Văn học trung đại - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn

Văn học trung đại - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Văn học trung đại là một giai đoạn lớn trong lịch sử văn học dân tộc Việt
Nam, đây là giai đoạn hình thành nên những truyền thống lớn về tư
tưởng văn học dân tộc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thi pháp văn học
trung đại vừa có ý nghĩa tìm hiểu sâu sắc văn học trung đại, vừa có ý
nghĩa giúp ta hiểu thêm văn học cận đại và văn học hiện đại trong cái
nhìn so sánh đối chiếu. Văn học trung đại có thi pháp riêng của nó và
đây là một lĩnh vực rất phức tạp nhưng nghiên cứu thi pháp của nó, lại là
một trong các phương pháp tiếp cận đúng đắn để đi sâu tìm hiểu văn học
quá khứ dân tộc.
Hơn nữa, nghiên cứu văn học bằng thi pháp học trong nhiều năm qua ở
nước ta đã có những thành tựu và là một hướng nghiên cứu rất khoa học
trong tiếp cận nhiều vấn đề, hiện tượng văn học. Thi pháp học là mĩ học
nội tại của sáng tác nghệ thuật, mang một quan niệm nhất định đối với
cuộc đời, con người và bản thân nghệ thuật. Nó giúp chúng ta tìm ra
được những nguyên tắc bên trong vốn có của sáng tạo nghệ thuật, hình
thành cùng với bản thân nghệ thuật.
Với tất cả những ý nghĩa đó việc học tập và tìm hiểu thi pháp văn học
trung đại trên những vấn đề căn bản nhất sẽ giúp mỗi người học văn, dạy
văn có được cái nhìn đúng hơn đối với mỗi áng thơ văn cổ trung đại.
Đặc biệt là các vấn đề: quan niệm về con người, quan niệm về không -
thời gian, quan niệm thẩm mĩ của văn học trung đại. Đây là những bình
diện cơ bản cần tìm hiểu thi pháp văn học trung đại.
Trước tiên là vấn đề quan niệm về con người, quan niệm về cái đẹp
của con người thời trung đại. Con người thời đại ấy được nhìn nhận
theo đấng bậc, đẳng cấp: quý tộc - bình dân, cao thượng - thấp kém. Nho
giáo thì chia con người thành hai loại đối lập: quân tử - tiểu nhân. Thời
trung đại, con người được đặt trong mối quan hệ với cái chung, cái cộng
đồng còn cá tính thì không được chú trọng. Đặc biệt người ta đề cao đạo
đức, nhân cách hơn tài năng; quan niệm “trọng nghĩa khinh tài”. Về
thẩm mĩ, người ta coi trọng vẻ đẹp trong quá khứ, coi quá khứ là chuẩn
mực, là hoàn mĩ. Đó là một lý tưởng không thể nào đạt tới, là “thế kỷ
vàng”, tầm mắt của họ nói chung không hướng về tương lai mà luôn
quay đầu nhìn về quá khứ điều này dẫn đến tâm lý sùng cổ và cũng vì
thế hình thành quan niệm “thuật nhi bất tác”. Người thời trung đại luôn
ưa chuộng những vẻ đẹp cao cả tao nhã, luôn hướng tới vẻ đẹp của nhiên
nhiên vũ trụ bao la, vẻ đẹp của chí, của đạo. Những quan niệm “Phong
hoa tuyết nguyệt”, “Sơn thủy hữu tình”, “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải
đạo”... được nảy sinh và phát triển đã ảnh hưởng sâu rộng đến sáng tạo
nghệ thuật. Và nó có sự ảnh hưởng sâu đậm đến văn học ở rất nhiều thể
thoại khác nhau từ thơ, phú, từ, truyện... Vấn đề này cả ở Trung Quốc,
Nhật Bản và Việt Nam đều có sự tương đồng.
Văn học trung đại là một loại hình văn học, là một sản phẩm của xã hội
được xây dựng trên những nền tảng quan niệm có tính chất phong kiến,
ở nền văn học ấy đã hình thành nên một hệ thống quan niệm nghệ thuật
về con người, quan niệm về cái đẹp trải qua nhiều thế kỷ. Những vấn đề
ấy biểu hiện rõ hơn cả trong thơ. Đọc những sáng tác thơ trung đại
chúng ta dễ dàng nhận thấy là vẻ đẹp con người được miêu tả qua những
biểu tượng của tự nhiên.
Chẳng hạn khi Nguyễn Du miêu tả sắc đẹp chị em Thúy Vân, Thúy
Kiều:
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Sự miêu tả vẻ đẹp con người nói trên ảnh hưởng từ mô hình vũ trụ thiên
- địa - nhân hoặc quan niệm thiên nhiên tương cảm có từ thời cổ xưa và
cũng do cuộc sống gắn bó với nền sản xuất nông nghiệp, người trung đại
quan niệm con người là một cá thể vũ trụ, mang dấu ấn vũ trụ thiên
nhiên... Vũ trụ đây là đất trời, mây nước, mặt trăng, mặt trời, sấm chớp,
mưa, gió. Cái song hành vũ trụ - con người đã là cảm thức của cả một
mô hình văn học.
Trong những sáng tác thuộc loại tự sự trung đại, lịch sử chân dung con
người thường được khắc họa khuôn sáo nhưng lại mang ký hiệu của một
quan niệm văn hóa thần bí lâu đời. Trong tác phẩm Lam Sơn thực lục
Lợi được Nguyễn Trãi miêu tả: “Thời vua còn trẻ thần thái anh nghị, mắt
sáng miệng rộng, mũi cao, mặt rồng, vai bên tả có bảy nốt ruồi, đi như
rồng, bước như hổ, lông lá đầy người, tiếng như chuông lớn, ngồi như
hổ”. Ở đây Lê Lợi được miêu tả mang vẻ đẹp của sông núi, có khí tượng
của bậc đế vương. Cũng cùng một tư duy và nhãn qua đó Nguyễn Du
mô tả Từ Hải:
Lầu thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi
Râu hùm hàm én mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
Đường đường một đấng anh hào.
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.
Cách miêu tả Từ Hải của Nguyễn Du sẽ khó hiểu với con người hiện đại
bởi đó là sản phẩm của một nền văn hóa đặc thù với quan niệm nghệ
thuật riêng về thế giới và con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người là phạm trù trung tâm của thi pháp
học. Nó là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân
thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong
văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng văn
học. Mỗi thời đại có quan niệm riêng của mình, từ đó chi phối những
nguyên tắc khác trong sáng tạo nghệ thuật. Văn học trung đại có những
sự cắt nghĩa lý giải riêng về thế giới và con người không giống các giai
đoạn văn học khác bởi nó là một phạm trù văn học có một hệ hình khác.
Hai quan niệm con người vũ trụ siêu nhiên và con người theo đấng bậc
đẳng cấp là hai kiểu quan niệm cơ bản .
Thứ hai là vấn đề quan niệm về không gian, thời gian. Người trung đại
quan niệm thời gian tuần hoàn, chu kỳ. Đó là thời gian vòng tròn khép
kín mùa này qua mùa khác đến, lịch sử như một quá trình xoay vòng
khép kín, một sự xoay vòng vĩnh cửu, cái hôm nay lập lại cái của ngày
hôm qua. Từ quan niệm nhân sinh đó, văn học trung đại đã xuất hiện
những hình thức thời gian nghệ thuật đặc thù mang dấu ấn của văn hóa
thời trung đại: thời gian sinh mệnh, thời gian lịch sử, thời gian vũ trụ
siêu nhiên, thời gian tiên cảnh, thời gian sinh hoạt. Đọc thơ văn cổ, ta
thấy từ rất sớm, ý thức về thời gian đã chi phối cảm xúc sáng tạo của thi
nhân. Nhà thơ từ thời Đường bên Trung Quốc Trần Tử Ngang viết:
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Trong văn học trung đại Việt Nam, quan niệm về thời gian được bộc lộ
rõ và khá đặc sắc là ở các truyện thơ Nôm với những hình thức thời gian
rất đa dạng. Truyện Kiều của Nguyễn Du thể hiện đậm nét kiểu thời gian
sự kiện gấp khúc theo kiểu: “Hàn huyên chưa kịp dãi dề - Sai nha đã
thấy bốn bề xôn xao” tạo cảm giác thời gian thúc bách, gấp gáp. Thời
gian tâm trạng: “Sen tàn cúc lại nở hoa - Sầu dài ngày ngắn đông đà
sang xuân” bộc lộ tinh tế tâm trạng nhân vật. Nói chung cảm giác thời
gian của nhân vật đã khá phát triển.
Như vậy thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được
trong tác phẩm nghệ thuật với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay
chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ hay tương lai. Thời gian
nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng
các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức và cảm
nhận. Nó là một sáng tạo khách quan trong chất liệu.
Gắn liền trong mối quan hệ với thời gian nghệ thuật để tạo nên thế giới
nghệ thuật chỉnh thể là không gian nghệ thuật.
Thời trung đại sự ý thức về không gian cũng rất đặc trưng mang dấu ấn
của thời đại. Không gian vũ trụ, không gian xã hội, không gian ý thức
sắp xếp theo chiều dọc thành tôn ti trật tự: thiên - địa - nhân với các
phạm trù đối lập: trời - đất, quỷ - thần... Cũng như thời gian nghệ thuật,
không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, không
có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật
nào không có một nền cảnh nào đó. Bản thân nhà văn hay nhà thơ cũng
nhìn sự vật ở một khoảng cách, góc nhìn nhất định. Chẳng hạn bài
thơ của Bà Huyện Thanh Quan - một kiệt tác của văn Qua đèo ngang
học cổ:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Từ góc nhìn của chủ thể trữ tình không gian được quan sát ở các chiều
kích: cao thấp, xa gần khác nhau. Không gian của bài thơ bao la mênh
mang làm nền cho cảm xúc nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc nhớ nước
thương nhà. Không gian ở đây là hình tượng không gian có tính chủ
quan và tượng trưng. Nó là kiểu không gian phổ biến đặc trưng trong
văn học trung đại.
Ở Việt Nam và Trung Quốc do hưởng của Nho Phật Đạo nên văn học
trung đại có chung mô hình không gian vũ trụ. Không gian vũ trụ
thường được tạo thành bởi nhật, nguyệt, sao, trăng, sông núi, cỏ cây,
chim muông... Các yếu tố ấy tạo thành không gian tồn tại và biểu hiện
của con người trong tương quan với không gian con người (con đường,
ngôi nhà...) vũ trụ luôn là yếu tố chủ đạo. của Bến đò xuân đầu trại
Nguyễn Trãi là một bài thơ rất hay:
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách
Con đò gối bãi suốt ngày ngơi.
Đó là một không gian vắng lặng, không có con người hoạt động, là
khoảnh khắc thiên nhiên cuộc sống tự nhiên và sôi động.
Không gian vũ trụ tạo tành cái nhìn siêu cá thể trong thơ văn cổ. Con
người tự cảm nhận mình như một khách thể trong vũ trụ, nhìn mình từ
bên ngoài, trên cao hoặc xa. Không gian vũ trụ trở thành mô hình nghệ
thuật là bởi vì vũ trụ được cảm nhận như là giới hạn cuối cùng của tồn
tại con người. Con người chỉ cảm thấy là mình trong không gian đó. Văn
học trung đại hay xuất hiện sự đối lập không gian cố hương và tha
hương;
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Hoàng Hạc Lâu - Thôi Hiệu)
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
(Tản Đà )dịch
Đọc thơ văn cổ, chúng ta thấy người xưa thích đăng cao viễn vọng,
ngắm bốn phương, trông tứ phía. Không gian này có tính tương thông,
tương cảm giữa con người và vũ trụ. Con người nhạy cảm với bốn mùa,
với không gian xa rộng, với gió trăng, nhật nguyệt, hoa lá.
Từ việc phân tích tìm hiểu thi pháp văn học trung đại ở các vấn đề: quan
niệm về con người, quan niệm thẩm mĩ, quan niệm thời gian và không
gian cùng các mối quan hệ của nó chúng ta thấy văn học trung đại có
một trường thẩm mĩ riêng cùng với những hình thức thể hiện riêng vì thế
mỗi con người hiện đại chúng ta đều có khoảng cách trong tiếp nhận.
Nguyên nhân của nó là ở hoàn cảnh lịch sử xã hội của thời đại phong
kiến với những hệ tư tưởng mĩ học, triết học của riêng nó mà mỗi người
tìm hiểu văn học trung đại không thể bỏ qua.
| 1/6

Preview text:

Văn học trung đại là một giai đoạn lớn trong lịch sử văn học dân tộc Việt
Nam, đây là giai đoạn hình thành nên những truyền thống lớn về tư
tưởng văn học dân tộc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thi pháp văn học
trung đại vừa có ý nghĩa tìm hiểu sâu sắc văn học trung đại, vừa có ý
nghĩa giúp ta hiểu thêm văn học cận đại và văn học hiện đại trong cái
nhìn so sánh đối chiếu. Văn học trung đại có thi pháp riêng của nó và
đây là một lĩnh vực rất phức tạp nhưng nghiên cứu thi pháp của nó, lại là
một trong các phương pháp tiếp cận đúng đắn để đi sâu tìm hiểu văn học quá khứ dân tộc.
Hơn nữa, nghiên cứu văn học bằng thi pháp học trong nhiều năm qua ở
nước ta đã có những thành tựu và là một hướng nghiên cứu rất khoa học
trong tiếp cận nhiều vấn đề, hiện tượng văn học. Thi pháp học là mĩ học
nội tại của sáng tác nghệ thuật, mang một quan niệm nhất định đối với
cuộc đời, con người và bản thân nghệ thuật. Nó giúp chúng ta tìm ra
được những nguyên tắc bên trong vốn có của sáng tạo nghệ thuật, hình
thành cùng với bản thân nghệ thuật.
Với tất cả những ý nghĩa đó việc học tập và tìm hiểu thi pháp văn học
trung đại trên những vấn đề căn bản nhất sẽ giúp mỗi người học văn, dạy
văn có được cái nhìn đúng hơn đối với mỗi áng thơ văn cổ trung đại.
Đặc biệt là các vấn đề: quan niệm về con người, quan niệm về không -
thời gian, quan niệm thẩm mĩ của văn học trung đại. Đây là những bình
diện cơ bản cần tìm hiểu thi pháp văn học trung đại.
Trước tiên là vấn đề quan niệm về con người, quan niệm về cái đẹp
của con người thời trung đ
ại. Con người thời đại ấy được nhìn nhận
theo đấng bậc, đẳng cấp: quý tộc - bình dân, cao thượng - thấp kém. Nho
giáo thì chia con người thành hai loại đối lập: quân tử - tiểu nhân. Thời
trung đại, con người được đặt trong mối quan hệ với cái chung, cái cộng
đồng còn cá tính thì không được chú trọng. Đặc biệt người ta đề cao đạo
đức, nhân cách hơn tài năng; quan niệm “trọng nghĩa khinh tài”. Về
thẩm mĩ, người ta coi trọng vẻ đẹp trong quá khứ, coi quá khứ là chuẩn
mực, là hoàn mĩ. Đó là một lý tưởng không thể nào đạt tới, là “thế kỷ
vàng”, tầm mắt của họ nói chung không hướng về tương lai mà luôn
quay đầu nhìn về quá khứ điều này dẫn đến tâm lý sùng cổ và cũng vì
thế hình thành quan niệm “thuật nhi bất tác”. Người thời trung đại luôn
ưa chuộng những vẻ đẹp cao cả tao nhã, luôn hướng tới vẻ đẹp của nhiên
nhiên vũ trụ bao la, vẻ đẹp của chí, của đạo. Những quan niệm “Phong
hoa tuyết nguyệt”, “Sơn thủy hữu tình”, “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải
đạo”... được nảy sinh và phát triển đã ảnh hưởng sâu rộng đến sáng tạo
nghệ thuật. Và nó có sự ảnh hưởng sâu đậm đến văn học ở rất nhiều thể
thoại khác nhau từ thơ, phú, từ, truyện... Vấn đề này cả ở Trung Quốc,
Nhật Bản và Việt Nam đều có sự tương đồng.
Văn học trung đại là một loại hình văn học, là một sản phẩm của xã hội
được xây dựng trên những nền tảng quan niệm có tính chất phong kiến,
ở nền văn học ấy đã hình thành nên một hệ thống quan niệm nghệ thuật
về con người, quan niệm về cái đẹp trải qua nhiều thế kỷ. Những vấn đề
ấy biểu hiện rõ hơn cả trong thơ. Đọc những sáng tác thơ trung đại
chúng ta dễ dàng nhận thấy là vẻ đẹp con người được miêu tả qua những
biểu tượng của tự nhiên.
Chẳng hạn khi Nguyễn Du miêu tả sắc đẹp chị em Thúy Vân, Thúy Kiều:
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Sự miêu tả vẻ đẹp con người nói trên ảnh hưởng từ mô hình vũ trụ thiên
- địa - nhân hoặc quan niệm thiên nhiên tương cảm có từ thời cổ xưa và
cũng do cuộc sống gắn bó với nền sản xuất nông nghiệp, người trung đại
quan niệm con người là một cá thể vũ trụ, mang dấu ấn vũ trụ thiên
nhiên... Vũ trụ đây là đất trời, mây nước, mặt trăng, mặt trời, sấm chớp,
mưa, gió. Cái song hành vũ trụ - con người đã là cảm thức của cả một mô hình văn học.
Trong những sáng tác thuộc loại tự sự trung đại, lịch sử chân dung con
người thường được khắc họa khuôn sáo nhưng lại mang ký hiệu của một
quan niệm văn hóa thần bí lâu đời. Trong tác phẩm Lam Sơn thực lục
Lợi được Nguyễn Trãi miêu tả: “Thời vua còn trẻ thần thái anh nghị, mắt
sáng miệng rộng, mũi cao, mặt rồng, vai bên tả có bảy nốt ruồi, đi như
rồng, bước như hổ, lông lá đầy người, tiếng như chuông lớn, ngồi như
hổ”. Ở đây Lê Lợi được miêu tả mang vẻ đẹp của sông núi, có khí tượng
của bậc đế vương. Cũng cùng một tư duy và nhãn qua đó Nguyễn Du mô tả Từ Hải:
Lầu thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi
Râu hùm hàm én mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
Đường đường một đấng anh hào.
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.
Cách miêu tả Từ Hải của Nguyễn Du sẽ khó hiểu với con người hiện đại
bởi đó là sản phẩm của một nền văn hóa đặc thù với quan niệm nghệ
thuật riêng về thế giới và con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người là phạm trù trung tâm của thi pháp
học. Nó là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân
thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong
văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng văn
học. Mỗi thời đại có quan niệm riêng của mình, từ đó chi phối những
nguyên tắc khác trong sáng tạo nghệ thuật. Văn học trung đại có những
sự cắt nghĩa lý giải riêng về thế giới và con người không giống các giai
đoạn văn học khác bởi nó là một phạm trù văn học có một hệ hình khác.
Hai quan niệm con người vũ trụ siêu nhiên và con người theo đấng bậc
đẳng cấp là hai kiểu quan niệm cơ bản .
Thứ hai là vấn đề quan niệm về không gian, thời gian. Người trung đại
quan niệm thời gian tuần hoàn, chu kỳ. Đó là thời gian vòng tròn khép
kín mùa này qua mùa khác đến, lịch sử như một quá trình xoay vòng
khép kín, một sự xoay vòng vĩnh cửu, cái hôm nay lập lại cái của ngày
hôm qua. Từ quan niệm nhân sinh đó, văn học trung đại đã xuất hiện
những hình thức thời gian nghệ thuật đặc thù mang dấu ấn của văn hóa
thời trung đại: thời gian sinh mệnh, thời gian lịch sử, thời gian vũ trụ
siêu nhiên, thời gian tiên cảnh, thời gian sinh hoạt. Đọc thơ văn cổ, ta
thấy từ rất sớm, ý thức về thời gian đã chi phối cảm xúc sáng tạo của thi
nhân. Nhà thơ từ thời Đường bên Trung Quốc Trần Tử Ngang viết:
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Trong văn học trung đại Việt Nam, quan niệm về thời gian được bộc lộ
rõ và khá đặc sắc là ở các truyện thơ Nôm với những hình thức thời gian
rất đa dạng. Truyện Kiều của Nguyễn Du thể hiện đậm nét kiểu thời gian
sự kiện gấp khúc theo kiểu: “Hàn huyên chưa kịp dãi dề - Sai nha đã
thấy bốn bề xôn xao” tạo cảm giác thời gian thúc bách, gấp gáp. Thời
gian tâm trạng: “Sen tàn cúc lại nở hoa - Sầu dài ngày ngắn đông đà
sang xuân” bộc lộ tinh tế tâm trạng nhân vật. Nói chung cảm giác thời
gian của nhân vật đã khá phát triển.
Như vậy thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được
trong tác phẩm nghệ thuật với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay
chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ hay tương lai. Thời gian
nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng
các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức và cảm
nhận. Nó là một sáng tạo khách quan trong chất liệu.
Gắn liền trong mối quan hệ với thời gian nghệ thuật để tạo nên thế giới
nghệ thuật chỉnh thể là không gian nghệ thuật.
Thời trung đại sự ý thức về không gian cũng rất đặc trưng mang dấu ấn
của thời đại. Không gian vũ trụ, không gian xã hội, không gian ý thức
sắp xếp theo chiều dọc thành tôn ti trật tự: thiên - địa - nhân với các
phạm trù đối lập: trời - đất, quỷ - thần... Cũng như thời gian nghệ thuật,
không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, không
có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật
nào không có một nền cảnh nào đó. Bản thân nhà văn hay nhà thơ cũng
nhìn sự vật ở một khoảng cách, góc nhìn nhất định. Chẳng hạn bài thơ của Bà Huyện Qua đèo ngang
Thanh Quan - một kiệt tác của văn học cổ:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Từ góc nhìn của chủ thể trữ tình không gian được quan sát ở các chiều
kích: cao thấp, xa gần khác nhau. Không gian của bài thơ bao la mênh
mang làm nền cho cảm xúc nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc nhớ nước
thương nhà. Không gian ở đây là hình tượng không gian có tính chủ
quan và tượng trưng. Nó là kiểu không gian phổ biến đặc trưng trong văn học trung đại.
Ở Việt Nam và Trung Quốc do hưởng của Nho Phật Đạo nên văn học
trung đại có chung mô hình không gian vũ trụ. Không gian vũ trụ
thường được tạo thành bởi nhật, nguyệt, sao, trăng, sông núi, cỏ cây,
chim muông... Các yếu tố ấy tạo thành không gian tồn tại và biểu hiện
của con người trong tương quan với không gian con người (con đường,
ngôi nhà...) vũ trụ luôn là yếu tố chủ đạo. của
Bến đò xuân đầu trại
Nguyễn Trãi là một bài thơ rất hay:
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách
Con đò gối bãi suốt ngày ngơi.
Đó là một không gian vắng lặng, không có con người hoạt động, là
khoảnh khắc thiên nhiên cuộc sống tự nhiên và sôi động.
Không gian vũ trụ tạo tành cái nhìn siêu cá thể trong thơ văn cổ. Con
người tự cảm nhận mình như một khách thể trong vũ trụ, nhìn mình từ
bên ngoài, trên cao hoặc xa. Không gian vũ trụ trở thành mô hình nghệ
thuật là bởi vì vũ trụ được cảm nhận như là giới hạn cuối cùng của tồn
tại con người. Con người chỉ cảm thấy là mình trong không gian đó. Văn
học trung đại hay xuất hiện sự đối lập không gian cố hương và tha hương;
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Hoàng Hạc Lâu - Thôi Hiệu)
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. (Tản Đà ) dịch
Đọc thơ văn cổ, chúng ta thấy người xưa thích đăng cao viễn vọng,
ngắm bốn phương, trông tứ phía. Không gian này có tính tương thông,
tương cảm giữa con người và vũ trụ. Con người nhạy cảm với bốn mùa,
với không gian xa rộng, với gió trăng, nhật nguyệt, hoa lá.
Từ việc phân tích tìm hiểu thi pháp văn học trung đại ở các vấn đề: quan
niệm về con người, quan niệm thẩm mĩ, quan niệm thời gian và không
gian cùng các mối quan hệ của nó chúng ta thấy văn học trung đại có
một trường thẩm mĩ riêng cùng với những hình thức thể hiện riêng vì thế
mỗi con người hiện đại chúng ta đều có khoảng cách trong tiếp nhận.
Nguyên nhân của nó là ở hoàn cảnh lịch sử xã hội của thời đại phong
kiến với những hệ tư tưởng mĩ học, triết học của riêng nó mà mỗi người
tìm hiểu văn học trung đại không thể bỏ qua.