Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường | Tiểu luận HP2 công tác quốc phòng an ninh
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề cần quan tâm, thậm chí là mức báo động như hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,... Một đất nước muốn tồn tại và phát triển lâu bền thì vấn đề bảo vệ môi trường sống rất quan trọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: HP2 Công tác quốc phòng an ninh
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
0
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH ***
TIỂU LUẬN
HP2 CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Sinh viên: HOÀNG HƯƠNG GIANG
Mã sinh viên: 2156040017
Lớp GDQP&AN: 10
Lớp : BÁO PHÁT THANH K41 Hà N ội, tháng 11 năm 2021 1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................3
NỘI DUNG.............................................................................................................4
I . Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ............................................................................4
1.1 Khái niệm ....................................................................................................4
1.2 Nguyên nhân, Thực trạng ......................................................................... 4 .
1.3 Các loại ô môi trường..................................................................................5
II. PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP
LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG...................................................................7
2.1 Khái niệm ........................................................................................... .........7
2.2 Vai trò ,trách nhiệm của pháp luật...........................................................8
III. DẤU HIỆU ,CHỦ THỂ VI PHẠM...................... ......................................... 9 .
3.1 Khái niệm.....................................................................................................9
3.2 Chủ thể và dấu hiệu vi phạm ................................................................... 9 .
IV. NHẬN THỨC VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP
LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.................................................................10
4.1 Khái niệm...................................................................................................10
4.2 Nội dung.....................................................................................................11
4.3 Biện pháp ...................................................................................................14
V. HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG VI
PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG........................................15
5.1 Mục đích......................................................................................................15
5.2 Phương pháp thực hiện..............................................................................15
5.3 Kết quả đạt được ....................................................................................... 9 1
5.4 Liên hệ thực tiễn.........................................................................................20
VI. TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN ...........................................................21 2
KẾT LUẬN.......................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................23 3
MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề cần quan tâm,
thậm chí là ở mức báo động như hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,...
Một đất nước muốn tồn tại và phát triển lâu bền thì vấn đề bảo vệ môi trường sống
là rất quan trọng, nhưng thực tế môi trường hiện nay ngày một ô nhiễm trầm trọng,
gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người và ở Việt Nam các vấn đề về
môi trường luôn nóng hổi và nhận được nhiều sự quan tâm. Với tình hình xã hội
hiện nay vấn đề ô nhiễm đang trở nên trầm trọng và nặng nề hơn. Trước những
chuyển biến xấu đến môi trường, nếu không ngăn chặn kịp thời thì hậu quả sẽ ngày càng nghiêm trọn ,
g gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng con người. Câu nói:
“Quốc gia nào không biết bảo vệ đất là đang tự tay giết chính mình. Rừng là lá phổi
của chúng ta. Nó giúp làm sạch không khí và tạo ra sức mạnh tươi mới cho tất cả
mọi người.” – trích dẫn câu nói của cựu tổng thống Hoa Kỳ thứ 32 - FRANKLIND
ROOSEVELT. Qua những lời của ông đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọn g
của việc bảo vệ môi trường và các hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Chính
phủ Việt Nam cũng đang giải quyết các vấn đề môi trường tuy nhiên chưa được
giải quyết triệt để. Nguyên nhân từ thiên tai tự nhiên, sự thiếu ý thức người dân và tội phạm môi trường.
Vì vậy em chọn chủ đề “Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”
nhằm tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, hậu quả và tìm
những phương pháp ,tuyên truyền bảo vệ môi trường, phòng hống vi phạm gây ô
nhiễm môi trường đưa những kết quả thành công của việc công tác tuyên truyền,
vận động mọi người chung tay cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ một Trái Đất
“ Xanh – Sạch – Đẹp”. 4 NỘI DUNG
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1. Khái niệm
Ô nhiễm môi trường là sự hủy hoại trường bởi các chất thải, khói bụi, là một
hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm , là vấn đề do con người làm ra tác động
đến thiên nhiên các vật lí, hóa học, sinh vật...môi trường bị thay đổi gây hại đến
sức khỏe của con người ,ngoài ra còn tác động đến sinh vật và các loài động vật
khác mà nguyên nhân chủ yếu là do con người gây ra. 1.2. N
guyên nhân, thực trạng gây ô nhiễm môi trường
Như chúng ta đã biết những vấn đề gây ô nhiễm hiện nay chính là điều mà tất
cả quốc gia trên thế giới lo lắng và cố gắng tìm ra những biện pháp khắc phục cũng
như hạn chế thấp nhất vấn đề ô nhiễm xảy ra môi trường tự nhiên. Chất gây ô nhiễm
là một trong những mối nguy hại đáng lo hoặc khói bụi thải ra từ các khu công
nghiệp lớn. Ô nhiễm môi trường kéo theo sự mất cân bằng hệ sinh thái và nhiều hệ
lụy đáng lo ngại khác. Hiện nay, với sự phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa
thì vấn đề này trở nên đáng lo hơn nữa: dẫn đến sự nóng lên toàn cầu, băng ở hai
cực tan, các vấn đề mầm bệnh phát sinh. Và ô nhiễm môi trường thường xảy ra đất,
nước, không khí...Đây là những hình thái gần gũi với con người nhất .
Nguyên nhân của sự ô nhiêm môi trường chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng
và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé,
không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường
là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ
rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm
môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này
sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của
các thế hệ trẻ về sau. Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ
nhưng nếu gộp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,...
tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mĩ quan, rác thải đọng lại
trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên.
Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm
của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh
nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể.
Hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, 5
nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn
nước tự nhiên. Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng
góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí. 1.3. C
ác loại ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường được phân ra theo các hình thức:
• Ô nhiễm môi trường đất ;
• Ô nhiễm môi trường nước;
• Ô nhiễm môi trường không khí;
Ô nhiễm môi trường đất: Ô nhiễm môi trường đất là: sự suy thoái một phần
bề mặt đất do sự hiện diện của một số chất hóa học làm thay đổi môi trường đất tự
nhiên. Nguyên nhân: có rất nhiều khía cạnh nguồn gây ô nhiễm tự nhiên và nguồn
gây ô nhiễm nhân tạo và nguồn gây ô nhiễm tự nhiên. Nguồn gây ô nhiễm tự nhiên:
do đất bị nhiễm phèn, mặn do sự xâm ngập của biển vào sông ngòi. Nguồn gây ô
nhiễm nhân tạo: ý thức con người xả rác bừa bãi, các chất thải công nghiệp như
khai thác dầu mỏ, các chất thải hóa học...nếu thải ra môi trường quá liều lượng cho
phép sẽ gây tuyệt chủng một số loài sinh vật sống trong đất. Ngoài ra, lượng kim
loại nặng từ các khu công nghiệp lớn, đô thị như khu công nghiệp An Khánh, Khu
đô thị Nam Thăng Long, khu công nghiệp Sóng Thần... Ở Thành phố Hồ Chí Minh,
ô nhiễm môi trường đất cũng không khả quan khi ở những khu công nghiệp thải ra hơn 600.000 m 3 Hình nh minh h ả a ô nhi ọ
ễm môi trường đất hiện nay
Ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm môi trường nước là tình trạng nước bị
các chất độc hại từ các nhà máy thải ra, sinh hoạt của con người... Ô nhiễm môi
trường nước để lại nhiều hậu quả to lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là sức khỏe 6
con người, các loài sinh vật sống trong nước bị nhiễm độc hàng loạt. Với sự phát
triển của nền công nghiệp hiện nay thì nguồn nước đang đối mặt với một vấn đề là
sông, biển, suối bị các chất thải bảo vệ thực vật hay hóa chất dùng trong sản xuất.
Nguyên nhân trước hết là do sinh hoạt từ con người xả rác trực tiếp xuống sông
ngòi, kênh rạch...tình trạng này thường gặp ở các chợ nổi sau những hoạt động tổ
chức buôn bán.. Hay ở những khu chế biến thủy sản, lò giết mổ. Có thể thấy hàng
ngày có rất nhiều lượng rác thải ra môi trường không chỉ riêng các hộ gia đình mà
còn từ bệnh viện, khách sạn, nhà hàng...không được qua xử lí đưa thẳng ra môi
trường nước. Tiếp đến là nước thải nông nghiệp: từ những hoạt động trồng trọt,
chăn nuôi...của người nông dân cũng gây ô nhiễm nước. Do việc xử lí phân của
động vật, các chất bảo vệ nuôi trồng không được xử lí đúng cách không chỉ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân mà còn ảnh hưởng
đến mĩ quan sinh thái của các vùng quê. Hậu quả đáng lo hơn khi các chất này
ngấm xuống đất cũng làm ngộ độc mạch nước. Ngoài ra, có nhiều hộ gia đình sử
dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, phân vi sinh đổ ruộng, rau,... làm các chất
độc hại này ngấm xuống đất và ngấm vào mạch nước làm ô nhiễm môi trường nước
ngầm . Và đặc biệt hơn còn có những hộ dân thiếu ý thức sử dụng xong những vỏ
chai của những chất độc hại xong vứt tại chỗ, không bỏ đúng nơi quy định, làm ảnh
hưởng nặng nề đến vệ sinh môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hình ảnh minh h a ô nhi ọ c hi ễm môi trường nướ ện nay
Ô nhiễm không khí: Là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ
yếu do khói, bụi, hơi xe hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi,
làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có
thể gây hại cho sinh vật và môi trường sống tự nhiên. Nguyên nhân do các hoạt
động gây ô nhiễm như tự nhiên, công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt. Đầu
tiên các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là do hoạt động của
con người, bao gồm: khí CO2 đây là khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính, đây là chất 7
gây nên ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất. Chất Nox là khí được thải ra trong
quá trình đốt cháy có màu nâu đỏ, mùi đặc trưng và rất độc hại. CO sản sinh trong
quá trình đốt các nhiên liệu như gỗ , than đá , phương tiện giao thông , hợp chất
hữu cơ . CFCs có hại cho tầng ozon NH3 trong sản xuất công nghiệp và các chất
phóng xạ khác. Ngoài ra, các yếu tố như chất phóng xạ trong tự nhiên, sóng biển,
các quá trình phân hủy, thối rữa của xác động – thực vật,… Cũng là những nguyên
nhân gây ô nhiễm không khí. Đây đều là những nguyên nhân khách quan nên khó
có thể ngăn chặn và loại bỏ. Con người vừa là nguyên nhân cũng chính là nạn nhân
của tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Bởi vì các hoạt động đời sống của con
người thường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới môi trường. Và đặc biệt là môi trường không khí.
( Hình ảnh minh h a ô nhi ọ
ễm không khí ở nước ta hiện nay )
Ngoài ra còn có một loại ô nhiễm , ô nhiễm tiếng ồn cũng là một loại ô nhiễm ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người. Nó có thể không chế được và giảm
thiểu tùy vào ý thức của mỗi người. Các biểu hiện :ô nhiễm tiếng ồn ở khu đô thị
,ô nhiễm tiếng ồn ở gần các nhà máy ,ô nhiễm tiếng ồn từ phương tiện giao thông,...
II. PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP
LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1. Khái niệm :
Nước Việt Nam là một nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy khi
thực thi quản lí bất kì lĩnh vực nào, Nhà nước ta sử dụng pháp luật như một công
cụ, hữu dụng và phổ biến. Pháp luật đảm bảo cho Nhà nước thự thi quyền lực, đảm
bảo cho người dân đều phải tuân theo. Và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chung
của toàn xã hội. Trong bối cảnh xây dựng đất nước phát triển việc bảo vệ môi
trường là một vấn đề cần thiết trong mắt bạn bè quốc tế. Nhận thức được điều đó 8
Nhà nước ta đã ban pháp luật bảo vệ môi trường tại khoản 1 điều luật 3 Bảo vệ môi
trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29-11-2005.
Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước
ban hành và được đảm bảo bằng quyền lực Nhà nước. Và luật bảo vệ môi trường
là văn bản pháp luật chứa đựng hệ thống các vi phạm pháp luật về việc sử dụng và
tác động xấu đến môi trường. Luật bảo vệ môi trường tùy vào mức độ vi phạm mà
xử phạt theo luật hình sự hay vi phạm hành chính nhằm răn đe người dân và nâng
cao ý thức tất cả mọi người. Luật bảo vệ môi trường năm 2020 được Quốc hội khóa
XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17-1 -
1 2020, có hiệu lực ngày 01-0 - 1 2022.
Luật gồm 14 chương, 171 điều qui định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền và
nghĩa vụ của cơ quan Nhà nước, tổ chức cá nhân.
2.2. Vai trò ,trách nhiệm của pháp luật:
Vấn đề môi trường không còn là vấn đề riêng của Việt Nam, mà còn đối với
mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới. Trước tình hình thế giới trong thời kì 4.0
các nhà máy, xí nghiệp, sự bùng nổ dân số dẫn đến sự ô nhiễm môi trường đang
ngày càng nghiêm trọng thì ban hành luật bảo vệ môi trường đóng một vai trò cần
thiết, cấp bách trong hoàn cảnh hiện nay:
Thứ nhất qui định các qui tắc xử sự mà con người phải sử dụng khai thác hợp
lí. Môi trường vừa là điều kiện sống vừa là sự liên kết quan trọng hàng ngày của
con người. Hiện nay, con người đang đứng trước nguy cơ bị thiên nhiên trả thù về
sự khai thác quá mức làm suy thoái nguồn tài nguyên. Chẳng hạn như việc khai
thác dầu mỏ nếu biết xử lí, vừa đủ sẽ làm hạn chế được những tác hại xấu đến môi
trường cũng như thiên nhiên. Chính vì thế con người cần có những định hướng khai
thác sử dụng hợp lí, cân bằng để bảo vệ môi. Thực tế cũng ở nhiều nước đã chứng
minh được tầm quan trọng khi tuân thủ luật bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên.
Thứ hai khi các nhà máy, xí nghiệp tổ chức sản xuất phải thực hiện đầy đủ các
yêu cầu của pháp luật trong kinh doanh. Kiểm tra, đánh giá, xử lí các chất thải theo
đúng qui định của Nhà nước ban hành. Việc đưa ra các tiêu chuẩn như vậy nhằm
định hướng và xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Tuy nhiên,
không phải trong tình huống nào thì qui định này cũng có thể tuân thủ và chấp
hành. Nếu như đóng cửa rừng, không cho sản xuất gỗ sẽ làm ảnh hưởng đến nền
kinh tế và thu nhập của nhiều bộ phận người dân vì từ trước đến nay họ vẫn sống
phụ thuộc vào khai thác và buôn bán gỗ. Mặc dù biết rõ các khu vực rừng đang 9
ngày càng suy thoái. Việc trước mắt các cấp chính quyền chỉ có thể đưa ra giải
pháp hạn chế việc đốn rừng, nếu không tình trạng buôn lậu sẽ xảy ra khắp cả nước.
Thứ ba nhằm nhắc nhở người dân về ý thức giữ gìn vệ sinh chung cho toàn xã
hội. Giảm việc sử dụng các túi ni lông, hay những vật dụng không thể tái sử dụng.
Xử phạt những hành vi cá nhân cố ý chống đối xả rác bừa bãi. Ngoài ra, ở những
vùng nông thôn việc thả xác các vật nuôi, hàng hóa buôn bán xuống sông sẽ gây
ảnh hưởng nghiêm trọng nguồn nước. Vì thế nên luật bảo vệ môi trường dùng để
các chính quyền địa phương nhắc nhở, dựa theo phạt những người vi phạm về luật bảo vệ môi trường.
Thứ tư dựa trên những cơ sở pháp lí mà Nhà nước ban hành tổ chức các cấp, cá
nhân sẽ ý thức được một phần trách nhiệm đối với xã hội. Hạn chế được vấn nạn ô
nhiễm môi trường, thường xuyên giám sát được quá trình đưa chất thải ra môi
trường, giáo dục người dân về tác hại của môi trường khi bị ô nhiễm.
Tóm lại, vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách và
cần thiết. Đất nước ta đang ngày càng công nghiệp hóa - hiện đại hóa những khu
công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều thì việc chấp hành theo pháp luật do Nhà
nước ban hành là điều đúng đắn, môi trường xanh-sạch-đẹp. Tuy nhiên do được
ban hành bằng tiêu chuẩn pháp lí nên chúng cũng là tiêu chuẩn để đánh giá những
vi phạm, tranh chấp đến việc bảo vệ môi trường. Nếu như tất cả người dân đều
nghiêm túc chấp hành theo văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành thì đất nước
ta sẽ có thể một phần nào đẹp trong mắt bạn bè quốc tế. Tuy chỉ là một việc nhỏ
nhưng cũng có thể đánh giá được một mối quan hệ hợp tác để phát triển về kinh tế.
III. DẤU HIỆU VÀ CHỦ THỂ VI PHẠM .
3.1. Khái niệm
Tội phạm môi trường là hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường do người
có năng lực trách nhiệm hình sự hay pháp nhân thương mại gây ra một cách cố ý
hay vô ý có tác động tiêu cực gây ảnh hưởng xấu làm thay đổi , mất cân bằng hệ
sinh thái sinh vật .Dẫn đến các vấn đề về ô nhiễm môi trường , ảnh hưởng gián tiếp
hoặc gián tiếp tới tài sản , tính mạng sức khỏe con người , cũng như sự sống của
sinh vật và thực sống trong môi trường đó . Ngoài ra tội phạm môi trường còn tác
động đến các thành phần của hệ sinh thái , làm giảm sự đa dạng sinh học hoặc ảnh
hưởng đến quyền được sống trong môi trường trong lành của con người .
3.2.Chủ thể và dấu hiệu vi phạm 10
Đối tượng vi phạm bao gồm các cá nhân hoặc tổ chức có đủ điều kiện về chủ
thể. Đối với cá nhân, người vi phạm phải có khả năng nhận thức và điều khiển hành
vi, đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật. Với tổ chức vi phạm phải có tư cách
pháp nhân, nghĩa là các tổ c ứ
h c này được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức
chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản độc lập đó, đồng thời được nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp
luật một cách độc lập. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm :
* Hành vi vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá
tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường;
* Hành vi gây ô nhiễm môi trường; Hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
* Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu
máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
phế liệu, chế phẩm sinh học;
* Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch và
khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;
* Hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm,
suy thoái, sự cố môi trường;
* Hành vi vi phạm về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên;
*Hành vi vi phạm các quy định về Bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật
và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;
* Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, kiểm tra, phối hợp thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính.
Trong những năm gần đây, tình hình vi phạm pháp luật về môi trường diễn ra
phổ biến và ngày càng phức tạp trên nhiều lĩnh vực. Tội phạm môi trường đã làm
suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường sinh thái, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững của đất nước.
IV. NHẬN THỨC VỀ C
ÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP
LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
4.1. Khái niệm 11
Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (hiểu theo nghĩa rộng
bao gồm cả tội phạm và vi phạm hành chính) là thuật ngữ được sử dụng tương đối
phổ biến trong xã hội, được nhìn nhận và đánh giá từ nhiều góc độ, phạm vi khác
nhau. Nhưng nhìn chung nó hàm chứa các nội dung liên quan đến các biện pháp
nhằm loại trừ các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm, vi phạm pháp;
phát hiện, ngăn chặn tội phạm, vi phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường cũng
như tiến hành điều tra, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường
nhằm hạn chế hậu quả tác hại do các hành vi này gây ra cho xã hội. Dưới góc độ
tội phạm , phòng ngừa tội phạm và khoa học điều tra hình sự (tiếp cận dưới góc độ
nhiều chủ thể tham gia) thì: Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
là hoạt động các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng việc sử
dụng tổng hợp các biện pháp, phương tiện nhằm ngăn chặn, hạn chế tình hình vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; phát hiện, loại trừ các nguyên nhân, điều
kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; khi vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường xảy ra thì hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tác hại, kịp thời phát hiện,
điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. 4 .2. Nội dung
Từ nhận thức như trên có thể thấy: phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường cũng có đặc trưng chung của hoạt động phòng, chống các loại tội phạm,
vi phạm pháp luật khác nói chung, đó là tiến hành có hệ thống các biện pháp nhằm
ngăn chặn, hạn chế không để vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra, đảm
bảo môi trường không bị ô nhiễm, suy thoái, đồng thời đảm bảo kịp thời các hoạt
động điều tra, xử lý người có hành vi phạm tội hoặc vi phạm hành chính để giáo
dục, cải tạo họ tiến bộ, trở thành công dân có ích cho xã hội, tôn trọng pháp luật và
các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa.
Chủ thể tiến hành phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là cơ
quan, tổ chức xã hội và mọi công dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được phân công sẽ tác động vào các yếu tố làm phát sinh các hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn không để cho
tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra cũng như
tiến hành các biện pháp điều tra, xử lý để răn đe, giáo dục và cảm hóa họ trở thành
người có ích cho xã hội. Đối tượng vi phạm rất đa dạng bao gồm các doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh du lịch, vận tải, khai thác chế biến tài
nguyên; các cá nhân tham gia nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, kinh doanh dịch
vụ du lịch, tham gia thu gom, vận chuyển chất thải, khai thác chế biến khoáng sản...
Hoạt động của tội phạm môi trường thường diễn ra khá phức tạp và hành vi phạm 12
tội thường có sự chuẩn bị trước; người phạm tội có kiến thức, trình độ chuyên môn
kỹ thuật cao; tội phạm thường câu kết với một số cán bộ thoái hóa trong cơ quan
chức năng và chính quyền địa phương để được che chở, lách luật hoặc tìm cách cản
trở hoạt động của lực lượng Cảnh sát môi trường và cơ quan chức năng. Nghiêm
trọng hơn là sự câu kết giữa tội phạm môi trường trong nước với cá nhân, tổ chức
ở nước ngoài tìm mọi kẽ hở của pháp luật và sơ hở trong công tác quản lý để nhập
khẩu vào nước ta công nghệ, thiết bị lạc hậu; phế liệu có lẫn chất thải độc hại, dần
biến nước ta thành bãi rác thải công nghiệp của các nước phát triển (trong lĩnh vực xuất nhập khẩu).
Hậu quả do tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường gây ra không xác định
mức độ được ngay mà có tính tích lũy theo thời gian. Do đó các cơ quan thực thi
pháp luật thường có tâm lý chủ quan, xem nhẹ, thiếu quyết liệt trong đấu tranh, xử
lý. Quá trình điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường, các cơ quan chức
năng thường bị nhiều yếu tố tác động, thậm chí bị đối tượng vi phạm cản trở bằng
thủ đoạn như thông qua các hội nghề nghiệp, phương tiện thông tin đại chúng và
các cơ quan chức năng để bao biện, do đó rất khó khăn cho công tác xử lý.
Trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên, bảo vệ rừng, lợi dụng việc giải phóng mặt
bằng, các dự án tái định cư, phát quang biên giới, chuyển đổi “rừng nghèo” trồng
cao su… trong điều kiện địa bàn rộng, hiểm trở, lực lượng quản lý lỏng lẻo để hoạt
động khai thác vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng, khai thác khoáng sản
trái phép… Đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp, khi lập dự án, doanh nghiệp
không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, không đăng ký sổ chủ nguồn thải
chất thải nguy hại để tránh bị giám sát, kiểm tra và quan trắc môi trường định kỳ;
không đầu tư vốn để xây dựng, vận hành hệ thống xử lý chất thải; có hệ thống xử
lý chất thải nhưng không vận hành hoặc chỉ vận hành đối phó khi có thanh tra, kiểm tra.
Trong lĩnh vực y tế, lợi dụng những kẽ hở trong các văn bản quy định về công
tác quản lý chất thải y tế, sự lỏng lẻo trong quản lý của các cơ quan chức năng, một
số bệnh viện hoặc cán bộ, nhân viên bệnh viện thu gom chất thải để bán cho tư
thương nhằm thu lợi nhuận. Trong hoạt động dịch vụ xử lý chất thải, các tổ chức,
cá nhân ký hợp đồng với các đối tượng không có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải,..
Nguyên nhân và điều kiện: Đất nước ta trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nhiều
chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh;
nhập khẩu máy móc, phương tiện, thiết bị… phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực này chưa chặt chẽ, cơ chế 13
không rõ ràng là điều kiện phát sinh vi phạm. Hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật còn thiếu, chưa đồng bộ, chế tài chưa đủ mạnh để răn đe; cơ sở pháp lý bảo
đảm cho hoạt động của các lực lượng chuyên trách, trong đó có lực lượng Cảnh sát
môi trường chưa hoàn chỉnh nên công tác phát hiện, điều tra, xử lý của các lực
lượng này chưa mạnh mẽ, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Do áp
lực tăng trưởng kinh tế địa phương, nhận thức chưa đầy đủ về hậu quả của tội phạm
môi trường nên chính quyền một số địa phương, ban ngành kêu gọi đầu tư dàn trải,
cấp phép kinh doanh ồ ạt, không quan tâm đến việc thẩm định ảnh hưởng của các
dự án đối với môi trường; chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt, chưa chú
trọng đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường.
4.3. Biện pháp
Để bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và thực
hiện các chương trình hành động, nghiên cứu, thực thi các giải pháp nhằm cải thiện
tình trạng môi trường, bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Từ năm 1991, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm chú trọng nhiều đến việc tổ chức,
quản lý, đưa công tác bảo vệ môi trường vào cuộc sống, xây dựng hệ thống luật
pháp, nâng cao nhận thức của nhân dân, tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ môi
trường; vừa tích cực tham gia các chương trình quốc tế về môi trường, vừa hoạch
định và thực hiện các chương trình hành động quốc gia về môi trường. Trong những
năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều nghị quyết và nghị quyết liên
tịch về bảo vệ môi trường như Nghị quyết số 41- NQ/TW của Bộ Chính
trị (15/11/2004) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước nêu rõ quan điểm: bảo vệ môi trường vừa là nhiệm vụ phức
tạp, vừa cấp bách, có tính đa dạng và liên vùng rất cao; vì vậy, cần có sự lãnh đạo,
chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham
gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Huy động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường trong điều kiện nước ta phải
đối mặt với những tác động tiêu cực của vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu,
phát triển kinh tế không đi đôi với bảo vệ môi trường dẫn đến cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên, sự xâm hại của môi trường sống ngày càng nghiêm trọng ở các cộng
đồng dân cư là nhiệm vụ hàng đầu để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Bảo vệ môi trường không chỉ là quyền lợi, nghĩa vụ mà còn là văn hóa, đạo đức, là
tiêu chuẩn đảm bảo cho một xã hội văn minh, phát triển. Tăng cường hơn nữa sự
phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, đặc biệt là các cơ quan
thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo nên sức mạnh tổng hợp
của lực lượng thông tin, làm cho các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, 14
pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường đến với mọi người dân,
đến với từng địa bàn dân cư,…qua đó, tạo được sự đồng thuận mạnh mẽ của nhân
dân đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường. Qua các phương tiện thông tin
đại chúng, hướng dẫn, tổ chức để nhân dân nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi
theo hướng tích cực bảo vệ môi trường, phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố
môi trường: Việc khai thác các nguồn lợi sinh vật phải theo đúng thời vụ, địa bàn,
phương pháp, bằng công cụ, phương tiện đã được qui định, bảo đảm cân bằng sinh
thái. Việc khai thác rừng phải đúng qui hoạch và các qui định của Luật bảo vệ và
phát triển rừng, phải có kế hoạch trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Việc
khai thác đất nông, lâm nghiệp, đất sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản phải
tuân theo qui hoạch sử dụng đất, bảo đảm cân bằng sinh thái. Trong sản xuất
kinh doanh, các công trình xây dựng phải áp dụng các biện pháp hạn chế, phòng
ngừa, phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phải có thiết bị kỹ thuật để
xử lý chất thải, bảo đảm tiêu chuẩn môi trường,…Nhìn chung, con người phải biết
ứng xử với môi trường bằng phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu
đối với môi trường là chính, tích cực xử lý ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo tồn
thế giới tự nhiên; tránh thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, tránh những hành vi tiêu cực
dẫn đến vi phạm những qui định về bảo vệ môi trường. P ố
h i hợp lồng ghép nhiệm
vụ bảo vệ môi trường với các phong trào, các cuộc vận động như cuộc vận động
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư nhằm gắn công tác bảo
vệ môi trường với phát triển bền vững; góp phần động viên, tôn vinh, nhân rộng
các mô hình, các gương điển hình bảo vệ môi trường để nâng cao chất lượng,
cảnh quan môi trường khu dân cư và giáo dục để người dân có ý thức, kiến thức
sống thân thiện với môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh
khắc phục các tập tục, thói quen xâm hại đến môi trường, tài nguyên; đồng thời,
phê phán mạnh mẽ các hành vi, thói quen, tập quán sinh hoạt lạc hậu gây tác hại
đến môi trường đẩy mạnh hơn nữa các phong trào: “Toàn dân tham gia bảo vệ
môi trường”, “Ngày môi trường thế giới”,…tạo thành phong trào trên địa bàn có
tác dụng tích cực, thường xuyên nhắc nhở người dân ý thức, thói quen bảo vệ môi
trường. Trong nhà trường, cần đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi
trường, lồng ghép trong các chương trình sinh hoạt của Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội sinh viên; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu theo chuyên đề, mời
chuyên gia báo cáo, tham quan dã ngoại tìm hiểu về môi trường địa phương; phát
động và làm nòng cốt trong các phong trào bảo vệ môi trường,…qua phong trào,
nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng, bảo vệ môi trường
nơi công cộng, trường lớp, chỗ ở, nơi làm việc; thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo 15
vệ môi trường; tuyên truyền, vận động, thuyết phục người xung quanh cùng tham
gia bảo vệ môi trường, giữ gìn, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.
V. HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG VI
PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 5
.1. Mục Đích
Ô nhiễm môi trường đang là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đang
đe dọa đến đa dạng sinh học, b ế
i n đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người
phải gánh chịu. Bên cạnh đó Đảng và cán bộ cũng đã và đang tuyên truyền áp dụn g
có kết quả. Vậy nó mang lại những mục đích gì?
Đầu tiên khi nói đến đó là giúp chúng ta có thể nâng cao nhận thức bảo vệ môi
trường để đất nước phát triển bền vững .Đồng thời, huy động sức mạnh tổng hợp
của toàn xã hội trong đấu tranh với tội phạm vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường ,hơn thế nữa giúp ta có thể phát hiện sớm các trường hợp vi phạm về bảo
vệ môi trường .Quan trọng hơn nó còn có thể thúc đẩy mọi người sử dụng nguồn
năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường, giúp tìm ra giải pháp nâng cao chất
lượng môi trường không khí, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Thứ hai ,thông qua tuyên truyền cấp ủy đảng ,chính quyền ,đoàn thể các cấp
cũng như các tổ chức cần phải giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an
ninh và bảo vệ môi trường ,bên cạnh đó việc tuyên truyền giúp chia sẻ thông tin
,khai thác và sử dụng hiệu quả ,bền vững các nguồn tài nguyên ,bảo đảm an ninh
sinh thái và đặc biệt là an ninh môi trường…,hạn chế được vấn nạn ô nhiễm môi
trường ,thường xuyên giám sát được quá trình đưa chất thải ra môi trường ,giáo
dục người dân về tác hại môi trường bị ô nhiễm ,áp dụng khoa học hiện đại vào đời
sống dể phát triển cũng như phân loại và gom rác một cách nhanh nhất.
Thứ ba ,đồng thời giảm thiểu các tác động bất lợi từ quá trình toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế. Hơn thế nữa nó còn nâng cao ý thức của người dân để thực
hiện nghiêm túc ,có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của đảng ,nhà nước và Bộ công
an về phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường .Thúc đẩy người dân
phối hợp chặt chẽ với Đảng, nhà nước ,chính phủ để phòng chống tội phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường ,tích cực sử dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn thân
thiện với môi trường, hạn chế đốt các loại rác gây ô nhiễm đến bầu không khí.
5.2. Phương pháp thực hiện phòng chống bảo vệ môi trường
Một môi trường trong lành sạch sẽ sẽ giúp con người đảm bảo về mặt sức khỏe
song ngược lại nếu môi trường bị ô nhiễm về không khí, khói bụi, nước… sẽ khiến 16
con người mắc rất nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và
đe dọa đến tính mạng của nhiều người ,đặc biệt những nơi đang là điểm báo động
ô nhiễm nặng nề nên vì vậy phải có những phương pháp chặt chẽ , giải pháp thiết
thực để bảo tồn , nâng cao chất lượng của môi trường .
Trước tiên , mỗi con người phải có “Ý thức tự giác ” bảo vệ môi trường xanh
sạch đẹp , ý thức là điều đầu tiên cần quan tâm đến trong quá trình bảo vệ môi
trường , cần một quá trình hình thành lâu dài .Có thể nói : “ Bảo vệ rừng là bảo vệ
chính cuộc sống của chúng ta ” Con người trong quá trình khai phá, làm chủ thiên
nhiên cũng là yếu tố tác động đến môi trường lớn nhất. Mặt khác, ý nghĩa của việc
bảo vệ môi trường là bảo vệ các điều kiện sinh tồn tốt nhất cho chính con người và
tất cả các loài sinh vật nói chung. Do đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh
sạch đẹp là thực sự quan trọng. Phải biết tự giác bởi những hành động bảo vệ môi
trường xanh sạch đẹp. Bảo vệ môi trường nên bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường, nhất là cho học sinh.
Trong đó nền tảng giáo dục bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp là một hoạt động
thiết yếu. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cung cấp những kiến thức hữu ích để
mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường. Ở trong môi trường là trường học
những bạn học sinh phải có một ý thức, một hành động tự giác giữ gìn vệ sinh môi
trường ngay từ khi bước chân đến trường như: không bẻ cây, không hái hoa, vứt
rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định và công việc đó không chỉ cần phải thực
hiện trong trường học mà phải thực hiện ở mọi lúc mọi nơi .Tuyên truyền cho các
bạn học sinh, sinh viên thực hiện giữ gìn vệ sinh trong những buổi chào cờ đầu
tuần hay buổi sinh hoạt lớp,...Từng cá nhân hay nhóm lớp phải luôn tham gia các
hoạt động cụ thể hàng ngày, hàng tuần xây dựng lớp học trường học của mình ngày
càng xanh sạch đẹp hơn như : trồng cây xanh, cây hoa, dọn dẹp vệ sinh lớp học,
khuôn viên,... tham gia những việc làm tích cực để bảo vệ môi trường ở trong
trường, ở nhà và ở địa phương . Ch
úng ta có thể thấy, bảo vệ môi trường được thực hiện theo những nguyên tắc
nhất định như bảo vệ môi trường là quyền , nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ
quan, tổ chức cộng đồng, dân cư, hộ gia đình và cá nhân. Hoạt động bảo vệ môi
trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lí tài nguyên và được xem xét, đánh
giá trong quá trình thực hiện các hoạt dộng phát triển hay hoạt động bảo vệ môi
trường phải tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch, ưu tiên dự báo phòng
ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lí rủi ro về môi trường, giảm thiểu
phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụn ,
g tái chế chất thải để khai thác gái trị t ài 17
nguyên của chất thải. Những quy định đó nhằm bảo vệ môi trường và cân bằng với
các yếu tố khác của xã hội để tiến đến sự phát triển bền vững.
Đối với cuộc sống hàng ngày của mỗi con người, ta có thể góp sức của mình
bằng cách thay đổi những thói quen thường ngày của bản thân. Để bảo vệ môi
trường, hãy giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng và nước, thay đổi thói quen ăn
uống, đi lại để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như thay đổi không gian
nhà ở và sân vườn của bạn thân thiện hơn với môi trường. Khi lối sống của bạn đã
thân thiện hơn với môi trường, bạn cũng có thể tham gia các hoạt động giáo dục
cộng đồng và tuyên truyền để họ thực hiện những điều tương tự.
Những phương pháp thuyết yếu cần thực hiện để bảo vệ một môi trường xanh – sạch đẹp như :
+ Tuyên truyền , vận động mọi người dân trong địa phương , thành thị ,... thực
hiện các chính sách bảo vệ môi trường do các cấp lạnh đạo đề ra . Tuyên truyền
cần tiến hành thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm; nội dung thông tin
phải cập nhật, lồng ghép với tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng về bảo
vệ môi trường và các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của bộ,
ngành và địa phương; hình thức tuyên truyền cần đa dạng, phù hợp với các đối tượng.
+ Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm
nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác nắm tình hình,
thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật
hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này.
+Trồng nhiều cây xanh . Vì cây xanh là lá phổi của Trái Đất, giữ vai trò điều hòa
khí hậu, làm sạch bầu khí quyển. Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí
CO2, giải phóng khí O2, đồng thời tạo ra một loại cacbohiđrat hữu cơ thiết yếu cho
con người. Giữ gìn cây xanh bằng cách chọn những vật trang trí nội thất từ các
chất liệu thân thiện với sinh thái như tre chẳng hạn. Đừng quá chạy theo mốt, dùng
những vật dụng thân thiện với sinh thái vừa bền như vậy vừa tiết kiệm tiền vừa
không góp phần tăng lượng đồ phế thải vào môi trường. Ngoài ra , cây xanh còn
có tác dụng để chặn lũ, điều hòa không khí, chống xói mòn. Nhiều loài động vật
hoang dã cũng đang trên đà tuyệt chủng cũng bởi do nạn chặt phá rừng. Không có
cây xanh thì môi trường sống của chúng ta sẽ dần bị tàn phá, hủy hoại.
+ Xử lí môi trường và vệ sinh xung quanh. Thu gom rác hàng tuần. Trong đời sống
hằng ngày , con người và động vật thải ra một lượng rác thải lớn, nếu không thu 18
gom xử lí đúng sẽ gây ô nhiễm xung quanh nguồn nước, không khí , rác thải sẽ rơi
xuống cống làm tắt cống ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước nặng nề. Vì thế phải
thường xuyên vệ sinh, thu gom rác thải, xử lí nguồn nước hàng ngày, bên cạnh đó
hút bể cống theo định kì để tránh tình trạng nghẹt ứ nguồn nước .
+ Hạn chế sử dụng túi nilon, túi nhựa .Tác hại nguy hiểm nhất của túi nilon tới
môi trường chính là tính chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Để giảm
thiểu túi nilon, túi đựng bằng nhựa , có thể thay thế bằng túi giấy , lá chuối , những
vật dụng dễ phân hủy.
+ Tận dụng năng lượng Mặt Trời, để sử dụng năng lượng Mặt Trời là năng lượng
sạch , năng lượng tự nhiên vô hạn, và cho hiệu suất sử dụng cao và lâu nên lắp đặt
các thiết bị sử dụng năng lượng Mặt Trời nhằm giảm thiểu ô nhiễm tài nguyên thiên nhiên hiện nay.
+ Áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống, trước đây khoa học chưa phát triển
còn nhiều hạn chế, nhưng hiện nay khoa học đã phát triển rất nhiều, nhiều thiết bị
đã thân thiện với môi trường. Tận dụng những thiết bị, máy móc thu gom rác, làm
sạch bầu không khí thường xuyên.
+ Tuyên truyền những tác động, cản trở của sự ô nhiễm, suy thoái môi trường tới
mục tiêu phát triển bền vững đất nước; những khó khăn, thách thức đặt ra trong
công tác bảo vệ môi trường hiện nay. Tập trung tuyên truyền, khích lệ, đề xuất,
khuyến khích giải pháp khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Tăng cường tuyên
truyền đối ngoại, chia sẻ thông tin, phối hợp nghiên cứu, quản lý, khai thác và sử
dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, bảo đảm an ninh sinh thái, an ninh môi trường . Tì
nh trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn
có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi
trường. Hãy hô vang khẩu hiệu “Vì môi trường xanh - sạch - đẹp” và cũng là vì
cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau. Còn có vô số phương pháp
tích cực hướng về bảo vệ môi trường , điều quan trọng hơn hết là mối quan hệ gắn
kết giữa con người với thiên nhiên, mọi người cùng nhau chung tay, xây dựng, góp
phần ý thức, hành động bảo vệ môi trường. Vì môi trường trong lành, hãy chung
sức xây dựng một môi trường Xanh - Sạch - Đẹp. Tạo ra những màu xanh của
biển, màu xanh của rừng, màu xanh của Đất Nước và làm sạch làng, sạch bản,
sạch đường phố. “Hành động hôm nay - an toàn cho tương lai”, “Vì một thế giới
màu xanh bao la”, “Tất cả vì môi trường xanh sạch đẹp”. Đó là những khẩu hiệu 19
kêu gọi toàn dân trên đất nước cùng nhau gắn kết bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp.
5.3. Kết quả đạt được
Nhờ vào việc tuyên truyền về vi phạm phòng chống bảo vệ môi trường các cơ
sở, doanh nghiệp lớn nói chung và nhỏ lẻ nói riêng đã và đang dần khắc phục được
tình trạng vứt các loại rác thải chưa qua xử lý và không thể tái sử dụng được ra
môi trường .Hơn thế nữa còn nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường của người
dân ,giúp người dân biết phân loại rác để giảm vấn đề ô nhiễm .Bên cạnh đó ,qua
công tác tuyên truyền việc sử dụng túi nilon cũng đã được hạn chế mà thay vào đó
là sử dụng túi giấy và túi vải để bảo vệ môi trường. Quan trọng nhất là nếu có một
hệ sinh thái tốt thì các sinh vật cũng sẽ phát triển được toàn diện hết về khả năng
của mình, có nơi cư trú ,tránh được nguy cơ tuyệt chủng, chúng ta bảo vệ môi
trường cũng là đang bảo vệ tầng ozon, nâng cao hơn nữa về các hoạt dộng chăn
nuôi ,trồng trọt, giảm thiểu được vấn đề thiên tai, đồng thời còn có thể tăng thu
nhập từ nguồn du lịch mà không phải chi bất cứ chi phí nào để cải thiện môi trường sinh thái.
Bảo vệ môi trường cũng là đang bảo vệ sức khỏe của chúng ta nếu sống trong
một môi trường bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí ,nguồn nước ,đất...thì sức
khỏe của chúng ta cũng bị ảnh hưởng khá lớn .Một đối tượng không thể thiếu trong
tuyên truyền đó là học sinh ,sinh viên một thế hệ trẻ nhưng lại mang trong mình
đầy nhiệt huyết và tiếp thu rất nhanh .Có những câu lạc bộ tình nguyện xanh ,
những phong trào bảo vệ môi trường xanh ở nước ta đã diễn ra và rất thành công
như: Câu lạc bộ tình nguyện Thủ đô ở Hà Nội là tập hợp của các bạn trẻ, học sinh
viên, sinh viên đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội và bởi phần lớn là thanh
niên nên họ có đam mê, sở thích khám phá những miền đất mới. Tuy vậy, đã nhiều
lần các thành viên trong câu lạc bộ đã từ chối lời mời gọi của người thân, bạn bè
trong các chuyến đi tham quan, du lịch để ở lại Hà Nội trong những ngày nghỉ lễ
và cùng nhau tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường tại các địa điểm vui chơi . Các
hoạt động như nhặt rác kết hợp với tuyên truyền giữ gìn bảo vệ môi trường của Câu
lạc bộ tình nguyện Thủ đô đã cho thấy những kết quả tương đối tích cực, hiệu quả
và có thể nói hoạt động này đã và đang góp phần thiết thực làm cho bộ mặt cảnh
quan môi trường của thành phố thêm xanh, sạch hơn mỗi ngày.
Đặc biệt và quan trọng hơn cả là những hoạt động thầm lặng, mang nhiều ý
nghĩa vì môi trường nói trên còn góp phần tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức,
ý thức của người dân. Trong đó, có rất nhiều bà con đã tham gia hưởng ứng nhặt
rác làm sạch môi trường. Từ đó lan tỏa ngày càng sâu rộng phong trào trong quần