-
Thông tin
-
Quiz
Phong tục nhật bản đôi nét - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Phong tục nhật bản đôi nét - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Nhật Bản Học (01) 20 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Phong tục nhật bản đôi nét - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Phong tục nhật bản đôi nét - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Nhật Bản Học (01) 20 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
PHONG TỤC NHẬT BẢN
1. Xếp hàng tại nơi công cộng
Như chúng ta đã từng biết phong tục Nhật Bản chính là người Nhật rất coi trọng kỷ
luật. Dù bạn là ai hay bạn ở bất cứ những vị trí nào đi chăng nữa thì khi tham gia vào
bất cứ hoạt động tập thể mang ý nghĩa cộng đồng nào bạn vẫn phải tuân thủ quy tắc
xếp hàng theo thứ tự trước sau
Nếu như đã từng tham gia vào những hoạt động cộng đồng tại Nhật thì có thể bắt gặp
rõ những cảnh khi cửa thang máy hay tàu điện ngầm mở cửa, xin hãy nhường ghế cho
hành khách ra hết rồi mới được bước vào theo thứ tự lần lượt hàng đã được sắp xếp. 2. Đúng giờ
Nếu đã từng làm việc hay tìm hiểu qua về môi trường và văn hóa, phong tục Nhật Bản
chính là thói quen giờ giấc của người Nhật. Thói quen này được hình thành từ rất lâu
đời và nó đi trở thành nét văn hóa đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân nơi
đây. Văn hóa xin lỗi khi lỡ hẹn hoặc muộn giờ cũng luôn được người Nhật coi trọng.
Ví dụ như đối với các cuộc hẹn gặp đối tác hay các cuộc hẹn gặp gỡ trong cơ quan
hành chính thì người Nhật luôn luôn phải tuân thủ tuyệt đối các quy tắc đúng giờ, điều
này đã trở thành quy tắc bất di bất dịch trong nét văn hóa đúng giờ của người Nhật.
3. Thiệp chào năm mới
Truyền thống và phong tục của Nhật Bản chính là người dân ở đây có thói quen lâu
đời đó là gửi những tấm thiệp cùng với những lời nhắn gửi bên trong tâm thư chào
năm mới để cảm ơn tới những người đã tạo điều kiện, giúp đỡ bản thân họ trong suốt
quãng thời gian qua. Hơn nữa tấm thiệp này được gửi tới người thân, gia đình hay bạn
bè với những mục đích như thông báo về tình hình của bản thân trong những năm vừa qua.
Thiệp chào năm mới là một nét văn hóa ăn sâu vào tiềm thức con người Nhật Bản đã
từ rất lâu đời, thấm sâu vào đời sống của người Nhật. Thiệp chào năm mới sẽ được
phát vào ngày mùng 1 đầu năm. Và nếu trong trường hợp nhận được thiệp từ người
mà mình không gửi thiệp cho họ, thì người nhận ngay lập tức sẽ viết thiệp cho họ để
trả lời cũng như chúc mừng chào năm mới. Đây chính là một phong tục của Nhật Bản
rất đáng yêu và được lưu giữ đến ngày nay.
4. Không gây ồn ào nơi công cộng
Tại những nơi diễn ra các hoạt động tập thể hay công cộng như tàu điện ngầm, sân
banh, nhà gas các bạn sẽ bắt gặp được hình ảnh những người Nhật ngồi với tâm thế
lịch sự không nói chuyện riêng, không gây tiếng ồn hoặc những âm thanh gây ảnh
hưởng đến đời sống riêng tư của những người xung quanh
Nếu trong quá trình tham gia các hoạt động công cộng người Nhật bất chợt có những
việc cần thiết phải sử dụng điện thoại trên các phương tiện công cộng thì người Nhật
luôn luôn phát ra những âm thanh nhỏ nhẹ, đủ nghe và nói một cách ngắn gọn nhất
không lan man rườm rà. Đây chính là một trong những quy tắc đẹp trong văn hóa
phong tục Nhật Bản vừa tôn trọng chính bản thân mình lại vừa tôn trọng cuộc sống
riêng tư của những người xung quanh. 5. Trà đạo
Một trong những phong tục của người Nhật được phổ biến khắp thế giới đó chính là trà đạo
Đối với các nước ở trong khu vực Châu Á, ngoài Nhật ra nước Hàn Quốc và Trung
Quốc cũng có truyền thống văn hóa trà đạo này. Nét văn hóa trà đạo tại Nhật Bản
được bắt nguồn và hình thành từ đầu thế kỷ thứ 12 và đang được người dân nơi đây
phát huy giữ gìn vẻ đẹp truyền thống này cho đến tận bây giờ. Văn hóa thưởng thức
món trà đạo này nói nên 4 ý nghĩa trong tiềm thức của người Nhật đó là: hòa, kính,
thanh, tịch. Nó mang lại giá trị văn hóa tinh thần trong lối sống của người Nhật Bản
6. Trang phục truyền thống Kimono
Chắc hẳn khi nhắc tới Nhật Bản điều đầu tiên bạn bè nhắc đến đó là trang phục truyền
thống của người Nhật – Kimono. Trang phục Kimono luôn luôn được người Nhật mặc
vào những dịp lễ hội truyền thống. Nếu như nhìn vào trang phục Kimono mà người
dân Nhật mặc họ có thể đoán được người đó mặc Kimono với mục đích gì, dự lễ gì và có gia đình hay chưa?