Phương ngữ miền Nam Việt Nam - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn
Phương ngữ miền Nam Việt Nam - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Dẫn luận ngôn ngữ và thực hành Tiếng Việt
Trường: Đại học Quy Nhơn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------
PHƯƠNG NGỮ MIỀN NAM VIỆT NAM
TRONG TÁC PHẨM AI CÓ QUA CẦU Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Tên học viên : Nguyễn Thanh Quang
Giảng viên : TS. Nguyễn Quý Thành Học phần
: Phương ngữ học tiếng Việt Khoá : K25 Quy Nhơn, 2023
- Tiêu đề (Title): Phương ngữ miền Nam Việt Nam trong tác phẩm “Ai có qua cầu” của
Hoài Đồng Vọng, NXB Quan Điểm loại mới. (1957)
- Tên tác giả (Author name): Nguyễn Thanh Quang, Cao học ngôn ngữ học, Khoá K25B,
Trường Đại học Quy Nhơn, Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Quý Thành
1. Mục lục
1. Mục lục ................................................................................................................ 1
2. Lời mở đầu ........................................................................................................... 2
3. Nội dung phân tích ............................................................................................... 4
3.1. Khái niệm về phương ngữ ............................................................................... 4
3.2 Giới thiệu về tác phẩm ...................................................................................... 4
3.3 Sử dụng những từ vựng chỉ danh xưng mang màu sắc Nam bộ ....................... 5
3.4 Sử dụng từ vựng mang âm sắc biến đổi đặc trưng miền Nam ......................... 5
3.5 Sự thành công của từ láy phương ngữ Miền Nam ............................................ 6
3.6 Vốn từ Hán Việt phong phú. ............................................................................. 6
3.7 Sự sắc sảo trong cách dùng từ ngày xưa. .......................................................... 7
3.8 Sự linh hoạt trong sử dụng từ vựng nhiều lớp nghĩa khác nhau. ...................... 7
4. Kết luận ................................................................................................................ 8
5. Nguồn tham khảo: ................................................................................................ 8
2. Lời mở đầu
Phương ngữ là hệ thống ngôn ngữ được dùng cho một tập hợp người nhất định trong xã
hội, thường là phân chia theo lãnh thổ. Ở Việt Nam, có ba vùng phương ngữ chính: Bắc
(Bắc Bộ), Trung (Bắc Trung Bộ) và Nam (Nam Bộ). Mỗi vùng phương ngữ lại có nhiều
biến thể khác nhau. Phương ngữ là một đặc trưng quan trọng của sự đa dạng và giàu có của tiếng Việt.
Tuy vậy, cùng với sự phát triển của thời đại, nền văn học Việt Nam dần dần mất đi những
từ vựng đặc trưng địa phương gắn liền với sự phát triển của xã hội. Đặc biệt là hệ thống
từ vựng và phương ngữ được sử dụng trong Văn học miền Nam Việt Nam trước năm
1975. Đây là một nguồn vốn từ vựng cực kỳ phong phú và hữu ích, góp phần làm giàu
cho vốn từ vựng và miêu tả sinh động cuộc sống hằng ngày của người dân vùng sông
nước miền Nam. Hiện nay, những từ vựng này đang ngày càng bị mai một đến một mức
độ nhiều từ vựng không còn có thể hiểu được nếu không được trích dẫn, giải thích trong văn bản hiện đại.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tập hợp và phân tích những từ vựng xuất hiện trong
tác phẩm văn học “Ai có qua cầu” của tác giả “Hoài Đồng Vọng”. Được xuất bản năm
1957 bởi nhà xuất bản Quan điểm. “Ai có qua cầu” là truyện dài chứa đựng khát vọng
được yêu, được sống của một ng ờ
ư i từng muốn nhảy cầu tự tử, muốn bỏ qua tất cả. Tuy
nhiên anh được một người lạ mặt cứu sống, cả về thể chất và tinh thần. Diễn biến nội tâm
nhân vật của cả hai người được miêu tả rất chất phác và mộc mạc bằng giọng văn chân
chất miền Nam Việt Nam, thể hiện sự đa dạng và phong phú của tư duy và cảm xúc của từng nhân vật.
Đặc điểm văn học nói chung và từ ngữ nói riêng của tác phẩm “Ai có qua cầu” là thiên về
tái tạo hiện thực một cách khách quan, từ ngữ văn học phản ánh những khổ đau, bất công
và mâu thuẫn của xã hội với khuynh hướng sử dụng từ cổ, từ hán việt, từ mượn. Chịu ảnh
hưởng của ba nền văn hoá Pháp, Hoa, Chăm – Khơ me. Từ đó sinh ra những từ vựng đắt
giá mà nếu được khai thác đúng chỗ, đúng lúc sẽ mang đến ấn tượng cực kỳ mạnh mẽ.
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học định tính, nguồn dữ liệu là tác
phẩm văn học “Ai có qua cầu” của tác giả Hoài Đồng Vọng. Dữ liệu được thu thập bằng
cách tra cứu các từ vựng mang sắc thái vùng miền, phương ngữ trong tác phẩm Ai có qua
cầu. Nhà nghiên cứu sẽ phân tích từ vựng qua những đặc trưng sử dụng phương ngữ qua
phương diện danh xưng, âm sắc, từ láy, từ Hán Việt, từ nhiều lớp nghĩa. Sau đó dữ liệu sẽ
được tổng kết và đưa ra kết luận.
3. Nội dung phân tích
3.1. Khái niệm về phương ngữ
Trong nghiên cứu ngôn ngữ, có nhiều khái niệm về phương ngữ được đưa ra bởi các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước.
Hoàng Thuỳ Châu định nghĩa: “Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự
biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó
so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác.”
Trong các nghiên cứu nước ngoài, Neil Bowen định nghĩa: “Phương ngữ là một phân
loại phụ của ngôn ngữ, được phân biệt về mặt ngôn ngữ thông qua ngữ pháp, từ vựng và
về mặt lời nói - âm vị học.” Oxford English Dictionary định nghĩa “Phương ngữ là Cách
nói, ngôn ngữ, lời nói; đặc biệt một cách nói đặc biệt, hoặc đặc trưng của một nhóm
người hoặc một vùng cụ thể.”
Nói tóm lại, Phương ngữ là những biến thể địa phương của ngôn ngữ, chú trọng nghiên
cứu các đặc điểm về phát âm, từ vựng, cách sử dụng ngôn ngữ và các khía cạnh khác
trong từng khu vực địa lý cụ thể. Các phương ngữ thường khác nhau về ngữ âm, từ vựng
và cú pháp, phản ánh sự đa dạng và đa văn hóa của con người. Nghiên cứu phương ngữ
giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự đa dạng ngôn ngữ và văn hóa của thế giới, đồng thời
cũng giúp chúng ta học và truyền tải thông tin qua ngôn ngữ một cách dễ dàng và hiệu quả
3.2 Giới thiệu về tác phẩm
Ai có qua cầu là một tác phẩm văn học của nhà văn Hoài Đồng Vọng, lấy bối cảnh miền
Nam Việt Nam dưới thời thống trị của thực dân Pháp. Tác phẩm được đánh giá cao về
giá trị nội dung và nghệ thuật, trong đó có sự thành công trong việc sử dụng từ ngữ. Sau
đây người nghiên cứu sẽ đi sâu vào phân tích những đặc trưng của ngôn ngữ dẫn truyện
bằng cách sử dụng phương ngữ trong tác phẩm Ai có qua cầu.
Một trong những đặc trưng dễ nhận biết khi đọc tác phẩm là tần xuất sử dụng rất cao
những phương ngữ Nam bộ để tạo nên sắc thái riêng biệt cho nhân vật, địa danh và cuộc sống của miền Nam.
3.3 Sử dụng những từ vựng chỉ danh xưng mang màu sắc Nam bộ
Chịu sự ảnh hưởng của cả ba luồng văn hoá Pháp, Hoa, Chăm-Khơme, ngôn ngữ
trong tác phẩm cũng có sự đa dạng tương ứng với đặc trưng là từ mượn xuất hiện với tần
xuất rất nhiều. Những từ chỉ danh xưng như: thầy đội xếp, bồ, cái vong linh, thiên hạ, cô
chiêu đãi. “Cái vong linh” chỉ những người có ý định tự tử nhưng không thành; “Thầy
đội xếp” chỉ những người lính tuần canh của thực dân Pháp; Bồ chỉ ngôi thứ hai là bạn bè
thân thiết; “Thiên hạ” bằng với từ “người ta”, chỉ những người không rõ danh tính, tuổi
tác hoặc quan hệ với người nói; “Cô chiêu đãi” là từ chỉ những cô gái làm nghề chuốc
rượu mua vui khách trong nhà điếm thời xưa). Từ những điều trên, Hoài Đồng Vọng đã
cho chúng ta một cái nhìn hết sức chân thực về cuộc sống đời xưa qua cách sử dụng từ
nhân xưng vừa lạ vừa quen, qua đó xây dựng nên một bối cảnh câu chuyện hết sức mới lạ
bằng những từ vựng đặc trưng của người dân miền Nam.
3.4 Sử dụng từ vựng mang âm sắc biến đổi đặc trưng miền Nam
Ngoài ra, Hoài Đồng Vọng còn hết sức thành công trong việc đưa vào tác phẩm
những từ vựng mang âm sắc đặc trưng miền Nam, với cách phát âm mang hơi hướng
miền Nam rất rõ rệt: “Nước dưới cầu loang loáng chẩy xiết (5,tr.7); Bóng thấp không rẫy
nữa, một chân ruỗi dài trên lan can (15,tr.8); Ngó vào tận chòng mắt nẩy lửa ( 17,tr.8) Mé
Sài Gòn (5,tr10), trẻ măng, thày đội xếp, làm gì trên này các bồ? (8,11tr.11); Mối lầm
thứ bẩy (9,tr.11) Chưa thủng nghĩa (24,tr.11) Thuốc lá của ông đặm quá (19,tr.11) tôi có
giắt tiền đây; riêm rúa; sính nghệ thuật (4,tr13); tỉa tót; thuốc lá giết thời giờ tài lắm
(8,tr15; xưa rầy; thẳng cánh tu hàng hai ba ly; giá sụt; kiếu cô hàng; đổ rồn ánh mắt vào
dĩa tôm đỏ hồng(9,tr19); ròn bùi béo; tớp luôn ba ngụm (12,tr.21)… Đặc trưng của những
từ vựng này là cách phát âm bị biến đổi dưới sự ảnh hưởng của văn hoá miền Nam. Một
số nguyên nhân gây ra sự khác biệt về từ vựng và phát âm giữa các phương ngữ có thể kể
đến như: bối cảnh lịch sử là thời Pháp thuộc chịu ảnh hưởng của văn hoá tiếng Pháp,
cùng lúc đó chịu sự ảnh hưởng của văn hoá người Hoa đã có tr ớc
ư đây, cùng với giao lưu
và ảnh hưởng của các ngôn ngữ tiếng Pháp và Tiếng người Hoa.
3.5 Sự thành công của từ láy phương ngữ Miền Nam
Tiếp theo, tác giả cũng đã rất thành công trong việc xây dựng nên bối cảnh, cảnh sắc
của câu chuyện bằng cách sử dụng tài tình những từ láy mang hơi hướng Miền Nam:
“đèn trên câu vằng vặc”; “Xóm Khánh Hội xùm xụp kéo dài vô tận”; “Xóm nhà băng và
công thự im ỉm”; “Tiếng sóng ì uộp”; “Cái bóng thấp rẫy rụa”, “Bóng cao lững thững tản
bộ về mé Sài Gòn”; “Yên lặng chìu chĩu những câu hỏi kết xù”; “Thủng thỉnh ta lên đằng
mạn Cầu Tàu”; “Ve vẩy lượn sang bàn khác”. Việc sử dụng những từ láy này vừa góp
phần làm giàu ngôn ngữ và biểu đạt cho câu truyện. vừa tạo ra cảm giác nhịp điệu và hài
hòa trong văn bản. Hơn hết, từ láy cũng có thể phản ánh văn hóa và bản sắc của miền
Nam Việt Nam bằng cách truyền tải những sắc thái và cảm xúc tinh tế mà từ đơn không thể.
3.6 Vốn từ Hán Việt phong phú.
Bên cạnh đó, trong tác phẩm “Ai có qua cầu”, một ặ
đ c trưng dễ thấy nhất là việc sử
dụng tương đối nhiều từ vựng Hán Việt với văn hoá miền Nam nếu so sánh với văn học
hiện đại: “Chết chưa biết chết thế nào, mà lại đòi hoá kiếp” (19,tr.8); “Một yên lặng giáo
đường”; “Dấu hỏi kếch xù”; “Lao mình xuống dòng nước cho nó mát mẻ cái vong linh”;
“Trời sẽ thấu mọi nỗi uất ức của một kẻ tự ải tự trầm” (23,tr.11); “Loài người tốn bao
nhiêu công phu mới tạo ra cho mình được dăm ba cái thú giải phiền” (10,tr.13); “Kẻ thất
phu”; “Cõi thế giới này sẽ ra sao nếu mỗi người chúng ta bất phân phận vụ; “Bóng cao
đánh giá thực phẩm bằng cả ngũ quan”; “Tiếng ru em mang mang tan loãng vào hỗn
thanh trên bến”; “Thổ ngơi của đầu tỉnh thì chuối với na, giữa tỉnh baba dưa hấu, cuối
tỉnh củ ẩu khoai lang”, “Quán thế” (tuyệt vời); “Thoạt kỳ thuỷ”; “Đây, gọi là để tạ mối
tình tri ngộ, tôi xin cung kính đọc nguyên văn lời giáo huấn năm xưa, lời giáo huấn mà
lúc nào tôi cũng coi như lời kinh nhật tụng, hơn nữa, đó là lời Sấm, lời Thánh
phán…Đây, xin nhã giám….” [13, tr.26]; “Còn lại trước bàn, một mình đối diện với ly
rượu, với hầu đủ mặt hàng, bóng thấp sực thấy mình chơi vơi như vừa dấn thân vào một
nơi hoàn toàn xa lại. Đang ở ngòi bỗng được ra sông, đang ở sông bỗng được ra biển,
cảm tuyến của khách bao la bát ngát. Đến hỗn thanh, đến cả cái giọng cô chiêu đãi, sao
mà nó chay tịnh, đoan trang và đáng tôn trọng thế nhỉ…” [1, tr.29] Bằng cách sử dụng
nhiều từ vựng Hán Việt giúp làm phong phú từ vựng, biểu đạt chính xác và súc tích câu
chuyện, đồng thời làm cho người đọc cảm thấy vừa lạ vừa quen, qua đó hoà mình vào cái
không khí của Sài Gòn xưa.
3.7 Sự sắc sảo trong cách dùng từ ngày xưa.
Cũng như vậy, Hoài Đồng Vọng cũng đưa vào những từ vựng đắt giá mang màu
sắc của vùng sông nước Miền Nam mà hiện nay không còn thấy sử dụng nhiều nữa. Tiêu
biểu như: Khi hai nhân vật lần đầu gặp mặt trên thành cầu, người bóng thấp đã chỉ những
người lính đi tuần thời Pháp là “Thầy đội xếp”; Hay khi hai thầy đội xếp đi dần về phía
xa, tác giả đã miêu tả cái bóng của hai thầy bằng từ cuốn lùi thay cho sóng sánh: “Bóng
nhà chức trách cuốn lùi trên ánh nước”; Cũng như vậy, khi nhân vật bóng cao đang bàn
về những thú vui đời thường của mình, ông đã dùng từ sánh để để chỉ cảm giác tuyệt vời:
“Giá có thêm một ly cà phê thật là sánh để” (22,tr.13); Ngoài ra, những từ vựng làm giàu
thêm ý văn như là: “Đích thế”; “Thích rơn”; “Mừng rơn”; “Những tia nhìn triều mến”;
“Giọng lập nghiêm của ông khách”; “Che tàn một cái nhìn vuốt đuôi”; Mạc ten sô đa”;
“Thổ ngơi”; “Quán thế”; “Thoạt kỳ thuỷ” cũng đã làm tròn vai trong vai trò dẫn dắt
truyện theo một cái nhìn của người miền Nam, trong đó những từ vựng này hầu như hiếm
hoặc không còn được sử dụng trong văn bản hiện đại ngày nay, kể cả trong văn bản văn phong miền Nam.
3.8 Sự linh hoạt trong sử dụng từ vựng nhiều lớp nghĩa khác nhau.
Một cái hay nữa của Hoài Đồng Vọng là khả năng sử dụng linh hoạt những từ vựng
vào nhiều lớp nghĩa khác nhau, qua đó tạo ra những cách đối xứng nghĩa hết sức duyên
dáng: Hãm một hơi thuốc à, Để mà hãm một hơi sống; Thuốc lá đặm à đời sống cũng
đặm; Tôi muốn luận về cái chết hụt của anh đấy thôi à Với cái luận điệu này thi chưa
chừng tôi đến chết tức vì ông… Sự tưởng tượng của tác giả đã đẩy cách sử dụng của
những từ này từ lớp nghĩa thông thường đến những lớp nghĩa cụ thể khác, nhằm khai thác
diễn tiến ý nghĩa một cách vừa độc đáo vừa làm phong phú thêm cách nhìn của người đọc về tính cách nhân vật.
4. Kết luận
Chỉ với 180 trang nội dung, Hoài Đồng Vọng đã cho người đọc đi qua những hình ảnh
hết sức chân thật và nhuốm màu sắc văn hoá miền Nam Việt Nam, hơn thế nữa cách sử
dụng từ vựng của ông mang dấu ấn văn hoá Miền Nam sâu sắc. Tác phẩm có đặc trưng
thiên về tái tạo hiện thực một cách khách quan, từ ngữ văn học phản ánh những khổ đau,
bất công và mâu thuẫn của xã hội với khuynh hướng sử dụng từ cổ, từ hán việt, từ mượn,
từ láy, từ nhiều lớp nghĩa, từ vựng chỉ danh xưng, từ đó sinh ra những cách miêu tả hết
sức chân chất mà đi vào lòng người.
5. Nguồn tham khảo:
Ai có qua cầu, Hoài Đồng Vọng, NXB Quan Điểm loại mới, 1957
Phương ngữ học tiếng Việt, Hoàng Thị Châu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
What is dialect and why study it?, Neil Bowen, 2011, ULR:
https://www.academia.edu/3408245/What_is_dialect_and_why_study_it_2011_
Oxford English Dictionary, ULR:
https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/american_english/dialect