-
Thông tin
-
Quiz
Phòng chống vi phạm pháp luật và bảo vệ môi trường | Tiểu luận HP2 công tác quốc phòng an ninh
Khái niệm vi phạm pháp luật môi trường. Các loại vi phạm pháp luật môi trường. Tình hình chung về vi phạm pháp luật môi trường tại Việt Nam. Sự tác động của các vi phạm pháp luật môi trường. Cách giải quyết của nhà nước đối với cá nhân, tổ chức. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
HP2 Công tác quốc phòng an ninh 55 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Phòng chống vi phạm pháp luật và bảo vệ môi trường | Tiểu luận HP2 công tác quốc phòng an ninh
Khái niệm vi phạm pháp luật môi trường. Các loại vi phạm pháp luật môi trường. Tình hình chung về vi phạm pháp luật môi trường tại Việt Nam. Sự tác động của các vi phạm pháp luật môi trường. Cách giải quyết của nhà nước đối với cá nhân, tổ chức. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: HP2 Công tác quốc phòng an ninh 55 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
TIỂU LUẬN
HP2 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Sinh viên
: ĐÀO ANH MINH
Mã số sinh viên : 2151010043
Lớp GDQP&AN : 17 Lớp
: CÔNG TÁC XÃ HỘI K41 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG ......................................... 5 1.
Khái niệm vi phạm pháp luật môi trường ......................................................... 5
2.Các loại vi phạm pháp luật về môi trường ............................................................... 6
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BÀO VỆ MÔI TRƯỜNG ........ 9
1.Tình hình chung về vi phạm pháp luật môi trường tại Việt Nam ......................... 9
2.Sự tác động của các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường .................................. 10
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ
MÔI TRƯỜNG ................................................................................................................ 12
1.Cách giải quyết của nhà nước đối với các cá nhân và tổ chức ................................... 12
2.Hình thức xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm luật bảo vệ môi trường .... 14
KẾT LUẬN VỀ CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ............... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 17
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Báo chí và Tuyên truyền
đã đưa bộ môn Giáo dục quốc phòng và an ninh vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy giảng dạy bộ môn này. Trong quá trình tìm hiểu và
học tập bộ môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, em đã nhận được sự giảng dạy và hướng
dẫn tận tình, tâm huyết của các thầy, cô. Thầy, cô đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức
hay và bổ ích. Từ những kiến thức mà thầy, cô truyền đạt, em xin trình bày lại những gì
mình đã tìm hiểu về vấn đề: “Phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường” gửi đến thầy, cô.
Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn này của em vẫn còn những hạn chế nhất định. Do
đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này. Mong
thầy, cô xem và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Kính chúc thầy, cô
hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người”.
Kính chúc thầy, cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò
đến những bến bờ trí thức.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, công tác toàn dân tham gia bảo vệ môi trường đã đạt nhiều
kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, luật môi trường chính là một trong những công cụ hữu
hiệu góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường nói riêng và phát triển bền vững nói
chung, xuất phát từ việc thay đổi nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng.
Câu nói : “ Quốc gia nào không biết bảo vệ đất là đang tự tay giết chính
mình.Rừng là lá phổi của chúng ta.Nó giúp ta làm sách không khí và tạo ra sức mạnh tươi
mới cho tất cả mọi người” trích dẫn cựu tổng thống Hoa Kì thứ 32. Qua những lời của
ông đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và các hành vi
vi phạm luật môi trường.Chính phủ Việt nam cũng đang giải quyết các vấn đề về môi
trường tuy nhiên chưa được giải quyết triệt để. Nguyên nhân từ thiên tai tự nhiên, sự
thiếu ý thức người dân và tội phạm môi trường.
Các cơ quan và tổ chức vì môi trường đã góp phần truyền tải thông tin trong quá
trình chỉ đạo, quản lý điều hành của Chính phủ. Đồng thời, báo chí cũng là một kênh
thông tin quan trọng l, hỗ trợ truyền đạt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng
và Nhà nước đến với công chúng. Để tiếp tục huy động sự tham gia của các mọi người
trong công tác bảo vệ môi trường, cũng như ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật môi
trường .Vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay cần đánh giá hiện trạng phản ánh thông tin môi
trường của các tờ báo nhằm phát hiện các vấn đề cần tiếp tục đổi mới. Đây cũng là lý do
nghiên cứu này được thực hiện.
CHƯƠNG 1: VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm vi phạm pháp luật môi trường
Vi phạm là hành vi trái pháp luật của chủ thể có thẩm quyền Trong phạm vi pháp luật
cho phép, cố ý hoặc vô ý vi phạm các quan hệ xã hội Được bảo vệ và bị trừng phạt thích
đáng. Dễ hiểu từ đó phạm luật Luật môi trường là việc tổ chức, cá nhân không tuân thủ
một cách cố ý hoặc không cố ý luật môi trường.
Vi phạm luật môi trường là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghiệp
và xây dựng Xây dựng môi trường đô thị, quản lý và phát triển lâm sản, khoáng sản nhập
khẩu Nhập khẩu, quản lý chất thải nguy hại ... tràn lan, vi phạm Các thiết chế xã hội liên
quan đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên thuận lợi và chất lượng cao, Sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên để đảm bảo an toàn Hệ sinh thái là quần thể.
Việt Nam là một đất nước đang phát triển kinh tế nhưng các vấn đề về môi trường
chưa được giải quyết hiệu quả. Việc phát triển kinh tế nhằm nâng cao điều kiện sống về
vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ
xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Tuy nhiên trước những biến đổi theo chiều hướng
xấu của môi trường trong thời gian gần đây đã đặt ra vấn đề cần có những giải pháp khắc
phục kịp thời để hướng đến một nền kinh tế phát triển bền vững.
Ô nhiễm môi trường, tai nạn môi trường và biến đổi khí hậu của Việt Nam chủ yếu
là do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của đất nước được thúc đẩy với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
Ở một mức độ nào đó, có thể nói rằng ở nhiều nơi, nhiều trường hợp, công tác bảo
vệ môi trường đã bị coi nhẹ và nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững chưa được tuân thủ
nghiêm ngặt. Tình trạng này đã tác động vô cùng tiêu cực và nguy hiểm đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Việc khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường ở Việt Nam cũng không nằm
ngoài thực trạng chung của thế giới, có chăng chỉ là tính cực kì phức tạp, đa dạng và nan
giải. - Trên thực tế, tình hình môi trường thời gian gần đây diễn biến ngày càng phức tạp.
Tác động của biến đổi khí hậu ngày càng khó lường với các hiện tượng như mưa nhiều
nhưng hạn hán cũng gay gắt, xâm nhập mặn diễn ra ở nhiều nơi với cường độ cao, nước
biển dâng khiến nhiều vùng trũng thấp thường xuyên bị ngập… Hay vấn đề vi phạm pháp
luật môi trường cũng ngày càng nghiêm trọng, trong đó nguồn nước ở nhiều nơi bị ô nhiễm
do nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, do sự xâm nhập mặn và giảm lượng trao đổi
nước từ đầu nguồn các sông lớn. Đặc biệt, ô nhiễm không khí cũng rất trầm trọng, nhất là
ở các đô thị lớn, trong đó bao gồm cả hoạt động sản xuất công nghiệp và khí thải từ phương
6 tiện giao thông. Những điều đó ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sống của người dân.
Môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Do đó, để đảm bảo
Chính sách, chính sách bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người và động vật khác Pháp
luật về môi trường là rất quan trọng để nâng cao nhận thức Nhận thức về môi trường của người dân.
Ảnh ô nhiễm môi trường đất (nguồn https://khoahoc.tv/cac-dang-o-nhiem-moi-
truong-va-cach-khac-phuc-hieu-qua-104670)
2.Các loại vi phạm pháp luật về môi trường
Theo Điều 1 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm :
- Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, tác động đến môi trường .
- Các hành vi gây ô nhiễm môi trường
- Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải.
- Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và
dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ tập trung).
- Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập
khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sz dụng;
hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản
- Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô
nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.
- Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát
triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh
vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền.
- Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi
phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường.
Tội phạm về môi trường
- Tội phạm về môi trường là tội phạm về môi trường xâm phạm đến các quan hệ xã hội
liên quan đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên thuận lợi, có chất lượng, đến việc sử dụng
hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và việc bảo đảm an ninh sinh thái đối với dân cư. Các
tội phạm về môi trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của
Nhà nước về bảo vệ môi trường, qua đó gây thiệt ạ h i cho môi trường.
(nguồn: https://dkn.news/khac/formosa-huy-hoai-moi-truong-khap-the-gioi-nhu-the- nao.html )
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BÀO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.Tình hình chung về vi phạm pháp luật môi trường tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm về môi trường xuất hiện nhiều
và trở nên khó giải quyết hơn. Dẫn đến các hậu quả xấu tới hệ sinh thái nói
chung và con người nói riêng.
Tình trạng đô thị hóa ngày càng nhiều nên môi trường đang bị con người tác
động rất lớn. Môi trường càng ngày càng bị con người làm ô nhiễm rất nhiều.
Như vậy nên pháp luật hiện nay đã quy định về việc xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Trên thế giới: tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng rõ rệt như hiện tượng trái
đất nóng lên, băng tan ở
hai cực trái đất. Ngoài ra hiện tượng nước biển dâng và
diện tích đất ngày càng bị thu hẹp là biểu hiện rõ nhất
(nguồn :https://wiibook.net/sach-hay-ve-o-nhiem-moi-truong/)
Tại Việt Nam: Ở nước ta, trong những năm gần đây, vi phạm pháp luật môi
trường diễn ra trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến sự
phát triển bền vững của đất nước, xâm phạm nghiêm trọng đến đời sống của
nhân dân, như gây ô nhiễm ng ồ
u n nước, không khí, thực phẩm kém an toàn..., tại
một số địa phương đã trở thành mầm mống mất an ninh trật tự.
2.Sự tác động của các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Trong sản xuất công nghiệp, lợi dụng chủ trương mở cửa, chính sách thu hút
vốn đầu tư của Nhà nước cùng với những sơ hở về pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường của Việt Nam, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư các
dự án kinh doanh nhưng không chú trọng việc xây dựng các hệ thống xử lý chất
thải. Đáng lo ngại là các doanh nghiệp tuy có hệ thống xử lý chất thải, nhưng
luôn cố tình vi phạm để xả thải ra môi trường như xây dựng hệ thống phức tạp
được ngụy trang bằng hệ thống đạt tiêu chuẩn nên rất khó phát hiện, điển hình vụ Công ty Vedan Việt a
N m, Công ty TNHH Dịch vụ môi trường An Nghiệp, Công
ty TNHH Xây dựng và Chăn nuôi Trí Dũng , Công ty thuộc da Hào Dương,
Công ty giấy Việt Trì,...
Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, tình trạng nhập khẩu trái phép chất thải
vào nước ta dưới hình thức phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, thiết bị công nghệ
lạc hậu dẫn đến nguy cơ biến nước ta thành “bãi rác thải công nghiệp”. Một số
doanh nghiệp lợi dụng cơ chế kiểm hóa xác suất. Nghiêm trọng hơn cả là hành v i
nhập rác thải sinh hoạt, các loại chất đi-ô-xin, thực phẩm kém chất lượng, bột
xương bò điên, kể cả chất có phóng xạ, các thiết bị công nghệ lạc hậu sản xuất từ
những năm 60 của thế kỷ trước.
Trong hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ đa dạng sinh học,
trong nhiều năm qua, nạn chặt phá rừng ở nước ta vẫn đang diễn ra rất bức xúc,
đặc biệt là tình trạng chặt phá các khu rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên
nhiên, rừng phòng hộ... với thủ đoạn lợi dụng chính sách chuyển đổi "rừng
nghèo", xây dựng thủy điện, phát quang biên giới để khai thác rừng bừa bãi, kèm
theo tình trạng chống người thi hành công vụ gây phức tạp tình hình an ninh trật
tự ở nhiều địa phương. Tại các khu vực khai thác khoáng sản, do sử dụng hóa
chất nên nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, không có biện pháp phục hồi môi
trường, chống xói mòn, rửa trôi, làm ảnh hưởng hệ sinh thái, gây phong hóa biến
rừng thành đất trống đồi núi trọc, tiềm ẩn nguy cơ lũ quét cao
Tình trạng săn bắn, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã, quý hiếm diễn ra
ở nhiều nơi. Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này tiếp diễn phức tạp, nhất là
buôn bán các loài động vật quý hiếm có lợi nhuận cao như hổ, tê tê. Việt Nam
đang là nước trung chuyển các loại động vật hoang dã và sản phẩm từ động vật
hoang dã cho nước thứ ba (thí dụ, vụ 23 tấn tê tê, 6,2 tấn ngà voi bị bắt tại Hải Phòng),...
Vấn đề quản lý, xử lý chất thải nguy hại đang bị buông lỏng, mặc dù có trên 60
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, nhưng phần lớn trong số đó chưa
được đầu tư thỏa đáng, công nghệ xử lý lạc hậu nên đã góp phần vào việc gây ô
nhiễm môi trường. Thâm chí có doanh nghiệp còn chôn hàng ngàn tấn chất thải
nguy hại xuống dưới lòng đất nhằm giảm chi phí xử lý .
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG VI PHẠM
PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG
1.Cách giải quyết của nhà nước đối với các cá nhân và tổ chức
Các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4, cá nhân, tổ chức
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một
hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
Buộc khôi phục lại tình trạng moi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường
bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra, buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện
tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật,
thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật.
Buộc tháo dỡ hoặc di dời cây trồng, công trình, phần công trình xây dựng trái quy
định về bảo vệ môi trường, buộc tháo dỡ công trình, trại chăn nuôi, khu nuôi trồng
thủy sản, nhà ở, lán trại xây dựng trái phép trong khu bảo tồn
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo
kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc
tái xuất hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong
nước trái quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường; buộc đưa
ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất
hàng hóa, vật phẩm, phương tiện có chứa loài ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi
gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen
Buộc tiêu hủy hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu,đưa vào
trong nước trái quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây hại cho sức khỏe con
người, vật nuôi và môi trường; buộc tiêu hủy loài sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh
vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen SVTH:11 chưa có
Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Giấy chứng nhận an toàn sinh học;
buộc thu hồi và tiêu hủy chế phẩm sinh học đã sản xuất, lưu hành hoặc sử dụng trái phép.
Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật
Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường
của các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định; buộc
thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật • Buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc
nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ,
tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật
Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung, phát sáng, phát nhiệt,
quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, xử lý chất thải đạt quy chuẩn kĩ thuật
môi trường; buộc phải lập hồ sơ báo cáo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi
trường trình cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo
vệ môi trường; buộc lập, thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường; buộc
ký qũy cải tạo phục hồi môi trường, mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt
hại về môi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định
Buộc xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định buộc vận hành đúng quy
trình đối với công trình bảo vệ môi trường theo quy định
Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm; thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn
về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư
Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định; buộc chi trả
kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường (đối
với tất cả các thông số môi trường của các mẫu môi trường vượt quy chuẩn kĩ
thuật) trong trường hợp có vi phạm ề
v xả chất thải vượt quy SVTH:12 chuẩn kĩ
thuật hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành,buộc bồi
thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm gây ra theo quy định của pháp luật
Buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến vị trí phù hợp với
quy hoạch và sức chịu tải của môi trường
Buộc di dời dự án, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Buộc rà soát, cải tạo công trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kĩ thuật về bảo vệ
môi trường theo quy định
Buộc phải lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc thiết
bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định trong thời hạn do
người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Buộc lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền xác nhận theo quy định
Buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án cải tạo, nâng cấp, bổ
sung các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định
2.Hình thức xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm luật bảo vệ môi trường
Cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
bị áp dụng 1 trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Xử phạt
Phạt tiền tối đa với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
là 1.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000 đồng dối với tổ chức.
KẾT LUẬN VỀ CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Hiện nay,tội phạm môi trường đang là vấn đề réo lên hồi chuông cảnh báo cho
toàn xã hội. Các tội phạm môi trường vi phạm pháp luật môi trường và gây ra những ảnh
hưởng xấu đến với xã hội và cả môi trường.
Thực trạng của hiện tượng ô nhiễm môi trường được báo đài đưa tin hàng ngày
với hình ảnh rác thải tràn ngập cùng những số liệu thống kê về tình trạng ô nhiễm môi
trường đáng báo động. Với tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vậy, không
chỉ cuộc sống người dân bị đe dọa mà hệ sinh thái tự nhiên trên Trái đất cũng bị ảnh
hưởng, đặc biệt là hậu quả của hiệu ứng nhà kính và hiện tượng băng tan do Trái đất nóng lên
Môi trường hình thành một khía cạnh rất quan trọng trong cuộc sống của con
người bởi vì đó là nơi chúng ta tìm thấy những điều thiết yếu của cuộc sống. Do công
nghiệp hóa và hiện đại hóa toàn cầu, đã có ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường đã
ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của động vật, thực vật và con người. Các tác
động nguy hiểm bao gồm các bệnh đã xuất hiện do ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi
trường về cơ bản là sự ô nhiễm của thiên nhiên môi trường trong cả hệ thống vật lý và
sinh học, ảnh hưởng đến hoạt ộ
đ ng bình thường của môi trường
Không chỉ những tội phạm môi trường mà ngay cả những người dân cũng không
nhận thức được tầm quan trọng của môi trường và vô ý hết lần đến lần khác tạo ra sự ô
nhiễm lớn cho cả một đất n ớ
ư c. Đồng thời thái độ làm việc thờ ơ, thiếu công bằng của
một số cơ quan đối với các doanh nghiệp cũng dẫn đến nhiều hệ lụy khó giải quyết sau
này. Nguyên nhân chính của ô nhiễm môi trường là do ý thức bảo vệ môi trường của con
người quá kém và giải pháp bảo vệ môi trường, xử lí rác thải vẫn chưa được thực hiện triệt để.
Ô nhiễm môi trường đã trở thành một mối quan tâm lớn để cứu hành tinh của
chúng ta. Chúng ta cần điều chỉnh các biện pháp khác nhau để giảm ô nhiễm môi trường.
Một số trong số đó bao gồm trồng cây, giảm sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo,
xử lý chất thải đúng cách… Từ những hành động nhỏ, chúng ta sẽ cùng “góp gió thành
bão”. Cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường và ngăn chặn những hành vi vi phạm luật
bảo vệ môi trường. Tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề môi trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO Theo Wikipedia
Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Luật bảo vệ môi trường năm 2020