Phụ ước và Thương quyền Hàng Không - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam
Phụ ước và Thương quyền Hàng Không - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Hàng không dân dụng
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phụ ước 1 - Chứng chỉ nhân viên Phụ ước 2 - Quy tắc bay
Phụ ước 3 - Dịch vụ khí tượng hàng không
Phụ ước 4 - Bản đồ hàng không
Phụ ước 5 - Các đơn vị đo lường sử dụng trong khai thác trên tàu bay và dưới mặt đất
Phụ ước 6 - Khai thác tàu bay
Phần I - Tàu bay vận tải thương mại quốc tế
Phần II - Tàu bay HKDD quốc tế
Phần III - Tàu bay trực thăng
Phụ ước 7 - Đăng bạ tàu bay
Phục ước 8 - Khả năng bay của tàu bay
Phụ ước 9 - Đơn giản hoá các thủ tục vận tải hàng không
Phụ ước 10 - Thông tin hàng không
Tập I: Phụ trợ dẫn đường vô tuyến
Tập II: Các phương thức liên lạc bao gồm PANS
Tập III: Hệ thống liên lạc số liệu số và hệ thống liên lạc thoại
Tập IV: Ra đa giám sát và hệ thống chống va chạm
Tập V: Sử dụng phổ tần vô tuyến hàng không
Phụ ước 11 - Dịch vụ không lưu
Phụ ước 12 - Dịch vụ Tìm kiếm và Cứu nạn
Phụ ước 13 - Điều tra tai nạn và sự cố tàu bay Phụ ước 14 - Sân bay
Tập I: Thiết kế và khai thác sân bay
Tập II: Sân bay trực thăng
Phụ ước 15 - Dịch vụ thông báo tin tức hàng không
Phụ ước 16 - Bảo vệ môi trường
Tập I: Tiếng ồn tàu bay
Tập II: Lỗi do động cơ tàu bay
Tập III: Khí thải CO2 từ tàu bay
Phụ ước 17 - An ninh - Bảo vệ hoạt động HKDD chống lại những hành vi can thiệp bất hợp pháp
Phụ ước 18: Vận chuyển an toàn hàng hoá nguy hiểm bằng đường HK
Phụ ước 19: Quản lý an toàn CÁC TH NG QUYỀỀN C ƯƠ B Ơ N: Ả
Dưới đây là 9 thương quyền cơ bản trong vận tải hàng không quốc tế. Thông
thường, các quốc gia khi ký kết hiệp định hàng không song phương hay đa
phương thường nhất trí về các thương quyền 1, 2, 3 và 4. Nhưng từ thương
quyền 5 đến 9 việc đàm phán, ký kết thường rất khó khăn, phức tạp. Riêng hai
thương quyền 8 và 9 (thương quyền khai thác nội địa) hầu như rất hiếm quốc
gia nào chấp nhận cho các hãng máy bay nước ngoài vào khai thác các điểm
đến nội địa trong nước mình.
Thương quyền 1: Quyền được tự do bay trên lãnh thổ của quốc gia
nhưng không hạ cánh. Ví dụ máy bay Vietnam Airlines bay tuyến Hà Nội
Bangkok bay qua không phận Lào
Thương quyền 2: Quyền được quyền hạ cánh xuống lãnh thổ của quốc
gia vì các lý do phi thương mại trong những trường hợp cần thiết và có báo
trước. Như để tiếp nhiên liệu, sửa chữa máy bay. Ví dụ máy bay công ty hàng
không Nhật Bản bay tuyến Tokyo-Sydney nhưng dừng lại đổ xăng tại Singapore.
Thương quyền 3: Quyền lầy tải thương mại (hành khách, hàng hoá, thư
tín) từ quốc gia của hãng chuyên chở tới lãnh thổ nước ngoài. Ví dụ máy bay
của công ty hàng không Malaysia bay tuyến Kuala Lumpur-Đà Nẵng
Thương quyền 4. Quyền lấy tải thương mại (hành khách, hàng hoá, thư
tin) trên lãnh thổ nước ngoài chuyên chở về nước của hãng khai thác. Ví dụ
một công ty hàng không Mỹ bay tuyến Toronto Chicago.
Thương quyền 5: Quyền nhận hành khách, hàng hoá, thư tín từ nước
thứ hai để chở đến nước thứ ba và quyền nhận hành khách, hàng hoá, thư tín
từ nước thứ ba để chở đến nước thứ hai. Ví dụ một công ty hàng không Việt
Nam bay tuyến Paris-Viêng Chăn Thành phố Hồ Chí Minh.
Thương quyền 6: Quyền lấy hành khách, hàng hoa, thư tín từ một quốc
gia thứ hai đến một quốc gia thứ ba qua lãnh thổ thuộc nước của nhà khai
thác. Ví dụ một máy bay của công ty hàng không Việt Nam bay tuyến Luân Đôn Hà Nội Phnôm Pênh.
Thương quyền 7: Quyền được khai thác tải thương mại giữa hai nước
hoàn toàn ở ngoài nước của nhà khai thác. Ví dụ một máy bay của công ty
hàng không Trung Quốc bay tuyến Hà Nội-Bangkok.
Thương quyền 8: Quyền được khai thác tải thương mại từ một thành phố này ở
nước ngoài đến một thành phố khác của cùng nước đó nhưng các chuyến bay phải được
xuất phát từ nước của nhà khai thác. Ví dụ một máy bay của công ty hàng không Thái
Lan bay tuyến Hà Nội-Đà Nẵng Bangkok
Thương quyền 9: Quyền được khai thác tải thương mại từ một thành phố này ở
nước ngoài đến thành phố khác của nước đó nhưng máy bay không xuất phát từ nước
của nhà khai thác. Ví dụ một máy bay của công ty hàng không Hoa Kỳ bay tuyến Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh
Vùng trời không lưu là vùng trời có giới hạn xác định, được chỉ định theo thứ tự
bảng chữ cái A, B, C, D, E, F và G, trong đó việc cung cấp dịch vụ không lưu và quy tắc
bay được quy định cho từng loại chuyến bay cụ thể, bao gồm:
a) Vùng trời không lưu loại A là vùng trời chỉ cho phép thực hiện chuyến bay theo
quy tắc bay bằng thiết bị (sau đây gọi chung là chuyến bay IFR); các chuyến bay được
cung cấp dịch vụ điều hành bay và được điều hành phân cách với nhau;
b) Vùng trời không lưu loại B là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và
chuyến bay theo quy tắc bay bằng mắt (sau đây gọi chung là chuyến bay VFR); các
chuyến bay được cung cấp dịch vụ điều hành bay và được điều hành phân cách với nhau;
c) Vùng trời không lưu loại C là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và
chuyến bay VFR; các chuyến bay được cung cấp dịch vụ điều hành bay; chuyến bay
IFR được điều hành phân cách với chuyến bay IFR khác và chuyến bay VFR; chuyến
bay VFR được điều hành phân cách với chuyến bay IFR và được thông báo về chuyến bay VFR khác;
d) Vùng trời không lưu loại D là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và
chuyến bay VFR; các chuyến bay được cung cấp dịch vụ điều hành bay; chuyến bay
IFR được điều hành phân cách với chuyến bay IFR khác và được thông báo về chuyến
bay VFR; chuyến bay VFR được thông báo về các chuyến bay khác;
đ) Vùng trời không lưu loại E là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và
chuyến bay VFR; chuyến bay IFR được cung cấp dịch vụ điều hành bay và được điều
hành phân cách với chuyến bay IFR khác; các chuyến bay được thông báo về các
chuyến bay khác theo điều kiện thực tế; vùng trời không lưu loại E không được sử
dụng như là vùng trời có kiểm soát;
e) Vùng trời không lưu loại F là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và
chuyến bay VFR; các chuyến bay IFR được cung cấp dịch vụ tư vấn không lưu; các
chuyến bay được cung cấp dịch vụ thông báo bay nếu có yêu cầu;
g) Vùng trời không lưu loại G là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và
chuyến bay VFR; các chuyến bay được cung cấp dịch vụ thông báo bay nếu có yêu cầu.