-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phòng chống vi phạm pháp luật và bảo vệ môi trường | Tiểu luận HP2 công tác quốc phòng an ninh
Xã hội ngày nay đang vận hàng theo đúng quy luật của nó, đó là phát triển. Điều này buộc con người chúng ta phải sống nhanh, sống vội để theo kịp vào bắt kịp xu hướng thời đại. Nhưng chính xu hướng sống vội vã ấy lại là một trong những nguyên nhân tác động tiêu cực đến môi trường mà ta đang sống. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
HP2 Công tác quốc phòng an ninh 53 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Phòng chống vi phạm pháp luật và bảo vệ môi trường | Tiểu luận HP2 công tác quốc phòng an ninh
Xã hội ngày nay đang vận hàng theo đúng quy luật của nó, đó là phát triển. Điều này buộc con người chúng ta phải sống nhanh, sống vội để theo kịp vào bắt kịp xu hướng thời đại. Nhưng chính xu hướng sống vội vã ấy lại là một trong những nguyên nhân tác động tiêu cực đến môi trường mà ta đang sống. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: HP2 Công tác quốc phòng an ninh 53 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Tổ giáo dục quốc phòng và an ninh ------------ TIỂU LUẬN
HP2 CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Sinh viên: NGUYỄN NGỌC CHI
Mã số sinh viên: 2155380009
Lớp 4: TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH K41
Hà Nội, tháng 11 năm 2021 1 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 2
NỘI DUNG ................................................................................................................................. 3
1. Khái niệm, vai trò và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường .................................. 3
1.1. Khái niệm ..................................................................................................................... 3
1.2. Vai trò .......................................................................................................................... 4
1.3. Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường ............................................................. 8
2. Khái niệm, dấu hiệu của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường .................................. 12
2.1. Khái niệm ................................................................................................................... 12
2.2 Dấu hiệu vi phạm pháp luật về môi trường ................................................................ 12
3. Các biện pháp chung phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ............. 17
KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 19 2
PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MỞ ĐẦU
Tính tất yếu của đề tài
Xã hội ngày nay đang vận hàng theo đúng quy luật của nó, đó là phát triển.
Điều này buộc con người chúng ta phải sống nhanh, sống vội để theo kịp vào bắt
kịp xu hướng thời đại. Nhưng chính xu hướng sống vội vã ấy lại là một trong
những nguyên nhân tác động tiêu cực đến môi trường mà ta đang sống.
Vậy môi trường theo ta hiểu là gì? Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên
và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các
hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử
dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Các cơ quan và tổ chức vì môi trường đã góp phần truyền tải thông tin trong
quá trình chỉ đạo, quản lý điều hành của Chính phủ. Đồng thời, báo chí cũng là
một kênh thông tin quan trọng, hỗ trợ truyền đạt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều
hành của Đảng và Nhà nước đến với công chúng. Để tiếp tục huy động sự tham
gia của các mọi người trong công tác bảo vệ môi trường, cũng như ngăn chặn các
hành vi vi phạm pháp luật môi trường .Vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay cần đánh
giá hiện trạng phản ánh thông tin môi trường của các tờ báo nhằm phát hiện các
vấn đề cần tiếp tục đổi mới. Đây cũng là lý do nghiên cứu này được thực hiện. 3 NỘI DUNG NHẬN THỨC CHUNG
1. Khái niệm, vai trò và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường 1.1. Khái niệm
Bảo vệ môi trường là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối,
chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, các cấp,
các ngành, là cơ sở quan trọng để phát triển bền vững và thực hiện thành công sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. ( Theo tài liệu QPAN)
Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật quy định những quy tắc
xử sự buộc các cá nhân, tổ chức phải tuân thủ khi tham gia khai thác, sử dụng các
thành phần của môi trường như vai trò, trách nhiệm của các chủ thể; quy định các
hành vi bị nghiêm cấm trong việc khai thác, sử dụng các thành phần của môi
trường; quy định các biện pháp bảo vệ môi trường cũng như quy định các chế tài
xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nước Việt Nam là một nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy khi
thực thi quản lí bất kì lĩnh vực nào, Nhà nước ta sử dụng pháp luật như một công
cụ, hữu dụng và phổ biến. Pháp luật đảm bảo cho Nhà nước thự thi quyền lực,
đảm bảo cho người dân đều phải tuân theo. Và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ
chung của toàn xã hội. Trong bối cảnh xây dựng đất nước phát triển việc bảo vệ
môi trường là một vấn đề cần thiết trong mắt bạn bè quốc tế. Nhận thức được điều
đó Nhà nước ta đã ban pháp luật bảo vệ môi trường tại khoản 1 điều luật 3 Bảo
vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29-11-
2005. Pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt nam là một bộ phận của hệ thống pháp
luật Việt nam gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận, tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hộ liên quan trức tiếp đến hoạt
động khai thác, quản lí và bảo vệ các yếu tố môi trường.Các văn bản quy phạm
pháp luật do nhà nước ban hành theo các trình tự thủ tục nhất định là nguồn chính
của pháp luật bảo vệ môi trường. Có các văn bản như: Luật Bảo vệ môi trường
năm 2005, Luật khoáng sản năm 2010,Luật thuế tài nguyên năm 2010……. 4 1.2. Vai trò
Pháp luật có vai trò rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Vấn đề
môi trường không còn là vấn đề riêng của Việt Nam, mà còn đối với mỗi quốc
gia, mỗi dân tộc trên thế giới. Trước tình hình thế giới trong thời kì 4.0 các nhà
máy, xí nghiệp, sự bùng nổ dân số dẫn đến sự ô nhiễm môi trường đang ngày càng
nghiêm trọng thì ban hành luật bảo vệ môi trường đóng một vai trò cần thiết, cấp
bách trong hoàn cảnh hiện nay, trong có những vai trò nổi bật:
* Thứ nhất, pháp luật quy định những quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện
khi khai thác và sử dụng các yếu tố (thành phần) của môi trường.
- Môi trường vừa là điều kiện sống vừa là sự liên kết quan trọng hàng ngày
của con người. Hiện nay, con người đang đứng trước nguy cơ bị thiên nhiên trả
thù về sự khai thác quá mức làm suy thoái nguồn tài nguyên. Chẳng hạn như việc
khai thác dầu mỏ nếu biết xử lí, vừa đủ sẽ làm hạn chế được những tác hại xấu
đến môi trường cũng như thiên nhiên. Chính vì thế con người cần có những định
hướng khai thác sử dụng hợp lí, cân bằng để bảo vệ môi. Thực tế cũng ở nhiều
nước đã chứng minh được tầm quan trọng khi tuân thủ luật bảo vệ môi trường và
các nguồn tài nguyên. Chúng ta có thể kể đến các quốc gia như Thụy Sĩ, Singapo, Đan Mạch,…. Đan Mạch
* Thứ hai, pháp luật xây dựng hệ thống các quy chuẩn môi trường, tiêu chuẩn
môi trường để bảo vệ môi trường
- Điển hình, khi các nhà máy, xí nghiệp tổ chức sản xuất phải thực hiện đầy
đủ các yêu cầu của pháp luật trong kinh doanh. Kiểm tra, đánh giá, xử lí các chất
thải theo đúng qui định của Nhà nước ban hành. Việc đưa ra các tiêu chuẩn như
vậy nhằm định hướng và xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Tuy nhiên, không phải trong tình huống nào thì qui định này cũng có thể tuân thủ
và chấp hành. Nếu như đóng cửa rừng, không cho sản xuất gỗ sẽ làm ảnh hưởng
đến nền kinh tế và thu nhập của nhiều bộ phận người dân vì từ trước đến nay họ
vẫn sống phụ thuộc vào khai thác và buôn bán gỗ. Mặc dù biết rõ các khu vực
rừng đang ngày càng suy thoái. Việc trước mắt các cấp chính quyền chỉ có thể 5
đưa ra giải pháp hạn chế việc đốn rừng, nếu không tình trạng buôn lậu sẽ xảy ra khắp cả nước.
- Các quy chuẩn môi trường, tiêu chuẩn môi trường này thực chất là những
quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành bằng
các văn bản pháp lý nên chúng trở thành tiêu chuẩn pháp lý (mang tính bắt buộc
áp dụng) mà các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tuân thủ nghiêm ngặt khi khai
thác, sử dụng các yếu tố (thành phần) của môi trường. Hơn nữa, các quy chuẩn
môi trường, tiêu chuẩn môi trường là cơ sở pháp lý cho việc xác định có vi phạm
pháp luật về môi trường hay không, đồng thời cũng là cơ sở cho việc truy cứu
trách nhiệm hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi cụ
thể về môi trường. ( Theo giáo trình QPAN)
- Chúng ta ngày nay có thể dễ dàng nhận thấy được rất nhiều sai sót của một
số nhà máy khi không tuân thủ những quy định bảo vệ môi trường của pháp luật
qua các cơ quan truyền thông báo chí đưa tin. ( Nguồn: Google)
Trên đây là trường hợp điển hình của hành vi vi phạm những hệ thống quy
chuẩn của pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc công ty Fomosa Hà Tĩnh. Hiện
tượng thủy sản chết lan trên diện rộng, bắt đầu từ vùng ven biển Hà Tĩnh, lan tiếp
dọc ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Sự cố này đã
gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trưởng, trong đó chịu ảnh hưởng
nặng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và
đời sống sinh hoạt, sức khỏe của ngư dân. Nguyên nhân gây ra sự cố môi trường
làm hải sản chết hàng loạt tại ven biển bốn tỉnh miền Trung được xác định do
công ty Formosa gây ra trong quá trình vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy, đã
có những vi phạm và để xảy ra sự cố, dẫn tới nước thải có chứa độc tố phenol,
xyanua chưa được xử lý đạt chuẩn xả ra môi trường. Sự cố gây ô nhiễm môi
trường đất của người khu vực sản xuất nông nghiệp lân cận và nước sông Gâm
cũng đã bị ô nhiễm nặng, không sử dụng được cho sinh hoạt và sản xuất, làm chết
một số lượng lớn cá tự nhiên, cá lồng nuôi. Ngoài ra còn gây ô nhiễm môi trường 6
khí khi xả khói chưa qua xử lý gây ảnh hưởng lớn đến cn người và sinh vật. Hiện
tại, công ty Formosa đã nhận trách nhiệm, xin lỗi Chính phủ, nhân dân, bồi thường
500 triệu USD và đóng cửa vĩnh viễn. ( Nguồn: Google)
Hay ngoài Fomosa, vẫn còn rất nhiều những mà máy khác đã vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường đã bị pháp luật xử lý. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2
như trên hình đây là dự án nhiệt điện than lớn đầu tiên của khu vực miền Nam đặt
tại tỉnh Bình Thuận đưa vào thử nghiệm vận hành từ tháng 1/2015 đã gây phát tán
bụi, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Phản ứng với ô nhiễm khói bụi, vào
tháng 4/2015, dân địa phương đã phong tỏa quốc lộ 1 để phản đối. Tháng 10/2015
và tháng 1/2016, tiếp tục có sự cố khiến nước từ bãi xỉ thải tràn ra ngoài khu dân
cư, gió lốc khiến bụi phát tán ra môi trường xung quanh. Đoàn thanh tra của Tổng
cục Môi trường đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư do gây ô nhiễm môi trường.
Tất cả những thực tiễn, những sự việc xảy ra thực tế đã càng khẳng định
được vai trò của pháp luật khi đã xây dựng một hệ thống các quy chẩn môi trường,
tiêu chuẩn môi trường để bảo vệ môi trường.
* Thứ ba, phát luật quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính, dân sự buộc
các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu đòi hòi pháp luật trong
việc khai thác, sử dụng các yếu tố của môi trường
Việc xây dựng và đưa ra các tiêu chuẩn để định hướng quá trình khai thác,
sử dụng các thành phần của môi trường có ý nghĩa quan trọng, đã tác động sâu
sắc đến những hành vi vi phạm pháp luật. Các chế tài này đã buộc các chủ thêr vi
phạm tuân thủ, chấp hành một cách nghiêm túc vì sẽ bị đánh tực tiếp vào khả năng
kinh tế, khả năng làm chủ của họ. Những chế tài này được sử dụng trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường vừa có tác dụng ngăn chặn các hành vi vi phạm vừa có tác
dụng giáo dục người dân. 7
Tuy nhiên, không phải biện pháp nào cũng được thực hiện một cách triệt
để và tuyệt đối dù có hiệu quả đến đâu. Dù đánh vào tài chính, hình sự nhưng một
số đối tượng vẫn ngang nhiên xả thải, trực tiếp gây ô nhiễm môi trường sống chỉ
vì tinh thần thiếu trách nhiệm. Trong quá trình tham gia khai thác, sử dụng các
thành phần của môi trường, con người thường có xu hướng vi phạm vào các tiêu
chuẩn đó ở các mức độ khác nhau, tùy theo tính chất mức độ nhưng có xu hướng
ngày càng đa dạng về hành vi, nghiêm trọng về hậu quả tác động tiêu cực về mọi
mặt đến môi trường sinh thái của môi trường. ( Nguồn: Google)
Chúng ta có thể quan sát được hiện tượng phổ biến khi quan sát bức ảnh được
đề cập trên. Người dân, các cá nhân, chế tài vẫn ngang nhiên xả thải công khai
trên đường quốc lộ- nơi giao thông công cộng, nhiều người qua lại. Điều này có
thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống xung quanh, người đi đường
chung; chúng phát triển vi khuẩn, nấm mốc, là nguyên nhân gây nên những thứ
bệnh cho con người như sốt xuất huyết, viêm phổi,….vô cùng nguy hiểm. Từ đó
cho thấy vai trò của pháp luật là thật sự cần thiết.
* Thứ tư, pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường.
Dựa trên những cơ sở pháp lí mà Nhà nước ban hành tổ chức các cấp, cá
nhân sẽ ý thức được một phần trách nhiệm đối với xã hội. Hạn chế được vấn nạn
ô nhiễm môi trường, thường xuyên giám sát được quá trình đưa chất thải ra môi
trường, giáo dục người dân về tác hại của môi trường khi bị ô nhiễm. Bởi vậy,
việc ban hành trách nhiệm, chức năng, quyền hạn của các cơ quan tổ chức, cá
nhân là vô cùng cần thiết khi tham gia bảo vệ môi trường. Dẫu biết việc này cực
kỳ khó khăn, nan giải, cần thời gian nhưg nó cũng là vấn đề cấp bách, điều đó
cũng một phần thể hiện được vai trò to lớn của pháp luật trong phòng chống những
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. 8
* Thứ năm, giải quyết các tranh chấp liên quan đến bảo vệ môi trường
Trong quá trình khai thác, sử dụng các thành phần của môi trường thì chắn
chắn, điều không thể tránh khỏi đó chính có thể xảy ra những tranh chấp. Các
tranh chấp đó có thể là giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với doanh nghiệp; giữa
cá nhân, doanh nghiệp với Nhà nước… Pháp luật sẽ phải vào cuộc và với tư cách
là “hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự” sẽ giải quyết các tranh chấp
đó trên cơ sở những quy định đã được ban hành một cách công bằng, nghiêm minh
và hợp lý. Đưa ra những hướng giaỉ quyết thỏa đáng, làm sao vừa hợp lý đối với
các cá nhân, tổ chức, vừa có thể thực hiện được chính sách bảo vệ môi trường,
mang lại môi trường xanh- sạch- đẹp, đời sống khỏe mạnh cho nhân dân.
Tóm lại, vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách
và cần thiết. Đất nước ta đang ngày càng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đồng
nghĩa với việc những khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều thì việc chấp
hành theo pháp luật do Nhà nước ban hành là điều đúng đắn, môi trường xanh-
sạch-đẹp. Tuy nhiên do được ban hành bằng tiêu chuẩn pháp lí nên chúng cũng là
tiêu chuẩn để đánh giá những vi phạm, tranh chấp đến việc bảo vệ môi trường.
Nếu như tất cả người dân đều nghiêm túc chấp hành theo văn bản pháp luật do
Nhà nước ban hành, tự giáo dục, tuyên truyền với người thân, người dân xung
quanh mình thì đất nước ta sẽ có thể một phần nào đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Tuy chỉ là một việc nhỏ nhưng cũng có thể đánh giá được một mối quan hệ
hợp tác để phát triển về kinh tế. Mỗi cá thể, mỗi cơ quan đều chấp hành những
quy định mà pháp luật đặt ra thì chúng ta sẽ tạo nên một thế giới trong sạch, đáng sống.
1.3. Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
* Pháp luật về tổ chức, quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường
+ Hiến pháp (1980, 1992, 2013) quy định về công tác bảo vệ môi trường:
“Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và
mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy
kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường” ( Hiến pháp 1992)
Điều 43 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền được sống
trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.”
+ Luật, Pháp lệnh quy định một cách rõ về bảo vệ môi trường để phần nào
hạn chế những vi phạm nghiêm trọng trong công tác.
+ Các quy định còn được thể hiện rõ ở các Nghị định, Nghị quyết, Quyết
định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhằm giáo dục người dân, các cá nhân, doanh nghiệp,…..
+ Ngoài ra, còn các văn bản hướng dẫn của các cấp về công tác bảo vệ môi trường 9
*Pháp luật còn xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như : - Xử lý hình sự:
Căn cứ vào điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định :
+ Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ
100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ
khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm
về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật từ 3.000
kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam
Xả thải ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000
mét khối (m3)/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy
chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên
Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi
trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 lần đến dưới 04 lần
Xả ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét
khối (m3)/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;…….
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu
cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm
về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật 5.000 kilôgam trở lên 10
Xả thải ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày trở lên nước thải
có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên
Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ
môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật 04 lần trở lên
Xả ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải trở lên có
độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14
- Xử lý vi phạm hành chính ( Nguồn: Google search)
Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị
định này, bao gồm: Các hành vi vi phạm các quy định về đăng ký môi trường,
giấy phép môi trường, đánh giá tác động môi trường; các hành vi gây ô nhiễm
môi trường; các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải; các hành vi vi
phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ
và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh
doanh dịch vụ tập trung; các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường
trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên
liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử
dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản; các hành vi vi phạm các
quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường,… 11
Dự thảo Nghị định cũng bổ sung các hành vi vi phạm hành chính về bảo
tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học bao gồm: bảo tồn và phát triển bền vững hệ
sinh thái tự nhiên, bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và
phát triển bền vững tài nguyên di truyền; các hành vi vi phạm các quy định về bảo
vệ di sản thiên nhiên, chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn; Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện quan
trắc môi trường; thu thập, quản lý, khai khác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi
trường; báo cáo công tác bảo vệ môi trường; Các hành vi cản trở hoạt động quản
lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi
phạm quy định khác về bảo vệ môi trường.
Theo Thanh tra Bộ TN&MT, các mức xử phạt đối với từng hành vi vi
phạm được đưa ra trong dự thảo Nghị định được xây dựng dựa trên sự kế thừa của
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP và Nghị định số 55/2021/NĐ-CP về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; đồng thời bổ sung các nội dung mới có
tính tương thích với Luật BVMT 2020 và các văn bản hướng dẫn Luật như dự
thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, dự thảo
Nghị định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Cùng với đó, cập
nhật các quy định về xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường hải đảo; cập nhật
các nội dung xử lý vi phạm về xả thải vào nguồn nước của pháp luật về tài nguyên
nước; cập nhật nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm
hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020.
- Xử lý trách nhiệm dân sự trong bảo vệ môi trường
Có thể nói, hiện nay trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở
nước ta chưa được chú trọng và phát triển. Các quy định về trách nhiệm dân sự
trong lĩnh vực này mới chỉ dừng lại ở quy định chung mang tính nguyên tắc, bao gồm:
+ Trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật môi trường
+ Trách nhiệm khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường
+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây sự cố môi trường, suy
thoái môi trường, ô nhiễm môi trường gây ra
Nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi
trường (Điều 13 Nghị định 113/2010/NĐ-CP của Chính phủ)
+ Một là, ô nhiễm, suy thoái ở một khu vực địa lý tự nhiên do nguồn
phát sinh chất thải hoặc hành vi xâm hại tại khu vực đó hoặc không tại khu vực
đó nhưng tác động xấu đến khu vực đó;
+ Hai là, có cơ sở khoa học về tồn tại mối liên hệ giữa các chất gây ô
nhiễm có thể phát sinh từ nguồn thải hoặc hành vi xâm hại với tình trạng này làm
suy giảm chức năng và tính hữu ích của môi trường;
+ Ba là, việc xác định tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi
trường phải đảm bảo kịp thời và công bằng.
Tóm lại, trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở nước ta
hiện nay đóng một vai trò quan trọng nhằm góp phần làm giảm sự ô nhiễm, suy 12
thoái môi trường. Chính vì vậy, việc hoàn thiện các quy định về trách nhiệm dân
sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là cần thiết.
2. Khái niệm, dấu hiệu của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường 2.1. Khái niệm
Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương
mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quy định của Nhà nước
về bảo vệ môi trường, xâm phạm đến các thành phần của môi trường làm thay đổi
trạng thái, tính chất của môi trường gây ảnh hưởng xấu tới sự tồn tại, phát triển
con người và sinh vật, mà theo quy định phải bị xử lý hình sự. ( Theo giáo trình QPAN)
Tội phạm môi trường còn là hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường do
người có năng lực trách nhiệm hình sự hay pháp nhân thương mại gây ra một cách
cố ý hay vô ý có tác động tiêu cực gây ảnh hưởng xấu làm thay đổi, mất cân bằng
hệ sinh thái sinh vật .Dẫn đến các vấn đề về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng gián
tiếp hoặc gián tiếp tới tài sản , tính mạng sức khỏe con người , cũng
như sự sống của sinh vật và thực sống trong môi trường đó . Ngoài ra tội phạm
môi trường còn tác động đến các thành phần của hệ sinh thái , làm giảm sự đa
dạng sinh học hoặc ảnh hưởng đến quyền được sống trong môi trường trong lành của con người
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi
phạm các quy định quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường do các cá nhân, tổ
chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm, theo quy định
phải bị xử lý vi phạm hành chính.
2.2 Dấu hiệu vi phạm pháp luật về môi trường
( Nguồn: Google search)
* Khách thể của tội phạm 13
Khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm và được
hiểu là đối tượng bị tội phạm xâm hại. Luật hình sự coi đối tượng bị tội phạm xâm
hại là quan hệ xã hội. Bất cứ tội phạm nào cũng đều xâm hại một hoặc một số
quan hệ xã hội nhất định được Luật hình sự bảo vệ.
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm. Bất cứ
hành vi phạm tội nào cũng đều gây thiệt hại hoặc hướng tới gây thiệt hại cho quan
hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ; là sự xâm phạm vào các quy định
của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường, xâm phạm vào sự trong sạch, tính tự
nhiên của môi trường thiên nhiên vượt quá mức giới hạn cho phép, xâm phạm vào
sự ổn định của môi trường sống gây ảnh hưởng hoặc làm tổn hại đến tính mạng,
sức khoẻ của con người và các loài sinh vật. Không gây thiệt hại hoặc hướng tới
gây thiệt hại cho đối tượng là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thì hành vi
khách quan không có tính gây thiệt hại và do vậy cũng không có tội phạm.
Đối tượng vi phạm bao gồm các cá nhân hoặc tổ chức có đủ điều kiện về
chủ thể.Đối với cá nhân, người vi phạm phải có khả năng nhận thức và điều khiển
hành vi, đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật. Với tổ chức vi phạm phải có tư
cách pháp nhân, nghĩa là các tổ chức này được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ
chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản độc lập đó, đồng thời được nhân danh mình tham gia vào các quan
hệ pháp luật một cách độc lập. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường bao gồm :
- Hành vi vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo
đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường
- Hành vi gây ô nhiễm môi trường, hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải
- Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động
nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên
liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học
- Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động
du lịch và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
- Hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục
ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường
- Hành vi vi phạm về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển
bền vững hệ sinh thái tự nhiên
- Hành vi vi phạm các quy định về Bảo tồn và phát triển bền vững các
loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền
- Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, kiểm tra, phối hợp
thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính.
Trong những năm gần đây, tình hình vi phạm pháp luật về môi trường diễn
ra phổ biến và ngày càng phức tạp trên nhiều lĩnh vực. Tội phạm môi trường đã
làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường sinh thái, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững của đất nước. 14
* Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm. Bất kỳ tội
phạm nào cũng được thể hiện ra bên ngoài, phản ánh trong thế giới khách quan.
Mặt khách quan của tội phạm có những dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội,
hậu quả tác hại do hành vi đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy
hiểm và hậu quả tác hại, thời gian, địa điểm, phương pháp, phương tiện và công
cụ thực hiện tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm về vấn đề môi trường được thể hiện qua
nhiều nhóm ngành, cụ thể: ( Nguồn: Google search)
- Nhóm các hành vi gây ô nhiễm môi trường (quy định tại các điều 235, 236,
237, 239 - Bộ luật hình sự hiện hành): đây là các hành vi chôn, lấp, đổ, thải, xả
thải trái pháp luật các chất thải ra môi trường (đất, nước, không khí,…); cho phép
chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật về chất thải nguy hại; vi phạm quy
định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; đưa chất thải vào lãnh
thổ Việt Nam. ( Theo giáo trình QPAN)
Nhưng những tổ chức, cá nhân, pháp nhân thương mại có hành vi nêu trên
chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi chất thải nguy hại thải ra môi trường đạt
mức bộ luật hình sự quy định.
- Nhóm các hành vi hủy hoại tài nguyên, môi trường (quy định tại các điều
238, 242, 243, 244, 245, 246 - Bộ luật hình sự hiện hành), bao gồm các hành vi:
+ Thứ 1: Tội vi phạm quy tắc bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, kè và
phòng, chống thiên tai; vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ công trình kè,
kè (Điều 238), cụ thể như một số điều: xây dựng nhà, công trình không đúng quy
cách trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, kè và công trình phòng, chống thiên
tai; Công trình thủy lợi, bờ bao, công trình phòng, chống thiên tai, công trình bảo
vệ, vận hành, sử dụng, kiểm soát, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng,
chống và khắc phục hậu quả tác động của thiệt hại do nước gây ra; Khoan, đào,
khảo sát, khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản và nước ngầm trái phép; Sử dụng 15
chất nổ, chất nổ, chất gây cháy trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, hồ đập,
công trình phòng, chống thiên tai, công trình bảo vệ, vận hành, sử dụng, kiểm
soát, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống, khắc phục sự cố. do nước
gây ra, trừ trường hợp được phép hoặc trường hợp khẩn cấp do pháp luật quy
định; Vận hành bồn nước không đúng quy trình vận hành bồn chứa, quy trình vận
hành giữa các bồn chứa; việc thực hiện phân lũ, chậm lũ vi phạm quy trình, tiêu
chuẩn kỹ thuật được ủy quyền, trừ trường hợp đặc biệt do người có thẩm quyền quyết định.
+ Thứ 2:Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242), bao gồm các hành vi sau đây:
. Sử dụng chất độc, chất nổ, các hoá chất khác, dòng điện hoặc các phương
tiện ngư cụ khác bị cấm để khai thác thuỷ sản hoặc làm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ
sản. Hiện nay, có rất nhiều trường hợp sử dụng những chất độc, chất nổ, hóa chất,
ngư cụ tự chế để cải thiện năng suất đánh bắt cá. Nhưng điều đó lại là hành vi vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường bởi hành vi đó dẫn đến rất nhiều hệ lụy.
Chúng ta có thể kể đến những hành vi như dùng mìn ném xuống biển làm cho cá
chết, dùng thuốc trừ sâu đổ xuống sông làm cho cá chết; dùng dòng điện để khai
thác thuỷ sản dùng dòng điện chạy qua nước để thủy sản bị điện giật chết. Khi
dùng chất độc, chất nổ, các hoá chất khác hoặc dùng điện để đánh bắt thuỷ sản
thường làm cho thủy sản chết hàng loạt không phân biệt loài nào, lớn hay bé, có
thể có loài nặng hàng chục ki-lô-gam, có loài chỉ nhỏ như con tép không chỉ huỷ
diệt nguồn thuỷ sản mà còn huỷ hoại cả môi trường thuỷ sản. Điều đó cực kì nguy
hiểm, gây thiệt hại về hệ sinh thái hai thậm chí là tính mạng của con người.
. Bên canh đó, hành vi khai thác các loài thuỷ sản quý hiếm bị cấm theo quy
định của Chính phủ cũng gây nên mất cân bằng hệ sinh thái, một số sinh vật sẽ
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thuỷ sản quý
hiếm được bảo vệ theo quy định của Chính phủ. Vi phạm các quy định khác về
bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
+ Thứ 3: Tội phá hoại rừng ( Điều 243), bao gồm các hành vi:
. Đốt rừng, dùng lửa hoặc các hóa chất gây cháy, làm phát lửa. Hành vi này
sẽ dẫn đến hậu quả cháy toàn bộ hoặc chỉ một phần nhỏ, gây thiệt hại rừng, từ đó
sẽ để lại những hệ lụy đáng tiếc. Hiện nay có rất nhiều vụ cháy rừng diễn ra khắp
nơi trên đất nước ta. Phổ biến nhất là ở các tỉnh phía Bắc hoặc các tỉnh miền Trung
do nhiệt độ thời tiết quá cao, đồng thời cũng do hành vi đốt rừng làm nương của
người dân khi không có sự cho phép của các cấp chính quyền.
. Song song với vấn nạn đốt rừng thì nạn phá rừng vẫn hoành hành ở một
số nơi. Đối tượng chặt phá cây trong rừng hoặc khai thác trái phép, buôn lậu nhằm
mục đích kiếm lời, không được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Điều này sẽ
dẫn gây thiệt hại rất nhiều đến hệ sinh thái và cuộc sống của người dân quanh khu 16
vực. Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều hành vi khác cần các cơ quan, chính quyền
vào cuộc để đấu tranh với các vấn nạn đang tiếp diễn.
+Thứ 4: Tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp,
quý hiếm ( Điều 244). Cá nhân hoặc tổ chức thương mại thức hiện một số hành vi
như săn bắn, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật cao cấp,
quý hiếm cần được ưu tiên bảo vệ. Với những tội phạm này thường dùng các loại
vũ khí hoặc phương tiện khác để bắt sống hay có thậm chí là bắn chết rồi đem đi
xử lí; một số trường hợp đưa động vật còn sốt đem nuôi nhốt trái phép, buôn bán
vận chuyển trái phép nhằm mục đích sinh lời cá nhân. Kinh hoàng hơn khi nhiều
đối tượng còn buôn bán trái phép những bộ phận từ cơ thể, sản phẩm động vật
quý hiếm và coi đó như một chiến tích, niềm tư hào hay một trào lưu,… Những
hành vi đó sẽ để lại hậu quả rất lớn đối với môi trường sinh vật, khiến rất nhiều
động vật có tên trong danh sách đỏ, hoặc thậm chí là tuyệt chủng. Hiện nay, có
rất nhiều chủ thể tội phạm thực hiện hành vi này đã bị các cơ quan kiểm lâm, có
tổ chức bảo vệ động vật mạnh tay vào cuộc; có các chế tài xử lý khắt khe; triệt
phá rất nhiều đường dây săn bắn, mua bán, tàng trữ trái phép động vật quý hiếm,
đem lại cuộc sống bình yên, bảo tồn giống loài.
+ Thứ 5: Nhóm các hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm ( quy
định tại các điều 240,241- Bộ luật hình sự hiện hành) bao gồm các hành vi cụ thể
như lây lan dịch bệnh, truyền nhiễm nguy hiểm cho người hoặc có hành vi khác
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. Không những thế, làm lây lan dịch
bênh nguy hiểm cho động vật là hành vi đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực bị
hạn chế lưu thông cho động vật, thực vật bị nhiễm bệnh, không thực hiện yêu cầu
kiểm dịch theo đúng pháp luật. Hiện nay, thế giới và nước ta đang phải chịu thiệt
hại do đại dịch Covid-19 hoành hành, gây ra rất nhiều thiệt hại về người và tài
sản. Theo bộ luật hình sự, hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác
có thể bị xử lý trách nhiệm về hình sự về “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm cho người” quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi,
bổ sung năm 2017. Người vi phạm có thể bị xử phạt hình phạt tù cao nhất đến 12
năm tù. Bởi vậy, mỗi người dân cần nắm rõ luật pháp, nắm rõ tình hình chung về
dịch bệnh để bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội.
* Chủ thể của tội phạm
- Về cá nhân, chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi được luật hình
sự quy định là tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, cũng có tội phạm thực hiện bởi chủ thể đặc biệt là
người có chức vụ và quyền hạn.
- Chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân, còn pháp nhân thương mại là
chủ thể thứ hai phải chịu trách nhiệm hình sự. Pháp nhân thương mại phải đảm
bảo được một số quy định: được thành lập hợp pháp theo quy định của Bộ luật
dân sự, các luật khác có liên quan; có cơ cấu tổ chức theo luật; có tài sản độc lập
với cá nhân, pháp nhân khác và phải hoàn toàn tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
của mình; nhân danh bản thân tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập; có 17
mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và chia đều cho các thành viên. Đặc biệt, cụ
thể, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều
kiện như: hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; hành
vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích, được chỉ đạo, điều hành của pháp nhân thương mại.
* Mặt chủ quan của tội phạm:
- Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là trạng thái tâm lý
của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đó thực hiện
và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi ấy, thể hiện ở dấu hiệu lỗi,
động cơ phạm tội và mục đích phạm tội.
- Trong các dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội thì dấu hiệu
lỗi là dấu hiệu có trong tất cả các cấu thành tội phạm. Dấu hiệu động cơ phạm tội
và dấu hiệu mục đích phạm tội chỉ có trong một số tội phạm nhất định. Hầu hết
tội phạm về môi trường thực hiện hành bi phạm tội dưới hình thức lỗi cố ý:
+ Lỗi cố ý trực tiếp: Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự,
thì lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của phạm tội trong trong trường hợp “người phạm tội
nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của
hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra”.
+ Lỗi cố ý gián tiếp: Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 BLHS, thì lỗi cố
ý gián tiếp là lỗi của người phạm tội trong trường hợp “Người phạm tội nhận thức
rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó
có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”.
3. Các biện pháp chung phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
- Biện pháp tổ chức - hành chính: Xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức các cơ
quan quản lý Nhà nước về môi trường, các chủ thể tham gia bảo vệ môi trường,
nâng cao năng lực các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, đoàn
thể quần chúng và nhân dân trong bảo vệ môi trường; thể chế hoá đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường....
- Biện pháp kinh tế: Biện pháp này chủ yếu dùng các lợi ích vật chất để kích
thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, bảo vệ môi trường
và ngược lại xử lý, hạn chế lợi ích kinh tế của chủ thể vi phạm.
- Biện pháp khoa học - công nghệ: Là ứng dụng các biện pháp khoa học công
nghệ vào giải quyết những vấn đề môi trường.
- Biện pháp tuyên truyền, giáo dục: là giáo dục, tuyên truyền đường lối chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng
vào việc bảo vệ môi trường.
- Biện pháp pháp luật là biện pháp xây dựng các quy phạm pháp luật và tổ chức
thực hiện, áp dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc bảo vệ môi trường. 18 KẾT LUẬN
Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, phát triển hàng ngày, là không gian để
sinh tồn của rất nhiều những loại động vật, thực vật trong tự nhiên. Tuy nhiên,
ngày nay do ý thức không tốt của con người mà môi trường đang ngày càng trở
nên ô nhiễm nặng nề. Sự ô nhiễm này không chỉ gây suy giảm chất lượng môi
trường sống mà còn đe dọa đến chính sự sống của con người trên trái đất.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, đời sống xã hội tuy đã
được cải thiện rất nhiều. Nhưng song song với nó là những tác hại vô hình nhưng
lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Đó
chính là thực trạng suy giảm môi trường sống, môi trường tự nhiên.
Bảo vệ môi trường, bảo vệ ngôi nhà của chúng ta, không có môi trường ta sẽ
không được sinh sống, không thể phát triển. Nếu chúng ta có một môi trường sống
tốt, một hệ sinh thái cân bằng, trong sạch, chắc chắn đời sống của con người sẽ
được khỏe mạnh, văn minh, sẽ không còn lo lắng về bênh tật, đại dịch, thậm chí
không còn những câu chuyện đáng buồn từ sách đỏ. Bởi
thế bảo vệ môi trường là
bảo vệ chính chúng ta. Ngày nay, đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường, con
người đã và đang có những biện pháp tích cực khắc phục hậu quả đã gây ra và
tránh những tác động xấu sẽ đến. Chính phủ cũng đã ban hành hàng loạt các văn
bản về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, rác thải; răn đe mạnh tay với những tổ
chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường. Chúng ta luôn luôn tích cực
hưởng ứng “Giờ trái đất 24/3” hằng năm, có những chương trình chung tay góp
sức bảo vệ trái đất xanh sạch đẹp, có những chương trình tình nguyện kêu gọi các
bạn trẻ, các cá nhân dành quỹ thời gian của mình để chung tay nhặt rác, thu gom
rác ở mọi nơi trên mọi địa bàn. Và còn rất nhiều, rất nhiều những hành động khác
để tất cả chúng ta chung tay đẩy lùi vấn nạn ô nhiễm môi trường, góp phần bảo
vệ mái nhà chung của toàn nhân loại trên trái đất.
Trên đây là bài tiểu luận thu hoạch của cá nhân em về những hành vi vi phạm
pháp luật. Em đã cố gắng chắt lọc, chỉ ra một số hiện thực, vấn nạn chung về hành
vi phạm pháp gây nên ô nhiễm môi trường của nước ta; đồng thời cũng đưa ra
những mặt tích cực, những phương án bảo vệ của Chính quyền, các cơ quan, tổ
chức và người dân nhằm chung tay xây dựng và bảo vệ môi trường hiện nay. Em
rất mong nhận được ý kiến đánh giá của thầy cô để bản thân rút kinh nghiệm và
hoàn thiện hơn trong những bài tiểu luận sắp tới. Em xin chân thành cảm ơn. 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quốc phòng và An ninh. 2.Bộ công thương
https://moit.gov.vn/bao-ve-moi-truong/quy-dinh-xu-phat-vi-pham-ve-moi- truong-phai-c - o tinh-ran-de.html 3. Luật sư Việt Nam.
https://lsvn.vn/hoan-thien-quy-dinh-ve-xu-ly-hinh-s - u doi-vo - i hanh-vi-v - i
pham-phap-luat-kiem-soat-o-nhiem-moi-truong-bien1612951016.html
4. Cổng thông tin điện tử bộ công an:
http://bocongan.gov.vn/hoidap/Pages/hoidap.aspx?ItemID=3911
5. Viện kiểm sát Hải Dương
http://vienkiemsat.haiduong.gov.vn/ArticleDetail/4430/phap-nhan-thuong-
mai-co-phai-la-chu-the-cua-toi-pham-hay-khong.aspx
6. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắc Nông.
http://vksdaknong.gov.vn/Vien-Kiem-Sat-Nhan-Dan-Tinh-Dak-
Nong/78/1122/2500/123527/Trao-doi-phap-luat/Phan-tich-mat-chu-quan-cua- toi-pham-.html