Phương pháp dạy học xưa và nay - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Phương pháp dạy học xưa và nay - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Preview text:
Đề tài: “Phương pháp học tập xưa và nay”. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm
"Những cách thức hay đường lối học hành mà khi chúng ta đầu tư vào học tập với
những khoảng thời gian hợp lí và mang lại hiệu quả cao. Giúp người học hiểu rõ và
nắm bắt được nội dung của bài học thì được gọi là phương pháp học tập.” 2.2. Phân loại
2.1.1. Phương pháp học tập truyền thống
Phương pháp học tập truyền thống được hiểu là những phương pháp, cách thức học
quen thuộc và lâu đời. Về bản chất, đây là phương pháp học lấy giáo viên làm
trung tâm. Giáo viên sẽ là người trực tiếp giảng dạy, diễn giải kiến thức cho học
sinh và học sinh sẽ lắng nghe, ghi chép và học thuộc những kiến thức đó.
Phương pháp học tập này đã có từ lâu đời và vẫn mang đến những hiệu quả tích
cực. Tuy nhiên khi học bằng phương pháp học truyền thống cũng sẽ tồn đọng
những nhược điểm như học sinh sẽ tiếp thu kiến thức theo cách thụ động, thiên về
các kiến thức lý thuyết, ít thực hành, chủ động tìm tòi nên rất khó nhớ lâu và áp
dụng được trong thực tế.
2.1.2. Phương pháp học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
" Phát huy tinh thần học tập tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh". PPH tích
cực hướng tới nhiều hoạt động khác nhau trong học tập, tích cực hóa hoạt động của
người học. Phương pháp này lấy sự chủ động tìm tòi, sáng tạo, tư duy của học sinh
làm nền tảng, giáo viên, gia sư chỉ là người dẫn dắt và gợi mở vấn đề. Sau đây là
một số phương pháp học cực kỳ hiệu quả áp dụng trong việc tích lũy kiến thức:
*Phương pháp SQ3R (SQRRR) viết tắt của các từ: Survey, Question, Read, Recite, Review
Đọc SGK nhưng không hiểu nó nói gì? Phương pháp SQ3R chính là một phương
pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu nhanh hơn, tiếp thu bài chuẩn nhất
và nhanh nhất. Sau đây là các bước tiến hành:
Survey (Quan sát tổng thể): Cũng giống như đọc một bài báo, chúng ta thường đọc
tiêu đề, phần tóm tắt nội dung được in đậm trong bài. Đọc SGK cũng vậy, hãy chú
ý tiêu đề và bảng tóm tắt trước, các hình ảnh, biểu đồ (nếu có).
Question (Đặt câu hỏi): Tại sao bài này lại có tiêu đề như vậy? Trước hoặc trong
khi đọc bài hãy thử đặt câu hỏi trước bởi vì khi lần lượt hỏi “Tại sao?Như thế
nào?” để xác suất tiếp thu bài học của chúng ta sẽ tăng lên.
Read (Đọc): Đây là quá trình mà bạn sẽ tự mình tìm ra câu trả lời cho bước “Question” ở trên.
Recite (Trả bài): Đây có thể là quá trình ám ảnh nhất cuộc đời học sinh. Nhưng
ngiêm túc mà nói đây lại là bước quan trọng nhất của phương pháp học tập này, vì
nó là bước để củng cố kiến thức đã học. Tips: lấy tay che đáp án và trả lời thuộc
lòng (áp dụng cho các môn học lý thuyết)
Review (Ôn tập): Ôn tập cũng là một trong những bước khá quan trọng để củng cố
kiến thức. Ví dụ điển hình khi bạn bắt đầu học ngoại ngữ mới, nếu không ôn lại bài
thì khoảng 1-2 tuần sau là quên sạch hết những gì đã học. Vì vậy, hãy học cách chủ
động ôn lại bài, đừng để xảy ra tình trạng “nước qua đầu rồi mới nhảy”.
Khi nào thì dùng phương pháp này?
Phương pháp SQ3R đặc biệt phù hợp trong việc đọc sách cung cấp thật nhiều
thông tin, lý thuyết và yêu cầu phải nắm vững như sinh học, tâm lý, xã hội học.
Phương pháp ghi chú kiểu đóng hộp ( the boxing method)
Phương pháp này dù vẫn được biết rộng rãi nhưng lại phổ biến đối với hững bạn
thích trang trí cách ghi bài vở sao cho đẹp mắt. Các phần cần ghi chú được đóng lại
thành một khối hộp và mỗi hộp đại diện cho một phần chính, giúp giảm thời gian
trong việc đọc và tìm kiếm. Việc ghi chú này khá giống khung ghi nhớ trong các SGK.
Khi nào thì dùng phương pháp này?
Phương pháp này hiệu quả khi bạn có một môn học hoặc một bài học nào đó buộc
phải chia vở thành 2 phần khác nhau. Ưu điểm
Tách và sắp xếp các ghi chép dưới dạng hộp.
Giúp tập trung khi đọc.
Cải thiện khả năng ghi nhớ mối liên hệ giữa các ghi chép.
Thích hợp cho những người hay ghi chú trên Ipad. Nhược điểm
Không phù hợp với nhiều loại bài giảng, lớp học.
Tốn thời gian để nối các hộp với nhau khi sử dụng.
Đòi hỏi có chủ đề chính và các chủ đề phụ để tạo mối liên hệ.
Phương pháp kỹ thuật Feynman
Kỹ thuật Feynman là một phương pháp hiệu quả khi học một khái niệm phức tạp
bằng ngôn từ đơn giản dễ hiểu của chính mình. Nó dựa trên ý tưởng, "Nếu bạn
muốn hiểu rõ điều gì đó, hãy cố gắng giải thích nó một cách đơn giản". Sau đây là các bước tiến hành:
Viết một khái niệm và tìm hiểu: Hãy chọn ra một từ, một câu,… miễn là lượng
kiến thức mình đang tiếp thu vào một tờ giấy. Sau đó, hãy ghi tất cả những cảm
nghĩ của bản thân về nó. Ví dụ: Môn Tiếng Anh, hãy ghi từ vựng mới “economy’
và diễn tả những gì mình hiểu về nghĩa của nó bằng tiếng anh trên giấy trắng.
Giả vờ như đang dạy nó cho một đứa trẻ: Sau khi chắc chắn về lời giải thích cho
khái niệm trên, đã đến lúc hóa thân thành giáo viên và giảng cho học trò ở đây
chính là bản thân mình hiểu sâu và nắm chắc được kiến thức. Có thể áp dụng hình
ảnh, ví dụ để làm rõ vấn đề.
Kiểm tra những lỗ hỏng và tìm hiểu lại: Việc để hiểu một khái niệm phức tạp rất là
khó, vì vậy chắc chắn bạn sẽ mắc sai lầm ngay lần đầu. Vì thế sau khi thực hiện
bước 2 chúng ta phải kiểm tra lại những lỗ hỏng mà mình phạm phải, rồi lại điều
chỉnh kiến thức cho thật đúng. Hãy trở thành giáo viên không có khuyết điểm nào về kiến thức nhé!
Điều chỉnh, hệ thống lại kiến thức và hoàn thiện bài giảng lại lần nữa: Từ những
kinh nghiệm ở trên, chúng ta dần dần tự hình thành 1 hệ thống kiến thức trong đầu.
Sau khi đã chuẩn bị xong một bài giảng hoàn chỉnh và thu hút, hãy lặp lại bước 2
và bạn sẽ thấy ngạc nhiên về sự cải thiện trong kiến thức của mình. Từ đó để hiểu
khái niệm phức tạp không còn là nỗi sợ nữa.
Khi nào thì dùng phương pháp này?
Kỹ thuật Feynman hiệu quả khi học các môn có khái niệm phức tạp, khó hiue63,
cần thời gian phân tích để dễ học hơn như vật lí, hóa học,…
2.2. So sánh giữa hai phương pháp học tập.
2.2.1. Phương pháp học tập truyền thống:
- Ghi chú dài dòng, quá nhiều nội dung, rối loạn thông tin . - Thầy đọc trò chép.
- Thầy làm mẫu, trò làm theo. o Vd
: Môn Toán, học sinh thường gặp trở ngại với những dạng bài chưa
từng gặp, chưa được hướng dẫn cách làm. o Vd
: Môn Văn học sinh thường học thuộc nguyên cả bài văn thầy cô
đưa, trên mạng, sách tham khảo,…
- Cãi thầy núi đè: những lời gv nói luôn là những điều đúng ngại phát biểu,
không có tính phản biện, mạnh dạn chỉ sai lầm khi gv họ sai…
- Học bám sát sgk, đề cương.
- Chỉ ôn nhưng bài được gv hướng dẫn. o Vd
: Môn tiếng Anh, chỉ ôn những từ vựng kiểm tra thiếu chủ động
không nhớ dài lâu, kết quả học tập kém hiệu quả.
- Luôn trong thế bị động. Ngày xưa hsinh xem chuyện thực hành như là 1 sự
hi sinh nên đa số đều sợ bị gv bóc lên làm mẫu
- Chú trọng lý thuyết quên đi thực hành học vẹt. o Vd
: Nhiều bạn được điểm cao trong bài ktra sinh nhưng khi thực hành
lại không biết giải phẫu động vật, hay vị trí các cơ quan của đv đó…
- Thực hành trong qui mô nhỏ, thiếu điều kiện thực hành. o Vd
: Ngày xưa muốn nch với người bản xứ không phải là chuyện dễ như ăn cháo.
Kết luận: Thái độ học tập bị động, kém hiệu quả, còn quá lệ thuộc vào giáo viên
2.2.2. Phương pháp chủ động, tích cực, sáng tạo
- Thầy đọc trò chép nhưng chủ động ghi chú.
- Chủ động, vận dụng các kiến thức để làm bì trước khi biết đáp án. o Vd
: Môn Toán, thầy/cô thời nay sẽ cho học sinh 1 khoảng tgian để
suy nghĩ cách làm cho 1 bài mới hoàn toàn.
- Chủ động góp ý, phát biểu ý kiến: nêu quan điểm cá nhân với câu hỏi
thầy/cô đặt ra, thông báo nếu gv có sai sót, chủ động viết mail nếu có thắc mắc.
- Hsinh xem trước tài liệu, soạn bài, tham khảo trên mạng,… o Vd:
Hsinh thường lên Youtube coi lại những bài nào chưa hiểu.
- Chủ động trong việc ôn bài đều đặn (chưa được thực hiện nhiều). o Vd:
Hs 12 hay ôn đi ôn lại các bài tập để phục vụ cho kì thi thptqg.
- Chủ động thảo luận nhóm với nhau. hiệu quả, tạo sự gắn kết, giúp bạn
trẻ làm quen với cách làm việc tập thể, có cơ hội học hỏi và biết cách lắng nghe.
- Áp dụng khái niệm vào các bài tập hay câu hỏi kiểm tra.
o Vd: Kinh tế vi mô, áp dụng những kiến thức học được để phân tích
thị trường cà phê Việt Nam.
- Các bài thí nghiệm hóa học để thấy được phản ứng rõ hơn, nắm chắc
được khái niệm hơn thoát cảnh “học vẹt”.
- Ưa chuộng thực hành hơn lý thuyết o Vd
: Giáo dục quốc phòng, các hs tranh nhau thực hành lắp ghép súng AK.
- Các bạn trẻ thích nói chuyện với người bản xứ để nâng cao trình độ tiếng Anh.
- Áp dụng công nghệ vào cả lí thuyết và thực hành. o Vd:
sử dụng các app học tiếng anh.
- Thực hành theo nhóm đạt hiệu quả cao, tíc
h lũy kiến thức, học hỏi ở bạn bè.
Kết luận: Người học thường nhớ được 10% những gì mình đọc, 20% những
gì mình nghe và nhớ được đến 90% những thứ thực hiện/áp dụng “Học đi
đôi với hành” nên được thực thi nhiều hơn.
2.3. Ưu điểm và nhược điểm.
2.3.1. Phương pháp học tập truyền thống. Ưu điểm:
- Học sinh, sinh viên có thể phát huy được năng lực chú ý và tư duy bằng khái niệm.
- Chủ yếu sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo: Giúp học sinh, sinh
viên có thể nắm bắt được đầy đủ các thông tin về đối tượng nghiên cứu. Từ
đó sẽ phát triển được tư duy một cách trừu tượng và hình thành khái niệm về
đối tượng rõ ràng nhất.
- Sách giáo khoa là chương trình vừa sức đối với tất cả học sinh, nên học sinh
có khả năng học tốt sẽ không được phát huy hết khả năng bản thân.
- Việc bám sát sgk, đề cương giúp gói gọn kiến thức, tránh mông lung, dễ học.
- Nhìn bảng, nghe đọc rồi chép sẽ đỡ phải suy nghĩ nên chép gì, chép thiếu ý…
Nhược điểm:
- Rất dễ làm cho người học gặp phải tình trạng bị thụ động và mệt mỏi.
- Ít phát triển tư duy một cách độc lập và sáng tạo.
- Khiến cho học sinh học tập và rèn luyện một cách máy móc.
Kết luận: Học sinh dễ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giờ học cũng buồn tẻ
và kiến thức chỉ thiên về lý thuyết. Bởi vì không có nhiều cơ hội thực hành, nên
học sinh khó có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
2.3.2. Phương pháp học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Ưu điểm:
- Chủ động chia sẻ những ý kiến, kiến thức của mình với giáo viên và
bạn học loại trừ những sai sót không đá
ng kể, giải đáp thắc mắc
trong lòng với những bài học khó hiểu vừa rồi.
- Tăng sự tự tin, khả năng sáng tạo, phát huy được nhiều khả năng tiềm ẩn bên trong.
- Chủ động tiếp thu kiến thức, chuẩn bị tìm hiểu bài trước khi đến lớp
việc học trở nên dễ dàng hơn, hiểu bài nhanh hơn.
- Việc thảo luận nhóm sẽ dễ dàng hơn. o Vd:
Trong thời gian thực tập, với tinh thần học tập chủ động như
vậy thì chắc chắn rằng bạn không những làm việc nhóm tốt mà
còn được “chấm” trong mắt các nhà tuyển dụng.
- Giúp phát triển kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm: Học sinh được rèn
luyện kỹ năng này một cách thường xuyên. Chúng thấy được sức
mạnh của làm việc tập thể và các khó khăn cần khắc phục.
- Tăng mức độ tương tác: Nhiều hoạt động đồng nghĩa với tăng mức độ
tương tác, lớp học sẽ sôi động và đầy hứng khởi.
- Cải thiện tư duy phản biện: Khi học sinh trở thành tâm điểm, thì việc
tiếp thu kiến thức thụ động không còn nữa.
- Khả năng ghi nhớ và tiếp thu kiến thức: Khi học sinh trở thành tâm
điểm, thì việc tiếp thu kiến thức thụ động không còn nữa.
- Tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ giáo dục: Trái ngược với các
giảng đường, nơi thường có màn hình hiển thị mà sinh viên không thể
sử dụng và hệ thống âm thanh chỉ thu được giọng nói của người
thuyết trình, nhiều lớp học tích cực chứa đầy các công cụ và hệ thống
lấy sinh viên làm trung tâm.
- Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế: Khả năng giải quyết các
vấn đề phức tạp trở thành kỹ năng quan trọng nhất cần thiết cho các
công việc trong tương lai. Học sinh trong các lớp học tích cực hiểu
rằng không ai có tất cả các câu trả lời, vì vậy họ phải tìm ra câu trả lời.
- Học sinh có thể học hỏi từ chính các bạn bè xung quanh: Học sinh
không chỉ có thể học hỏi những điều mới từ giáo viên hay người lớn
mà có thể học hỏi nhiều điều mới từ chính các bạn bè đồng trang lứa,
và có thể bạn chưa biết nhưng những điều của những đứa trẻ cùng lứa
nói với nhau sẽ được khắc sâu hơn là những lý thuyết của giáo viên
khi giảng dạy trên lớp học.
Kết luận: Với tinh thần học như vậy khả năng ghi nhớ, tiếp nhận kiến thức mới cũng cao hơn.
Nhược điểm:
- Nhiều sinh viên có thói quen lười làm bài tập, ngại tư duy trong quá trình
học, nhất là những sinh viên năm đầu khi tiếp xúc với những môn học có
tính lý luận, trừu tượng cao như Triết học, Kinh tế chính trị, lịch sử Đảng,
Tư tưởng Hồ Chí Minh...
- Đôi khi phân vân không biết ghi chú như nào, các phương pháp ghi chú
khárườm rà thiếu ý, không ghi chép kịp .
- Phụ thuộc ít nhiều vào thầy cô: giáo viên lại hạn chế việc hsinh được chủ động sáng tạo. o Vd
: Môn lịch sử, 1 số thầy cô bắt hsinh ghi chép bằng lời và không được vẽ sơ đồ.
2.5. Cách áp dụng cả hai phương pháp ở đại học
Học tập ở bậc đại học và bậc trung học phổ thông rất khác nhau.
2.5.1. Áp dụng phương pháp truyền thống:
- Người học tiếp nhận tri thức đã được giảng viên truyền tải và tái hiện.
- Giáo viên hoá giảng dạy bài học hoá
- Dùng SGK, đề cương để nắm bắt nội dung trọng tâm bài học.
- Sinh viên được củng cố, bổ sung, làm vững chắc thêm kiến thức lý thuyết
qua việc luyện tập và thực hành dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
- Áp dụng cách ghi chép truyền thống để đảm bảo ghi đầy đủ ý.
- Nắm chắc kiến thức lý thuyết và tiến hành thực hành.
o VD: Môn hoá học, trước khi thực hành thí nghiệm hoá học ta phải học các
phản ứng hoá học trước.
2.5.2. Áp dụng phương pháp học chủ động:
- Sinh viên, học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà tiếp thu kiến thức trên lớp dễ dàng hơn.
- Sinh viên trả lời, trao đổi qua lại với nhau thông qua hệ thống câu hỏi đươc
- Học theo nhóm – một cách học phổ biến trong các trường đại học. SV được
chia thành các nhóm nhỏ để cùng thảo luận, trao đổi ý kiến, giải quyết vấn
đề được đặt ra. Sinh viên chủ động tự mìn h tìm ra tri thức mới,…
- SV nghiên cứu, đóng vai, áp dụng kiến thức vào các dự án (thực tập cuối khoá,…)
- Áp dụng công nghệ vào học tập: ngoài SGK có thể học bằng app, Youtube, các trang mạng bổ ích.
Kết luận: Mỗi một phương pháp học tập đều có những ưu và nhược điểm nhất
định. Tùy thuộc vào mục tiêu học tập mà sinh viên cần linh hoạt sử dụng kết hợp
phương pháp truyền thống và phương pháp chủ động nhằm đạt hiệu quả cao trong học tập.