Soạn ngữ dụng - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn

Soạn ngữ dụng - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Quy Nhơn 422 tài liệu

Thông tin:
6 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Soạn ngữ dụng - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn

Soạn ngữ dụng - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

81 41 lượt tải Tải xuống
ĐỊNH HƯỚNG DẠY TIẾNG VIỆT THEO QUAN ĐIỂM GIAO
TIẾP ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
Định hướng theo quan điểm giao tiếp trong việc dạy – học ngôn ngữ (TV) xuất phát từ
đặc trưng bản chất của đối tượng và phù hợp với đối tượng. Vì ngôn ngữ là phương tiện
giao tiếp quan trọng nhất của con người, có chức năng cơ bản nhất là chức năng giao tiếp.
Ngôn ngữ vừa tồn tại trong trạng thái tĩnh như một hệ thống – kết cấu tiềm ẩn trong năng
lực ngôn ngữ của mỗi người, đồng thời nó cần phải hoạt động để thực hiện chức năng
giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ vừa là phương tiện, vừa tạo ra các sản
phẩm phục vụ cho sự giao tiếp. Dạy học ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp chính là dạy
về phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
Quan điểm giao tiếp cũng phù hợp với mục tiêu của môn học: môn ngôn ngữ nói chung
và phân môn TV nói riêng không phải chỉ có mục đích trang bị kiến thức khoa học về
ngôn ngữ, về TV cho HS, mà điều quan trọng là rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng
TV trong các hoạt động tư duy, giao tiếp. Ngay trong lĩnh vực kiến thức thì môn ngôn
ngữ cũng không phải chỉ cung cấp những kiến thức có tính chất lí thuyết về cơ cấu tổ
chức, về hệ thống ngôn ngữ, về nguồn gốc và sự phát triển lịch sử, về loại hình các ngôn
ngữ … mà còn không thể thiếu được những hiểu biết về quy tắc sử dụng, về các thao tác
và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Do đó, quan điểm giao tiếp rất phù hợp với mục tiêu của
môn học.
Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy
học. Về nội dung, phân môn TV tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để HS mở
rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức nền và phát triển các kĩ năng sử dụng
TV trong giao tiếp. Về phương pháp dạy học, các kĩ năng được hình thành thông qua
nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên.
Dạy học TV theo quan điểm giao tiếp thực chất là dạy học vì mục đích giao tiếp. Dạy về
giao tiếp và dạy trong giao tiếp.
Khi dạy theo quan điểm giao tiếp, GV phải dạy cho HS được học, được tập giao tiếp ở
trong bài học, ở lớp rồi biết cách giao tiếp trong thực tế cuộc sống hàng ngày. Biết nói
năng, quan hệ ngôn ngữ đúng vai trò, đúng mục đích với người xung quanh, biết nêu nhận
xét, đánh giá trước sự vật, sự việc ... (không phải chỉ nhằm tới mục đích là biết làm văn
như trước đây). Quan điểm giao tiếp quán triệt tư tưởng giao tiếp vừa là điểm xuất phát lại
vừa là đích hướng tới, vừa là nội dung lại vừa là định hướng phương pháp và môi trường
tổ chức dạy học của tất cả các đơn vị kiến thức
TẠI SAO 2 KỸ NĂNG NGHE VÀ NÓI LẠI NÊN ĐƯỢC ƯU TIÊN RÈN LUYỆN CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC .
Nghe nói là hoạt động thường xuyên được diễn ra trong cuộc sống. Hoạt động nghe nói là
một phương tiện để học sinh tư duy.
Hiện nay, CTGDPT mới hướng đến đặt nền móng và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng
Việt của các em học sinh như: Nghe, nói, đọc,viết,...Trong đó cần chú ý đặc biệt đến kỹ
năng nghe và nói phù hợp với môi trường giao tiếp của lứa tuổi cấp bậc tiểu học.-
Trong môi trường hình thành ngôn ngữ ở tiểu học, các em được tiếp xúc với thầy cô,
nhiều bạn bè và dần có nhận thức và quan điểm riêng của mình. Hành động và lời nói của
trẻ ảnh hưởng từ phong thái cùng ngôn ngữ giao tiếp của thầy cô giáo hoặc bạn bè xung
quanh.- Nhìn chung, các em HS đều biết nghe hiểu những điều GV truyền đạt , trả lời
được những câu hỏi đơn giản của GV, giới thiệu được về bản thân, gia đình,..., nói lên
được ý kiến của cá nhân trong quá trình học tập, đọc chính xác và hiểu được các văn bản,
đoạn thơ trong SGK, viết được đoạn văn theo những câu hỏi gợi ý cho sẵn.
- Những trẻ em ở miền cao nhìn chung vốn từ và kĩ năng nghe, nói, đọc,viết của các em
còn hạn hẹp. Về số lượng từ, đa số các em chỉ nói được ở mức đơn giản như chào thầy cô,
cha mẹ, ông bà hay những sự vật gần gũi như bàn ghế, sách vở… chỉ nghe và hiểu được
những câu lệnh thường xuyên như ra chơi, vào lớp, đứng lên, ngồi xuống… Các em chỉ
có thể diễn dạt một vấn đề bằng cách nói từng tiếng thay vì cả câu. Ví dụ: khi GV hỏi “
em bé trong tranh đang làm gì?” thì các em chỉ trả lời được là“vẽ”, trong khi các bạn HS
bình thường phải trả lời được là “ Thưa thầy/cô, em bé trong tranh đang vẽ bức tranh về
con vật ạ”
Hiện nay trường tiểu học của ta còn coi nhẹ việc rèn luyện ngôn ngữ nói, do đó tất yếu
dẫn đến coi nhẹ kỹ năng nghe. Chương trình Tiếng Việt hiện hành ở bậc học này không
có phần môn nào đặt trọng tâm kỹ năng nghe như Tập đọc rèn luyện kỹ năng đọc, Tập
viết rèn kỹ năng viết, Kỹ năng nghe được rèn một cách tự phát qua việc học các phần môn
như Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Đồng thời kỹ năng nghe cũng không được xác định rõ
mức độ cần đạt được qua từng lớp. Nhiều người đơn giản trong suy nghĩ thường cho rằng
không cần dạy cho học sinh kỹ năng nghe với lập luận sau : - Ai nghe tiếng mẹ đẻ mà
không hiểu? Đó là một sự ngộ nhận.
Thực tế, Việc chú ý hình thành kỹ năng nghe và nói cho học sinh nhằm giúp các em tự tin
khi giao tiếp trong cuộc sống. Kỹ năng nghe là một trong những yếu tố quan trọng để giúp
học sinh tiếp thu được bài học trên lớp , trong mỗi tiết học. Khi nghe ,các em mới có thể
hiểu được những yêu cầu mà giáo viên đưa ra, các nhiệm vụ cần phải làm và mới có thể
hợp tác, trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm,trong lớp , các vấn đề gặp phải trong
lớp học và ngoài cuộc sống đời thực.Việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe không chỉ
là lắng nghe ,mà còn phải là nghe biết ,nghe hiểu ,từ đó vận dụng được vào thực tế. Trước
hết người nghe phải nghe chính xác, đầy đủ thông báo; sau đó nhờ các hoạt động tư duy
mà hiểu được các nội dung thông báo.
Ví dụ: Trong lớp học ,giáo viên chủ nhiệm nêu lên bài tập cần phải giải quyết , nếu không
chú ý lắng nghe, hoặc lắng nghe nhưng không hiểu được yêu cầu bài tập ,học sinh sẽ gặp
khó khăn trong việc thực hiện bài tập hoặc thậm chí hiểu sai yêu cầu bài tập . nhiều
trường hợp nghe mà chỉ hiểu một phần hoặc thậm chí không hiểu hoặc có hiểu thì không
thấu đáo, đầy đủ, không hiểu hết sự tinh vi, tinh tế của người nói Từ đó ảnh hưởng học
sinh khi không làm chủ được kiến thức, ảnh hưởng đến tiến trình dạy học của giáo viên..
Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh tiểu học là một trong những hoạt động vô cùng cần
thiết ngay khi các em bắt đầu chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Bởi,
tiểu học là lứa tuổi hình thành những nét tính cách nền tảng, những thói quen trong học
tập và thói quen làm việc sau này.
Nhà trường và thầy, cô giáo cần quan tâm rèn luyện kỹ năng nói với những người xung
quanh cho học sinh hàng ngày để giúp các em nhận ra tầm quan trọng của giao tiếp cũng
như các mối quan hệ quanh mình, hiểu được ưu điểm của việc giao tiếp tốt, để trở thành
những đứa trẻ thân thiện, luôn biết quan tâm, chia sẻ, lắng nghe, biết tự bảo vệ bản thân.
Kỹ năng nói tốt với những người xung quanh tốt sẽ trang bị cho các em sự tự tin ban đầu,
là cơ sở để phát triển trí tuệ cùng sự sáng tạo.
Không những vậy, kỹ năng nói còn giúp các em biết ứng xử với những người xung
quanh một cách tôn trọng, chân thành, tế nhị, thông minh; biết cách tự giải quyết mọi
vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống của chính mình. Từ đó, hình thành nhân cách cho
bản thân.
Ngôn ngữ, thái độ, cử chỉ khi nói chuyện với người lớn chính là cơ sở để những người
xung quanh đánh giá các em có phải là đứa trẻ lễ phép không.
Thầy cô hãy là những tấm gương trong giao tiếp, quan tâm rèn luyện cho học sinh cách
giao tiếp với người lớn sao cho lễ phép và lịch sự.
Cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng lắng nghe. Nếu không đồng tình, các em hãy chờ
người lớn nói xong rồi hãy bày tỏ quan điểm cá nhân một cách lịch sự, thể hiện sự tôn
trọng người nghe, không được tranh cãi hay lớn tiếng.
Trong giao tiếp với bạn bè, các em cần có cách xưng hô phù hợp; thái độ thân thiện, cởi
mở; biết giữ lời hứa, biết chia sẻ; thường xuyên nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi”. Tuyệt đối
không xúc phạm các bạn, không nói tục chửi bậy, không được làm tổn thương bạn về thân
thể hay tinh thần..
Điều này giúp các em hòa đồng hơn, yêu thích mọi người xung quanh hơn, để từ đó chơi
vui vẻ, học tập tốt.
Kỹ năng nói và nghe cần được rèn luyện trong suốt quá trình trẻ em lớn lên. Việc giáo
dục các kỹ năng này cho học sinh đòi hỏi sự kết hợp nhịp nhàng, bền chặt giữa Gia đình
và Nhà trường để tạo điều kiện cũng như cơ hội cho các em tự phát triển bản thân.
CÂU 2: TRÊN CƠ SỞ NHẬN THỨC VỀ ĐẶC TRƯNG VÀ MỤC
ĐÍCH CỦA NHÓM HÀNH VI BIỂU CẢM ĐỂ XÁC ĐỊNH VỀ
NHỮNG VIỆC TỐI THIỂU MÀ LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU
HỌC CẦN LÀM TRONG GIAO TIẾP HÀNG NGÀY.
Biểu cảm là hành động ở lời nhờ đó mà vai nói trực tiếp bày tỏ tình cảm, cảm xúc của
mình đối với người, sự vật nào đó.
Qua việc trao đổi thì A bộc lộ thái độ , tình cảm của mình với B hoặc nội dung hai bên đề
cập . Đói với nhóm hành vi biểu cảm có rất nhiều hành động, đại diện là những hành
động như: chảo hỏi , cảm ơn, xin lỗi, khen ngợi, tôn vinh, chê trách, la mắng , chửi ,…
ba hành động tối thiểu là chảo hỏi, cảm ơn và xin lỗi cần được hướng dẫn cho học sinh
tiểu học biết và thực hiện Bởi vì :
Đói với trẻ tiểu học ,đặc biệt là những trẻ đầu cấp học như lớp 1. Trẻ chưa tiếp xúc nhiều
với mọi người xung quanh nên khả năng nắm bắt các kiến thức về giao tiếp hàng ngày
còn hạn chế. Một số trẻ không có thói quen nói lời cảm ơn , chào hỏi hay xin lỗi người
khác do phụ huynh nghĩ rằng những việc đơn giản như vậy không cần thiết. Hoặc đôi khi
do trẻ thấy những việc làm ấy là vô ích , không thích làm , bị ép buộc.
Việc dạy cho trẻ thói quen nói lời cảm ơn nhằm giúp cho trẻ hiểu được Chúng ta nói lời
cảm ơn khi được một ai đó giúp đỡ hoặc thấy họ làm việc tử tế. Nói cảm ơn chính là bày
tỏ sự cảm kích, biết ơn của mình đối với việc làm, hành động tốt của người khác. Nếu
không biết nói cảm ơn trước việc tốt, người tốt, ta có thể khiến người khác cảm thấy
không được tôn trọng. Thậm chí, họ còn có thể nghĩ rằng công sức của mình không được
ghi nhận. Hơn nữa, trẻ có thể trở thành kẻ vô ơn khi không quan tâm cảm xúc của người
đã giúp đỡ mình.
Dạy trẻ biết nói cảm ơn ngay từ khi còn nhỏ là một phép lịch sự tối thiểu và lời xin lỗi
cũng vậy. Nói xin lỗi không chỉ là một cử chỉ xã giao. Nó giúp trẻ xác định đúng – sai,
biết chịu trách nhiệm về sai lầm của mình và nghiêm túc sửa đổi.
Biết nói lời xin lỗi cũng thể hiện rằng bé ý thức được hành vi sai trái của mình đã ảnh
hưởng tới người khác hoặc làm tổn thương họ như thế nào. Biết nhận lỗi là cách thể hiện
sự tôn trọng người mình mắc lỗi, giải tỏa sự căng thẳng và xây dựng mối quan hệ trở nên
tốt đẹp hơn.
Chào hỏi người lớn và mọi người xung quanh chắc chắn là một việc cần làm và cần rèn
đối với trẻ nhỏ bởi nó thể hiện rõ truyền thống đạo lý của dân tộc ta. Chào hỏi lễ phép là
cách ứng xử thể hiện thái độ đúng mực với người khác khi gặp gỡ. Là nền tảng cho kỹ
năng giao tiêp trong tương lai. Đây là hành vi giao tiếp cơ bản hàng ngày nhưng không
phải bất kì trẻ nào cũng biết và làm đúng. Trẻ biết cách chào hỏi lễ phép sẽ nhận được sự
yêu mến của mọi người và hòa nhập tốt với môi trường xung quanh. Hơn thế, các con sẽ
phát triển toàn diện từ nhân cách đến kỹ năng, tạo nền tảng để trở thành một người có
phẩm chất tốt đẹp trong tương lai.
Ba hành động trên đều là những thói quen tốt , những việc làm tối thiểu, cơ bản nhất
trogng nói năng .Đồng thời bước đầu tạo lập ý thức , biết tôn trọng người khác.
Vì vậy , khi là giáo viên tiểu học , việc dạy trẻ ba hình thành ba hành động này cần
được chú ý
- Không thúc ép trẻ , kiên nhẫn và chờ đợi trẻ thực hành.
- Tạo môi trường cho trẻ hình thành và thực hành 3 hành động trên thông qua giờ
học trên lớp, các hoạt động sinh hoạt ngoại khoá, .. Ví dụ học sinh được cô giáo
phát phần thưởng , trước khi nhận phần thưởng cô giáo sẽ nói : khi cô phát phát
phaần thưởng thì chúng ta nên nói gì nào cả lớp ?
- Giáo viên luôn là người gương mẫu , là tấm gương để học sinh noi theo
- Khi thực hiện hành động cần kết hợp cùng việc giải thích về lợi ích và hậu quả của
3 hành động trên cho trẻ hiểu
- Dạy trẻ cách thực hiện hành động kèm thái độ, cử chỉ đúng..Ví dụ khi trẻ không
may làm hỏng bút của bạn , ta dạy trẻ xin lỗi kèm theo thái độ chân thành thay vì
gắt gỏng hét lên
- Đưa ra lời khen tích cực khi trẻ thực hiện tốt.
- Kết hợp cùng gia đình vào việc dạy trẻ biết chào hỏi, cảm ơn và xin lỗi.
CÂU 3: VẬN DỤNG TỔNG HỢP NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ NGỮ
DỤNG HỌC ĐỂ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ SAU :
A, Để xử lý một tình huống giao tiép hàng ngày trên lớp học ( tự lựa
chọn)
Tình huống diễn ra trong hoàn cảnh hẹp
Trong lớp học có một bạn nam xúc phạm bạn nữ khuyết tật khi thấy bàn tay bạn có sáu
ngón . Sau khi giáo viên xác nhận tình hình và hỏi bạn nam :
- Sao con lại nói bạn như thế ?
Chưa kịp hỏi xong, học sinh cắt ngang lời của giáo viên :
- Không thích.
Trong trường hợp trên , học sinh vi phạm các nguyên tắc sau :
1. Nguyên tắc luân phiên lượt lời
Khi giáo viên nói hay khi học sinh trả lời thì cần tôn trọng quyền nói của người khác bởi
đây là điều tối thiểu trong giao tiếp . Giáo viên trong trường hợp này còn được coi là
người chỉ định, phân phối quyền được nói cho hai bạn học sinh khi trình bày lại sự việc.
Biẻu hiện thông qua việc học sinh cắt ngang lời của giáo viên, dành lời khi giáo viên
chưa hỏi xong câu hỏi.
2. Nguyên tắc cộng tác hội thoại
Khi giáo viên trao đổi về vấn đề , điều mong muốn của giáo viên cũng như yêu cầu
trong nguyên tắc cộng tác hội thoại là cố gắng đóng góp ý kiến khi trao đổi . Học sinh vi
phạm phương châm về lượng khi chưa cung cấp thông tin đầy đủ về chủ , vị ngữ, lý do
khi xúc phạm bạn nữ.
3. Nguyên tắc tôn trọng người đối thoại
Đánh giá , chê bai bạn nữ với yếu tố liên quan đến sự bất lợi về ngoại hình , khuyết tật
4. Nguyên tắc chi phối quan hệ liên cá nhân
Vi phạm phép lịch sự trong nguyên tắc này khi học sinh phát ngôn không vì mục đích
duy trì sự cân bằng , hài hoà và hạn chế khả năng xung đột xảy ra trong quan hệ giữa
bản thân với bạn bè và giữa bản thân với giáo viên.
Để xử lý tình huống trên , là giáo viên tiểu học cần :
Sau khi giáo viên đã xác minh chính xác nội dung sự việc từ các bạn khác trong lớp .
Nên gọi riêng học sinh nam sau cuối buổi học nhằm tránh gây cho học sinh cảm giác bị
mất mặt trước bạn bè vì trẻ cũng có quyền được tôn trọng .
Giáo viên trao đổi với học sinh trong tâm thế là người bình tĩnh và sẵn sàng lắng nghe ,
cần mẫn, không gắt gỏng hay tỏ thái độ khó chịu khi trao đổi với bạn nam và có thể đặt
tay lên vai và cúi thấp người trò chuyện cùng học sinh của mình( điều đó thể hiện sự
gần gũi ,trẻ dễ mở lòng nói ra sai phạm của mình hơn)
Khi trẻ cắt ngang lời , và trả lời cộc lốc, giáo viên tiếp tục kiên nhẫn tìm hiểu nguyên
nhân, hỏi han trẻ lại cách trả lời chẳng hạn như :
Con nói bạn như vậy là vì con chưa hiểu bạn đúng không nào? . Khi con nói chuyện với
cô thì con nên nói thế nào nhỉ ? Con hãy nói là thưa cô nhé !
Nếu trẻ bình tĩnh và nói ra nguyên nhân đã xúc phạm bạn học , giáo viên nên giải thích
hành vi đó là sai, sẽ khác khiến cho bạn nữ rất buồn và tủi thân , đặt bạn nam vào cảnh
bị xúc phạm để trẻ hiểu được sai lầm , bên cạnh đó nhấn mạnh lại không được tái phạm.
Và khuyên nhủ trẻ xin lỗi bạn một cách chân thành. Cùng với đó , giáo viên cũng nên
gặp riêng bạn nữ để động viên tinh thần trẻ .Sau buổi gặp mặt riêng , giáo viên nên lồng
ghép giáo dục tất cả các học sinh trong lớp không xúc phạm đến người khác trong tiết
học hôm sau
| 1/6

Preview text:

ĐỊNH HƯỚNG DẠY TIẾNG VIỆT THEO QUAN ĐIỂM GIAO
TIẾP ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
Định hướng theo quan điểm giao tiếp trong việc dạy – học ngôn ngữ (TV) xuất phát từ
đặc trưng bản chất của đối tượng và phù hợp với đối tượng. Vì ngôn ngữ là phương tiện
giao tiếp quan trọng nhất của con người, có chức năng cơ bản nhất là chức năng giao tiếp.
Ngôn ngữ vừa tồn tại trong trạng thái tĩnh như một hệ thống – kết cấu tiềm ẩn trong năng
lực ngôn ngữ của mỗi người, đồng thời nó cần phải hoạt động để thực hiện chức năng
giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ vừa là phương tiện, vừa tạo ra các sản
phẩm phục vụ cho sự giao tiếp. Dạy học ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp chính là dạy
về phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
Quan điểm giao tiếp cũng phù hợp với mục tiêu của môn học: môn ngôn ngữ nói chung
và phân môn TV nói riêng không phải chỉ có mục đích trang bị kiến thức khoa học về
ngôn ngữ, về TV cho HS, mà điều quan trọng là rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng
TV trong các hoạt động tư duy, giao tiếp. Ngay trong lĩnh vực kiến thức thì môn ngôn
ngữ cũng không phải chỉ cung cấp những kiến thức có tính chất lí thuyết về cơ cấu tổ
chức, về hệ thống ngôn ngữ, về nguồn gốc và sự phát triển lịch sử, về loại hình các ngôn
ngữ … mà còn không thể thiếu được những hiểu biết về quy tắc sử dụng, về các thao tác
và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Do đó, quan điểm giao tiếp rất phù hợp với mục tiêu của môn học.
Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy
học. Về nội dung, phân môn TV tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để HS mở
rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức nền và phát triển các kĩ năng sử dụng
TV trong giao tiếp. Về phương pháp dạy học, các kĩ năng được hình thành thông qua
nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên.
Dạy học TV theo quan điểm giao tiếp thực chất là dạy học vì mục đích giao tiếp. Dạy về
giao tiếp và dạy trong giao tiếp.
Khi dạy theo quan điểm giao tiếp, GV phải dạy cho HS được học, được tập giao tiếp ở
trong bài học, ở lớp rồi biết cách giao tiếp trong thực tế cuộc sống hàng ngày. Biết nói
năng, quan hệ ngôn ngữ đúng vai trò, đúng mục đích với người xung quanh, biết nêu nhận
xét, đánh giá trước sự vật, sự việc ... (không phải chỉ nhằm tới mục đích là biết làm văn
như trước đây). Quan điểm giao tiếp quán triệt tư tưởng giao tiếp vừa là điểm xuất phát lại
vừa là đích hướng tới, vừa là nội dung lại vừa là định hướng phương pháp và môi trường
tổ chức dạy học của tất cả các đơn vị kiến thức
TẠI SAO 2 KỸ NĂNG NGHE VÀ NÓI LẠI NÊN ĐƯỢC ƯU TIÊN RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC .
Nghe nói là hoạt động thường xuyên được diễn ra trong cuộc sống. Hoạt động nghe nói là
một phương tiện để học sinh tư duy.
Hiện nay, CTGDPT mới hướng đến đặt nền móng và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng
Việt của các em học sinh như: Nghe, nói, đọc,viết,...Trong đó cần chú ý đặc biệt đến kỹ
năng nghe và nói phù hợp với môi trường giao tiếp của lứa tuổi cấp bậc tiểu học.-
Trong môi trường hình thành ngôn ngữ ở tiểu học, các em được tiếp xúc với thầy cô,
nhiều bạn bè và dần có nhận thức và quan điểm riêng của mình. Hành động và lời nói của
trẻ ảnh hưởng từ phong thái cùng ngôn ngữ giao tiếp của thầy cô giáo hoặc bạn bè xung
quanh.- Nhìn chung, các em HS đều biết nghe hiểu những điều GV truyền đạt , trả lời
được những câu hỏi đơn giản của GV, giới thiệu được về bản thân, gia đình,..., nói lên
được ý kiến của cá nhân trong quá trình học tập, đọc chính xác và hiểu được các văn bản,
đoạn thơ trong SGK, viết được đoạn văn theo những câu hỏi gợi ý cho sẵn.
- Những trẻ em ở miền cao nhìn chung vốn từ và kĩ năng nghe, nói, đọc,viết của các em
còn hạn hẹp. Về số lượng từ, đa số các em chỉ nói được ở mức đơn giản như chào thầy cô,
cha mẹ, ông bà hay những sự vật gần gũi như bàn ghế, sách vở… chỉ nghe và hiểu được
những câu lệnh thường xuyên như ra chơi, vào lớp, đứng lên, ngồi xuống… Các em chỉ
có thể diễn dạt một vấn đề bằng cách nói từng tiếng thay vì cả câu. Ví dụ: khi GV hỏi “
em bé trong tranh đang làm gì?” thì các em chỉ trả lời được là“vẽ”, trong khi các bạn HS
bình thường phải trả lời được là “ Thưa thầy/cô, em bé trong tranh đang vẽ bức tranh về con vật ạ”
Hiện nay trường tiểu học của ta còn coi nhẹ việc rèn luyện ngôn ngữ nói, do đó tất yếu
dẫn đến coi nhẹ kỹ năng nghe. Chương trình Tiếng Việt hiện hành ở bậc học này không
có phần môn nào đặt trọng tâm kỹ năng nghe như Tập đọc rèn luyện kỹ năng đọc, Tập
viết rèn kỹ năng viết, Kỹ năng nghe được rèn một cách tự phát qua việc học các phần môn
như Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Đồng thời kỹ năng nghe cũng không được xác định rõ
mức độ cần đạt được qua từng lớp. Nhiều người đơn giản trong suy nghĩ thường cho rằng
không cần dạy cho học sinh kỹ năng nghe với lập luận sau : - Ai nghe tiếng mẹ đẻ mà
không hiểu? Đó là một sự ngộ nhận.
Thực tế, Việc chú ý hình thành kỹ năng nghe và nói cho học sinh nhằm giúp các em tự tin
khi giao tiếp trong cuộc sống. Kỹ năng nghe là một trong những yếu tố quan trọng để giúp
học sinh tiếp thu được bài học trên lớp , trong mỗi tiết học. Khi nghe ,các em mới có thể
hiểu được những yêu cầu mà giáo viên đưa ra, các nhiệm vụ cần phải làm và mới có thể
hợp tác, trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm,trong lớp , các vấn đề gặp phải trong
lớp học và ngoài cuộc sống đời thực.Việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe không chỉ
là lắng nghe ,mà còn phải là nghe biết ,nghe hiểu ,từ đó vận dụng được vào thực tế. Trước
hết người nghe phải nghe chính xác, đầy đủ thông báo; sau đó nhờ các hoạt động tư duy
mà hiểu được các nội dung thông báo.
Ví dụ: Trong lớp học ,giáo viên chủ nhiệm nêu lên bài tập cần phải giải quyết , nếu không
chú ý lắng nghe, hoặc lắng nghe nhưng không hiểu được yêu cầu bài tập ,học sinh sẽ gặp
khó khăn trong việc thực hiện bài tập hoặc thậm chí hiểu sai yêu cầu bài tập . nhiều
trường hợp nghe mà chỉ hiểu một phần hoặc thậm chí không hiểu hoặc có hiểu thì không
thấu đáo, đầy đủ, không hiểu hết sự tinh vi, tinh tế của người nói Từ đó ảnh hưởng học
sinh khi không làm chủ được kiến thức, ảnh hưởng đến tiến trình dạy học của giáo viên..
Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh tiểu học là một trong những hoạt động vô cùng cần
thiết ngay khi các em bắt đầu chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Bởi,
tiểu học là lứa tuổi hình thành những nét tính cách nền tảng, những thói quen trong học
tập và thói quen làm việc sau này.
Nhà trường và thầy, cô giáo cần quan tâm rèn luyện kỹ năng nói với những người xung
quanh cho học sinh hàng ngày để giúp các em nhận ra tầm quan trọng của giao tiếp cũng
như các mối quan hệ quanh mình, hiểu được ưu điểm của việc giao tiếp tốt, để trở thành
những đứa trẻ thân thiện, luôn biết quan tâm, chia sẻ, lắng nghe, biết tự bảo vệ bản thân.
Kỹ năng nói tốt với những người xung quanh tốt sẽ trang bị cho các em sự tự tin ban đầu,
là cơ sở để phát triển trí tuệ cùng sự sáng tạo.
Không những vậy, kỹ năng nói còn giúp các em biết ứng xử với những người xung
quanh một cách tôn trọng, chân thành, tế nhị, thông minh; biết cách tự giải quyết mọi
vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống của chính mình. Từ đó, hình thành nhân cách cho bản thân.
Ngôn ngữ, thái độ, cử chỉ khi nói chuyện với người lớn chính là cơ sở để những người
xung quanh đánh giá các em có phải là đứa trẻ lễ phép không.
Thầy cô hãy là những tấm gương trong giao tiếp, quan tâm rèn luyện cho học sinh cách
giao tiếp với người lớn sao cho lễ phép và lịch sự.
Cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng lắng nghe. Nếu không đồng tình, các em hãy chờ
người lớn nói xong rồi hãy bày tỏ quan điểm cá nhân một cách lịch sự, thể hiện sự tôn
trọng người nghe, không được tranh cãi hay lớn tiếng.
Trong giao tiếp với bạn bè, các em cần có cách xưng hô phù hợp; thái độ thân thiện, cởi
mở; biết giữ lời hứa, biết chia sẻ; thường xuyên nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi”. Tuyệt đối
không xúc phạm các bạn, không nói tục chửi bậy, không được làm tổn thương bạn về thân thể hay tinh thần..
Điều này giúp các em hòa đồng hơn, yêu thích mọi người xung quanh hơn, để từ đó chơi vui vẻ, học tập tốt.
Kỹ năng nói và nghe cần được rèn luyện trong suốt quá trình trẻ em lớn lên. Việc giáo
dục các kỹ năng này cho học sinh đòi hỏi sự kết hợp nhịp nhàng, bền chặt giữa Gia đình
và Nhà trường để tạo điều kiện cũng như cơ hội cho các em tự phát triển bản thân.
CÂU 2: TRÊN CƠ SỞ NHẬN THỨC VỀ ĐẶC TRƯNG VÀ MỤC
ĐÍCH CỦA NHÓM HÀNH VI BIỂU CẢM ĐỂ XÁC ĐỊNH VỀ
NHỮNG VIỆC TỐI THIỂU MÀ LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU
HỌC CẦN LÀM TRONG GIAO TIẾP HÀNG NGÀY.
Biểu cảm là hành động ở lời nhờ đó mà vai nói trực tiếp bày tỏ tình cảm, cảm xúc của
mình đối với người, sự vật nào đó.
Qua việc trao đổi thì A bộc lộ thái độ , tình cảm của mình với B hoặc nội dung hai bên đề
cập . Đói với nhóm hành vi biểu cảm có rất nhiều hành động, đại diện là những hành
động như: chảo hỏi , cảm ơn, xin lỗi, khen ngợi, tôn vinh, chê trách, la mắng , chửi ,…
ba hành động tối thiểu là chảo hỏi, cảm ơn và xin lỗi cần được hướng dẫn cho học sinh
tiểu học biết và thực hiện Bởi vì :
Đói với trẻ tiểu học ,đặc biệt là những trẻ đầu cấp học như lớp 1. Trẻ chưa tiếp xúc nhiều
với mọi người xung quanh nên khả năng nắm bắt các kiến thức về giao tiếp hàng ngày
còn hạn chế. Một số trẻ không có thói quen nói lời cảm ơn , chào hỏi hay xin lỗi người
khác do phụ huynh nghĩ rằng những việc đơn giản như vậy không cần thiết. Hoặc đôi khi
do trẻ thấy những việc làm ấy là vô ích , không thích làm , bị ép buộc.
Việc dạy cho trẻ thói quen nói lời cảm ơn nhằm giúp cho trẻ hiểu được Chúng ta nói lời
cảm ơn khi được một ai đó giúp đỡ hoặc thấy họ làm việc tử tế. Nói cảm ơn chính là bày
tỏ sự cảm kích, biết ơn của mình đối với việc làm, hành động tốt của người khác. Nếu
không biết nói cảm ơn trước việc tốt, người tốt, ta có thể khiến người khác cảm thấy
không được tôn trọng. Thậm chí, họ còn có thể nghĩ rằng công sức của mình không được
ghi nhận. Hơn nữa, trẻ có thể trở thành kẻ vô ơn khi không quan tâm cảm xúc của người đã giúp đỡ mình.
Dạy trẻ biết nói cảm ơn ngay từ khi còn nhỏ là một phép lịch sự tối thiểu và lời xin lỗi
cũng vậy. Nói xin lỗi không chỉ là một cử chỉ xã giao. Nó giúp trẻ xác định đúng – sai,
biết chịu trách nhiệm về sai lầm của mình và nghiêm túc sửa đổi.
Biết nói lời xin lỗi cũng thể hiện rằng bé ý thức được hành vi sai trái của mình đã ảnh
hưởng tới người khác hoặc làm tổn thương họ như thế nào. Biết nhận lỗi là cách thể hiện
sự tôn trọng người mình mắc lỗi, giải tỏa sự căng thẳng và xây dựng mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.
Chào hỏi người lớn và mọi người xung quanh chắc chắn là một việc cần làm và cần rèn
đối với trẻ nhỏ bởi nó thể hiện rõ truyền thống đạo lý của dân tộc ta. Chào hỏi lễ phép là
cách ứng xử thể hiện thái độ đúng mực với người khác khi gặp gỡ. Là nền tảng cho kỹ
năng giao tiêp trong tương lai. Đây là hành vi giao tiếp cơ bản hàng ngày nhưng không
phải bất kì trẻ nào cũng biết và làm đúng. Trẻ biết cách chào hỏi lễ phép sẽ nhận được sự
yêu mến của mọi người và hòa nhập tốt với môi trường xung quanh. Hơn thế, các con sẽ
phát triển toàn diện từ nhân cách đến kỹ năng, tạo nền tảng để trở thành một người có
phẩm chất tốt đẹp trong tương lai.
Ba hành động trên đều là những thói quen tốt , những việc làm tối thiểu, cơ bản nhất
trogng nói năng .Đồng thời bước đầu tạo lập ý thức , biết tôn trọng người khác.
 Vì vậy , khi là giáo viên tiểu học , việc dạy trẻ ba hình thành ba hành động này cần được chú ý
- Không thúc ép trẻ , kiên nhẫn và chờ đợi trẻ thực hành.
- Tạo môi trường cho trẻ hình thành và thực hành 3 hành động trên thông qua giờ
học trên lớp, các hoạt động sinh hoạt ngoại khoá, .. Ví dụ học sinh được cô giáo
phát phần thưởng , trước khi nhận phần thưởng cô giáo sẽ nói : khi cô phát phát
phaần thưởng thì chúng ta nên nói gì nào cả lớp ?
- Giáo viên luôn là người gương mẫu , là tấm gương để học sinh noi theo
- Khi thực hiện hành động cần kết hợp cùng việc giải thích về lợi ích và hậu quả của
3 hành động trên cho trẻ hiểu
- Dạy trẻ cách thực hiện hành động kèm thái độ, cử chỉ đúng..Ví dụ khi trẻ không
may làm hỏng bút của bạn , ta dạy trẻ xin lỗi kèm theo thái độ chân thành thay vì gắt gỏng hét lên
- Đưa ra lời khen tích cực khi trẻ thực hiện tốt.
- Kết hợp cùng gia đình vào việc dạy trẻ biết chào hỏi, cảm ơn và xin lỗi.
CÂU 3: VẬN DỤNG TỔNG HỢP NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ NGỮ
DỤNG HỌC ĐỂ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ SAU :

A, Để xử lý một tình huống giao tiép hàng ngày trên lớp học ( tự lựa chọn)
Tình huống diễn ra trong hoàn cảnh hẹp
Trong lớp học có một bạn nam xúc phạm bạn nữ khuyết tật khi thấy bàn tay bạn có sáu
ngón . Sau khi giáo viên xác nhận tình hình và hỏi bạn nam :
- Sao con lại nói bạn như thế ?
Chưa kịp hỏi xong, học sinh cắt ngang lời của giáo viên : - Không thích.
Trong trường hợp trên , học sinh vi phạm các nguyên tắc sau :
1. Nguyên tắc luân phiên lượt lời
Khi giáo viên nói hay khi học sinh trả lời thì cần tôn trọng quyền nói của người khác bởi
đây là điều tối thiểu trong giao tiếp . Giáo viên trong trường hợp này còn được coi là
người chỉ định, phân phối quyền được nói cho hai bạn học sinh khi trình bày lại sự việc.
Biẻu hiện thông qua việc học sinh cắt ngang lời của giáo viên, dành lời khi giáo viên chưa hỏi xong câu hỏi.
2. Nguyên tắc cộng tác hội thoại
Khi giáo viên trao đổi về vấn đề , điều mong muốn của giáo viên cũng như yêu cầu
trong nguyên tắc cộng tác hội thoại là cố gắng đóng góp ý kiến khi trao đổi . Học sinh vi
phạm phương châm về lượng khi chưa cung cấp thông tin đầy đủ về chủ , vị ngữ, lý do khi xúc phạm bạn nữ.
3. Nguyên tắc tôn trọng người đối thoại
Đánh giá , chê bai bạn nữ với yếu tố liên quan đến sự bất lợi về ngoại hình , khuyết tật
4. Nguyên tắc chi phối quan hệ liên cá nhân
Vi phạm phép lịch sự trong nguyên tắc này khi học sinh phát ngôn không vì mục đích
duy trì sự cân bằng , hài hoà và hạn chế khả năng xung đột xảy ra trong quan hệ giữa
bản thân với bạn bè và giữa bản thân với giáo viên.
Để xử lý tình huống trên , là giáo viên tiểu học cần :
Sau khi giáo viên đã xác minh chính xác nội dung sự việc từ các bạn khác trong lớp .
Nên gọi riêng học sinh nam sau cuối buổi học nhằm tránh gây cho học sinh cảm giác bị
mất mặt trước bạn bè vì trẻ cũng có quyền được tôn trọng .
Giáo viên trao đổi với học sinh trong tâm thế là người bình tĩnh và sẵn sàng lắng nghe ,
cần mẫn, không gắt gỏng hay tỏ thái độ khó chịu khi trao đổi với bạn nam và có thể đặt
tay lên vai và cúi thấp người trò chuyện cùng học sinh của mình( điều đó thể hiện sự
gần gũi ,trẻ dễ mở lòng nói ra sai phạm của mình hơn)
Khi trẻ cắt ngang lời , và trả lời cộc lốc, giáo viên tiếp tục kiên nhẫn tìm hiểu nguyên
nhân, hỏi han trẻ lại cách trả lời chẳng hạn như :
Con nói bạn như vậy là vì con chưa hiểu bạn đúng không nào? . Khi con nói chuyện với
cô thì con nên nói thế nào nhỉ ? Con hãy nói là thưa cô nhé !
Nếu trẻ bình tĩnh và nói ra nguyên nhân đã xúc phạm bạn học , giáo viên nên giải thích
hành vi đó là sai, sẽ khác khiến cho bạn nữ rất buồn và tủi thân , đặt bạn nam vào cảnh
bị xúc phạm để trẻ hiểu được sai lầm , bên cạnh đó nhấn mạnh lại không được tái phạm.
Và khuyên nhủ trẻ xin lỗi bạn một cách chân thành. Cùng với đó , giáo viên cũng nên
gặp riêng bạn nữ để động viên tinh thần trẻ .Sau buổi gặp mặt riêng , giáo viên nên lồng
ghép giáo dục tất cả các học sinh trong lớp không xúc phạm đến người khác trong tiết học hôm sau