trên không
gian mạng và công tác phòng, chống dịch để giải quyết kịp thời những khó
khăn, vướng mắc, bức xúc của người dân, doanh nghiệp. Tăng cường rà soát,
phát hiện kịp thời tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch. 11
Chỉ đạo các lực lượng trực thuộc tham gia phòng, chống dịch thực hiện
nghiêm và đúng các quy định của cấp có thẩm quyền, có thái độ đúng mực
với người dân, tránh gây bức xúc, làm nóng vấn đề, phát tán các thông tin bất
lợi trên mạng xã hội, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch.
Các cơ quan truyền thông phải luôn bám sát sự chỉ đạo từ nhà nước, định
hướng tuyên truyền, nhấn mạnh mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, tính
mạng của nhân dân là trên hết. Nắm bắt dư luận truyền thông nước ngoài,
phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông và các lực
lượng báo chí cả nước, kịp thời phản bác các luận điệu xuyên tạc, chủ động
cung cấp thông tin chính xác cho người dân.
Về phía người dân, nên chủ động tìm đọc các nguồn tin chính thống, tin
cậy. Tin giả, tin nhiễu không chỉ gây hoang mang cho cộng đồng mà còn gieo
nỗi sợ hãi cho xã hội, gây sự kích động. Người dân cần tiếp nhận thông tin về
dịch bệnh từ những nguồn tin chính thống như Chính phủ, Bộ Y tế, Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố hoặc tổ chức Y tế Thế giới WHO.
Đồng thời cần tránh chia sẻ bài viết, thông tin chưa được xác minh, không
nên tin vào các bài viết lan truyền trên mạng chưa có kiểm chứng. Bên cạnh
đó, mỗi người cần nâng cao trách nhiệm với thông tin do mình đăng tải lên
mạng, không a dua, lợi dụng dư luận nhằm mục đích cá nhân, gây xao nhãng nguồn tin chính thống.
Trong những tình huống bắt gặp các tin bài có dấu hiệu vi phạm, cần kịp
thời báo cho cơ quan chức năng. Mỗi người đều nên trau dồi cho mình kĩ
năng nhận diện và đấu tranh phản bác tin giả. Mới đây, Trung tâm xử lý tin
giả do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và quản lý vừa chính thức đi
vào hoạt động. Từ lúc này, tổ chức, cá nhân khi phát hiện tin giả có thể thông
báo qua đường dây nóng để được xử lí kịp thời. 12
Đóng góp vào sự nghiệp toàn dân đó, lực lượng sinh viên Việt Nam, đặc
biệt là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần xác định rõ trách
nhiệm của bản thân là không ngừng học tập, nâng cao hiểu biết, vừa phổ biến,
tuyên truyền kiến thức cho gia đình, bạn bè, trên các diễn đàn trong nước và
quốc tế; tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào đấu tranh phản bác tin
giả, các chương trình tập huấn an ninh quốc phòng; đồng thời lên án, phản bác
các nội dung sai trái, hành vi vi phạm trên mạng xã hội, đặc biệt là các thông
tin về dịch COVID hiện nay. 13 KẾT LUẬN
Thế giới ngày càng phát triển hiện đại, đời sống con người được cải thiện đi
kèm với nhu cầu sử dụng công nghệ cao ngày càng nhiều. Các hoạt động của
con người hiện nay có sự gắn kết chặt chẽ với không gian mạng, không chỉ là
một phương tiện phục vụ nhu cầu giải trí, nhờ mạng xã hội mà người dân có
thể dễ dàng kết nối với nhau, cũng như nắm bắt các thông tin một cách nhanh
chóng, tức thì. Tuy nhiên bản thân môi trường số cũng tồn tại tính hai mặt,
nếu không cẩn thận, ta sẽ dễ dàng bị dẫn dụ, tin vào những thông tin chưa
được kiểm chứng, bị lợi dụng, lôi kéo thực hiện những hành vi vi phạm pháp
luật. Khi dịch COVID bùng phát, người ta chứng kiến một làn sóng thông tin
mạnh mẽ hơn lúc nào hết, thế giới khen ngợi Việt Nam bởi khả năng tận dụng
nguồn lực từ không gian mạng trong công tác chống dịch, tuy nhiên tiềm ẩn
trong đó vẫn còn những “hạt sạn” của vấn nạn tin giả mà toàn dân phải chung
tay giải quyết. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đặc biệt là hệ thống
an ninh mạng vẫn đang kiên quyết đấu tranh với nạn tin giả, giữ vững tinh
thần “chống dịch như chống giặc” trên cả phương diện thông tin và truyền
thông, quyết tâm chiến thắng đại dịch.
Bài tiểu luận của em đã nêu lên thực trạng và giải pháp đấu tranh chống vấn
nạn tin giả trong tình hình COVID. Em mong nhận được những đánh giá và
nhận xét của các thầy cô để bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài 1: Muôn kiểu tin giả, tin sai sự thật về dịch COVID-19, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam
2. Bài 2: Tin giả nhưng... hậu quả thật, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam
3. Bài 3: Tăng cường “vaccine” phòng ngừa, loại trừ tin giả, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam
4. Chống “Virus số” thông tin giả trên không gian mạng góp phần chiến thắng
đại dịch Covid-19, Website Trường Chính trị tỉnh Bến Tre
5. Không ai có thể xuyên tạc Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Việt Nam,
Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Giáo trình Giáo dục Quốc phòng- An ninh, NXB Giáo dục Việt Nam.
7. Phòng, chống tin giả trên không gian mạng và cách nhận diện, Bộ Thông tin và Truyền thông